Gió lên rồi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 26/05/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4809 người đang online, trong đó có 474 thành viên. 19:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 300327 lượt đọc và 1741 bài trả lời
  1. CHUNGLOC

    CHUNGLOC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Đã được thích:
    5.531

    CÁc Bác ko để ý bác khongquen đợt này ko khuyên mua bluchip vni 30 à .

    Bác chỉ tư Vân mua penny miccap cơ bản tốt
  2. hungvsl

    hungvsl Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    379
    http://cafef.vn/doanh-nghiep/tcm-th...n-thanh-cong-tower-201306150939560705ca36.chn

    Bác KQ có comment gì tin này của TCM xin chia sẻ.
    Thanks
  3. ChiHuyPho

    ChiHuyPho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    545
    thấy là tuần sau hnx nổi sóng còn vni đi viện toàn tập :))
  4. hoacomay1975

    hoacomay1975 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/04/2013
    Đã được thích:
    0
    thông tin bác dự báo toàn sai, múc trên ngọn cây

    bác sửa dự báo lại đi, tuần này bác dự báo sai 100%
  5. 1000USD

    1000USD Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2010
    Đã được thích:
    491
    Tuần qua tuy chỉ VNindex giảm mạnh nhưng lại có quá nhiều cổ phiếu Midcap và Penny tăng giá ngoạn mục! Quan trọng là nhìn ra xu hướng này từ 1-2 tuần trước thì tuần qua là 1 tuần thu hoạch bội thu!
  6. ASROMAGOAL

    ASROMAGOAL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    81
    bác KQ xem con HUT như thế nào, nó lình xình quá
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    TCM em đã có góc nhìn từ giá trị TPP. Còn đây là đánh giá của 1 bọn khác tại góc nhìn hiện tại:

     
    VBPS đánh giá cao triển vọng cổ phiếu TCM
     
    05-06-2013 11:05:13
     
     
     (ĐTCK) Báo cáo của CTCK VPBS cho biết, khảo sát tại CTCP Dệt may Thành Công (TCM) ngày 31/5/2013 cho thấy, kết quả kinh doanh tháng 4 - 5 của TCM là tích cực, với dự báo TCM sẽ đạt 67 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm.
     
    Theo đó, VPBS khuyến nghị nhà đầu tư nên mua cổ phiếu này với giá mục tiêu là 15.300 đồng/CP. Hiện giá cổ phiếu này dao động quanh mức 11.000 đồng/CP.

    TCM đã công bố doanh thu quý I/2013 đạt 546 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,6% và lợi nhuận sau thuế đạt 22 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ 14 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện từ 5,5% lên 12,5% trong quý I/2013. Kết quả tích cực này đến từ việc Công ty đã xử lý hết lượng bông giá cao và sử dụng nguyên liệu mua theo giá giao ngay thấp hơn vào sản xuất. Điểm đáng lưu ý là TCM chỉ mới dùng hết nguồn bông giá cao trong tháng 2 và Công ty chỉ bắt đầu được hưởng lợi từ giá bông giảm mạnh trong tháng vừa qua. Giá bông (chiếm 60%-65% giá vốn) đã giảm từ mức bình quân 3 USD/kg trong 6 tháng đầu năm 2012 xuống còn 2 USD/kg trong 6 tháng đầu năm 2013. Theo VPBS, với diễn biến này, lợi nhuận sau thuế quý II của TCM ước đạt 45 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, TCM ước đạt 67 tỷ lợi nhuận sau thuế, hoàn thành 73% kế hoạch năm.

    Được biết, ngày 27/5/2013, TCM đã ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác với E-land Asia Holdings để phát triển dự án bất động sản TC1 Tower trên khu đất 9.898 m2 toạ lạc tại phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.  HCM. Theo đó, hai bên sẽ thành lập một công ty liên doanh trực tiếp quản lý và phát triển dự án thành tổ hợp gồm trung tâm thương mại dịch vụ nằm tại tầng 1 đến tầng 5, kết hợp chung cư từ tầng 6 đến tầng 14, với 385 căn hộ… Dự kiến việc thành lập công ty liên doanh sẽ hoàn thành trong năm 2013 và bắt đầu khởi công xây dựng dự án vào năm 2014.
  8. okesss

    okesss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/01/2013
    Đã được thích:
    5.794
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Cái này em cũng đã nói ở phần giải mã TCM rồi mà.

    TT dệt mat Mỹ là 100 Tỷ $ nên nói nhanh đây là TT lớn nhất TG.

    Khi thuế là 0% thì dệt may VN có cơ hội đánh bại ngay cả dệt may TQ vì thuế của TQ là 17%. Tất cả đều nhìn thấy rõ như ban ngày trong năm 2014.

    Thế nên nếu nói TCM là ngắn hạn khó ăn em đồng ý nhưng trung hạn và dài hạn thì TCM nhất định là Cp đáng phải mua khi ní còn ở giá thấp.

    Sau vụ Eland - cty dệt may và thời trang lớn nhất HQ mua kịch room ngoại là biết.

    Vụ mua cty dệt lớn nhất của VN là SY VIna cũng là tiền do Eland bơm sang.

    Nhà máy lớn của TCM tại Hóc Môn để CK sang Nhật, Hàn và Mỹ đều nhằm mục đích đón thương vụ TPP.

    Do vậy bất chấp ai nói ngả nói nghiêng em kiên định về TCM.

    Riêng vụ TC1 TOWER thì đố các bác biết nó định làm gì?

    Không khó để biết đâu nếu đọc tầm nhìn TCM khi vào web chính thức của TCM.

    Em sẽ nói gì sao các bác đừng nên hỏ em mà nên tự tìm đọc thì hơn.

    Vừa tránh bị nó nghe người khác xui dại vừa cho mình thói quen đọc tài liệu ban đầu trước khi quyết định đầu tư.

    Em sẽ nó về vấn đề vượt qua chính mình ở tối nay nhân dịp TT đang trong 2 ngày nghỉ.

    Em tin đọc phần này thì có ý nghĩa dài lâu hơn là em nói 1 mã cụ thể.
  10. CHUNGLOC

    CHUNGLOC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Đã được thích:
    5.531
    BÁC @KHONGQUEN25

    đánh giá sao việc này .


    tốt cho các cty dược vn ko ?
    Tiềm ẩn vi phạm luật cạnh tranh trong lĩnh vực dược phẩm



    Thùy Dung Thứ Năm, 13/6/2013, 11:31 (GMT+7) [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]Đang có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh trong ngành dược của Việt Nam - Ảnh: Thùy Dung
    (TBKTSG Online) - Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), ông Nguyễn Phương Nam cảnh báo đang có những dấu hiệu về việc vi phạm luật cạnh tranh trên thị trường dược phẩm. Ông nói tại một hội thảo về cạnh tranh trong lĩnh vực dược phẩm diễn ra sáng 12-6 ở Hà Nội.​


    Ông Nguyễn Phương Nam nhấn mạnh, dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh có thể được phát hiện ở mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nước ngoài và doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối tại Việt Nam. Tức các doanh nghiệp này có thể thỏa thuận dọc với nhau để áp đặt giá thuốc, đặc biệt là các loại biệt dược.
    Bà Trần Phương Lan, Trưởng ban Quản lý và giám sát cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh cho hay, nếu phân tích các con số trong lĩnh vực sản xuất và nhập khẩu dược phẩm thì thấy đây là một lĩnh vực có mức độ cạnh tranh gay gắt với 274 doanh nghiệp sản xuất dược, gần 2.000 doanh nghiệp có chức năng kinh doanh dược phẩm và hàng ngàn cơ sở bán lẻ, quầy thuốc, nhà thuốc trên cả nước với hệ thống phân phối thuốc phức tạp, nhiều tầng nấc trung gian.
    Song, bà Lan đặt câu hỏi “Đối với thị trường cạnh tranh gay gắt như vậy thì giá thuốc phải có xu hướng giảm nhưng tại sao giá thuốc lại đang đi ngược lại với xu hướng đó?”.
    Số liệu của Cục Quản lý cạnh tranh đưa ra tại hội thảo cho thấy, thuốc tân dược do Việt Nam sản xuất chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu, 50% còn lại phải nhập khẩu, đặc biệt là các loại biệt dược, nguyên liệu đầu vào và các loại hoạt chất để sản xuất thuốc.
    Bà Lan cho biết, thị trường sản xuất dược phẩm trong nước không có nhiều vấn đề phải lưu ý. Các sản phẩm thuốc trong nước không có sự tăng giá bất thường trong thời gian qua. Tuy nhiên, đối với thuốc nhập khẩu, nghi vấn đặt ra là liệu có sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất nước ngoài với nhà nhập khẩu, nhà phân phối trong nước để đẩy giá thuốc hay không?
    Một điểm đáng lưu ý khác là khi dược phẩm được nhập khẩu vào Việt Nam, hầu như không có sản phẩm trùng lắp với nhau. Bà Lan nêu ví dụ: Hãng A chuyên nhập vào Việt Nam mấy chục ngàn loại thuốc thì hầu như không hề trùng lắp với các loại thuốc nhập khẩu của hãng B.
    Như vậy, mỗi hãng phân phối dược phẩm đều độc quyền với những dòng thuốc cụ thể. Sự độc quyền này là một trong những nguyên nhân làm tăng giá thuốc.
    Chưa hết, theo luật, các doanh nghiệp nước ngoài không được tham gia phân phối thuốc tại Việt Nam. Tuy nhiên, họ vẫn có thể lách luật thông qua hình thức M&A (mua bán, sáp nhập công ty). Sự tham gia phân phối thuốc của các doanh nghiệp nước ngoài cũng là nguyên nhân thao túng giá dược phẩm tại Việt Nam.
    Theo phân tích của bà Lan, dược phẩm là thị trường đặc biệt, mỗi loại thuốc là mỗi loại thị trường khác nhau, khả năng thay thế thấp. Khi bác sĩ kê đơn thuốc, người bệnh sẽ không có đủ thông tin và kiến thức để tìm kiếm sản phẩm thay thế.
    Do người tiêu dùng không có thông tin đầy đủ về sản phẩm cũng như không có khả năng thay thế nên doanh nghiệp phân phối rất dễ độc quyền về sản phẩm và dẫn tới hiện tượng tăng giá bất thường.
    Bà Lan đặt câu hỏi: “Nếu đây thực sự là hành vi vi phạm luật cạnh tranh thì có thể điều tra theo luật cạnh tranh không?” Câu trả lời, được đại diện Cục Quản lý cạnh tranh tự giải đáp ngay sau đó: “Không được, vì dược phẩm thuộc mặt hàng được bình ổn giá của Nhà nước. Nếu có hiện tượng tăng giá là nhà nước đã can thiệp để bình ổn rồi”.
    Cục Quản lý cạnh tranh đưa ra kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường kiểm soát liên kết dọc; kiểm soát các giao dịch tập trung kinh tế (M&A) để phòng ngừa sự thâu tóm của doanh nghiệp nước ngoài đối với doanh nghiệp trong nước với mục đích tham gia trực tiếp và hợp pháp vào hệ thống phân phối thuốc.
    Cục cũng khuyến nghị các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm nên nâng cao nhận thức về pháp luật cạnh tranh để không vô tình vi phạm luật cạnh tranh; biết sử dụng công cụ luật cạnh tranh để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.





Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này