$$$ Giải trí cuối tuần : Trong "Tam quốc diễn nghĩa" ai xứng đáng được gọi là anh hùng...$$$

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ckprodnsc, 05/11/2010.

3887 người đang online, trong đó có 273 thành viên. 18:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 7664 lượt đọc và 94 bài trả lời
  1. frogv4

    frogv4 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/06/2010
    Đã được thích:
    0
    :)>- thuộc thật đấy =D>
  2. ruoitrau76

    ruoitrau76 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/01/2006
    Đã được thích:
    2

    "Đạo đức giả". Chuẩn không cần chỉnh. LB rốt lại cũng chỉ là anh nông dân "người bé" thôi.

    Ông ta có cùng tư tưởng ích kỉ y như Tào Tháo, chỉ là việc vận dụng khéo léo để người ta lầm tưởng là con người nhân nghĩa
    (Tào Tháo thì thẳng thừng quá nên bị đàm tiếu công khai)

    Có bạn đã nói trên kia, phải đọc kỹ mới thấy, khi cần làm việc "bất nhân, bất nghĩa", ông ta luôn làm thế nào đó để có người làm hộ.

    Có người bảo ông ta "biết dùng người" để làm được việc cho giang sơn xã tắc, mình cho là họ chưa hiếu thấu con người đó.

    Có câu "lưới trời tuy thưa mà khó lọt", kẻ gian hùng rốt cuộc chẳng thể như ý,
    Có trong tay binh hùng tướng mạnh và một vị quân sư như thế mà cuối cùng là phá sản
    Cái đó gọi là trời không giúp kẻ ác.
  3. vietanh31097

    vietanh31097 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    3.291
    Ai ở TQ đều éo là anh hùng của VN còn anh hùng của chúng nó thì chúng nó công nhận : chỉ có bà Trưng bà Triệu - Ngô Quyền - Lý Thường Kiệt - Trần Hưng Đạo - Lê Lợi - Nguyễn Trãi - Quang Trung -Hồ Chí Minh -Võ Ngyuên Giáp ...là những anh Hùng của dân tộc mà thôi .
  4. 4so9

    4so9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Đã được thích:
    443
    Tào Tháo
  5. sactim

    sactim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2010
    Đã được thích:
    35
    Bác nói chuẩn ! " Tam Quốc diễn nghĩa " chỉ là một câu chuyện hư cấu. Còn luận anh hùng thì đây mới là thật, không những ở Việt Nam mà xét trên bình diện của thế giới :
    " Thân thể ở trong lao
    Tinh thần ở ngoài lao
    Muốn nên sự nghiệp lớn
    Tinh thần phải càng cao "
    Hoặc như:
    " Sông núi nước Nam vua Nam ở
    Rành rành định phận tại sách trời
    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
    chúng bay sẽ bị đánh tơi bời "
    Và đây:
    " Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ..."
    Mỗi lời nói, mỗi áng thơ như trên thật là tự hào cho dân tộc Việt Nam. Đấy ! những anh hùng có thật của Việt Nam đó, luận bàn anh hùng trong hư cấu nó không phấn khích tâm não con người mà nó chỉ thể hiện cái danh hão về sự hiểu biết cóp nhặt mà thôi.
  6. anhthu2000

    anhthu2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2010
    Đã được thích:
    0
    La Quán Trung mà Bác gọi tà thang thì ^:)^ Bác
  7. StockSniper

    StockSniper Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2009
    Đã được thích:
    0
    Trong các triều đại phong kiến Việt Nam có Trần Hưng Đạo và vua Quang Trung xứng đáng là anh hùng.

    Đặc biệt vua Quang Trung văn võ toàn tài, quân sự, chính trị, cai trị đều giỏi, mưu mô, quyền biến. Tham vọng của vua Quang Trung hơn hẳn các đời vua Việt Nam khác, thậm chí ông còn dọa múc Tàu đòi đất Lưỡng Quảng, lợi dụng "Thiên địa hội" quấy rối nhà Thanh, quan hệ với Tàu luôn ở thế chủ động. Tàu đau đầu và nể sợ Việt Nam nhất trong giai đoạn này. Tiếc là ông ấy chết sớm quá. ~X
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Em bình luận nghiêm túc chút trong topic có vẻ không nghiêm túc này nhé:

    Cá nhân em đánh giá cao nhất là gia đình Tư Mã.

    Ai đã từng đọc cuốn Thượng và Hạ Tam Quốc mới thấy gia đình Tư Mã khủng thế nào. Tam Quốc có thể là tiểu thuyết lịch sử nhưng Thượng và Hạ TQ thì không. Ngoài ra bây giờ ở TQ người ta xuất bản tiếp cuốn Cẩm TQ đó mới là sách LS thực sự. Nhưng giờ em nói tại sao Tư Mã mới là anh hùng đã nhé.

    3 Bố con nhà Tào là Tào Tháo, Tào Phi, Tào Tuấn đều biết cần phải trừ Tư Mã để trừ hầu hoạ nhưng đều tiếc tài của Tư mã nên đều mong dụng trước khi diệt. Nhưng cuối cùng thì sao? 3 bố con đều bất lực và đều chết trước Tư Mã hay nói cách khác đều phải chết thực sự trong tay Tư Mã. Loại liu riu như Tào Sảng không chấp.

    Xem Thượng TQ mới thấy trình cao của nhà Tư Mã. Khi biết loạn đảng Khăn Vàng hay sau này là Đổng Trác sẽ tàn phá kinh đô Tràng An nhà Tư Mã khi đó đang là đại phú ông lập tức thu gom gạo, gạch, gỗ tích trữ. Đúng như phán đoán của Tư Mã Ý sự việc xay ra như dự liệu và khi đó nhà Tư Mã bán lại nhưng đồ thiết yếu trong cảnh loạn lạc với giá cắt cổ và phú ông lại thành siêu phú ông.

    Nhà Tư Mã nuôi hàng nghìn viên khách, nhà buôn... mà chúng ta ngày nay gọi là giang hồ ấy và cử họ vào mọi ngõ ngách chính quyền. Từ thời Hán đến thời Nguỵ Tào và dùng tiền mua chức, cài cắm người khắp nơi. Thế nên mới có cảnh Tào Phi và sau này là Tào Tuấn muốn diệt Tư Mã Ý và Tư mã Chiêu nhưng không dám vì Tư Mã Sư lại đang ở ngoài bóng tối và sợ Tư Mã Sư sẽ trả thù. Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc nhưng Tư Mã Ý cao hơn luôn để 1 trong 2 con trai ở ngoài hoặc để phòng ngừa nên nhà Tào không sao ra tay được.

    Chính vì ngu nên Tàog Sảng khi ra thành đã ra hết còn Tư Mã thì không. Khi ra trận Tư Mã luôn cài 1 người con ở lại và luôn ở trong bóng tối để ra tay bất kỳ lúc nào có biến đó mới là đại gian hùng.

    Ai từng xem tân TQ 2010 thì càng rõ. Câu nói của Tư Mã Ý mà em thích nhất là : 3 cha con ta luôn phải có 2 ngưởi đối phó phía trước và 1 người đánh úp phía sau. Tư Mã Chiêu còn nhớ nghe con?

    Thế đấy, khi đọc TQ thì thấy 3 cha con cùng nhau nhưng khi xem TQ hay đọc Hạ và Thượng TQ thì mới đúng lịch sử và đúng với chất nhà Tư Mã. Luôn chỉ xuất hiện 2 người và người thứ 3 giấu mặt. Em quá sợ loại người như nhà Tư Mã.

    Cuối cùng như các bác đều biết thời TQ thống nhất cũng chính là do nhà Tư Mã với cháu Tư Mã Ý là Tư mã Viêm là hoàng đế. Ngày nay đại gia tộc Tư mã ở TQ vẫn khủng cho dù đã bị đì lên bờ xuống ruộng nhưng nói đến kinh doanh suốt lịch sử của TQ không thể không nhắc đến họ nhà Tư Mã.

    Bác nào thích Tam Quốc thì không thể không đọc những cuốn sau:
    1 - Thượng - Hạ Tam Quốc ( 2 cuốn )
    2 - Cẩm Tam Quốc
    3 - Tam@Quốc ( sách hiện đại )
    4 - Phụng Hoả Lưu Nguyên ( nói về bí mật thực sự thời TQ )

    Đọc xong em tin các bác sẽ lý giải được rất nhiều điều mà TQ chưa nói đến hoặc lý giải được vì sao Nguỵ thắng là tất yếu, vv....


  9. ngapsan

    ngapsan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Điêu Thuyền ngon nhất đấy[r2)]
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Vì là giải trí cuối tuần em xin phép Mod trích 1 đoạn giới thiệu về Phụng Hoả Liêu Nguyên để giới thiệu với ACE nhé. Cái này áp dụng trong CK hay lắm nhé:


    Nội dung

    Truyện kể về thời kỳ Tam quốc tranh bá nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Điểm đặc biệt ở đây là nhân vật trung tâm của truyện không phải là Tào Tháo, Lưu Bị hay Tôn Quyền như ta thường thấy ở các bộ truyện nói về thời kì này mà là Tư Mã Ý - người mà sau này đã cùng với gia tộc mình đánh bại tất cả các anh hùng khác, gom thiên hạ về thành 1 mối, chấm dứt 1 thời kỳ dài loạn lạc.

    Truyện mở đầu bằng cơn ác mộng mà Tư Mã Ý vẫn thường gặp: 1 người đàn ông trên ngai vàng phế truất ngôi vị của hoàng đế, bên ngoài bất chấp đám đông binh lính bao vây tấn công cùng bao nhiêu thương tích mà 1 người bình thường không thể chịu đựng nổi, tên tù vượt ngục vẫn bước từng bước từng bước một vào điện đòi món nợ máu với người đàn ông đó. Đó chỉ là cơn ác mộng hay là 1 điềm báo? Không ai nói được kể cả Tư Mã Ý.

    Nhưng cũng có ai có thời gian để quan tâm đến truyện ấy trong thời loạn lạc này chứ. Dù cố né tránh, cuối cùng dòng họ Tư Mã cũng phải bước vào vòng xoáy chiến tranh, và sự xuất hiện của họ đã làm thay đổi cả dòng lịch sử....

    Bối cảnh lịch sử

    Đây là phần thông tin thêm cho những bạn chưa từng nghe về Tam quốc chí:

    Tam quốc là nói về thế chân vạc giữa 3 phe mạnh nhất thời hậu Hán (do Lưu Bang lập ra): phe Ngụy do Tào Tháo đứng đầu, phe Thục do Lưu Bị tự xưng là chú của hoàng đế đứng đầu và phe Ngô do Tôn Quyền đứng đầu sau khi Tôn Sách chết đi. Có 1 cuốn tiểu thuyết rất nổi tiếng miêu tả về thời kỳ này là Tam Quốc diễn nghĩa do La Quán Trung viết ra nên thời kỳ này chết danh là Tam quốc luôn. Trong thời loạn lạc ấy nổi lên rất nhiều anh hùng (hay kẻ ác) lần lượt nắm quyền rồi bị mất đi quyền lực: Đổng Trác, Lữ Bố, Viên Thiệu, Công Tôn Toản,.... Sau cùng Tư Mã Ý vốn là tể tướng của nhà Ngụy đã cùng với 2 con là Tư Mã Chiêu, Tư Mã Sư, cháu là Tư Mã Viêm lần lượt hạ hết 2 phe Thục và Ngô rồi soán luôn vua Ngụy là Tào Sảng (chắt Tào Tháo) lập nên nhà Tấn, chấm dứt thời Tam Quốc.


    Nhân vật

    Nhà Tư Mã (Sima clan)
    Là 1 gia tộc chuyên kinh doanh buôn bán đủ mọi mặt hàng, miễn có lời là OK . Gia tộc này rất giàu có và có nguồn nhân lực hùng hậu cũng như mối quan hệ làm ăn rất rộng rãi. Đương nhiên, họ sẽ không bỏ qua cho bất cứ kẻ nào dám đụng đến túi tiền của họ


    Tư Mã Ý (Sima Yi)
    Tên tự là Trọng Đạt (Zhongda). Cậu là người có tầm nhìn sâu rộng và đa mưu túc trí. "Tài không đợi tuổi" Trọng Đạt được cả dòng họ tín nhiệm giao cho điều hành mọi việc ở cái tuổi còn rất trẻ. Cậu rất thích ngủ và sau những giấc mơ của mình, cậu đưa ra những quyết định lạnh lùng làm chấn động cả dòng họ Cậu quan tâm cái gì ư? Tiền và sự an toàn của gia tộc, thế là đủ

    Sơn Vô Lãng (Shan Wuling)
    Vợ Tư Mã Ý, cô là người đứng đầu của dòng họ Sơn nổi tiếng giàu có trong giới kinh doanh. Cô gái này rất thông minh, xinh đẹp, bản lĩnh và cực kỳ cá tính, có thể nói là trời sinh 1 cặp với Tư Mã Ý . Lúc đầu, cô là đối địch với Tư Mã Ý dù 2 bên đã có hôn ước, sau thì kết hắn luôn (Từ chuyện này tui rút ra bài học là muốn cưa được 1 cô có bản lĩnh thì nhất định phải bản lĩnh hơn người ta

    Tàn binh (Handicapped warriors)
    Là lực lượng tinh nhuệ nhất của dòng họ Tư Mã, những chiến binh trong Tàn binh đều là những con người tài năng phi thường, dũng cảm và vô cùng thiện chiến . Tàn binh là con át chủ bài để dòng họ Tư Mã thực hiện suôn sẻ những vụ làm ăn và tự bảo vệ mình. Đội quân chưa bao giờ thất bại này vang danh khắp nơi và gieo rắc kinh hoàng cho những kẻ bị chọn làm mục tiêu vì những kẻ đó không thể có kết cục nào khác ngoài CHẾT


    Liêu Nguyên Hỏa (Liaoyuan Hou)
    Thủ lĩnh của Tàn binh, rất giỏi võ nghệ (gần như ngang ngửa Lữ Bố) . Ngoài sự lạnh lùng, khôn ngoan, dũng cảm Hỏa còn có 1 ưu điểm rất đặc biệt là gần như không có cảm giác đau, hay như đồng đội anh nói: kẻ bất tử. Hỏa chính là cánh tay đắc lực giúp Trọng Đạt thực hiện được các kế hoạch của mình. Sau khi dòng họ Tư Mã bị Tào Tháo tiêu diệt, Hoả được Trọng Đạt cử sang chỗ Lưu Bị và anh trở thành Triệu Vân (Zhao Yun) mà thiên hạ ca tụng.

    Tiểu Mạnh (Xiao Meng)
    Vốn được tuyển vào cung làm 1 thái giám, Tiểu Mạnh được học tất cả về cung kiếm múa hát - những thứ có thể làm hài lòng nhà vua. Nhưng sau khi xảy ra vụ Thập thường thị, Tiểu Mạnh phải lang thang khắp nơi và cuối cùng được Hỏa cứu về. Đừng nhìn vào vẻ bề ngoài sắc nước hương trời của Tiểu Mạnh mà lầm, cậu là 1 cung thủ bậc nhất đấy và còn là 1 tay thử thuốc độc hạng siêu nữa . Cậu rất quý trọng Hỏa (coi đi sẽ biết ) và Hỏa cũng rất coi trọng cậu, có thể nói cậu chính là điểm yếu duy nhất của Hỏa.


    Nhà Ngụy (Wei)

    Tào Tháo (Cao Cao)
    Đất diễn cho Tào Tháo trong bộ này hơi bị ít nhưng vẫn đủ để ông ta thể hiện mình là 1 kẻ quyết đoán, rất biết dùng người, biết tận dụng mọi cơ hội có được và biết dẹp thù riêng để tập trung vào việc lớn (thu nạp Tư Mã Ý sau khi dòng họ Tư Mã đã chống lại ông ta).

    Hạ Hầu Đôn (Xiahou Dun)
    Vị tướng nổi tiếng này là anh em họ và cũng là tâm phúc của Tào Tháo. Mạnh mẽ, dữ dội, bản lĩnh vẫn chưa đủ để miêu tả Hạ Hầu Đôn, chỉ có 1 cách để đánh giá đúng vị tướng này là bạn hãy đọc đoạn anh ta trở về sau khi bị quân của Lữ Bố phục kích và mất 1 con mắt .

    Trương Liêu (Zhang Liao)
    1 viên tướng trẻ dưới trướng của Lữ Bố. Võ nghệ ngang ngửa với Hỏa và cực kỳ trung thành với Lữ Bố. Sau khi Lữ Bố bị đánh bại, Trương Liêu nhất quyết chịu chết chứ không hàng Tào Tháo cho đến khi bị Lưu Bị thuyết phục. Sau trở thành người mà Tào Tháo rất tin cẩn.

    Quách Gia (Guo Jia)
    Một quân sư hết sức tài ba về tác chiến, nhưng thể lực của anh lại hơi yếu. Nhờ có sự liên kết giữa Quách Gia và Tuân Úc mà Tào Tháo mới thoát chết khi nhà Tư Mã nổi loạn.

    Tuân Úc (Xun Yu)
    Anh là người đầu tiên trong Bát kỳ chọn được chủ tướng cho mình. Tuân Úc không giỏi về chiến trận lắm nhưng lại đặc biệt giỏi về lập kế hoạch. Sau khi bị Viên Phương đánh bại anh được Tào Tháo rút về làm tổng tham mưu (head planner - ko biết dịch vậy có đúng ko)


    Nhà họ Tôn (Sun Clan) hay nhà Ngô (Wu)
    Tôn Sách (Sun Ce)


    Con trai cả của Tôn Kiên, cực kỳ dũng mãnh và táo bạo. Anh cũng rất mưu trí và thiện chiến, khi bị truy sát đã bày kế để thuộc cấp của mình làm mồi nhử. Nếu không có bản lĩnh của anh thì dòng họ Tôn khó bề đứng vững sau cái chết của Tôn Kiên.

    Tôn Quyền (Sun Quan)
    Tự là Trọng Mưu (Zhou Mou), là em trai của Tôn Sách, thông minh, giỏi võ nghệ. Trọng Đạt chỉ dạy dỗ cậu vài tháng nhưng với tài năng phi thường của mình cậu đã trở thành 1 kẻ mà Trọng Đạt phải dè chừng.

    Tôn Thục (Sun Shu)
    Cô con gái cưng của Tôn Kiên, lúc đầu được định ước với Viên Phương nhưng cô đã hủy hôn ước sau khi nhận ra bộ mặt thật của Viên Phương. Sau đó cô gái tài sắc này đem lòng quý mến Hỏa.

    Chu Du (Zhou Yu)
    Tác giả ban cho tay này 1 vẻ đẹp mê người, có lẽ ngang ngửa với Tiểu Mạnh. Chu Du là người giỏi nhất trong Bát Kỳ về kỹ năng tấn công, anh đã quân sư cho Tôn Sách thắng 16 trận liên tiếp trong 1 thời gian cực ngắn


    Nhà Thục (Shu)

    Lưu Bị (Liu Bei)
    Một nhân vật quá quen thuộc trong các bộ truyện nói về Tam quốc nay được Chen Mou làm mới lại với tài hùng biện, am hiểu con người phi thường ẩn giấu sau vẻ ngoài hơi nữ tính
    Quan Vũ (Guan Yu)


    Vẫn giống như Tam Quốc Diễn Nghĩa, người anh hùng Quan Vũ với chòm râu dài xuất trận thật oai hùng, là người duy nhất trong toàn bộ truyện có thể đánh ngang cơ với Lữ Bố. Ông cũng là một con người rất khẳng khái và nghĩa khí.

    Trương Phi (Zhang Fei)
    Tạo hình của Trương Phi trong truyện này hơi khác lạ: giống 1 nhân vật trong vở hát bội của người Trung Quốc. Tuy thế, cái bản lĩnh võ nghệ đã tạo nên danh tiếng Trương Phi vẫn được tác giả giữ nguyên và bổ sung thêm vào khả năng tính toán phi thường của 1 vị tướng

    Nhà họ Viên (Yuan Clan)

    Viên Thiệu (Yuan Shao)
    Người đứng đầu của dòng họ Viên - 3 đời làm đại thần, vô cùng giàu có và hùng mạnh. Một con người cứng rắn và tàn bạo đúng nghĩa. Ông sẵn lòng phản bội đồng minh của mình hay chọc giận con mình bằng cách giết chết cô gái mà nó yêu

    Viên Phương (Yuan Fang)
    Tiếng là con trai của anh Viên Thiệu nhưng thật ra là con trai của Viên Thiệu và cũng là người mà Viên Thiệu kỳ vọng sẽ kế nghiệp mình. Anh là lão đại của bát kỳ, rất tài giỏi và tàn nhẫn. Anh muốn trở thành người đứng đầu của nhà họ Viên không phải vì yêu quý bố ruột của mình mà ngược lại vì anh rất hận ông ta đã giết chết người mình yêu.


    Đổng Trác (Dong Zhou)
    Chém hết 700 mạng già trẻ nhà Viên Thiệu, đấy là danh tiếng tàn ác của Đổng Trác. Con người quyền lực và tàn ác này đã coi nhà Tư Mã là cái gai trong mắt mà không hề cảnh giác Lữ Bố phía sau. Kết cục tất yếu cho ông ta đã đến

    Lữ Bố (Lu Bu)
    Vị chiến thần huyền thoại trong Tam quốc chí nay được tái hiện lại thật chân thực, sống động và nguy hiểm hơn trước bội phần. Lữ Bố trong Hỏa phụng không phải là 1 kẻ thất phu hữu dũng vô mưu mà là 1 chiến tướng cực kỳ dũng mãnh và mưu trí, khiến Trọng Đạt phải 1 phen lao tâm khổ tứ đối phó.

    Thủy kính tiên sinh (Water Mirror, Shui-ching, Shui Jing)


    Ông còn có tên là Sima Hui. Ông là người của dòng họ Tư Mã , Tư Mã Ý chính là cháu của ông nhưng vì tính hắn lười biếng + hơi bị quái (ngủ suốt) nên ông ko chịu nhận làm đồ đệ. Người đàn ông này vang danh thiên hạ về binh pháp, chiến tranh, mưu kế. Ông mở lớp đào tạo các quân sư và có 8 đệ tử ưu tú gọi là Bát kỳ. Ông ta có suy nghĩ cao thâm khó lường và quyền lực đáng sợ. Động cơ và suy tính của ông đến giờ vẫn là điều bí mật

    Bát kỳ (Eight Enigmas)
    Là 8 đệ tử ưu tú nhất của Thuỷ kính tiên sinh, đa mưu túc trí và rất giỏi về chiến tranh do đó các phe phái luôn tranh giành nhau để lôi kéo họ về làm quân sư cho mình. 8 người này gồm (xếp theo thứ tự): Viên Phương (Yuan Fang), Tuân Úc (Xun Yu), Giả Hủ (Jia Xu), Quách Gia (Guo Jia), Chu Du (Zhou Yu), Bàng Thống (Pang Tong - đã được phong danh là Phụng sồ), Gia Cát Lượng (Zhuge Liang - cùng tranh chấp danh hiệu Ngoạ Long với Tư Mã Ý) và 1 người vẫn chưa xuất hiện (dự đoán của tui là Tư Mã Ý) . Mỗi thành viên trong Bát kỳ đều có biệt tài riêng, động cơ riêng của mình khi tham gia chiến tranh.

    Giả Hủ (Jia Xu)
    Là quân sư cho Trương Tú, anh chính là vua bày trận trong bát kỳ . Giả Hủ đã lấy lại kinh thành từ tay Lã Bố mà chỉ mất có 10 ngày.

    Bàng Thống (Pang Tong)
    Tử thù của Tư Mã Ý, hắn chính là người đã đẩy dòng họ Tư Mã đến con đường diệt vong. Bàng Thống giỏi nhất trong bát kỳ về khả năng tính toán. Hiện y vẫn chưa tìm được minh chủ cho mình sau khi chủ cũ của y là Lưu Chương (Liu Chong) bị Tư Mã Ý giết.

    Gia Cát Lượng (Zhuge Liang)
    Tuy từ đầu truyện đến giờ chưa làm quân sư cho ai nhưng Gia Cát Lượng đã mấy lần thể hiện bản lĩnh bậc nhất trong bát kỳ của mình. Chưa bỏ mặt nạ ra nên ko có bức hình nào

    Đánh giá
    Hỏa phụng liêu nguyên có cốt truyện rất hay và sâu sắc, theo tất cả những truyện có genre historical mà mình đọc từ trước đến giờ thì chỉ có Souten Kouro (chuyện Tào Tháo) là có thể sánh ngang hàng với nó . Các mưu kế, chiến thuật trong truyện thật là cao thâm thậm chí khó hiểu. Truyện cũng phân tích rất sâu sắc về chính trị, chính nghĩa và đạo đức. Cách xây dựng nhân vật cũng rất tuyệt, mỗi người 1 vẻ rất rõ ràng và phong cách, tình cảm và chính kiến của các nhân vật cũng được biểu lộ rất tinh tế. Về nội dung tui chỉ có 2 từ: quá đỉnh, 5/5.

    Nét vẽ rất đẹp, lột tả được vẻ oai hùng của những người anh hùng đã khắc tên mình vào lịch sử. Tui chấm 5/5 (đừng thắc mắc, 1 trong 10 bộ tui kết nhất mà oho)

    Túm lại, đây là 1 bộ rất đáng sưu tập (nhiều lắm, gối đầu giường là gãy cổ nên tui hổng khuyên mấy bạn gối đầu giường đâu ) cho những fan của dòng truyện lịch sử, chiến thuật. Chống chỉ định cho những người có tư tưởng cứng nhắc bảo thủ trước các vấn đề nhạy cảm như: chính trị, đạo đức và những người ko thích những thứ hơi bị phức tạp.

Chia sẻ trang này