Giải trí cuối tuần: Vietnam Airlines vs. Lê Minh Khương (cái nhìn từ 1 thành viên f319 làm trong ngà

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Iaminblue, 23/04/2011.

7136 người đang online, trong đó có 966 thành viên. 11:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 35627 lượt đọc và 459 bài trả lời
  1. nguyen2007

    nguyen2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2011
    Đã được thích:
    12.201
    Ông đừng cho rằng mình làm ở hàng không rồi cho là hiểu biết mà nói người ta ko hiểu luật này nọ,lại nói báo chí và mọi người v.v.. ko ai hiểu luật hàng ko vậy chỉ ông và dân hàng ko nhà ông hiểu một mình chắc.Vaf cứ hàng ko có luật riêng thì muốn đối xử với hành khách thế nào cũng đc à???Nếu như VN Ailine ko độc quyền mà có sự cạnh tranh thì có dám đối xử với khách hàng như lâu nay ko?nếu thế thì nhân viên các ông bốc đất mà ăn chứ lấy đâu lương cao như hiện nay.Bày đặt tỏ ra hiểu biết nguy hiểm.Nghe buồn nôn.
  2. nguoibuontin

    nguoibuontin Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    354
    Không riêng gì VNA, tất cả những thằng lãnh đạo tổng công ty độc quyền của NN hiện nay nó đều xem khách hàng như rác !

    Lâu nay nó tưởng mình là bố người ta quen rồi.
  3. ufuon

    ufuon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Anh không thể vừa ăn vừa ị như chú được. Nhưng sống mà không đòi hỏi thì éo tiến bộ được, suốt đời chỉ biết chổng khu nhìn ra thế giới thôi[:D]
  4. ufuon

    ufuon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Chứ không phải chỉ dành cho máy bay dân dụng à :-"
  5. noyoungnoold

    noyoungnoold Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Đã được thích:
    10
    Chuyện kể của một nhà văn đi máy bay Vietnam Airlines

    Ngay từ lúc vào cửa máy bay của VNA mang số hiệu 534 tôi biết chắc tổ bay đã thấy tôi được đưa đến bằng xe đẩy và thấy tôi cà lết tới chỗ ngồi nhưng suốt chuyến bay tôi không nhận được một lời hỏi han.


    LTS: Trong những ngày này, trên các diễn đàn đang xôn xao bàn luận về vụ việc của HLV Lê Minh Khương trên chuyến bay VN1169 đêm 18.4, bàn luận về cách ứng xử, thái độ phục vụ, tinh thần cầu thị và lắng nghe của Vietnam Airlines.
    Có ý kiến khen, nhiều ý kiến chê nhưng tựu trung lại vẫn là những ý kiến mang tinh thần xây dựng, góp ý với mong muốn thương hiệu Vietnam Airlines xứng tầm là hãng hàng không quốc gia, xứng đáng với slogan "Cất cánh cùng non sông", mong muốn Vietnam Airlines ngày càng phát triển và nhận được sự yêu thương, tin cậy của khách hàng.
    Cũng trên tinh thần đó, báo điện tử Dân Việt xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà văn Từ Sơn, mang tựa đề Bình thường và... "bình thường", đã đăng trên báo Văn nghệ số 39 ngày 26.9.2009.
    [​IMG]Hình ảnh thường thấy trên các giới thiệu của Vietnam Airlines

    Sau hơn một tháng du ngoạn châu Âu, tuần cuối cùng tôi không may bị đau thần kinh tọa khiến chân trái cứng đơ không di lại được. Tình hình sức khoẻ như vậy khiến tôi và “bà xã” hết sức lo lắng. Con trai tôi (đang sống và làm việc tại Thụy sĩ) gọi diện thoại cho hãng hàng không Air France (hãng bay nối tuyến Hanoi - Zurich - Hanoi với Vietnam Airlines) và văn phòng đại diện Vietnam Airlines báo đề nghị họ bố trí dịch vụ chăm sóc hành khách bị đau ốm bất ngờ hồi hương thuận lợi và an toàn. Hãng hàng không trả lời con tôi:” Xin ngài yên tâm. Đây là trách nhiệm của chúng tôi “.
    Sáng sớm 12.9 vừa rồi, con trai tôi đưa tôi và vợ tôi ra sân bay Zurich. Làm thủ tục xong, nhân viên hàng không đưa chúng tôi dến phòng chờ dành cho người tàn tật. Mấy phút sau, một nam nhân viên đưa xe đẩy tới, mời tôi ngồi lên xe và bảo vợ tôi cùng đi theo.
    Anh nhân viên nhẹ nhàng đẩy xe đưa tôi theo một đường dành riêng vắng vẻ, lên xuống thang máy và các cửa an ninh đến vài ba lần mới tới được chỗ xe ô tô chuyên dụng đón người ốm ra tận cầu thang máy bay. Nhân viên xe đẩy bàn giao hết sức kỹ lưỡng và dặn dò lái xe đưa chúng tôi đi sao cho chu đáo.
    Lái xe nhanh chóng mang hành lý xách tay của chúng tôi đặt lên xe rồi dìu tôi lên chỗ ngồi, tự tay thắt dây an toàn cho vợ chồng tôi và luôn miệng nói: “Tốt, tốt rồi. Ông bà yên tâm”. Đến cầu thang chiếc máy bay City Jet mang số hiệu 5111 của Air France anh lái xe bảo chúng tôi ngồi yên tại chỗ để anh đi lo thủ tục với phi hành đoàn.
    Mang hành lý, dìu tôi lên máy bay đều do nhân viên phi hành đoàn lo liệu. Mọi việc xong, lái xe và nhân viên phi hành đoàn ký biên bản bàn giao. Anh lái xe bắt tay chúng tôi, chúc lên đuờng bình yên. Chúng tôi hết lời cám ơn anh. Anh nói: “Đây là nhiệm vụ của chúng tôi. Bình thường thôi mà”.
    Trên đường bay tới Paris, tôi bàn với vợ:” Chân anh đã đỡ nhiều có thể túc tắc đi làm tiếp thủ tục check-in ở sân bay Charles De Gaulle được, khỏi phải làm phiền bạn”. Vợ tôi đồng ý vì biết đến Paris chúng tôi còn 3 tiếng đồng hồ chờ đợi mới đến giờ bay về Việt Nam.
    Máy bay hạ cánh ở sân bay Charles De Gaulle sau hơn 1 giờ bay. Chúng tôi thản nhiên (riêng tôi cố chịu đau chút ít) theo hành khách ra cửa máy bay. Nhưng “âm mưu” của chúng tôi không đạt vì cô tiếp viên đã ngăn chúng tôi lại, chỉ cho chỗ ngồi ở một hàng ghế và nói:” Quý vị phải ngồi chờ chừng 4 phút, xe ô tô chuyên dụng của chúng tôi sẽ đến đón hai vị và giúp các vị làm tiếp các thủ tục cho tới khi các vị chuyển sang máy bay của Vietnam Airlines”.
    Hành khách bình thường đã lên xe bus vào nhà ga. Tôi thấy đội làm vệ sinh máy bay tới. Họ định lên máy bay làm nhiệm vụ thì bị cơ trưởng ra lệnh phải chờ chuyển xong hành khách bị đau đi mới được lên máy bay làm nhiệm vụ.
    Bốn phút trôi qua. Xe chuyên dụng chưa tới. Cơ trưởng đích thân đến gặp chúng tôi xin lỗi và xin hẹn chờ thêm 5 phút nữa. Cơ trưởng còn thăm hỏi chúng tôi về sức khoẻ, về chuyến đi và xin lỗi liên tục. Tôi nói:”Chờ thêm mấy phút chúng tôi không thấy phiền. Chúng tôi rất cảm dộng về sự chăm sóc ân cần của các ông nhất là khi thấy toàn bộ tổ bay ngồi lại chờ chúng tôi mà chưa rời khỏi máy bay như lệ thường”.
    Xe đến. Bàn giao, ký nhận , dặn dò lái xe. Toàn tổ bay tiễn tôi lên xe, bắt tay tạm biệt, chúc may mắn. Chúng tôi ra sức cám ơn. Cơ trưởng nói:”Đây là trách nhiệm của chúng tôi đối với hành khách đau ốm. Bình thường thôi mà”. Lại bình thường! Sao họ đáng yêu thế.
    Anh lái xe đưa chúng tôi đi gần như vòng quanh sân bay chừng hơn 20 phút (có lẽ cả hai ba chục cây số) theo đường dành riêng để đến nhà ga thứ nhất. Ở đó lái xe lại bàn giao chúng tôi cho một nữ nhân viên da đen đã đứng đón sẵn. Chúng tôi cám ơn. Anh lái xe lại nói:”Nhiệm vụ bình thường của tôi thôi”.
    Cô nhân viên đẩy xe đưa tôi lòng vòng trong nhà ga tới chỗ lên xe bus chuyên dụng chở chúng tôi về ga chính (ga Terminal ). Lại bàn giao, dặn dò. Chúng tôi cám ơn.Bạn nói:”Bình thường thôi mà”.
    Đến ga chính, một cô nhân viên da trắng xinh đẹp đã chờ sẵn. Cô đẩy xe đưa tôi đến cửa làm thủ tục check-in của Vietnam Airline. Cô nhân viên dịch vụ bảo tôi ngồi yên trên xe đẩy.Cô cầm hộ chiếu của chúng tôi di làm thủ tục trong khi cửa làm thủ tục chưa mở. Mấy phút sau, thủ tục ưu tiên cho chúng tôi đã làm xong.
    Cô nhân viên dịch vụ lại đẩy xe đưa chúng tôi đến tận cửa chờ lên máy bay. Cám ơn. Chào. Lại nói:”Bình thường...”. Tôi tưởng từ phút ấy tôi chỉ việc chờ đến giờ mở cửa ra máy bay, tôi sẽ cố gắng lết chân đi chừng 100 bước trong dường ống là vào máy bay ngồi vào chỗ ngon lành.
    Nào ngờ 11h25 là giờ mở cửa vào máy bay thì 11h10 cô nhân viên lúc nãy lại đưa xe đẩy đến và nói với tôi:” Tôi sẽ đẩy xe đưa ông và phu nhân đến tận cửa máy bay, giao ông cho phi hành đoàn mới xong nhiệm vụ”. Nói rồi cô đến thương lượng, trình giấy tờ, bàn giao với nhân viên an ninh cho tôi được lên máy bay trước khi máy bay nhận khách hàng loạt.
    Lúc bấy giờ tôi thấy một số hành khách là quan chức ngoại giao mang hộ chiếu đỏ cũng nhường sự ưu tiên lên máy bay trước cho tôi. Xe đẩy đưa tôi đến tận cửa máy bay. Cô nhân viên vội vàng bắt tay tôi và nhà tôi rất chặt, chúc lên đường về nước bình an.
    Cảm động không nói lên lời, chúng tôi đăm đắm nhìn cô nhân viên dịch vụ mãi mới nói lắp bắp được lời “Cám ơn nhiều!”.Cô nhân viên cũng cảm động vẫy chào chúng tôi và lại nói:” Nhiệm vụ bình thường của tôi thôi mà. Chúc ông bà bình yên”.
    Cô tiếp viên hàng không Việt nam thấy tôi cà nhắc tìm hàng ghế ghi trong phiếu lên máy bay liền giơ tay chỉ rồi quay mặt lại ngay. Tôi cà lết một lúc rồi cũng đến được hàng ghế của mình. Tôi nín đau rướn ngưòi tự tay cất hành lý xách tay của chúng tôi lên ngăn (vì nhà tôi với không tới). Thôi thế là yên ổn.
    Sau 11 giờ bay, 4h30 sáng 13.9.09 máy bay dáp xuống Nội bài. Tôi cà lết tới chỗ làm thủ tục nhập cảnh. Người ta phải xếp hàng chờ khá dài vì giờ ấy mới chỉ có 4 cửa làm thủ tục. Khoảng gần hai mươi phút sau người ta mới mở thêm vài cửa nữa cho khách bớt thì giờ chờ trình diện. Tôi lại lết đến chỗ có ghế ngồi chờ lấy hành lý.
    Sân bay lúc này mới có rất ít nhân viên làm việc. Cạnh ghế tôi ngồi chờ có mấy cái xe đẩy dành cho người ốm hoặc tàn tật nhưng tôi chẳng thấy ai hỏi han gì mình. Tôi cũng chẳng lấy làm lạ vì ngay từ lúc vào cửa máy bay của VNA mang số hiệu 534 tôi biết chắc tổ bay đã thấy tôi được đưa đến bằng xe đẩy và thấy tôi cà lết tới chỗ ngồi nhưng suốt chuyến bay tôi không nhận được một lời hỏi han.
    Thậm chí khi cho ăn nhẹ 2 giờ trước khi hạ cánh cô tiếp viên còn quên không đưa nước uống cho vợ tôi, mặc dầu vợ tôi xin uống nước cà chua. Cô ta có “vâng” nhưng rồi lại “quên” lấy nước cho khách (!). Có lẽ đây cũng là “điều bình thường”.
    Tôi chợt nhớ: hôm 19.7.2009 máy bay của VNA mang số hiệu 535 đưa tôi đi từ Hà Nội đến Paris đã khởi hành chậm hơn 1 giờ đồng hồ (hai lần xin lỗi khách khi khách đã ngôi yên trên máy bay vì “lý do kỹ thuật” ) và khi đến nơi nhận hành lý 2 va li của chúng tôi đều bị bẻ khoá. Đồ đạc chẳng mất gì ngoài một cái kính râm (chẳng biết là bị lấy trộm hoặc do sơ xuất của nhân viên soi hành lý nghi ngờ có đồ quốc cấm đã dỡ ra kiểm tra rồi làm rơi đâu đó). Tôi nghĩ: có lẽ đó cũng là những điều người ta cho là ”bình thường”(!).
    Về Hà Nội đã được non một tuần. Chân tôi đã đỡ đau nhiều nhưng lòng tôi nhói lên một nỗi đau khác vì băn khoăn: Bao giờ chúng ta có được những con người làm nhiệm vụ chăm sóc con người mang trong mình cung cách ân cần và tinh thần trách nhiệm cao như những nhân viên hãng hàng không Pháp và các nhân viên dịch vụ mặt đất ở Thụy Sĩ và ở Pháp? Tôi hết sức biết ơn về sự giúp đỡ của họ. Hy vọng ai đó đọc bài viết nhỏ này giúp tôi một lần nữa chuyển đến những con người dễ thương ấy lòng biết ơn của chúng tôi.
    Tôi hy vọng sự bất bình thường (mà người ta đã quá quen đến mức coi là bình thường), vô cảm trong cung cách phục vụ con người của chúng ta hiện nay ở không ít nhân viên công vụ thuộc không ít lĩnh vực sẽ liên tục bị xã hội lên án mạnh mẽ và xoá bỏ để có được thật nhiều những “công bộc” của nhân dân như Bác Hồ hằng mong muốn.
    Liệu những người đang được dân đóng thuế để nuôi họ làm việc cho dân, có nhận thức được một cách đầy đủ trách nhiệm của mình và biến nhận thức ấy thành tình cảm tự nhiên của tình người bằng sự ân cần, chu đáo khi thực thi nhiệm vụ bình thường của mình mà nhân dân đã giao phó cho họ hay không?
  6. noyoungnoold

    noyoungnoold Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Đã được thích:
    10
    "Anh ơi cứu em với" - tiếng kêu khó quên của võ sư

    "Anh ơi cứu em với!” - tiếng kêu của vị võ sư Taekwondo Lê Minh Khương với đạo diễn, diễn viên Trần Lực trên máy bay lúc rạng sáng 19.4 sẽ khó để quên, cho dù vụ việc lộn xộn kể trên được giải quyết theo hướng nào.



    Ngay sau sự việc xảy ra trên chuyến bay VN1169 đêm 18.4, Vietnam Airlines nhanh chóng cho biết hãng đang tính đến trường hợp đưa HLV Lê Minh Khương vào danh sách
    [​IMG]
    Vị võ sư đội tuyển quốc gia cũng đã kêu cứu bằng tiếng Anh với khách Tây ở khoang VIP. Nhưng họ là những người dường như từ bé đã được dạy dỗ rằng không bao giờ “thò mũi” vào việc của người khác. Riêng nữ doanh nhân người Singapore thì lại đứng ra làm nhân chứng cho phía hãng bay.
    Bà không biết tiếng Việt, đương nhiên không thể hiểu những lời trao đổi giữa ông Khương với nữ tiếp viên. Không rõ có mối liên hệ nào không, khi báo chí vừa phát hiện ra rằng, công ty của bà là đại lý vé máy bay, trong đó có Vietnam Airlines?
    Thật ngạc nhiên, cũng thật hiếm hoi để nghe tiếng kêu cứu tuyệt vọng như của một đứa trẻ từ một võ sư tầm quốc tế. Lúc ấy có thể ông không kịp nghĩ gì, tiếng kêu cứu cũng phát ra từ bản năng con người, do quá bất ngờ về tinh thần hay quả thực có đau đớn về thể xác?
    Tiếng kêu cứu, bởi sự mẫn cán, đúng mực hay quá tầm thì chắc còn phải tiếp tục xem xét, của kíp bay và các nhân viên an ninh sân bay.
    Tiếng kêu từ kết luận có điểm có phần vội vã qua thông cáo báo chí của hãng bay, cũng như tuyên bố có thể đưa hành khách này vào danh sách “cấm bay” của đơn vị chủ quản khi vụ việc chưa có kết luận chính thức.
    Tiếng kêu cũng đến từ những ứng xử thiếu cân nhắc trong phút chốc của những hành khách như võ sư Khương.
    Trong khi với phương Tây và nhiều nơi trên thế giới, hầu như ai biết chuyện người nấy, thì ở Việt Nam, hằng ngày trên đường phố vẫn có hàng trăm hiệp sĩ săn bắt cướp, dù công việc nguy hiểm đó không phải trách nhiệm của họ. Vẫn có nhiều người bằng tay không hoặc những phương tiện máy móc thô sơ tự chế cắm cúi nhặt từng cái đinh trên đường để giữ an toàn cho người khác.
    Tính cộng đồng, cung cách ứng xử của người Việt đâu cần “đao to búa lớn”. Trên cả mọi luật lệ, là ứng xử, sự đồng cảm của người với người. Đại diện Vietnam Airlines bước đầu đã lên tiếng xin lỗi toàn bộ hành khách trên chuyến bay hôm ấy. Dư luận đang chờ những xử sự tiếp theo từ các bên.
    Theo Tiền Phong
  7. bebygialai

    bebygialai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    0
    sao hoi gia lai khong có san bay
  8. aha999

    aha999 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2008
    Đã được thích:
    1
    Bài nhận định khách quan, như thể là người trong ngành. Brds
  9. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Tôi đã đi của nhiều hãng ngoài VNA (Jetstar, tiger, Poguda?, singapore) chưa thấy hãng nào như VNA về cách thức giải thích trễ chuyến. Nó còn thua 1 thằng giá rẻ.

    Nên bỏ những ưu ái đối với VNA, tư nhân hóa và cho các hãng khác cạnh tranh bình đẳng thì may ra hình ảnh VN thông qua VNA của người nước ngoài mới cải thiện và hành khách cũng tiếp cận các dv tốt hơn.

    Chẳng có nơi nào mà khách hàng phàn nàn bằng miệng mà dí roi điện vào người hết.

    [r23)][r23)]
  10. bebygialai

    bebygialai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    0
    nói chung là điều mà ai cũng nhận thấy đõ là cách cư xử quá kém không có một chút nhìn nhận sự việc từ tiếp viên cho đến nhân viên an ninh
    ai cũng thấy rằng sự việc xảy ra và ngay sau đó là một loạt nhũng bằng chứng của vna nhăm quy trách nhiệm cho ông khương , và điều nay là cự kỳ thiếu văn hóa và đạo đức ( nhân chứng là người nước ngoài, an ninh thì quy cho là uống rươu bia )
    những điều này càng khiến cho người ta cảm thấy sự lo lắng về những sai phạm của mình cua vna , trong khi đó chính ông khương cũng chưa hề lên tiếng điều gì
    một câu hỏi khác là 2 người cũng có thể nói là khá nối tiếng trước công chung là anh hà và ông lực liệu có quá rảnh rỗi để thêu dệt lên nhũng lời nói của mình để được lợi ích gì ? trong khi đó còn rất nhiều người ngồi cùng khoang đó thì liệu rằng họ có giảm nói dối theu dệt để làm cho mình tự mất đi hình ảnh trước công chúng ?
    sự thật như thế nào thì chưa rõ nhưng khẳng định rằng hình ảnh của vna chắc chắng đã không còn như xưa với cách hành xử của họ,

Chia sẻ trang này