Gió lên rồi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 26/05/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7277 người đang online, trong đó có 973 thành viên. 09:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 300067 lượt đọc và 1741 bài trả lời
  1. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Trên quan điểm đầu cơ, hoặc đâu tư tăng trưởng thì mèo đen mèo trắng mèo nào cũng được là đúng. Còn trên quan điểm đầu tư vào doanh nghiệp hưởng cổ tức lâu dài thì phải chọn doanh nghiệp tốt để có thể hưởng cổ tức lâu dài. Thậm chí là 10, 20, 50, 100 năm sau vẫn hưởng cổ tức nếu doanh ghiệp vẫn tồn tại tốt. Như vậy khi đầu tư như vậy các nhà đầu tư không ảnh hưởng quyền lợi, không đổ bô hay úp sọt nhau. Đây là cách đầu tư nhân văn ý nghĩa đúng đắn nhất. Nhưng vị lợi suất đầu tư thường không cao như các phương pháp khác nên ít người theo. Xã hội giờ chỉ thích cướp giật thật nhanh, mang về làm của nhà mình. Thế nên cuối cùng của thiên lại giả địa là ở chỗ đó, hoặc hậu vận sau này chắc không được tốt lắm. A di đà phật, thiện tai thiện tai :))
  2. thuypb

    thuypb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    8.654
  3. SunReDFLoWer

    SunReDFLoWer Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2013
    Đã được thích:
    1.884
    Bác chuyên tâm vào trường phái đầu tư giá trị ăn cổ tức của bác đi nhé, ngó ngàng sang TCM có đội lái làm gì , thiện ta thiện tai ! Vãi bác . ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  4. Umazake

    Umazake Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    713

    Quá chính xác, chỉ dựa vào vài 3 cái câu nói vớ vẩn của cái thằng Đặng Tiểu Bình mà hứng chí lấy làm kim chỉ nam cho 1 vài hành động nho nhỏ trong cuộc sống thì thật là ngớ ngẩn. Tôi trích lại 1 đoạn của 1 học giả nói về nhiều cái "hay" của Trung Quốc mà nhiều người Việt cứ thích lấy ra tích nọ tích kia ra để giảng đạo hay làm triết lý kinh doanh:

    "Trung Quốc không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược. Hegel từng nói: "Trung Quốc không có triết học." Tôi cho rằng mấy nghìn năm nay Trung Quốc chưa sản sinh được nhà tư tưởng nào. Nhà tư tưởng tôi nói là những người như Hegel, Socrates, Plato, những nhà tư tưởng ấy có cống hiến to lớn đối với tiến trình văn minh nhân loại. Lão Đan [tức Lão Tử - ND], bạn nói ông ấy là nhà tư tưởng phải không?

    Chỉ dựa vào "Đạo đức kinh" 5000 chữ mà có thể làm nhà tư tưởng ư? Đấy là chưa nói "Đạo đức kinh" của ông có vấn đề.
    Khổng Tử có thể coi là nhà tư tưởng chăng? Thế hệ chúng ta xem xét ông thế nào? Tác phẩm của ông bị xem xét ra sao? Tác phẩm của ông chưa từng cung cấp cho nội tâm người Trung Quốc một hệ thống giá trị có thể đối kháng quyền lực thế tục. Cái mà ông cung cấp là tất cả xoay xung quanh quyền lực.
    Nếu Nho học là một tôn giáo thì đó là một tôn giáo rởm; nếu là tín ngưỡng thì là tín ngưỡng rởm; nếu là triết học thì đó là triết học của xã hội quan trường hoá. Xét trên ý nghĩa này thì Nho học có tội với người Trung Quốc.
    Trung Quốc không thể có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược. Xã hội Trung Quốc là xã hội binh pháp, dân tộc ta chỉ tôn sùng nhà mưu lược. Một Gia Cát Lượng chẳng mấy thành công về sự nghiệp lại được người ta kỷ niệm nhiều lần. Ông ấy bụng dạ kém khoáng đạt, cách dùng người cũng chưa thích hợp.
    Có tư liệu cho thấy ông ta còn là kẻ lộng quyền. Nhưng chính con người như thế lại được nâng lên tầm cao phát sợ. Đây cũng là một phác hoạ tâm hồn của người Trung Quốc."

    Lịch sử phương Tây là một bộ sử sửa cái xấu, cái sai thành cái tốt, cái đúng. Lịch sử Trung Quốc thì là một bộ sử sửa cái tốt cái đúng thành cái xấu cái sai. Thời cổ, phương Tây cái gì cũng cấm, chỉ có điều không cấm bản năng con người. Trung Quốc cái gì cũng không cấm, riêng bản năng thì cấm.
    Người phương Tây dám thể hiện bản thân, tức thể hiện tư tưởng mình và còn dám phô bầy thân xác loã lồ của mình.

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Trung Quốc chỉ biết mặc quần áo, mặc quần áo cho tư tưởng. Mặc bao giờ cũng dễ hơn cởi. Phương Tây đả kích mặt đen tối của mình, cho nên tìm được ánh sáng, tư tưởng của họ đang bay bổng. Chúng ta tự ca ngợi sự sáng sủa của mình, kết quả đem lại bóng tối nghìn năm."


    [:D]:-bd:-o[r2)]
    /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Em thì cũng chả ưa gì TQ nhưng đó thuần tuý là vì tinh thần dân tộc chứ không phải phủ nhận nó là nước khoẻ có bề dày văn hoá.

    Bác nào trích câu nói của thằng Tây nào phủ nhận triết học Phương Đông đều là ngớ ngẩn.

    Đặng nó không giỏi nhưng nó biến TQ sau 40 năm thành nước lớn thứ 2 về KInh tế. Từ nước bị coi là to xác nhưng yếu đuối thành 1 thế lực thực sự trên TG. Giờ có ghét Tàu cũng ko thể phủ nhận trong mọi lĩnh vực lúc này ko thể không tính đến bọn nó.

    Đất nước nào cũng có thời vận. Hy lạp, Ba tư từng một thời huy hoàng, Mông cổ từng 1 thời thống trị nhưng thằng Tàu với tư tưởng làm kinh tế của Đặng sau thời Mao thực sự là 1 cuộc cách mạng.

    Càng lâu về sau thì triết học phương ĐÔng càng lên ngôi.

    Thằng nào nói tư tưởng triết học phương Đông chỉ có 5.000 chữ thì miễn bàn.
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Em hỏi thật bác trích lời trên của học giả nào thế? Với cá nhân em nếu nói hiểu văn hoá phương Đông và văn hoá TQ thế này thù cực kỳ nông cạn.

    Cứ mạnh dạn đưa tên học giả đó ra chúng ta cùng nghiên cứu xem ông ta là ai?
  7. Umazake

    Umazake Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    713
    Thằng này chính là người Trung Quốc pác ợ, tôi thấy nó hay hay 1 mình 1 ngựa lập luận đi ngược lại hàng triệu triệu cái tư tưởng đã bị nhồi sọ của dân Tàu và dân bị ảnh hưởng của Tàu nên tôi copy dán lên xem phản ứng của pác thế nào thôi, chứ tôi cũng ít khi quan tâm lắm [:D]:-o
    Tên cái thằng này là: Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 [FONT=&quot]Lưu Á Châu sinh năm 1952, là con rể cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm, có thời là Phó Chính uỷ bộ đội không quân Trung Quốc, nay là Chính uỷ Trường đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ).[/FONT]
  8. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130

    Nếu tôi không nhầm
    Đây là cách nhìn nhận về TQ của TRung Tướng KHông quân của TQ LƯU Á CHÂU
    (Lưu Á Châu năm nay 57 tuổi, là người huyện Túc thuộc thành phố An Huy, tham gia quân đội năm 16 tuổi, lần lượt giữ chức vụ phó tiểu đội trưởng, tiểu đội trưởng, trung đội trưởng. Năm 44 tuổi được thăng chức thiếu tướng không quân, bước vào hàng ngũ tướng lĩnh cấp cao của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).
    Năm 45 tuổi giữ chức Chủ nhiệm Cục chính trị không quân quân khu Bắc Kinh. Năm 50 tuổi là Chính ủy không quân, quân khu Thành Đô. Năm 51 tuổi là Phó Chính ủy không quân kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật quân ủy, và được thăng chức trung tướng không quân. Hiện nay, Trung tướng Lưu Á Châu, nguyên Phó Chính ủy không quân của PLA giữ chức Chính ủy của Đại học Quốc phòng Trung Quốc, thay Trung tướng Đổng Thế Bình đã được điều động làm Phó Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị kiêm Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật quân ủy.
    Đại học Quốc phòng là trường quân sự cao nhất của Trung Quốc, trực thuộc sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, là cấp đại quân khu; hiệu trưởng, chính ủy của trường này đều thuộc những chức vụ chính của đại quân khu.
    )
  9. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
    Tướng Lưu Á Châu bàn về văn hoá Trung Quốc


    Tinh thần là cái gốc lập mệnh của mỗi con người, là cái gốc lớn mạnh của một dân tộc, cái gốc sinh tồn của một quốc gia. Cái gì cũng có thể không có nhưng tinh thần thì không thể không có.

    LTS: Tiếp theo bài Tướng Trung Quốc bàn về niềm tin và đạo đức, (TVN, ngày 15/8/2010), cộng tác viên Nguyễn Hải Hoành lại vừa gửi Tuần Việt Nam chúng tôi bản dịch tiếp theo bài của Lưu Á Châu bàn về văn hóa Trung Quốc. Nhận thấy đây là chủ đề thú vị về văn hóa một dân tộc, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin trân trọng đăng tải.

    Ngày nay Trung Quốc đang tiến những bước dài, đồng thời cũng để lộ ra không ít vấn đề. Tất cả mọi vấn đề đều hướng về văn hoá, song tất cả mọi vấn đề về văn hoá đều hướng vào tôn giáo.

    Tôn giáo quyết định văn hoá mà văn hoá thì quyết định tính cách dân tộc; tính cách dân tộc lại quyết định số phận dân tộc.

    Xin nêu thí dụ chống tham nhũng. Trừng trị tham nhũng không thể diệt được tận gốc nạn tham nhũng. Có một biện pháp là hoàn thiện chế độ xã hội, mà phương pháp căn bản là bắt tay từ văn hoá.

    Thí dụ biện pháp "lương cao nuôi dưỡng sự liêm khiết". Tại Trung Quốc, lương cao chưa chắc đã có thể nuôi dưỡng được sự liêm khiết. Tại sao thế?

    Văn hoá Trung Quốc có màu sắc "văn hoá gia đình" rất nặng. Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại (Trong 3 điều bất hiếu, điều lớn nhất là không có con nối dõi - ND). Càng nhiều con cháu càng lắm phúc. Đời cha nhất định phải để dành tiền của cho con cháu. Điều này khác hẳn văn hoá phương Tây. Những kẻ làm cha như chúng ta, lương bổng bản thân có cao đến đâu cũng vẫn muốn để dành cho con, bởi thế người ta vẫn cứ tham. Đây cũng là một nguyên nhân hình thành "văn hoá hối lộ" trong quan trường Trung Quốc.

    Sự hình thành văn hoá Trung Quốc có 3 nhân tố chủ yếu: Thứ nhất là hoàn cảnh sinh tồn; thứ hai là tôn giáo; thứ ba là chính sách ngu dân.

    Hoàn cảnh sinh tồn

    Từ xưa tới nay, số dân trên mảnh đất Trung Quốc này đều nhiều hơn châu Âu. Đàn bà Trung Quốc bị "văn hoá gia đình" biến thành máy đẻ.

    Châu Âu có diện tích bình quân đất đai trên đầu người cao hơn Trung Quốc rất nhiều thế mà họ vẫn cảm thấy chật hẹp, không thở hít được nữa, phải khai thác vùng đất mới, bởi thế mà có việc khám phá các đại lục mới.

    Người Trung Quốc thì tranh đấu trong hoàn cảnh ác liệt này. Phép sinh tồn rất khắc nghiệt.

    Nhưng khi nói về hình thành văn hoá mà chỉ nhấn mạnh hoàn cảnh là chưa đủ. Hoàn cảnh xấu tạo nên một loại văn hoá không thành công. Hoàn cảnh tốt cũng vẫn có thể tạo dựng nên một loại văn hoá không thành công.
    Đàn bà Trung Quốc bị "văn hoá gia đình" biến thành máy đẻ. Ảnh minh họa

    Cần xem xét văn hoá Trung Quốc từ hai mặt. Từ xưa Trung Quốc đã có thảm thực vật rất tốt, khắp nơi là rừng. Vùng Sơn Tây có nhiều than đá như thế chứng tỏ thời cổ rừng ở đấy rất tốt. Do có quá nhiều rừng nên người ta chẳng cần đi quá xa nơi ở cũng có thể kiếm được gỗ, vì vậy người ta dùng gỗ để làm nhà, vừa đơn giản vừa đỡ mất công. Lâu ngày kiến trúc Trung Quốc bèn trở thành kiến trúc có hình thức kết cấu thổ mộc.

    Khi tiến sang thời đại văn minh, các dân tộc châu Âu có môi trường ác liệt hơn Trung Quốc rất nhiều - rừng ít, đá lắm. Muốn làm nhà, họ chỉ có cách lấy đá trên núi mà làm. Lâu ngày nền kiến trúc phương Tây trở thành kiến trúc gạch đá. Qua nhiều nghìn năm, rừng của chúng ta bị đốn hết, các kiến trúc thổ mộc sụp đổ. Kiến trúc kết cấu gạch đá của phương Tây thì giữ lại được, rừng của họ cũng giữ được. Tại Ý, hiện nay vẫn thấy các kiến trúc có từ hai nghìn năm trước, tương đường đời nhà Tần nhà Hán. Tại Trung Quốc hiện nay cả đến kiến trúc đời nhà Minh cũng hiếm thấy.

    Lưu Á Châu năm nay 57 tuổi, là người huyện Túc thuộc thành phố An Huy, tham gia quân đội năm 16 tuổi, lần lượt giữ chức vụ phó tiểu đội trưởng, tiểu đội trưởng, trung đội trưởng. Năm 44 tuổi được thăng chức thiếu tướng không quân, bước vào hàng ngũ tướng lĩnh cấp cao của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).
    Năm 45 tuổi giữ chức Chủ nhiệm Cục chính trị không quân quân khu Bắc Kinh. Năm 50 tuổi là Chính ủy không quân, quân khu Thành Đô. Năm 51 tuổi là Phó Chính ủy không quân kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật quân ủy, và được thăng chức trung tướng không quân. Hiện nay, Trung tướng Lưu Á Châu, nguyên Phó Chính ủy không quân của PLA giữ chức Chính ủy của Đại học Quốc phòng Trung Quốc, thay Trung tướng Đổng Thế Bình đã được điều động làm Phó Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị kiêm Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật quân ủy.
    Đại học Quốc phòng là trường quân sự cao nhất của Trung Quốc, trực thuộc sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, là cấp đại quân khu; hiệu trưởng, chính ủy của trường này đều thuộc những chức vụ chính của đại quân khu.

    Tôn giáo

    Trung Quốc có ba tôn giáo chính là Phật Giáo, Đạo Giáo và Nho Giáo (tôi gọi Nho Học là một loại tôn giáo). Ba tôn giáo này có trách nhiệm không thể thoái thác đối với với sự hình thành trạng thái tâm lý và đạo đức ngày nay của người Trung Quốc. Lịch sử cho thấy ba tôn giáo trên căn bản không thể chấn hưng được dân tộc Trung Hoa.

    Xin để tôi so sánh đối chiếu Ki Tô Giáo với tôn giáo của Trung Quốc.

    Văn hoá Trung Quốc dạy chúng ta "Nhân chi sơ, tính bản thiện" (con người lúc mới ra đời có bản tính lương thiện - ND). Tôn giáo của phương Tây thì ngược lại, cho rằng con người sinh ra đã là xấu (nguyên văn chữ Hán: ác - ND), bản tính con người cũng xấu. Bởi vậy, tôn giáo phải hạn chế anh, bắt anh suy ngẫm về chính mình. Văn hoá phương Tây cho rằng loài người có tội tổ tông. Lòng người đen tối.

    Trong số các đồng chí có người đã trải qua "Cách mạng Văn hoá", xin hỏi cái đen tối nhất ở đâu? Cái đen tối nhất thì ở trong lòng người. Tâm hồn mỗi người đều có mặt vô cùng bẩn thỉu. Văn hoá phương Tây mổ xẻ, hé lộ nó ra, trưng nó ra. Phê phán nó, kiềm chế nó. Văn hoá phương Đông thì ôm ấp nó, nuôi dưỡng nó. Nhà thờ ở phương Tây có phòng xưng tội (nguyên văn: sám hối - ND). Người ta vào nhà thờ trình bày với thánh thần các thứ trong tâm hồn mình.

    Nói cho thần thánh nghe mọi cái xấu xa bẩn thỉu của mình thì người ta thấy nhẹ nhõm. Tâm hồn người ta được rửa sạch. Hồi sang Mỹ tôi có vào nhà thờ ngồi hẳn một ngày trời. Tôi phát hiện thấy một cảnh rất thú vị: Mọi người ai nấy khi vào nhà thờ thì mặt mày ủ ê, khi đi ra thì sắc mặt thư thái nhẹ nhõm. Về sau tôi mới dần dà hiểu được bí quyết của chuyện ấy. Lâu ngày, người ta trở thành thành con người lành mạnh, con người có tâm trạng và tâm hồn đặc biệt kiện toàn. Con người ai cũng có ham muốn. Nhưng người ta phải kiềm chế ham muốn của mình, ai nấy ắt phải tự mình (chứ không phải người khác) kiềm chế bản thân.

    Người Trung Quốc không biết kiềm chế mình, không biết tra khảo bản thân, thế là người ta đi kiềm chế kẻ khác, tra khảo kẻ khác. Quất roi và tra khảo bản thân là chuyện đau khổ. Chỉ khi nào trong lòng mình mãi mãi có tín ngưỡng, có tín ngưỡng vĩnh hằng với thần thánh, thì mới có thể làm được như thế.

    Rất nhiều đồng chí đã đi thăm nhà thờ ở phương Tây. Ở đấy thánh thần xuất hiện với hình ảnh đầm đìa máu, chịu khổ chịu nạn. Jesus bị đóng đinh trên giá chữ thập. Đức Mẹ không đổ máu nhưng rơi lệ. Đấy thực sự là hoá thân của con người, là hoá thân của sự khổ nạn và tư tưởng của con người. Thần thánh trong tôn giáo phương Tây nhìn vào tựa như thần thánh, thực ra là con người. Cái chết của Jesus đã hoàn tất việc ngài lột xác (nguyên văn: thoát biến - ND) từ thánh thần thành con người. Chỉ con người mới chết.

    Nhưng thánh thần trong các đền miếu của Trung Quốc thì mới là thánh thần. Bạn hãy xem hình ảnh các vị thần thánh ấy: Bụng chảy xệ, nét mặt chẳng lo nghĩ gì sất, nhăn nhở cười cợt, thụ hưởng của thờ cúng. Vị nào vị ấy ăn đến béo rụt đầu rụt cổ.

    Người phương Tây đến nhà thờ là để sám hối. Chúng ta lên đền lên chùa là để hối lộ. Chẳng phải thế hay sao? Vì muốn làm được một chuyện gì đây, chúng ta khấn vái thần thánh, bỏ tiền mua mấy nén hương thắp lên hoặc bầy lên mâm những thứ dân gian thường ăn như trái cây gì gì đó, rồi im lặng cầu nguyện. Như thế chẳng phải hối lộ thì là gì?

    Người phương Tây đến nhà thờ để giải thoát nỗi khổ về tinh thần. Chúng ta lên đền chùa để giải quyết nỗi khổ trong đời sống thực tế. Thần thánh trong tôn giáo phương Tây luôn luôn chịu khổ còn nhân dân thì không chịu khổ. Thần thánh trong tôn giáo phương Đông thì hưởng thụ, còn dân chúng thì chịu khổ. Đây là khác biệt lớn nhất giữa tôn giáo phương Đông với phương Tây.

    Ở nước ngoài, nhà thờ bao giờ cũng xây dựng tại trung tâm đô thị, gần gũi với dân. Đền chùa Trung Quốc thì bao giờ cũng xây dựng trong rừng sâu núi cao, xa rời dân. Tôi từng nói người Trung Quốc về cơ bản là một dân tộc không có tín ngưỡng. Nói không có tín ngưỡng không phải là không có hình thức tín ngưỡng. Ngược lại, những thứ người Trung Quốc tín ngưỡng thì phức tạp nhất, người ta tin cả các đại sư khí công. Cái gì cũng tin lại chính là chẳng tin cái gì hết.
    Càng nhiều con cháu càng lắm phúc. lương bổng bản thân có cao đến đâu cũng vẫn muốn để dành cho con, bởi thế người ta vẫn cứ tham. Ảnh minh họa

    Trong lòng người Trung Quốc không có vị trí của một vị thần thánh vĩnh hằng. Nói sâu một chút, tức là chẳng có sự mưu cầu theo đuổi tinh thần văn hoá có tính tận cùng! Loại người đó không mở rộng phạm vi quan tâm của mình ra tới bên ngoài gia đình, thậm chí cá nhân. Nếu mở rộng sự quan tâm ấy ra thì nhất định sẽ là làm hại kẻ khác. Một dân tộc như vậy sao lại không "năm bè bảy mảng" kia chứ?

    Tại phương Tây, khi trên đường có một chiếc xe hỏng thì hầu như tất cả các xe khác đều dừng lại, người ta đến hỏi anh có cần giúp đỡ gì không. Tại Trung Quốc thì hầu hết xe đều bỏ đi, khó khăn lắm mới có người dừng xe hỏi anh, có lẽ tôi còn ngờ vực, anh làm gì thế? Anh có mục đích gì.

    Phương Tây đã thắng trong cuộc cạnh tranh với phương Đông cả nghìn năm nay. Tôn giáo phương Tây đã thắng trong cuộc cạnh tranh với tôn giáo phương Đông.

    Thắng lợi của tôn giáo là thắng lợi thế nào? Tôi cho rằng đó là một loại thắng lợi về tinh thần. Không có tín ngưỡng thì không có sức mạnh tinh thần. Cái chúng ta thiếu lại chính là cái người ta có.

    Hãy nói về chuyện xây đền chùa. Phương Tây khi xây đền chùa thường là bạt hẳn một quả đồi. Đó là một kiểu khí thế, một kiểu dũng khí đấu tranh với thiên nhiên. Người Trung Quốc xây đền chùa thường hay xây trong núi sâu. Xem ra là hoà nhập cùng núi rừng thành một khối, trên thực tế là một kiểu đầu cơ.

    Có một bức tranh cổ tên là Ngôi chùa cổ trong núi sâu, rất nổi tiếng, nhưng nhìn vào tranh chẳng thấy một bức tường hay một viên ngói nào cả. Bức tranh vẽ gì vậy? Một lối mòn chạy giữa hai quả núi, một nhà sư quẩy đôi thùng đi gánh nước. Rốt cuộc bức hoạ có ý gì? Là nói ngôi chùa cổ trong núi sâu, chùa và núi hoà làm một với nhau. Chúng ta khẳng định rằng ý của bức hoạ rất khôn khéo.

    Người Trung Quốc có tâm lý đầu cơ rất nặng, ai cũng chỉ muốn không làm mà hưởng. Ngày nay, trong thời đại cải cách mở cửa, có biết bao nhiêu người lao vào biển thương mại, ai nấy đều nghĩ "Ngày mai đến lượt mình [làm giàu] rồi". Họ muốn làm cái bộ phận "ddể một số người giàu lên trước" ấy. Sau nhiều năm được giáo dục "Vì nhân dân phục vụ" mà họ lại đều muốn trở thành đối tượng được phục vụ.

    Người Trung Quốc trước đời Tần thì không như thế. Sau đời Hán, đặc biệt sau khi Lưu Triệt [1] độc tôn Nho thuật (tức Nho học, Nho giáo - ND) thì người Trung Quốc đã thay đổi.

    Tôi rất thích đọc bộ Sử Ký. Đọc hết sách này mà chẳng thấy có đoạn nào viết về những kẻ phản bội. Ngày nay chúng ta có biết bao nhiêu kẻ phản bội! Thời xưa có rất ít kẻ cáo giác. Thời nay thì khắp nơi đều có!

    Chính uỷ Đại học Công trình không quân Vương Hồng Sinh đến thăm tôi. Hồi ở Ban Chính trị không quân, anh ấy và tôi là chiến hữu với nhau. Hai chúng tôi nhắc đến một chuyện thế này: Đơn vị Vương Hồng Sinh có một anh cán sự, là người được lãnh đạo rất coi trọng. Một đồng sự của anh ta ngủ với gái. Vị cán sự ấy bèn vác ghế đến ngồi lỳ tận nửa đêm ngoài cửa nhà người đồng sự, cho tới lúc bắt được hai người kia hủ hoá với nhau. Anh cán sự được biểu dương. Tôi than thở căm tức mãi không thôi. Tôi bảo: Sức mạnh nào đã chi phối anh ta ngồi trong bóng đêm lâu đến thế? Tuyệt đối là một loại ý thức phạm tội.

    Thời xưa, Bảo Định, Dịch Thuỷ là nơi sinh ra những Kinh Kha, Cao Tiệm Ly, Điền Quang, Phàn Ư Kỳ [2]. "Gió vù vù, hề sông Dịch lạnh ghê, Tráng sĩ một đi hề không trở về." [3]. Trong kháng chiến chống Nhật, phủ Bảo Định có nhiều Hán gian nhất. Hồi làm ở Hội nhà văn tôi có đến Bảo Định sưu tầm dân ca. Một ông nông dân hát cho tôi nghe một bài ca ngày xưa: "Năm ấy giặc Nhật đến làng, chúng tôi vác súng đi lính..." Về sau tôi mới biết ông ta đi lính gì. Lính ngụy.
    Khổng Tử - nhà tư tưởng, người sáng lập Nho giáo
    Ở nước ngoài không phải là không có kẻ phản bội, nhưng ít hơn nhiều so với Trung Quốc. Sức mạnh nào đã tác động đến người ta? Sức mạnh tinh thần.

    Năm 1986 tôi sang Mỹ. Đêm khuya ra đường, đèn tín hiệu giao thông bật đỏ, chẳng thấy chiếc xe nào chạy cả, tất cả xe đều tự động dừng lại ở ngã tư. Tôi không hiểu, bảo người Mỹ sao mà ngốc thế nhỉ. Về sau tôi mới biết đấy là sự tự kiềm chế của họ. Kiềm chế bản thân là cứu vớt tâm hồn. Việc nhỏ đã thế, việc lớn lại càng thế.

    Người Nhật nói, trận địa Trung Quốc rất dễ bị chọc thủng. Lê Minh [4] nói rất hay: "Tôn giáo Trung Quốc biến dân chúng thành bầy cừu."

    Đều là cố thủ trận địa, người phương Tây tuy cũng sợ nhưng họ có thể kiềm chế bản thân. Chúng ta thì sao? Trước hết là mong người khác làm bia đỡ đạn. Thấy người khác bỏ chạy thì nghĩ, vì sao mày chuồn? Tao cũng chuồn. Mày đi lính ngụy no nê cơm rượu, tao cũng đi. Mày tham ô, tao cũng tham ô. Tao không chịu kém mày. Tại các nước phương Tây không phải không có chuyện ăn hối lộ nhưng nhìn chung ít hơn chúng ta. Khi nhận hối lộ, lương tâm và tinh thần người ta sẽ ràng buộc họ.

    Phó Chủ tịch Trì Hạo Điền [5] có kể một chuyện để lại ấn tượng rất sâu sắc đối với tôi. Ông kể, trong thời kỳ chống Nhật vùng căn cứ địa Giao Đông có bảy tám tên lính Nhật vác cờ mặt trời (tức quốc kỳ Nhật - ND) đi càn, ba bốn chục nghìn quân dân căn cứ địa bỏ chạy hết. Sói đuổi cừu mà.

    Trên xe buýt một cô gái bị cướp, xe đầy ắp người mà chẳng ai ho he. Cô gái xúc động thốt lên: "Cha tôi kể năm xưa một tên giặc Nhật cai quản cả một huyện của chúng ta. Ngày ấy tôi không tin, bây giờ thì tin rồi."

    Hồi "Cách mạng Văn hoá", ga xe lửa lúc nào cũng đông nghịt. Khi tàu đến, người ta chen nhau ùa vào ga lên tàu. Một cô nhân viên soát vé nói: Các ông bà đông thế này, một đứa con gái như tôi không thể nào giữ được ai, mà tôi cũng chẳng muốn làm thế. Bắt giữ ai nào? Giữ người đầu tiên chen vào. Thế là ai nấy ngoan ngoãn xếp hàng.

    Chính sách ngu dân

    Tôn giáo Trung Quốc có mấy loại, tuy khác nhau về tư tưởng nhưng trên mặt chủ nghĩa chống hiểu biết hoặc chủ trương ngu dân thì đều như nhau. Chính vì thế mà tôn giáo mới được tầng lớp thống trị coi trọng. Dưới sự giáp công của văn hoá tôn giáo và chính sách ngu dân của lực lượng hống trị, người Trung Quốc hình thành quần thể như ngày nay. Người Trung Quốc giỏi nhất về chuyện ca tụng công đức, thứ nhì là tố giác, thứ ba là giở thủ đoạn, cuối cùng là khôn ngoan bo bo giữ mình (nguyên văn: minh triết bảo thân - ND).

    Người Mãn Thanh thống trị Trung Quốc thành công nhất. Họ hiểu rõ đặc tính quan trường của người Trung Quốc: Dốc lòng trung thành với cá nhân, không trung thành với nhà nước.

    Trong việc thống trị ba dân tộc Hán, Mông, Tạng ở Trung Quốc, người Mãn Châu nhằm vào các đặc điểm khác nhau của ba dân tộc này để sử dụng những mánh khoé khác nhau. Người Tây Tạng tin Phật Giáo, triều đình nhà Thanh cho dựng ngay tại Thừa Đức [6] một ngôi chùa phỏng theo kiểu chùa Tây Tạng, đón Lạt Ma về kinh đô làm ông lớn. Người Mông Cổ nhanh nhẹn dũng mãnh thì dùng thủ đoạn hôn nhân, gả con gái hoàng tộc cho vương công Mông Cổ, đẻ ra con trai thì nó là cháu ngoại. Đối với người Hán thì dùng khoa cử. Người Hán có tật thích làm quan. Chỉ cần cho làm quan, tựa như quẳng khúc xương cho con chó, là cúi đầu cụp tai ngoan ngoãn nghe theo.

    Hồi tôi sang Mỹ, thày hướng dẫn tôi là người chuyên nghiên cứu về Mao Trạch Đông. Ông ấy cho rằng trong đời mình, Mao Trạch Đông tổng cộng làm được 31 việc. Nghiên cứu kỹ 31 sự việc này, tôi phát hiện thấy trong đó có 20 sự việc liên quan tới huỷ hoại tinh thần và đạo đức con người.

    Đến năm 1966, cuối cùng Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách mạng Văn hoá chưa từng có trong lịch sử, làm cho kinh tế Trung Quốc đi tới bờ vực sụp đổ, càng làm cho phẩm chất đạo đức của nhân dân toàn quốc hạ thấp xuống tới mức đáng sợ, nhà nước mấy lần sa vào tình cảnh muôn đời không phục hồi được.
    Chen chúc đi chùa để khấn vái, cầu nguyện. Ảnh minh họa
    Tinh thần là cái gốc lập mệnh của mỗi con người, là cái gốc lớn mạnh của một dân tộc, cái gốc sinh tồn của một quốc gia. Cái gì cũng có thể không có nhưng tinh thần thì không thể không có.

    Cách đây ít lâu khi xuống sư đoàn 33 Không quân, tôi có đến thăm trại tập trung Tra Tử Động. Nhiều liệt sĩ như Chị Giang [12] đã hy sinh tại đây. Hồi ấy nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã thành lập. Chị Giang đang ở trong tù mà vẫn thêu một lá cờ đỏ năm sao. Chị chưa biết mẫu của cờ đỏ năm sao như thế nào, cho nên đã thêu ngôi sao lớn nhất vào chính giữa lá cờ, 4 ngôi sao nhỏ ở 4 góc.

    Khi bọn Quốc Dân Đảng chuẩn bị làm cuộc đại tàn sát tù nhân thì Quân Giải phóng đã tiến tới gần Bạch Thị Dịch. Đội du kích Hoa Doanh Sơn bắt được liên lạc với Quân đoàn 47. Đội du kích nói: Các đồng chí mau tiến quân đi, trại tập trung Tra Tử Động sắp hành quyết các chính trị phạm. Nhưng Quân Giải phóng cho rằng đội viên du kích Hoa Doanh Sơn là tên lừa đảo, có thể là bẫy kẻ địch cài, cho nên họ không hành động. Kết quả là cuộc tàn sát bắt đầu. Các liệt sĩ hiên ngang đi tới chỗ chết.

    Có người nói, thật đáng tiếc, các liệt sĩ ấy đã không nhìn thấy nước Trung Quốc mới. Mục tiêu phấn đấu mà họ theo đuổi sắp được thực hiện thế mà họ lại không được nhìn thấy. Tôi bảo anh nhầm rồi. Nói thực lòng, họ vô cùng hạnh phúc. Tín ngưỡng trong lòng họ sắp được thực hiện, chết vào lúc đó không phải là nỗi đau mà là một niềm hạnh phúc.

    Những người còn sống sót mới thực sự đau khổ. Họ nhìn thấy nước cộng hoà nhân dân được thành lập, sau đó là các phong trào chống phái hữu, tam phản ngũ phản, "Cách mạng Văn hoá", những người bị cái đảng mà mình hiến dâng tính mạng hành hạ mình chết đi sống lại ấy mới là những người đau khổ nhất. Chết, chết không được. Sống, sống không thành. Cuối cùng để mất niềm tin và tín ngưỡng, chẳng khác gì cái thây ma biết đi.

    Đảng viên cộng sản mất tín ngưỡng thì là cái gì? Hãy nhìn bọn quan tham nhũng hiện nay thì khắc rõ. Bọn chúng tên nào cũng sợ chết, quan càng to càng sợ chết. Thứ trưởng Bộ ******* Lý Kỷ Châu khi bị bắt còn hung hăng lắm. Hắn nói: "Nếu tôi có vấn đề thì phải đem chém đầu một nửa Bộ Chính trị!" Đến lúc chuẩn bị đưa đi xử bắn, hắn quỳ xuống van xin: "Xin cho tôi một con đường sống."

    Nguyễn Hải Hoành lược dịch
  10. batcandoi12

    batcandoi12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/11/2009
    Đã được thích:
    143
    Biết nó là thằng lưu manh, biết là nó sẽ lừa mình, thế mà rồi vẫn bị mắc lừa... thế mới đau... hơn hoạn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này