Giao dịch tuần từ 7/5 - 11/5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BMW_VERTU, 05/05/2012.

3672 người đang online, trong đó có 245 thành viên. 00:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 2437 lượt đọc và 42 bài trả lời
  1. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    Hỗ trợ DN nhỏ và vừa: Hiệu quả đang chờ thực thi
    04/05/2012 | 18:06:00

    Ngày 4/5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo “Mô hình và định hướng hoạt động của cơ quan đầu mối thực hiện trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp tỉnh.”

    Các ý kiến tại hội thảo chia sẻ rằng, khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới, cũng như tình hình kinh tế trong nước vẫn còn khó khăn, nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thể hiện sức bật mạnh mẽ nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Trong khi đó, chính sách hỗ trợ cho khối doanh nghiệp này mới phần nhiều dừng ở hành lang pháp lý chứ chưa thực sự đi vào thực tế.

    Hỗ trợ chưa hiệu quả

    Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá rằng doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động...

    Tuy nhiên, trong thời qua, hệ thống cơ quan đầu mối thực hiện chức năng trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp trung ương và địa phương còn yếu; nguồn lực, kinh phí thực hiện các chương trình hỗ trợ còn thiếu. Ở cấp trung ương, cơ quan đầu mối mới chỉ tập trung vào xây dựng các cơ chế chính sách, giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có điều kiện đẩy mạnh việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách chương trình trợ giúp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở cấp địa phương, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh cho vay.

    Khảo sát gần đây cho thấy chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là vốn chủ sở hữu với 72,35%, tiếp sau đó là vốn tín dụng ngân hàng với 11,44%, tín dụng thương mại là 11,32%, vốn vay từ cá nhân là 4,37%. Tuy vậy, theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2011, chỉ 1/3 số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Mặc dù Chính phủ đã đưa ra những chính sách ưu đãi nhưng số doanh nghiệp vay vốn cũng mới chỉ chiếm khoảng 5-10% tổng số doanh nghiệp, do lãi suất ngân hàng vượt quá khả năng của doanh nghiệp.

    Bên cạnh đó, dù đã có cơ chế tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng doanh nghiệp cũng khó tiếp cận do quá trình xét duyệt cho vay còn chậm, thủ tục phức tạp.

    Để khắc phục phần nào khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn, giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam hỗ trợ bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ở các ngân hàng thương mại. Theo đó, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ cả về giải pháp lẫn kinh phí thực hiện dự án.

    Tuy nhiên, kết quả một cuộc khảo sát trên 2.000 doanh nghiệp mới đây cho thấy, có đến gần 80% doanh nghiệp không nắm được chính sách và chương trình hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc thành lập quỹ tín dụng; đến nay 63 tỉnh, thành phố mới có 13 quỹ được thành lập và chỉ một số quỹ thực sự hoạt động với hiệu quả chưa cao vì nhiều lý do như ngân sách địa phương hạn hẹp, không huy động được vốn...

    Thực tiễn triển khai, hầu hết doanh nghiệp đều không đáp ứng đủ điều kiện, nhất là thiếu các dự án khả thi. Trong khi các ngân hàng thường tập trung cho các khách hàng truyền thống và doanh nghiệp lớn với phương án khả thi vay, do doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu những yếu tố này nên việc tiếp cận các nguồn vốn chính thức là rất khó. Có tới 75% số doanh nghiệp nhỏ và vừa phải vay vốn từ các nguồn phi chính thức với lãi suất cao.

    Bà Đồng Thị Bích Chính, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đã Nẵng chia sẻ, mặc dù đã triển khai kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, song thực tế Đà Nẵng cũng chưa hỗ trợ được bao nhiêu, doanh nghiệp vẫn đang tự bơi. Thực chất, hỗ trợ mới chỉ dừng lại ở hành lang pháp lý chứ chưa đi vào thực tế.

    Phải đẩy mạnh hơn

    Theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, trong bối cảnh thị trường toàn cầu và khu vực hết sức năng động với sự cạnh tranh thu hút đầu tư tư nhân ngày càng gay gắt hiện nay, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh tốc độ và chiều sâu cải cách để duy trì sức cạnh tranh và tận dụng hiệu quả tiềm năng của các doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài để đóng góp nhiều hơn nữa cho sự tăng trưởng và phát triển của Việt Nam.

    Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm tới, xác định khu vực kinh tế tư nhân, mà đại diện là các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ phát triển mạnh mẽ năng lực sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa....

    Chia sẻ kinh nghiệm, ông Miki Miyamoto, chuyên gia Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết số doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật Bản chiếm tới 99,7% tổng số doanh nghiệp, 70% nhân công và hơn 50% giá trị gia tăng ở Nhật Bản. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã hình thành xương sống của nền kinh tế Nhật Bản.

    Ông Miki Miyamoto nói: “Các điều kiện hiện tại về chính sách doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nhật là khuyến khích cải tiến quản lý; củng cố nền tảng quản lý; thích nghi các thay đổi và kinh tế và môi trường xã hội và hỗ trợ tài chính và cơ sở vốn. Theo đó, vốn quỹ cung cấp bởi các định chế tài chính, nâng cao tín dụng thông qua hội bảo đảm tín dụng để cung cấp qua các ngân hàng thương mại, đầu tư bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa và công ty tư vấn...”

    Ông Hồ Sỹ Mạnh, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển trong thời gian tới sẽ tập trung hoàn thiện khung pháp lý, chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và tiếp cận tài chính, tín dụng.

    Theo đó, sẽ đẩy nhanh phê duyệt và triển khai thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích ngân hàng thương mại tăng mức dư nợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Một số địa phương cũng kiến nghị, Cục Phát triển doanh nghiệp cần cung cấp thông tin hỗ trợ, xúc tiến mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vấn đề quan trọng hơn, đó là cần hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng cách hoàn thiện, phê duyệt Đề án phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp với phát triển Công nghiệp hỗ trợ, tạo mạng liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị.../.

    Quang Toàn
  2. daicavoi

    daicavoi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    TUAN SAU SE CP THÉP SẼ TĂNG MẠNH
  3. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    đưa vào đây để đọc cho có trọng tâm.
  4. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    Chính phủ Việt Nam đã thắt chặt tiền tệ thành công"
    04/05/2012 | 11:26:00

    Theo nhận định của Tập đoàn HSBC, tại Việt Nam, các biện pháp thắt chặt tiền tệ được áp dụng thành công trong năm 2011 đã kiềm chế cầu tín dụng và giảm lạm phát đáng kể.

    Theo báo cáo về tháng 5/2012 của Tập đoàn này, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc kiềm chế lạm phát. Để ứng phó với mức lạm phát cao, năm ngoái Chính phủ Việt Nam đã thực thi các biện pháp thắt chặt tiền tệ để giảm cầu. Tăng trưởng tín dụng giảm từ 27,7% năm 2010 xuống chỉ còn 10,9% năm 2011.

    Trong khi Ngân hàng Nhà nước đảo ngược quá trình thắt chặt vào cuối năm 2011 và sau đó hạ các lãi suất chính sách vào đầu năm 2012, tổng lượng vốn vay đã hạ 1,9% từ đầu năm tới hết tháng 3, cho thấy nhu cầu trong nước thấp hơn nhiều với mong đợi. Với tín dụng thu hẹp trong quý đầu tiên và tăng trưởng kinh tế bị giảm tốc, Ngân hàng Nhà nước có lẽ sẽ hạ tiếp các lãi suất chính sách trong các quý tiếp theo.

    Sự suy giảm của tổng cầu mang lại hai hiệu ứng tích cực là: lạm phát giảm đi đáng kể và có khả năng đạt một con số vào tháng 5; nhu cầu nhập khẩu giảm đáng kể, do đó cán cân thương mại và sự ổn định của đồng Việt Nam (VND) sẽ được cải thiện. Ngay cả xuất khẩu, vốn dĩ rất sôi động, cũng sẽ giảm đi do VND trở nên kém cạnh tranh cũng như nhu cầu ngoài nước đang giảm sút. Nhìn tổng thể, xuất khẩu ròng sẽ tăng do nhập khẩu giảm, nhưng nhu cầu trong nước cũng sẽ rất thấp. Vì vậy, theo HSBC, dự đoán về tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2012 sẽ ở mức 5,1%, ước đoán áp lực lạm phát cũng sẽ giảm nhiều và sẽ vào khoảng mức 9,8%.

    HSBC cho rằng, mặc dù vẫn sẽ có tăng trưởng nhưng tốc độ hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại. Nhưng sự lo lắng nhất không phải là ở xuất khẩu mà là nhập khẩu đang suy giảm đáng kể, vì hầu hết mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam được sử dụng cho sản xuất hơn là tiêu dùng. Do nhập khẩu giảm, thâm hụt thương mại sẽ được cải thiện đáng kể và giảm từ 9,8 tỷ USD xuống chỉ còn 4,6 tỷ USD trong năm nay.

    Cho tới nay, cán cân thương mại và FDI đã ở trong khu vực tích cực trong vòng 6 tháng, đã đóng góp vào sự ổn định của VND. Tín hiệu đáng mừng cho VND là lãi suất thực, đo bằng lãi suất thị trường mở OMO, hiện đã ở mức thực dương lần đầu tiên trong vòng hơn hai năm qua…/.

    Hà Huy Hiệp (
  5. SongXanh61

    SongXanh61 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2011
    Đã được thích:
    13.021
    Vậy TT tăng bằng nhóm nào, hay các Cp có lái.,;))
  6. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
    04/05/2012 | 18:22:00

    Ngày 4/5, tại Hà Nội, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức buổi tọa đàm "Đánh giá thực trạng hoạt động và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp".

    Nhiều kiến nghị đã được các doanh nghiệp và hiệp hội đưa ra tại buổi tọa đàm. Theo ông Lê Văn Chung, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam: Giải pháp gỡ khó cụ thể cho doanh nghiệp nên tập trung vào chính sách vĩ mô ổn định, giảm 5% thuế VAT cho doanh nghiệp cũng như cơ cấu lại vốn vay ngân hàng.

    Đồng quan điểm này, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam đánh giá: Việc giảm thuế VAT xuống 5% cho doanh nghiệp là rất cần thiết bởi nó sẽ ảnh hưởng ngay vào cơ cấu giá thành để sản phẩm có khả năng cạnh tranh, giảm giá bán nhằm tăng lượng tiêu thụ trong bối cảnh hàng tồn kho nhiều như hiện nay.

    Bên cạnh đó, ông Đỗ Đức Oanh, Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam cũng kiến nghị, các ngân hàng nên giúp doanh nghiệp cơ cấu lại vốn, giãn được tiến độ vay nợ, giảm gánh nặng chi phí tài chính tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp vay vốn lưu động sản xuất, thời điểm này, nhiều doanh nghiệp không có tiền mua than, trả điện, mua nguyên liệu đầu vào nên phải dừng sản xuất.

    Hàng loạt các đề xuất cụ thể cũng được đưa ra như giãn nợ cho doanh nghiệp, nới lỏng điều kiện và thời hạn vay vốn ngân hàng. Thậm chí đại diện Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam còn đề nghị cho thành lập quỹ của ngành cà phê để các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận vốn trong việc tập trung thu mua nguyên liệu chế biến xuất khẩu.

    Đồng tình với những kiến nghị của doanh nghiệp, ông Trần Bắc Hà-Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV cũng cho rằng Chính phủ cần nghiên cứu gói cứu trợ cho từng nhóm ngành hàng cụ thể, đặc biệt là ngành có ảnh hưởng lớn tới xã hội và nền kinh tế. Ngoài ra, cũng cần có chính sách giải quyết ngay ở từng lĩnh vực cụ thể như bất động sản thì cần xem xét sớm triển khai đề án thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở; hoãn việc áp dụng thuế xuất khẩu cao su; xem xét lại quy định về tỷ lệ dư nợ đối với lĩnh vực không khuyến khích.

    "Đặc biệt, thuế xuất khẩu nên về 0% với 1 số ngành hàng, để giải phóng hàng tồn, giải phóng lượng vốn chứ không để găm hàng, lãi lại chồng lên lãi," ông Hà nhấn mạnh.

    Chiều ngày 3/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã nhóm họp với 14 ngân hàng lớn để bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp cũng như thống nhất việc hạ thêm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Đề xuất của Ngân hàng Nhà nước đưa ra cho các ngân hàng thương mại là đưa lãi suất cho vay với các đối tượng ưu tiên xuống bằng mức trần lãi suất huy động + 3%; lãi suất cho vay với các lĩnh vực khác là trần huy động +6%.

    Minh Thúy
  7. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    Nhóm Thuỷ sản, Dệt may. + sự điều tiết của CP ngân hàng, Dầu khí:)>-
  8. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    Cho ý kiến về phân bổ sử dụng nguồn dư ngân sách
    04/05/2012 | 19:02:00
    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 8 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
    Chiều 4/5, tiếp tục phiên họp thứ 8, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII đã cho ý kiến về phương án phân bổ sử dụng nguồn dư dự toán chi và vượt thu ngân sách Trung ương năm 2011 và việc lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2013, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

    Về phương án phân bổ sử dụng nguồn dư dự toán chi và vượt thu ngân sách Trung ương năm 2011, theo báo cáo của Chính phủ, nguồn vượt thu và dư dự toán chi ngân sách Trung ương năm 2011 là 59.042 tỷ đồng.

    Dự kiến phân bổ sử dụng nguồn dư dự toán chi ngân sách nhà nước (1.170 tỷ đồng) cho hai nhiệm vụ bổ sung cấp bù chênh lệch lãi suất năm 2011 cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội 500 tỷ đồng; bổ sung kinh phí mua bù lương thực dự trữ quốc gia đã xuất cứu trợ, viện trợ trong năm 2010 và 2011 là 670 tỷ đồng.

    Chính phủ cũng dự kiến phương án phân bổ sử dụng nguồn vượt thu ngân sách Trung ương năm 2011: dành 46.500 tỷ đồng (80,3% nguồn vượt thu) để giảm bội chi ngân sách; tăng chi trả nợ; chuyển nguồn để bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước năm 2012.

    Đồng thời thưởng vượt thu và bù giảm thu cân đối ngân sách địa phương do nguyên nhân khách quan 3.268,4 tỷ đồng; thực hiện các dự án khắc phục bão lụt cấp bách 1.000 tỷ đồng; hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở 300 tỷ đồng; bổ sung kinh phí cho các bộ, cơ quan Trung ương 1.205,8 tỷ đồng; hỗ trợ các địa phương trọng điểm thu đầu tư phát triển hạ tầng 2.860 tỷ đồng; hỗ trợ các địa phương khó khăn thực hiện các dự án cấp bách 2.301,6 tỷ đồng; bổ sung vốn đối ứng cho các dự án ODA quan trọng, cần đẩy nhanh tiến độ 436,2 tỷ đồng.

    Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và cho rằng để bảo đảm tính minh bạch, công bằng, hợp lý, việc phân bổ, sử dụng nguồn dư dự toán chi và vượt thu ngân sách Trung ương phải tuân thủ đúng quy định của luật Ngân sách nhà nước; phải xây dựng các tiêu chí phân bổ cụ thể; ưu tiên cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng, các tỉnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa; việc phân bổ vốn đầu tư phải tập trung, tránh dàn trải; ưu tiên bổ sung vốn cho các công trình cấp bách, cần thiết thuộc lĩnh vực giao thông, thủy lợi có khả năng hoàn thành trong năm 2012 và 2013 không nằm trong danh mục các công trình đã được hỗ trợ từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ.

    Đối với khoản kinh phí 300 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công với cách mạng, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị dành thêm 450 tỷ đồng để bảo đảm kinh phí 750 tỷ đồng để bố trí xây dựng khoảng 73.000 ngôi nhà cho người có công với cách mạng vì đây là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết về vấn đề này.

    Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ xây dựng phương án thực hiện cụ thể để chính sách về nhà ở đối với người có công với cách mạng phát huy hiệu quả, thực hiện đúng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phấn đấu đến cuối năm 2013 cơ bản hoàn thành mục tiêu này.

    Cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ quốc hội khóa XIII, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành bổ sung Luật Việc làm và Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi) vào chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012) và thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2013); bổ sung dự án Luật biển Việt Nam vào Chương trình năm 2012 và thông qua tại kỳ họp thứ 3.

    Đồng thời, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng đề nghị rút dự án Luật Đô thị, Luật Quy hoạch, Luật Thư viện ra khỏi chương trình năm 2012; lùi thời gian cho ý kiến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, Luật Đất đai (sửa đổi)...

    Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2013 gồm 30 dự án luật, 3 dự án pháp lệnh trong chương trình chính thức và 17 dự án luật trong Chương trình chuẩn bị; bổ sung 3 dự án luật và điều chỉnh tiến độ 4 dự án luật khác trong chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2012; bổ sung 3 dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII./.

    Phúc Hằng
  9. carong9999

    carong9999 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/04/2012
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bác là tuần sau khả năng rất cao là thị trường tăng mạnh sau khi vượt các ngưỡng 80 và 478. Những thông tin chờ đợi trong tháng 5 là: - ban hành chính thức quy định về thủ tục mở tk để giao dịch của nhà ĐTNN (hiện rất phức tạp); - cpi kỳ vọng sẽ thấp (khoảng 0,2%); NHNN tiếp tục hạ ls huy động xuống 1%; QH sẽ thông qua 1 NQ về hỗ trợ DN, trong đó sẽ có giải pháp miễn hoặc giảm VAT đối với một số ngành để kích cầu tiêu dùng... Nói chung thị trường trong tuần sau và trong tháng 5 kỳ vọng sẽ rất sáng sủa, đặc biệt là giao dịch của nhà ĐTNN sẽ sôi động hơn tháng 4. GAS sẽ NY vào ngày 21/05, ngày mà khả năng ls sẽ được tuyên bố giảm, cp này sẽ là nhân tố tác động mạnh đến tt. Các mã cp dẫn dắt trên HSX như ssi sẽ sớm đạt 30k, DPM sẽ đạt 45, PVF sẽ đạt 22k, SAM sẽ về 12, DIG về 30, THD về 26...sau đó sẽ có một đợt thị trường lình xình giảm khoảng 1, 2 tuần để chờ đợi sự bức phá mới. Các bác cho ý kiến nhé.
  10. BMW_VERTU

    BMW_VERTU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    311
    Nhận định trong tuần tới thôi. CÒn các tuần cuối tháng 5 sẽ có nhiều cái hay đấy.:-bd

Chia sẻ trang này