Gió lên rồi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 26/05/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7543 người đang online, trong đó có 1045 thành viên. 14:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 300208 lượt đọc và 1741 bài trả lời
  1. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
    Nông nghiệp không có giải pháp thì cũng đứt
    Nước thì TQ nó ở đầu nguồn
    PHân bón , thuốc bảo vệ thực vật của TQ là chính
    Một mặt nó tham gia vào sâu phân phối sản xuất thức ăn cho nông nghiệp ,trồng trọt , đồng thời lại bán sản phẩm nông nghiệp giá thấp ngay tại VN . Coi như sản xuất nông nghiệp VN chỉ có đứt ( ngoài cây lúa ) . Nó chơi chiến thuật phá nông nghiệp mua đủ thức sản phẩm gây hại cho nông nghiệp .
  2. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
    Mấy ngành này VN lại có lợi thế mây tre thủ công mỹ nghệ nó lại đòi hỏi thành phần chất xám , tính dân tộc trong sản phẩm . Cái này là đặc trưng
    riêng của VN . Sản phẩm này lại chiếm tỉ trọng nhỏ trong toàn ngành nông nghiệp
  3. Nu-Pogodi

    Nu-Pogodi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2012
    Đã được thích:
    2
    Cụ PX20 cho em cái số cụ thể của cái hạt thóc ấy, không thì áng áng cũng được. Ko chơi nói mò đâu nhá
  4. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
    Tây đang chạy vãi cả ra quần
  5. supperindex

    supperindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    1.476
    Tương lai sẽ không nhỏ đâu cụ àh

    Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

    (13/03/2013)
    (VEN) “Vấn đề không phải là ở thị trường”- Đó là chia sẻ của ông Lê Bá Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft) với phóng viên báo Kinh tế Việt Nam về khả năng mở rộng thị phần cũng như nâng cao kim ngạch xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.



    Thưa ông, được biết, đơn hàng từ các nhà nhập khẩu lớn chuyển về Việt Nam ngày một nhiều nhưng thị phần xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn chỉ xoay quanh con số 1,5% thị phần thế giới, ông nghĩ sao về điều này?
    Thị trường hàng thủ công mỹ nghệ thế giới hiện tiêu thụ khoảng 100 tỷ USD/năm. Riêng thị trường Mỹ mỗi năm tiêu thụ 44% tỷ trọng, khoảng 40 tỷ USD, Nhật Bản tiêu thụ 13% tỷ trọng và Đức là thị trường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất khối EU với khoảng 5-9 tỷ USD.
    Trung Quốc, Ấn Độ là hai quốc gia cung cấp chủ yếu hàng thủ công mỹ nghệ cho thế giới, chiếm khoảng 60 tỷ USD. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây xu hướng khách hàng rời bỏ Trung Quốc và Ấn Độ diễn ra nhanh chóng. Nguyên nhân là do lương lao động ở 2 quốc gia này tăng nhanh và khách hàng ngày càng để ý hơn đến vấn đề lao động, trách nhiệm xã hội, đó là còn chưa kể tới những bất cập về chính trị hiện nay.
    Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2013 vẫn sẽ dao động từ 1,5-1,6 tỷ USD, tương đương mức xuất khẩu năm 2012. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1,5% thị phần thế giới. Rõ ràng thị phần của chúng ta còn vô cùng bé so với mức tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới và đây thực sự là điều đáng tiếc. Điều đáng tiếc hơn nữa là các DN ngành thủ công mỹ nghệ của chúng ta chưa khai thác được thị trường khối Brich, một thị trường rất tiềm năng.
    Xin ông cho biết cụ thể hơn về tiềm năng thị trường khối Brich?
    Khối Brich bao gồm các thị trường: Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Trước đây, thị trường chính của chúng ta là Mỹ, Nhật Bản và EU tuy nhiên, hiện nay thị trường khối Brich đang trỗi dậy mạnh mẽ. Còn vì sao tôi nói thị trường khối Brich tiềm năng, bởi những năm gần đây kinh tế của khối này đang rất phát triển kéo theo đời sống cũng như số người giàu tăng nhanh và đây sẽ là những thị trường chính của ngành thủ công mỹ nghệ thế giới.
    Theo nghiên cứu ban đầu của Vietcraft, chỉ riêng thị trường Trung Quốc nếu chúng ta đi vào phân khúc hàng cao cấp thì với tỷ lệ người thu nhập cao ở thành phố nhiều như hiện nay họ sẵn sàng bỏ chi phí cao để mua những sản phẩm độc đáo, có mang yếu tố văn hóa. Với thị trường Ấn Độ, người dân Ấn Độ cũng sẵn sàng mua những sản phẩm khác với những sản phẩm “đại trà”, giá rẻ trong nước tất nhiên chất lượng, mẫu mã cũng phải có sự khác biệt và mang sự tinh tế của sản xuất thủ công.
    Mà trên thực tế, một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã được xuất khẩu sang thị trường những này, tiêu biểu, đồ gỗ Đồng Kỵ mỗi năm xuất từ 50-70 triệu USD sang Trung Quốc, rồi hàng sừng, đế giày sang Nga... Duy chỉ có, thị trường Ấn Độ là chúng ta chưa đưa hàng vào.
    Bên cạnh đó, khi khai thác thị trường Brich chúng ta còn có thuận lợi về mặt địa lý vì chỉ duy có Brazil là xa còn lại các nước đều rất gần như vậy chúng ta sẽ rất thuận lợi trong việc nghiên cứu thị trường, vận chuyển hàng hóa...
    Như ông nói thì thị phần nhỏ bé của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam không phải là do khó khăn về thị trường?
    Tôi có thể khẳng định vấn đề thị phần của hàng thủ công mỹ nghệ không phải là do khó khăn về thị trường mà do khó khăn trong sản xuất nội tại. Điều đầu tiên chúng ta có thể thấy được là đa phần các DN trong ngành là DN vừa và nhỏ, rất nhạy cảm với sự thay đổi của thị trường. Trong khi đó, 2 năm vừa qua chi phí đầu vào tăng quá nhanh, lãi suất ngân hàng cao, vay vốn khó khăn đã tác động không ít tới DN. Số liệu thống kê của Vietcraft cho thấy 2 năm qua 30% DN trong ngành nằm trong tình trạng sản xuất không có lãi, thu hẹp sản xuất, thậm chí là dừng sản xuất.
    Bên cạnh đó, do chúng ta làm hàng giá rẻ nhiều quá nên giá trị thặng dư rất thấp cộng với sự gia tăng của chi phí đầu vào dẫn tới lợi nhuận của các DN ngày một “eo hẹp”, lương trả cho người lao động ngày một thấp đương nhiên dẫn tới tình trạng lao động bỏ nghề. Và tình trạng thiếu lao động đang là “vấn nạn” của DN sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
    Hơn nữa, sản xuất thủ công, hạ tầng thương mại yếu kém, không chịu đầu tư cho mẫu mã... tóm lại là tâm lý “ăn xổi” cũng đã và đang khiến cho ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam ngày một khó khăn.
    Vậy theo ông làm thế nào để tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như tăng thị phần của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam?
    Tôi nghĩ có 3 vấn đề mà cả Nhà nước và DN cũng phải làm, đầu tiên, DN phải bỏ tư duy “ăn xổi” hãy đầu tư cho công nghệ sản xuất. Tất nhiên chúng ta không chỉ đầu tư theo lối sản xuất “đại trà” như Ấn Độ và Trung Quốc đã làm mà hãy chia phân khúc, hãy kết hợp giữa công nghệ và sản xuất thủ công sao cho tăng được năng suất mà vẫn đảm bảo được sự tinh tế, độc đáo vốn có.
    Đặc biệt chú trọng khâu thiết kế, phát triển thiết kế mới, nhận biết được mẫu nào có xu hướng, nhu cầu cao. Tuy nhiên để làm được điều này một DN không thể làm được mà cần sự liên kết của các DN trong ngành. Và về lâu dài cần sự hỗ trợ của Nhà nước để có được một lực lượng chuyên gia thiết kế, chuyên gia nghiên cứu thị trường làm tiên phong và để làm sao vừa thỏa mãn được yêu cầu về giá thành mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ, công năng sử dụng của sản phẩm./.
    Xin trân trọng cám ơn ông !
    Việt Nga
  6. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
    Tôi thích chỗ này, cái này khó mà chiếm tỉ trọng lớn được

    Tôi có thể khẳng định vấn đề thị phần của hàng thủ công mỹ nghệ không phải là do khó khăn về thị trường mà do khó khăn trong sản xuất nội tại. Điều đầu tiên chúng ta có thể thấy được là đa phần các DN trong ngành là DN vừa và nhỏ, rất nhạy cảm với sự thay đổi của thị trường. Trong khi đó, 2 năm vừa qua chi phí đầu vào tăng quá nhanh, lãi suất ngân hàng cao, vay vốn khó khăn đã tác động không ít tới DN. Số liệu thống kê của Vietcraft cho thấy 2 năm qua 30% DN trong ngành nằm trong tình trạng sản xuất không có lãi, thu hẹp sản xuất, thậm chí là dừng sản xuất.
    Bên cạnh đó, do chúng ta làm hàng giá rẻ nhiều quá nên giá trị thặng dư rất thấp cộng với sự gia tăng của chi phí đầu vào dẫn tới lợi nhuận của các DN ngày một “eo hẹp”, lương trả cho người lao động ngày một thấp đương nhiên dẫn tới tình trạng lao động bỏ nghề. Và tình trạng thiếu lao động đang là “vấn nạn” của DN sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
    Hơn nữa, sản xuất thủ công, hạ tầng thương mại yếu kém, không chịu đầu tư cho mẫu mã... tóm lại là tâm lý “ăn xổi” cũng đã và đang khiến cho ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam ngày một khó khăn.
  7. supperindex

    supperindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    1.476
    Vấn đề cụ nêu em thấy các DN VN dạo này đầu tư ác roài đấy, gửi quotation cho em nhìn mẫu mã choáng lun, đa dạng, đẹp nữa chứ...KH bên em mê tít thò lò[r2)]
  8. binhdt

    binhdt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Đã được thích:
    131
    Các bác cho hỏi Vàng SJC 37.5tr đã mua được chưa
  9. ctcj82

    ctcj82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2012
    Đã được thích:
    26
    Đang downdtrend thì mua giá nào cũng đứt.
  10. natasa195

    natasa195 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    468
    bác có tiền thì giờ nên đánh vàng tài khoản đi. đồ thị ngày và tuần của vàng đang phân kỳ rất mạnh, báo hiệu sắp có 1 đợt hồi phục tương đối dài đấy!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này