Giật gận, hết sức tào lao vớ vẩn nhưng đắt khách....

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chunjunxo, 20/03/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4705 người đang online, trong đó có 365 thành viên. 21:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 28349 lượt đọc và 110 bài trả lời
  1. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế ?

    Đăng ngày: 11:51 06-09-2009 Thư mục: Tổng hợp



    Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế ? ​
    [​IMG]
    Cựu chủ tịch FED Alan Greenspan là người Do Thái.​

    Karl Marx, Alan Greenspan, Paul Krugman, George Soros, Michael Bloomberg...đều là những người gốc Do Thái rất thành công.




    Cả một dân tộc giỏi làm kinh tế
    Chúng ta đều biết người Do Thái (thời cổ gọi là Hebrew) là dân tộc thành công nhất trên nhiều lĩnh vực trí tuệ, nhưng có lẽ ít ai biết họ thực ra còn cực kỳ xuất sắc trên mặt kinh tế, tài chính, thương mại.
    Họ đạt được những thành tựu đó trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn: toàn bộ dân tộc Do Thái buộc phải sống lưu vong phân tán, “ăn nhờ ở đợ” suốt 2000 năm qua trên khắp thế giới, đi tới đâu (trừ ở Mỹ) cũng bị xa lánh hoặc hắt hủi, xua đuổi, tước đoạt, thậm chí hãm hại, tàn sát vô cùng dã man, bị cấm được sở hữu bất cứ tài sản cố định nào như nhà đất, tài nguyên thiên nhiên ....
    Chỉ cần lướt các mạng tìm kiếm là ta có thể sưu tầm được ngay một số thành tựu cực kỳ gây ấn tượng của người Do Thái trên lĩnh vực kinh tế, dù là về mặt lý thuyết hay thực tiễn. Hãy xem một số số liệu sau đây:
    Rất nhiều nhà lý thuyết kinh tế hàng đầu thế giới là người Do Thái, các lý thuyết họ xây dựng nên đã ảnh hưởng vô cùng to lớn nếu không nói là quyết định tới quá trình trình tiến hóa của nhân loại:
    - Karl Marx (Các Mác) người khám phá ra “giá trị thặng dư” và xây dựng học thuyết kinh tế chủ nghĩa cộng sản sẽ thay thế cho chủ nghĩa tư bản, được gọi là một trong hai người Do Thái làm đảo lộn cả thế giới (người kia là Jesus Christ);
    - Alan Greenspan 17 năm liền được 4 đời Tổng thống Mỹ tín nhiệm cử làm Chủ tịch Cơ quan Dự trữ Liên bang (FED, tức Ngân hàng Nhà nước Mỹ) nắm quyền sinh sát lớn nhất trong giới tài chính Mỹ, thống trị lĩnh vực tài chính tiền tệ toàn cầu;
    - Paul Wolfowitz cùng người tiền nhiệm James Wolfensohn, hai cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới, tổ chức tài chính có tác dụng rất lớn đối với các nước đang phát triển;
    - 41% chủ nhân giải Nobel kinh tế thời gian 1901-2007 là người Do Thái (cộng 13 người), chẳng hạn Paul Samuelson (1970), Milton Friedman (1976) và Paul Krugman (2008) … là những tên tuổi quen thuộc trong giới kinh tế thế giới hiện nay, các lý thuyết của họ được cả thế giới thừa nhận và học tập, áp dụng...
    Nhiều nhà giàu nổi tiếng thế giới từng tác động không nhỏ tới chính trị, kinh tế nước Mỹ và thế giới là người Do Thái. Đơn cử vài người :
    - Jacob Schiff, chủ nhà băng ở Đức, sau sang Mỹ định cư; đầu thế kỷ XX do căm ghét chính quyền Sa Hoàng giết hại hàng trăm nghìn dân Do Thái ở Nga, ông đã cho chính phủ Nhật Bản vay 200 triệu USD (một số tiền cực kỳ lớn hồi ấy) để xây dựng hải quân, nhờ đó Nhật thắng Nga trong trận hải chiến Nhật-Nga năm 1905. Nhớ ơn này, trong đại chiến II Nhật đã không giết hại người Do Thái sống ở Trung Quốc tuy đồng minh số Một của Nhật là phát xít Đức Hitler có nhờ Nhật “làm hộ” chuyện ấy.
    - Sheldon Adelson, người giàu thứ 3 nước Mỹ năm 2007, với tài sản cá nhân lên tới 26,5 tỷ USD.
    - George Soros giàu thứ 28 ở Mỹ (7 tỷ USD) nổi tiếng thế giới hiện nay về ý tưởng đầu tư và làm từ thiện quy mô lớn.
    - Michael Bloomberg có tài sản riêng 5,1 tỷ USD, làm thị trưởng thành phố New York đã 8 năm nay với mức lương tượng trưng mỗi năm 1 USD và là chủ kênh truyền hình Bloomberg nổi tiếng trong giới kinh tế, đang được mong đợi sẽ là ứng cử viên Tổng thống Mỹ khóa tới...
    Cộng đồng Do Thái ở Mỹ chiếm một nửa tổng số người Do Thái trên toàn thế giới là quần thể thiểu số thành công nhất ở Mỹ dù chỉ chiếm 2,5% số dân. Khoảng một nửa số doanh nhân giàu nhất Mỹ, 21 trong số 40 nhà giàu đứng đầu bảng xếp hạng của tạp chí Forbes là người Do Thái, và cộng đồng Do Thái có mức sống bình quân cao hơn mức trung bình của nước này.
    Họ nắm giữ phần lớn nền kinh tế tài chính Mỹ, tới mức người Mỹ có câu nói “Tiền nước Mỹ nằm trong túi người Do Thái”. Nhờ thế trên vấn đề Trung Đông chính phủ Mỹ xưa nay luôn bênh vực và viện trợ Israel.
    Nước Israel nhỏ bé với hơn 5 triệu người Do Thái tuy ở trên vùng sa mạc khô cằn nhưng nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật đều rất phát triển, dân rất giàu, GDP đầu người năm 2003 bằng 19.000 USD. Nhờ sức mạnh mọi mặt ấy, quốc gia nhỏ xíu này đã đứng vững được trong làn sóng hằn thù và công kích của cả trăm triệu người A Rập xung quanh ...
    Nguyên nhân do đâu?
    Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế trên cả hai mặt lý thuyết và thực hành như vậy? Lịch sử đã chứng minh, yếu tố quyết định thành công của một dân tộc bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của dân tộc ấy.
    Để tìm hiểu truyền thống văn hóa của dân tộc này có lẽ ta cần tìm hiểu các nguyên tắc chính của đạo Do Thái (Judaism), tôn giáo lâu đời nhất thế giới còn tồn tại tới ngày nay và là chất keo bền chắc gắn bó cộng đồng, khiến dân tộc này giữ gìn được nguyên vẹn nòi giống, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa mặc dù phải sống phân tán, lưu vong và bị kỳ thị, xua đuổi, hãm hại, tàn sát dã man suốt 2000 năm qua.
    Có thể nói, nếu không có chất keo ấy thì từ lâu dân tộc Do Thái đã bị tiêu diệt hoặc đồng hóa và biến mất khỏi lịch sử. Đạo Do Thái là tôn giáo duy nhất thành công trên cả hai mặt: giữ được sự tồn tại của dân tộc và hơn nữa đưa họ vươn lên hàng đầu thế giới trên hầu hết các lĩnh vực trí tuệ.
    Muốn vậy, ta thử điểm qua vài nét về Kinh thánh của người Do Thái (Hebrew Bible) – kinh điển này hơn 10 thế kỷ sau được đạo Ki-tô lấy nguyên văn làm phần đầu Kinh Thánh của họ và gọi là Cựu Ước, nhằm phân biệt với Tân Ước do các nhà sáng lập Ki-tô giáo viết. Ta cũng cần xem xét một kinh điển nữa của đạo Do Thái gọi là Kinh Talmud, quan trọng hơn cả Cựu Ước, có đưa ra nhiều nguyên tắc cụ thể cho tới thời nay vẫn còn giá trị về kinh doanh, buôn bán.
    Trước hết người Do Thái có truyền thống coi kiến thức trí tuệ là thứ quý nhất của con người.

    Kinh Talmud viết: Tài sản có thể bị mất, chỉ có tri thức và trí tuệ thì mãi mãi không mất đi đâu được. Các ông bố bà mẹ Do Thái dạy con: Của cải, tiền bạc của chúng ta đều có thể bị kẻ khác tước đoạt nhưng kiến thức, trí tuệ trong đầu óc ta thì không ai có thể cướp nổi.
    Với phương châm đó, họ đặc biệt coi trọng việc giáo dục, dù khó khăn đến đâu cũng tìm cách cho con học hành; ngoài ra họ chú trọng truyền đạt cho nhau các kinh nghiệm làm ăn, không bao giờ giấu nghề. Người Do Thái có trình độ giáo dục tốt nhất trong các cộng đồng thiểu số ở Mỹ, thể hiện ở chỗ họ chiếm tỷ lệ cao nhất trong sinh viên các trường đại học hàng đầu cũng như trong giới khoa học kỹ thuật và văn hóa nghệ thuật.
    Thứ hai, đạo Do Thái đặc biệt coi trọng tài sản và tiền bạc. Đây là một điểm độc đáo khác hẳn đạo Ki-tô, đạo Phật, đạo Nho, ta cần phân tích thêm.
    Có lẽ sở hữu tài sản là một trong các vấn đề quan trọng nhất của đời sống loài người, là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa con người với nhau (đấu tranh giai cấp) và chiến tranh giữa các quốc gia. Heghel, đại diện nổi tiếng nhất của triết học cổ điển Đức từng nói: “Nhân quyền nói cho tới cùng là quyền (sở hữu) về tài sản.” Chính Marx cũng nói: Chủ nghĩa cộng sản “là sự phục hồi chế độ sở hữu của cá nhân trên một hình thức cao hơn”.

    Rõ ràng, chỉ khi nào mọi người đều có tài sản, đều giàu có thì khi ấy mới có sự bình đẳng đích thực, người người mới có nhân quyền. Một xã hội có phân hóa giàu nghèo thì chưa thể có bình đẳng thực sự. Đạo Do Thái rất chú trọng nguyên tắc làm cho mọi người cùng có tài sản, tiền bạc, cùng giàu có.
    Triết gia Max Weber viết: “Đạo Ki-tô không làm tốt bằng đạo Do Thái, vì họ kết tội sự giàu có.” Quả vậy, Chúa Jesus từng nói: “Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Chúa” (Tân Ước, Mathew 19:24), ý nói ai giàu thì khó lên thiên đường, ai nghèo thì dễ lên thiên đường hơn – qua đó có thể suy ra đạo Ki-tô thân cận với người nghèo khổ. Nho giáo và đạo Phật lại càng khinh thường tài sản, tiền bạc, coi nghèo là trong sạch, giàu là bẩn thỉu.
    Ngược lại Cựu Ước ngay từ đầu đã viết: “Vàng ở xứ này rất quý” (Genesis 2:12). Ý tưởng quý vàng bạc, coi trọng tài sản vật chất đã ảnh hưởng lớn tới người Do Thái, họ đều muốn giàu có.

    Khái niệm tài sản xuất hiện ngay từ cách đây hơn 3000 năm khi vua Ai Cập bồi thường cho vị tổ phụ của bộ lạc Do Thái là Abraham, khiến ông này “có rất nhiều súc vật, vàng bạc” (Genesis 13:2). Thượng Đế Jehovah yêu cầu Abraham phải giàu để có cái mà thờ cúng Ngài. Thượng Đế cho rằng sự giàu có sẽ giúp chấm dứt nạn chém giết nhau. Khi Moses dẫn dân Do Thái đi khỏi Ai Cập cũng mang theo rất nhiều súc vật.

    Những người xuất thân gia đình giàu có hồi ấy như Jacob, Saul, David ... đều được Cựu Ước ca ngợi là có nhiều phẩm chất tốt, lắm tài năng, lập được công trạng lớn cho cộng đồng dân tộc và đều trở thành lãnh đạo, vua chúa. Ngược lại, văn hóa phương Đông thường ca ngợi phẩm chất của những người nghèo.
    Trọng tiền bạc là đặc điểm nổi bật ở người Do Thái.

    Họ coi đó là phương tiện tốt nhất để bảo vệ mình và bảo vệ dân tộc họ. Quả vậy, không có tiền thì họ làm sao tồn tại nổi ở những quốc gia và địa phương họ sống nhờ ở đợ, nơi chính quyền và dân bản địa luôn chèn ép, gây khó khăn.
    Hoàn cảnh ấy khiến họ sáng tạo ra nhiều biện pháp làm giàu rất khôn ngoan. Thí dụ cửa hiệu cầm đồ và cho vay lãi là sáng tạo độc đáo của người Do Thái cổ đại – về sau gọi là hệ thống ngân hàng. Buôn bán cũng là một biện pháp tồn tại khi trong tay không có tài sản cố định nào.
    Người ta nói dân Do Thái có hai bản năng: thứ nhất là bản năng kiếm tiền; thứ hai là bản năng làm cho tiền đẻ ra tiền – họ là cha đẻ của thuyết lưu thông tiền tệ ngày nay chúng ta đều áp dụng với quy mô lớn (còn ai kiếm tiền dễ hơn ngành ngân hàng?).
    Tuy vậy, sự quá gắn bó với tiền bạc là một lý do khiến người Do Thái bị chê bai. Bạn nào đã đọc tiểu thuyết Ai-van-hô (Ivanhoe) của Walter Scott chắc còn nhớ mãi hình ảnh ông lão Do Thái Isaac (I-sắc) đáng thương, bố của nàng Rebeca xinh đẹp và thánh thiện, lúc nào cũng khư khư giữ túi tiền và bị hiệp sĩ Đầu Bò nhạo báng khinh bỉ thậm tệ. Kịch của Shakespeare đưa ra nhiều hình ảnh khiến người ta có cảm giác người Do Thái bần tiện, ích kỷ, xảo trá. Tập quán cho vay lãi của người Do Thái bị nhiều nơi lên án.
    Hệ thống cửa hiệu của người Do Thái ở Đức là đối tượng bị Quốc Xã Hitler đập phá đầu tiên hồi thập niên 30. Người Đức có câu ngạn ngữ “Chẳng con dê nào không có râu, chẳng người Do Thái nào không có tiền để dành.” Karl Marx từng viết: Tiền bạc là vị thần gắn bó với người Do Thái; xóa bỏ chủ nghĩa tư bản sẽ kéo theo sự xóa bỏ chủ nghĩa Do Thái.
    Người Do Thái có đóng góp rất lớn về lý thuyết và thực hành trong việc xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
    Đạo Do Thái coi làm giàu là bổn phận nặng nề của con người; nói “nặng nề” vì người giàu có trách nhiệm to lớn đối với xã hội: họ không được bóc lột người nghèo mà phải chia một phần tài sản của mình để làm từ thiện. Những người Do Thái giàu có luôn sống rất giản dị, tiết kiệm và năng làm từ thiện. Soros từng cúng 4 tỷ USD (trong tổng tài sản 7 tỷ) cho công tác từ thiện. Không một nhà giàu Do Thái nào không có quỹ từ thiện của mình. Từ đây có thể hiểu được tại sao cộng đồng Do Thái lại cùng giàu có như thế.
    Theo Nguyễn Hải Hoành
    Dongtac


  2. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Quán cháo người Hoa...

    Đăng ngày: 07:58 03-03-2009 Thư mục: Tổng hợp



    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Mình sưu tầm được 1 câu chuyện khá hay về cách thức làm giàu của người Hoa,mong được chia sẽ cùng mọi người !

    [/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Quán cháo người Hoa...
    [/FONT]​

    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Phóng viên (PV): Thưa ông trước khi bán cháo ông làm gì?
    Chủ tiệm (CT): Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán.
    PV: Vậy cửa hàng này có bao nhiêu năm?
    CT: Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo. Ông nội ngộ bán cháo. Cha ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo. Con trai ngộ…
    PV: Trời ơi! Không có gì khác ư?
    CT: Khác chớ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.
    PV: Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm Giám đốc, còn ông?
    CT: Ngộ có thành thì vẫn cho con làm chủ cửa hàng.
    PV: Ông không muốn chúng đi học sao?
    CT: Muốn nhiều, con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo, đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ cơm
    PV: Ở trong bếp à?
    CT: Ở Đại học Havard, Mỹ.
    PV: Học xong chúng nó về đâu? Thành ông gì?
    CT: Về nhà này, thành người rửa bát cho “papa” chúng.
    PV: Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế?
    CT: Gọi không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào?
    PV: Truyền thuyết kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không?
    CT: Không, những ngày đầu tiên làm sao có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi.
    PV: Có tiến mà ông mặc bộ đồ vải thô thế này à?
    CT: Dạ, người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ tiệm cũng giống như họ.
    PV: Lý do gì khiến người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống.
    CT: Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người. Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát sinh nhiều rắc rối lắm.
    PV: Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối?
    CT: Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo.
    PV: Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng?
    CT: Nhà băng có tiền, nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả.
    PV: Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai thanh toán được không, thưa ông?
    CT: Dạ không phải là ngày mai mà 20 năm sau cũng được.
    PV: Nhưng lúc ấy lãi suất thế nào?
    CT: Dạ, lãi là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này, đấy mới là lãi to.


    [/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Quán cháo người Hoa....sau 20 năm...[/FONT]​

    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]20 năm sau, PV quay lại tiệm cháo, gặp ông chủ tiệm lúc này đã trên tuổi 70.
    PV : Chào cụ, tôi đến trả tiền bát cháo 20 năm về trước.Cụ còn nhớ chăng?
    CT : Ngộ nhớ. Cám ơn ngài đã quay lại.
    PV :Cụ vẫn nhớ thật sao?
    CT : Làm cho khách nhớ mình đã khó, mình phải nhớ khách bội phần khó hơn.Nhưng bản tiệm làm được điều đó.
    PV : .Tiệm của cụ vẫn không có gì thay đổi.
    CT : Không có gì thay đổi.
    PV : Các tiệm khác ở Mỹ, ở Úc...vẫn không thay đổi chứ.
    CT : Nếu còn thì cũng không thay đổi.
    PV : Không còn sao?
    CT: Không còn.
    PV : Sao vậy?
    CT : Không có ai trong nhà này nấu cháo ở những nơi đó nữa.
    PV : Các con cụ đâu?
    CT : Ngộ yếu rồi, các con ngộ phải về đây nấu thay ngộ.
    PV : Cụ từng nói:cụ của cụ nấu cháo, ông của cụ nấu cháo, cha của cụ nấu cháo, cụ nấu cháo, con cụ làm tiến sỹ cũng nấu cháo, vậy các cháu cụ...
    CT : Cụ của ngộ nấu cháo, ông của ngộ nấu cháo, cha của ngộ nấu cháo, ngộ nấu cháo, con ngộ làm tiến sỹ cũng nấu cháo, các cháu ngộ không nấu cháo nữa.
    PV : Ô! Sao vậy? Các cháu cụ làm gì khác ư?
    CT : Chúng thành lập tập đoàn và thuê người nấu cháo.
    PV :
    CT : Chúng sản xuất cháo hàng loạt, cháo ăn liền.Chúng có 20 chủng, 80 loại, trên 100 nhãn hiệu.Một đứa phụ trách một loạt các nhà máy sơ chế nguyên liệu, một đứa phụ trách hàng loạt nhà máy bao bì, một đứa chuyên thành phẩm, một đứa chuyên phụ gia, một đứa chuyên Truyền thông, một đứa chuyên phân phối sản phẩm trên toàn Thế Giới, một đứa chuyên phân phối đến các vùng sâu vùng xa như cho các khu dân cư mới trên mặt trăng, các trạm vũ trụ có người ở...
    PV : Nhưng trước đây cụ nói...
    CT : Cụ của ngộ nấu cháo, ông của ngộ nấu cháo, cha của ngộ nấu cháo, ngộ nấu cháo, con ngộ làm tiến sỹ cũng nấu cháo.Mỗi bát cháo nấu mất nửa giờ, lãi 1 đô.Các cháu ngộ chúng nó nói chúng cũng nấu cháo.Chúng nó "nấu cháo điện thoại", mỗi lần nấu mất 1 giờ, lãi tỉ đô.
    PV : Vậy bây giờ cụ có thèm lấy tiền bát cháo 20 năm trước của tôi không?
    CT : Đội ơn Ngài, ngộ vẫn xin nhận.Cháu ngộ có cách kiếm tiền của cháu ngộ.Ngộ và các con ngộ vẫn giữ cách kiếm tiền của ngộ và các con ngộ.
    [/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]10 tiêu chí kinh doanh của người Hoa
    1. Biết mình, biết người

    Có rất nhiều cơ hội kinh doanh tại Trung Quốc nhưng đừng nghĩ là người tiêu dùng bản địa dễ dãi, chỉ một sự lựa chọn là đủ. Sản phẩm hay dịch vụ của bạn cần phải thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và lợi ích của người dân địa phương. Việc dành thời gian tìm hiểu người tiêu dùng trước khi xâm nhập thị trường là rất quan trọng. Ở các quốc gia châu Á, chính quyền rất sẵn lòng tư vấn thị trường miễn phí.

    2. Bàn đạp Hồng Kông

    Cái lợi lớn nhất của việc sử dụng Hồng Kông làm căn cứ để xâm nhập thị trường Trung Quốc là do vùng lãnh thổ này có cơ sở hạ tầng tài chính và pháp luật rất đầy đủ và đáng tin cậy; mức thuế trung bình ở mức thấp (15%); dễ dàng thành lập doanh nghiệp và có thể thuê nhân viên và tư vấn người địa phương có kinh nghiệm, nói tiếng Anh tốt.

    3. Học ăn, học nói

    Cách thức đàm phán kinh doanh của người Mỹ và người Trung Quốc rất khác nhau. Chào bằng tiếng Hoa và trao danh thiếp bằng hai tay thể hiện sự bày tỏ lòng kính trọng và chắc chắn ngay sau đó bạn sẽ nhận được sự tôn kính từ họ.

    4. "Người thứ ba"

    Nên biết rằng quan hệ marketing quốc tế tại Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung chỉ hiệu quả khi bạn xây dựng quan hệ và làm việc trực tiếp với đội ngũ nhân viên người bản địa. Hãy sử dụng "trung gian" bởi đó là điều không thể thiếu khi làm việc với người Trung Quốc, thậm chí ngay cả sau khi bạn đã từng gặp gỡ đối tác.

    5. Có đi, có lại

    Các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh xâm nhập thị trường nước ngoài. Nếu bạn ra tay giúp thì khi cần họ sẽ đáp lại nhiệt tình hơn.

    6. Biết "lì xì"

    Khi ai đó giới thiệu bạn với đối tác, hãy "cám ơn" họ, và nếu có thể nên kín đáo gửi họ một khoản tiền nhỏ. Người Trung Quốc có thể xua tay nói không, nhưng bạn đừng thấy thế mà "đóng hầu bao lại". Người Trung Quốc không nói thẳng như người Mỹ, họ nói thế nhưng không hoàn toàn là thế!

    7. Nói đi đôi với làm

    Bạn cần biết kiên trì và nhẫn nại thì mới có nhiều khả năng giành thắng lợi. Mặc dù người Trung Quốc có thể không phản ứng khi bạn tiếp xúc với họ hoặc làm như họ không quan tâm tới những gì bạn chào mời, song nên nhớ rằng, những hành động nỗ lực thu hút họ chú ý quan trọng hơn rất nhiều những lời mời chào "suông" của bạn.

    8. Đừng tiếc thời gian nhậu

    Gặp gỡ đối tác trong bữa trưa hay bữa tối là cơ hội để bạn thấy đừng quá vội vàng mà cần phải chậm bước khi kinh doanh tại Trung Quốc. Các bữa ăn tại Trung Quốc thường kéo dài hơn thời gian bạn nghĩ. Hãy kiên nhẫn và linh hoạt. Khoảng thời gian giao tiếp trên bàn ăn chính là sự đầu tư cho hoạt động kinh doanh trong tương lai của bạn ở xứ sở này.

    9. Không phát ngôn bừa bãi

    Nhã nhặn và chín chắn là hai điều rất quan trọng. Không người Trung Quốc nào muốn làm ăn, kể cả trên mạng hoặc trên thực tế, với những người không tôn trọng cách sống và cách kinh doanh của họ. Hãy thận trọng khi đưa ra những lời bình luận về chính trị. Người Trung Quốc không muốn bày tỏ ý kiến với bạn về những gì họ nghĩ về chính sách của Chính phủ, trừ khi bạn cực kỳ thân thiết với họ.

    10. Chiến thuật số đông

    Để có được sự hiện diện và mang lại lợi nhuận cho bạn tại Trung Quốc đòi hỏi phải có những sản phẩm bảo đảm chất lượng, giá cả phù hợp với túi tiền của đa số người dân.Và tốt nhất là nên cố gắng khơi gợi người tiêu dùng ham muốn sử dụng sản phẩm của bạn.

    Sưu tầm[/FONT]
  3. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Người mẹ điên
    Vương Hằng Tích ( Trung Quốc)

    Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người. Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.

    Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá nghèo, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền. Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể.

    Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói: "Cái con mẹ điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!". Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần con.

    Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên: "Đưa, đưa tôi..." bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên. Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên chửi: "Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao mà phát hiện mày bế nó, tao đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!". Bà nội nói với vẻ kiên quyết và chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm.

    Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Đặc biệt là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi.

    Một ngày, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ, bảo: "Con dâu, nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô. Cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà nào giàu có hơn một tí mà ở, sau này cấm không được quay lại đây nữa, nghe chửa?". Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội tôi hạ "lệnh tiễn khách" liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đờ ra lã tã trong miệng. Mẹ nhìn tôi đang nằm trong lòng bà, lắp bắp kêu ai oán: "Đừng... đừng...". Bà nội sắt mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét: "Con dâu điên mày ngang bướng cái gì, bướng thì chả có quả tốt lành gì đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao dung mày hai năm rồi, mày còn đòi cái gì nữa? Ăn hết bát đấy rồi đi đi, nghe thấy chưa hả?". Nói đoạn bà nội lôi sau cửa ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất như Dư Thái Quân nắm gậy đầu rồng, "phầm!" một tiếng. Mẹ sợ chết giấc, khiếp nhược lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch. Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà một cách đáng thương hại.

    Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ ngoài. Bà nội quay đầu đi, nuốt những nước mắt nóng đi, rồi quay lại sắt mặt nói: "Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!". Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu không bước ra. Bà nội dằn lòng đuổi: "Cô đi, cô đi, đừng có quay đầu lại. Dưới gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!". Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi một tí.

    Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa lại.

    Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo tôi: " là một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi." Tôi tìm bà nội vòi vĩnh, đòi bà phải trả mẹ lại, còn chửi bà là đồ "bà lang sói", thậm chí hất tung mọi cơm rau bà bưng cho tôi. Ngày đó, tôi làm gì biết "điên" nghĩa là cái gì đâu, tôi chỉ cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng, mẹ trông như thế nào nhỉ? mẹ còn sống không?

    Không ngờ, năm tôi sáu tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.

    Hôm đó, mấy đứa nhóc bạn tôi chạy như bay tới báo: "Thụ, mau đi xem, về rồi kìa, mẹ bị điên của mày về rồi!" Tôi mừng quá đít nhổng nhổng, co giò chạy vội ra ngoài, bà nội và cha cũng chạy theo tôi. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó vẫn áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là do ngủ đêm trong đống cỏ nào. Mẹ không dám bước vào cửa, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, trong tay còn cầm một quả bóng bay bẩn thỉu. Khi tôi và lũ trẻ đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám tôi tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi, nhìn tôi chòng chọc, nhếch mép bảo: "Thụ... bóng... bóng...". Mẹ đứng lên, liên tục giơ lên quả bóng bay trong tay, dúi vào tôi với vẻ lấy lòng. Tôi thì liên tục lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ ngày đêm tôi nhớ thương lại là cái hình người này. Một thằng cu đứng cạnh tôi kêu to: "Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa? Là như thế này đấy!"

    Tôi tức tối đáp lại nó: "Nó là ấy! mới là con điên ấy, mới là thế này!" Tôi quay đầu chạy trốn. Người mẹ bị điên này tôi không thèm. Bà nội và bố thì lại đưa mẹ về nhà. Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị chất vấn dày vò, bà càng ngày càng già, trái tim bà cũng không còn sắt thép được nữa, nên bà chủ động đưa mẹ về, còn tôi lại bực bội, bởi mẹ đã làm tôi mất thể diện.

    Tôi không bao giờ tươi tỉnh với mẹ, chưa bao giờ chủ động nói với mẹ, càng không bao giờ gọi "Mẹ!", khi phải trao đổi với mẹ, tôi gào là chủ yếu, mẹ không bao giờ dám hé miệng.

    Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội quyết định huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi đi làm đồng, bà nội dắt mẹ đi "quan sát học hỏi", bà bảo mẹ không nghe lời sẽ bị đánh đòn.

    Sau một thời gian, bà nội nghĩ mẹ đã được dạy dỗ tương đối rồi, liền để mẹ tự đi cắt cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong cả hai bồ "cỏ lợn". Bà nội vừa nhìn đã tá hỏa sợ hãi, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trỗ bông trong ruộng nhà người ta. Bà nội vừa sợ vừa giận phát cuồng chửi rủa: "Con mẹ điên lúa và cỏ mà không phân biệt được..." Bà nội còn đang chưa biết nên xoay xở ra sao, thì nhà có ruộng bị cắt lúa tìm tới, mắng bà cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội tôi lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta lấy gậy đánh vào eo lưng con dâu, chửi: "Đánh chết con điên này, mày cút ngay đi cho bà..."

    Mẹ tuy điên, nhưng vẫn biết đau, mẹ nhảy nhỏm lên chạy trốn đầu gậy, miệng phát ra những tiếng lắp bắp sợ hãi: "Đừng... đừng...". Sau rồi, nhà người ta cũng cảm thấy chướng mắt, chủ động bảo: "Thôi, chúng tôi cũng chẳng bắt đền nữa. Sau này giữ cô ta chặt một tí là được...". Sau khi cơn sóng gió qua, mẹ oại người dưới đất thút thít khóc. Tôi khinh bỉ bảo: "Cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!" Lời vừa dứt, gáy tôi bị một cái tát lật, là bà. Bà trừng mắt bảo tôi: "Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy? Mày còn thế này nữa? Đấy là đấy!" Tôi vùng vằng bĩu môi: "Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!"

    "A, mày càng ngày càng láo. Xem bà có đánh mày không!" Bà nội lại giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt: "Đánh tôi, đánh tôi!"

    Tôi hiểu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, đừng đánh tôi. Cánh tay bà trên không trung thõng xuống, miệng lẩm bẩm: "Con mẹ điên này, trong lòng nó cũng biết thương con đây!". Tôi vào lớp một, cha được một hộ chuyên nuôi cá làng bên mời đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm ruộng dưới sự chỉ bảo của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không còn gây ra vụ rầy rà nào lớn nữa.

    Nhớ một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi mẹ đã ngã ì oạch mấy lần, toàn thân trông như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ở ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng còn gọi tôi: "Thụ... ô...". Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông, oán hận mẹ khủng khiếp, hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi xấu hổ, càng hận thằng Phạm Gia Hỷ cầm đầu trêu chọc. Trong lúc nó còn đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp cái hộp bút trước mặt, đập thật mạnh cho nó một phát, nhưng bị Phạm Gia Hỷ tránh được. Nó xông tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau. Tôi nhỏ con, vốn không phải là đối thủ của nó, bị nó dễ dàng đè xuống đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng "vút" kéo dài từ bên ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp "bay" ào vào, một tay tóm cổ Phạm Gia Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp. Ai cũng bảo người điên rất khỏe, thật sự đúng là như vậy. Mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên trên không trung, nó kinh sợ kêu khóc gọi bố mẹ, một chân béo ị khua khoắng đạp loạn xạ trên không trung. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, rồi mặt thản nhiên, mẹ đi ra.

    Mẹ vì tôi gây ra đại hoạ, mẹ lại làm như không có việc gì xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, nhìn tôi vẻ muốn lấy lòng. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt. Lúc đó tôi không kìm được kêu lên: "Mẹ!" đây là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn. Hôm đó, lần đầu tiên hai mẹ con tôi cùng che một cái ô về nhà. Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà nội sợ rụng rời ngã ngồi lên ghế, vội vã nhờ người đi gọi cha về. Cha vừa bước vào nhà, một đám người tráng niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì, trước tiên đập phá mọi bát đũa vò hũ trong nhà nát như tương, trong nhà như vừa có động đất cấp chín. Đây là những người do nhà Phạm Gia Hỷ nhờ tới, bố Phạm hung hãn chỉ vào cha tôi nói: "Con trai tao sợ quá đã phát điên rồi, hiện đang nằm nhà thương. Nhà mày mà không mang 1000 tệ trả tiền thuốc thang, tao cho một mồi lửa đốt tan cái nhà mày ra."

    Một nghìn tệ? Cha đi làm một tháng chỉ 50 tệ! Nhìn những người sát khí đằng đằng nhà họ Phạm, cha tôi mắt đỏ lên dần, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt dỡ thắt lưng da, đánh tới tấp khắp đầu mặt mẹ. Một trận lại một trận, mẹ chỉ còn như một con chuột khiếp hãi run rẩy, lại như một con thú săn đã bị dồn vào đường chết, nhảy lên hãi hùng, chạy trốn, cả đời tôi không thể quên tiếng thắt lưng da vụt lạnh lùng lên thân mẹ và những tiếng thê thiết mẹ kêu. Sau đó phải trưởng đồn cảnh sát đến ngăn bàn tay bạo lực của cha. Kết quả hoà giải của đồn cảnh sát là: Cả hai bên đều có tổn thất, cả hai không nợ nần gì nhau cả. Ai còn gây sự sẽ bắt luôn người đó. Đám người đi rồi, cha tôi nhìn khắp nhà mảnh vỡ nồi niêu bát đũa tan tành, lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, cha tôi bất ngờ ôm mẹ tôi vào lòng khóc thảm thiết. "Mẹ điên ơi, không phải là tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như tôi không đánh thì việc này không thể dàn xếp nổi, nhà mình làm gì có tiền mà đền cho người. Bởi nghèo khổ quá mà thành hoạ đấy thôi!". Cha lại nhìn tôi nói: "Thụ, con phải cố mà học lên đại học. Không thì, nhà ta cứ bị người khác bắt nạt suốt đời, nhé!". Tôi gật đầu, tôi hiểu.

    Mùa hè năm 2000, tôi thi đỗ vào trung học với kết quả xuất sắc. Bà nội tôi vì làm việc cực nhọc cả đời mà mất trước đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Cục Dân Chính khu tự trị Ân Thi (Hồ Bắc) xếp nhà tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, mỗi tháng trợ cấp 40 tệ. Trường tôi học cũng giảm bớt học phí cho tôi, nhờ thế tôi mới có thể học tiếp.
    Một góc Khu tự trị Ân Thi-tỉnh Hồ Bắc (TQ)
    Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn đi làm thuê 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi đặt lên vai mẹ, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa cho mẹ mang đi. Hai mươi ki lô mét đường núi ngoằn ngoèo ruột dê làm khổ mẹ phải tốn sức ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình yêu mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác. Y học cũng nên giải thích khám phá hiện tượng này.

    27/4/2003, lại là một chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: "Ngọt quá, ở đâu ra?" Mẹ nói: "Tôi... tôi hái..." không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: "Mẹ, mẹ càng ngày càng tài giỏi!". Mẹ cười hì hì.

    Trước lúc mẹ về, tôi theo thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an toàn, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập trước kỳ thi cuối cùng của thời phổ thông. Ngày hôm sau, khi đang ở trên lớp, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi tôi, mẹ tôi có đến đưa tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói đưa rồi, hôm qua mẹ về rồi. Thím nói: "Không, đến giờ vẫn chưa về nhà!" Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không đi lạc đường? Chặng đường này mẹ đã đi ba năm rồi, có lẽ không thể lạc được. Thím hỏi: " có nói gì không?" Tôi bảo không, mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi. Thím đập hai tay:" Thôi chết rồi, hỏng rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!" Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi đi men theo đường núi về tìm. Đường về quả thực có mấy cây đào dại, trên cây chỉ lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giữ được quả. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy trên thân cây đào có một vết gãy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước. Thím nhìn tôi rồi nói: "Chúng ta đi xuống khe vách đá tìm!" Tôi nói: "Thím, thím đừng doạ cháu...". Thím không nói năng kéo tôi đi xuống vách núi...

    Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề. Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi: "Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ... Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng ngày nào..." Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.

    Ngày 7/8/2003, một trăm ngày sau khi chôn cất mẹ, thư gọi nhập học dát vàng dát bạc của Đại học Hồ Bắc đi xuyên qua những ngả đường mẹ tôi đã đi, chạy qua những cây đào dại, xuyên qua ruộng lúa đầu làng, "bay" thẳng vào cửa nhà tôi. Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào đầu ngôi mộ cô tịch của mẹ: "Mẹ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi, MẸ có nghe thấy không? MẸ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!"

    ( Trang Hạ dịch)



    TRĂNG NGHẸN là bài thơ của Hoài Tường Phong vừa đoạt giải Nhất cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long do các Hội Văn học - Nghệ thuật trong khu vực nầy liên kết tổ chức, tỉnh Cần Thơ đăng cai. Nhưng một sự cố lạ lùng chưa từng có đã xảy ra: Nhà thơ Phạm Sĩ Sáu, trưởng Ban Giám khảo cho hay, một số cơ quan "có thẩm quyền" ở thành phố Cần Thơ (thực chất là không có thẩm quyền) đã yêu cầu Ban Giám khảo chọn lại bài khác để trao giải Nhất, vì bài nầy u ám quá. "Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng chớ không thể nào nghẹn được". Ban Giám khảo đã quyết định không chấm lại, cuối cùng họ quay sang tác giả. Nhà thơ Hoài Tường Phong cho biết, mấy ngày nay chủ tịch Hội Văn nghệ Cần Thơ yêu cầu ông làm đơn từ chối giải thưởng với lý do "tôi không có gởi dự thi". Ông khẳn định rằng "tôi đã gởi dự thi", sau đó vị chủ tịch Hội Văn nghệ lại yêu cầu ông làm đơn xin từ chối giải thưởng với lý do "Thơ tôi có nhiều câu chữ không phù hợp với tiêu chí cuộc thi". Ông Phong nói "Đó là việc thẩm định của Ban Giám khảo".
    Xin miễn bình luận về sự kiện nầy. Mời các bạn đọc bài thơ TRĂNG NGHẸN đã được công bố giải Nhất vừa qua.




    Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
    Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
    Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
    Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.


    Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
    Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
    Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
    Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.
    Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
    Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
    Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,
    Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.
    Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
    Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa .
    Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
    Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.
    Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
    Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
    Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
    Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.
    Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
    Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
    Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
    Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.
    Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
    Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
    Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
    Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.
    Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,

    Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.

    Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,

    Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.



    PS: Đã 8 năm rồi e không đọc thơ phú............
  4. huhu122001

    huhu122001 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Đã được thích:
    974
    Công nhận là mấy chú nhỏ này nhiều tiền
  5. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
  6. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Miền Tây du ký !

    Đăng ngày: 12:56 28-02-2009 Thư mục: Tổng hợp

    • Quan trọng



    [FONT=Courier New,Courier,mono]Đường vào U Minh Hạ - Thới Bình, Cà Mau[/FONT]​
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]​
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]​
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Vừa chạy vừa chụp - Trên đường vào U Minh Hạ, Thới Bình, Cà Mau[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Trưa vắng ![/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Đơn côi ![/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Người thành phố chèo đò ![/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Ụn rơm[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Bên dòng sông Trẹm - Thới Bình, Cà Mau[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Cầu ván[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Mắm ! Loài cây nước mặn này có khắp nơi vùng ngập mặn sông nước Miền Tây[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Đắp đê chắn sóng ![/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Lẻ loi ![/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]

    [FONT=Courier New,Courier,mono]Lối xưa[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Máy cule[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Mượt ![/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Quán nghèo bên đường vào U Minh Hạ[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Thành quả ![/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Tắc ráng ! Khu lấn biển - Rạch Giá, Kiên Giang[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Vườn cò trong khuôn viên đài TH Cà Mau[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Chòi tranh[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Nhà nào cũng có cái lu nước [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Bu gà[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Lò nấu rượu[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Củi hai bên đường vào U Minh Hạ[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]

    [FONT=Courier New,Courier,mono]Kẹt ...sông ![/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Cây cầu có tên rất độc đáo ![/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Cá lóc nướng trui - đặc sản Miền Tây ![/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Macro nè[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Vua tôm Bạc Liêu[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Những người bạn vui tính ![/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Người Miền Tây hồn hậu, chất phác [/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]

    [FONT=Courier New,Courier,mono]Vất vả mưu sinh ![/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Ghe là phương tiện chuyên chở chủ yếu của người dân vùng sông nước Nam Bộ[​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Ghe cũng là nhà, là cả gia tài của người dân nơi đây[​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Mái tranh nghèo ![/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Cất vó[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Sông nước hữu tình[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]

    [FONT=Courier New,Courier,mono]Bác tư năm nay 79 tuổi nhưng vẫn còn khoẻ mạnh mang dáng dấp của một lão nông tri điền, gia đình bác Tư có 16 ha ruộng, vườn (160 công). Nhà bác Tư cách TP Cà Mau khoảng 40Km. Ngoài trồng lúa bác Tư còn nuôi tôm, cá. Mỗi năm cho thu nhập trên 1 tỷ đồng. Còn số này nghe có vẻ khó tin.....[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Bác Tư tiêu biểu cho một nông dân tri thức đúng nghĩa, làm ăn có kế hoạch. Trong nhà bác Tư có 2 cái bảng kế hoạch làm ăn như thế này, chi tiết thu chi từng ngày, từng tuần, từng tháng, từng năm và cả kế hoạch 5 năm, 10 năm ! Chi cái gì, lời lỗ ra sao, đều được hạch toán chi li. Trên cái bảng chi chít chữ tôi chú ý đến đoạn cuối: "Kế hoạch từ năm 2005-2010 doanh thu 8,6 tỷ đồng ! Choáng ! Nông dân Miền Tây mà chỉ cần 1/3 số người được như bác Tư thì Miền Tây đã cất cánh từ lâu ![/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Cò về ! Chiều chiều hàng ngàn, hàng vạn con cò lại bay về vườn nhà bác Tư, một hình ảnh thanh bình làm tôi mê mẩn ![/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Rừng mắm ven biển Bạc Liêu ![/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Nuôi tôm ở Bạc Liêu ! Quạt để tạo ôxy cho tôm[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Cái Kubota cổ lỗ sỉ đời 1800 hồi đó[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Lúa? không phải ! mà là thức ăn cho tôm[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono]Phơi mắm để làm ruốc - Bạc Liêu[/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]

    [FONT=Courier New,Courier,mono]Linh ta linh tinh ![/FONT]
    [FONT=Courier New,Courier,mono][​IMG][/FONT]

    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Đề cảm nhận về con người Miền Tây chân chất, tình cảm mời các bạn nghe bài hát Em về Miệt Thứ

    [/FONT][FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=M5dgrAjklc[/FONT]
  7. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]

    [​IMG]
  8. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]
  9. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]
  10. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này