Gió lên rồi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 26/05/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2748 người đang online, trong đó có 36 thành viên. 02:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 300242 lượt đọc và 1741 bài trả lời
  1. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
    TQ mất mianma , làm trò gì vơi VN đây
  2. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
    TPP: Cơ hội cho hàng dệt may xuất khẩu hưởng thuế 0%

    Điển hình là thị trường Mỹ với khoảng 1.000 dòng thuế nhập khẩu dệt may sẽ cắt giảm dần về 0% thay vì khoảng 17-20% như hiện nay và tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ đang khoảng 7%/năm sẽ tăng lên mức 15%/năm.

    Vòng đàm phán thứ 15 Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang vào giai đoạn nước rút và được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào các thị trường này với cơ hội thuế xuất khẩu may mặc của Việt Nam được đưa xuống 0%.

    Giám đốc điều hành Tổng Công ty May 10 Thân Đức Việt cho biết,các doanh nghiệp trong nước và nhiều nhà đầu tư nước ngoài cần đẩy nhanh các dự án đầu tưtại Việt Nam để tận dụng lợi thế cạnh tranh về thuế từ TPP.

    Với tỷ trọng 40% sản phẩm xuất vào thị trường Mỹ, 15% xuất vào thị trường Nhật Bản, thời gian qua Tổng Công ty May 10 đã được nhiều nhà đầu tư đến đặt vấn đề đầu tư mở rộng năng lực sản xuất.

    Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), đến nay đã có khoảng 10 doanh nghiệp nước ngoài đặt vấn đề đầu tư mở nhà máy dệt, may, nhuộm tại Việt Nam.

    Một trong những nguyên tắc cơ bản để được hưởng mức thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu hàng dệt may sang các nước có tham gia TPP là nguyên liệu sử dụng được sản xuất tại nước sở tại, hoặc sử dụng của các nước thành viên TPP.

    Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam Lê Tiến Trường cho biết, mặc dù các doanh nghiệp trong nước không ngừng cố gắng tăng tỷ lệ nội địa hoá trong các sản phẩm song vẫn còn thấp so với yêu cầu đặt ra. Vì vậy, nguồn lực đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài được kỳ vọng sẽ tạo đột biến về tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng may mặc Việt Nam.

    Ở cấp độ cao hơn, Chính phủ mới đây cũng đã thông qua Chiến lược ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2020, mà một trong những yếu tố quan trọng nhất liên quan đến việc hưởng ưu đãi của Hiệp định TPPlà Chiến lược đã thể hiện rõ việc tạo chuỗi cung ứng liên kết giữa các doanh nghiệp, từ xe sợi dệt vải, thiết kế, may mặc đến bán hàng.

    Nhờ chuỗi liên kết này mà các doanh nghiệp lớn như Tổng Công ty May 10 dù không trực tiếp đầu tư vào khâu nguyên liệu vẫn có thể mua của các doanh nghiệp trong nước thay vì nhập khẩu, như vậy sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh chặt chẽ giữa các doanh nghiệp về giá, chất lượng cũng như về khả năng đáp ứng thời gian giao hàng.

    Theo Linh Đan

    Chinhphu.vn
    Tags: dệt may việt nam lê tiến, hiệp định, mỹ, nhật bản, tổng công
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Xưa nay vẫn thế trò gì thì tính sau bác , quan trọng trước mắt là họ sẽ đầu tư bao nhiêu tiền
  4. Vubang_CT

    Vubang_CT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2013
    Đã được thích:
    3.941
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    không chỉ có dệt may đâu thôi bác 11000 dòng thuế sẽ bị loại bỏ , bơ sữa hàng hóa Mỹ bằng 0 hết nhá , dân TQ ồ ạt sang VN là tất nhiên thôi và việc PX có dự chuẩn thì cũng chẳng có gì là lạ cả

    Tại Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tháng 11 năm 2011, lãnh đạo các nước Mỹ, Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã công bố phác thảo chung của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà các bên mong muốn hoàn thành trong năm 2012. Khi có hiệu lực, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ loại bỏ 11000 dòng thuế của các bên, 26 chương đang đàm phán và có khả năng sẽ đóng vai trò như một khuôn mẫu cho các điều ước thương mại trong tương lai của các nước thuộc APEC. Trong cuộc gặp, lãnh đạo các nước Nhật, Canada và Mexico đã bày tò mong muốn thảo luận với các nước đối tác hướng tới việc tham gia vào các cuộc đàm phán.Chín vòng đàm phán đã diễn ra từ năm 2010.
    Các mô hình khác như Hội liên hiệp các nước Đông Nam Á (Association of Southeast Asian nations), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) đều có phương diện chiến lược và kinh tế. Các mô hình này được chia ra 2 nhóm: (1) các khối Châu Á về mặt phương pháp và nguồn gốc, không bao gồm Mỹ và (2) các khối Xuyên Thái Bình Dương, trong đó có (hoặc có thề có) Mỹ và các nước thuộc Tây bán cầu.Hiệp định TPP là một phương tiện có thể định hình các mục tiêu của Mỹ phù hợp với khu vực.Mỹ cho thấy nước này đang định hình các mô hình trong khu vực theo hướng mở rộng xuyên Thái Bình Dương khi thể hiện ý định gia nhập EAS qua việc cố gắng nâng mối quan hệ với ASEAN lên tầm chiến lược.

    Châu Á được xem như có tầm quan trọng sống còn đối với thương mại và an ninh của Mỹ.Theo đại diện thương mại của Mỹ, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là tác nhân then chốt của phát triển kinh tế toàn cầu, đóng góp gần 60% GDP toàn cầu và trên dưới 50% mậu dịch Quốc tế.Từ 1990, thương mại Châu Á – Thái Bình Dương đã tăng trưởng 300% trong khi tăng trưởng đầu tư toàn cầu và khu vực này là 400%.Mỹ đã theo đuổi các lợi ích thương mại khu vực song phương và qua các khối đa phương như APEC - là khối tạo nên liên kết giữa Tây bán cầu và Châu Á.Có vẻ như có một sự tương quan giữa việc tăng cường các hoạt động trong khu vực và tăng cường hợp tác ngoại giao và chính trị trong khu vực.Nhiều quan sát viên cho rằng các khối ASEAN cộng ba – Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, và ASEAN cộng sáu (còn gọi là EAS) – Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, New Zealand đã thu hút sự chú ý của khu vực trong những năm gần đây.Sự tăng trưởng liên tục củakinh tế Trung quốc và nền kinh tế phát triển của Nhật đã biến 2 nước này thành những đối tác hấp dẫn với nhiều nước Châu Á.Mỹ thậm chí còn bị nhiều nước trong khu vực cho rằng bị xao lãng bởi các sự kiện diễn ra ở Iraq và Afghanistan cho đến tận bây giờ.Điều này dẫn đến việc Trung Quốc và Nhật được xem như các đối tác then chốt.Trung Quốc có thể đang chuyển sang một thái độ cứng rắn hơn làm ảnh hưởng tới các quan hệ trong khu vực.Ngoại trưởng Mỹ Clinton đã tham dự EAS tại Hà Nội vào tháng 10/ 2010 và Tổng thống Obama đã tham dự EAS 2011 tại Jakarta, Indonesia. Sự tham dự của Mỹ vào TPP gắn liền với các đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Zealand, Brunei, Malaysia, và Việt Nam Mỹ hiện đã đạt được Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực với Chile, Singapore, Úc và Peru cho dù các hiệp định này có thể được mở lại tùy thuộc vào kết quả đàm phán.Các đàm phán song phương với New Zealand có thể tập trung và các sản phẩm nông nghiệp như thịt bò và các sản phẩm sữa.Khả năng Việt Nam sẽ tham gia cho thấy sự bất đồng về quan điểm từ một số tập đoàn công nghiệp của Mỹ, như dệt may, cũng như các vấn đề liên quan đến lao động, nhân quyền và sở hữu trí tuệ.Việc kết nạp Việt nam có thể đem đến nhiều trở ngại, nhưng cũng là một minh chứng cho các thử thách gắn liền với việc xây dựng một nhóm thương mại Châu Á – Thái Bình Dương thực sự rộng mở.Mọi đối tác tiềm năng đều có thể phải đối diện với những đàm phán phức tạp khi phối hợp vô số Hiệp định thương mại tự do đang tồn tại giữa các thành viên TPP
  6. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
    Thấy bác cái gì cũng dự chuẩn áy náy quá
    Tuần tới TTCK Thê nào bác
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Khi chính thức khởi động TPP lúc đấy có bác nào giám tin rằng VNM là số 1 ở VN ko chứ ? chắc chắn sẽ có nhiều đảo lộn nhất định vì nhu cầu ờ VN là nhỏ nhu cầu cung cấp cho thị trường TQ mới lớn vì vậy các doanh nghiệp VN nên nắm bắt cơ hội này ngay tứ bây giờ ko thì thì lại rơi cả vào các doanh nghiệp TQ
  8. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
    Nắm bắt cơ hội này
    Hải sản chúng ta đnag ăn hiện nay cái coi là thế mạnh VN các bác đang chén toàn hàng TQ đấy ( tối qua ngồi với tay buôn hải sản bảo vậy )
    Dệt may từ cái xích líp chị em dùng đến cái áo chống nắng cũng toàn hàng TQ đấy
    Cái tăm nhọn móc răng cũng TQ đấy
    Toàn bộ nền sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu ngoại nhập trong đó nhập chính từ TQ , sản xuất ra chắc cạnh tranh với TQ được à
    Chơi với TQ ngàn đời nay VN chỉ co thua thiệt mất cơ hội chứ làm gì co cơ hội
    Các dự án TQ sang VN nó mang cả bệ xí sang để lắp ráp cho công nhân thì VN ăn cai giề
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Phần giải mã TCM em đã nói ở các trang trước nhưng em bổ sung như sau:

    Khi em nói chọn TCM vì TPP thì nhiều bác mới ngớ ra và search nhưng giờ thì nó quá quen thuộc rồi.

    Em tin chắc nhiều bác cũng đã search xem TPP là cái quái gì và lộ trình đàm phán đến đâu. Giờ ta cũng chả nên nói đến nữa vì tất cả đều đã biết. Khi tất cả đã biết thì ta phải tìm đến cái mọi người chưa biết.

    Có bác khi em nói về TCM cách đây 1-2 tháng còn cười khẩy nhưng rồi sẽ thấy ai là người có tầm nhìn 5M mà thôi.

    Đầu tư CK nếu không đọc tin kinh tế, không phân tích yếu tố vĩ mô tác động thì vẫn là thiếu sót đấy.

    Còn vụ TAL nó đầu tư vào đâu thì bác đọc lại cho kỹ nhé. Nó chọn phía Bắc và có 2 công ty nó đã chọn và chốt MOU.

    Tất nhiên đến giờ này các bác có quan hệ ở bộ KHDT thì cũng biết cả rồi, em chả nói nữa.

    Còn vụ Miến với TQ thì em phân tích địa chính trị nhiều lần ở thớt trước rồi. Bản chất nó như sau:

    Ta đều biết trước khi mất Miến thì TQ nó mất Lybia, Nigieria, Iraq ....

    Đây là các quốc gia TQ đổ vào hàng tỷ USD đầu tư FDI và ODA hòng giữ an ninh năng lượng nhưng đều bị Mỹ cướp bạc.

    Bản chất là TQ chưa đủ tiềm lực đưa quân sự đến bảo vệ quyền lợi KT ở các nước đó nên khi xảy ra xung đột đều biết tác giả là ai nhưng đều chịu bó tay. Toàn bộ thời gian, chi phí tiền bạc đều đổ xuống sông xuống bể.

    Nhưng lần này ở VN thì khác, nó sẽ tính rất kỹ. Cờ hoa đi trước dáo mác đi sau. Nhưng cái đó em không dám bàn thêm vì nó là ngoài tầm và phạm quy.

    Phải hiểu như thế mới đúng là địa chính trị các bác ạ.
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Về địa chính trị thì ngày xưa em viết về Libia khi bùng nổ chiến tranh như sau: http://f319.com/home/1532243/page-17

    Khongquen25 viết lúc 21:36 - 20/05/2012

    Cái này em cũng nghĩ như bác. Không có 1 tổng đạo diễn mà tự nhiên mọc ra 1 tập đoàn đạo diễn thì diễn viên giỏi cũng không thể diễn được. Kịch bản nát vụn thì khán giả cũng chỉ có há hốc mồm mà thôi chứ không hiểu nó diễn cái gì. Khi không hiểu thường họ về sớm bỏ lại đạo diễn và diễn viên tự diễn với nhau.

    Thực ra năm nay cũng còn khá hơn năm ngoái. Năm ngoái xui đâu làm đó không có bất cứ định hướng nào. Tuy nhiên yếu tố khách quan thì không ai kiểm soát được. Chủ quan thì cố còn được chứ khách quan thì không cưỡng được
    Em nghĩ là khá hơn chứ ạ, bác đã loại mất 2 biến cố lớn là Đại hoạ do sóng thần ở Nhật Bản và cuộc chiến tranh tại Liby hay sao?
    Chỉ có 1 biến lớn gây sóng gió là chiến tranh Iran, nhưng cuộc chiến này chắc chắn không xảy ra trong năm nay. Còn nếu có với Siry thì ảnh hưởng ko nhiều. Diễn biến ở các nước EU thì nhiều nhà kinh tế đã dự đoán được.
    Hihi ... em định không nói đến địa chính trị nhưng bác nhắc thì em chém 1 chút để bác nhớ và biết nó sẽ xảy ra thế nào. Cái này thì còn dễ dự báo hơn cả Index nhiều.

    Tại sao lại là Lybia?

    Nếu dân ngoại đạo chỉ nghe đến Hoa nhài với Mùa xuân Arab nhưng nó éo phải thế. Như em vừa trình bày về kịch bản tổng thể ở trên nó nằm trong kịch bản tổng thể hết. Nó chọn cái nào trước, cái nào sau, cái nào bơm lên rồi châm kim, cái nào bơm lên rồi dọa nổ là đã có kế hoạch rất chi tiết rồi.

    Giờ em nói về Lybia đầu tiên để bác hiểu và tự suy luận.

    Lybia thực chất bố con nhà Gà đã xin nhượng bộ cắt đất từ lâu nhưng xin hàng không phải là dễ bởi hàng vô điều kiện khác hàng có điều kiện.

    Còn nhớ năm 2011 và cả năm 2010 cả châu Âu thành con tin của thằng Nga vì phụ thuộc quá nhiều từ khí đốt của Nga. Mùa đông năm ngoái cả châu Âu khủng hoảng năng lượng trầm trọng nhất trong lịch sử kể từ thời CT TG thứ 2.

    Để khống chế châu Âu và tránh thằng nghịch tử Gruzia cứng đầu đã theo Mỹ, Nga cắt toàn bộ sản lượng qua Gruzia thậm trí cả Ucraina luôn. Nó liên kết với Đức xây đường dẫn Dòng chảy Phương Bắc 9 (DCPB).

    Thằng Đức đương nhiên là đồng ý ngay vì bản thân Đức cũng khát dầu và khí như mọi thằng châu Âu khác nếu không muốn nói là hơn. Đức liên thủ với Nga nhất cử lưỡng tiện vì vừa có cho mình vừa cũng Nga khống chế châu Âu. Lợi ích dân tộc vẫn là trên hết mà. Đức đầu tư vốn, công nghệ cũng Nga làm vèo 1 cái xong ngay DCPB. Đức trở thành tổng đại lý, Nga là tổng cung.

    Cả châu Âu điêu đứng vì bị Nga chẹt cổ nên từ lâu cũng muốn thoát khỏi kiềm tỏa của Nga bằng cách mua chuộc các nước ven Caspian giàu năng lượng và hình thành nên đường ống dẫn phía Nam ( Dòng chảy phương Nam - DCPN ).

    Bỏ ra hàng trăm tỷ nhưng đến giờ DCPN vẫn hoàn toàn bế tắc do đường đi dài, trên đường đi toàn ổ báo, kền kền, chưa về đến nơi nó đã đục đẽo hết. Nó khác hoàn toàn với DCPB vì chỉ cần đặt dưới biển Ban tích là đã sang thẳng đến Đức rồi.

    Đó chính là địa chính trị.

    Nếu trước đây Lybia chưa phải là quan trọng nhất nhưng từ khi Nga bóp cổ châu Âu thì Lybia lại trở lại là vị trí xung yếu nhất. Phải đánh để lấy nguồn cung năng lượng thoát khỏi sự kiểm tỏa của Nga. Đến đây số phận cha con nhà Gà coi như chấm hết.

    Chiếm được Lybia sẽ có khả năng xây đường ống thẳng sang Ý và Nga sẽ không còn làm mưa làm gió được nữa.

    Thêm vào đó ai cũng biết Nga và TQ đều đầu tư lớn ở Lybia về kinh tế nhưng chưa đủ thời gian đầu tư về QS. Do đó đánh sớm sẽ có mũi tên 2 đích. Vừa ngăn Nga, TQ chiếm nốt vị trí xung yếu, chặn lương của TQ, ngăn Nga phong tỏa nguồn cung.

    Diễn biến Lybia thế nào giờ ai cũng biết.

    Em sẽ sang tiếp phần Iran và trực tiếp là Miến.... ngay sau đây để bác biết thế nào là ván cờ toàn cầu.

    Chắc chắn có rất nhiều bác tự hỏi sao Miến nó thay đổi nhanh đến thế? Câu trả lời vẫn như trên. Đó là Địa chính trị
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này