Gió lên rồi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 26/05/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5767 người đang online, trong đó có 704 thành viên. 12:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 300315 lượt đọc và 1741 bài trả lời
  1. Umazake

    Umazake Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    713
    [r2)]
  2. randy_orton

    randy_orton Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2011
    Đã được thích:
    40.984
    Tuần này chắc đi khá ;))
  3. duongteo

    duongteo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Đã được thích:
    462
    "Vỡ trận" hay là "Phiên bản khác của vỡ trận"? ;))
  4. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
    15 -20 điểm là đẹp rồi
  5. randy_orton

    randy_orton Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2011
    Đã được thích:
    40.984
    Cả 2=))=))=)).
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Hihi dự theo ngày mà đúng thì là siêu cao thủ. Bình thường thì dự theo tuần còn tầm thường dự theo quý.

    Vì sao?

    Dự theo ngày là cực kỳ mạo hiểm bởi sai số là rất lớn do đó hiếm ai dám dự theo ngày bởi sai là bị cười chê nên rất ít người đủ bản lĩnh dự theo ngày.

    Dự càng dài càng dễ vì có thể nói nước đôi và để lâu mứt trâu hoá bùn nên lỡ có dự sai cũng chả ai nhớ.

    Thế nên dự thì không khó nhưng dự đúng mới là khó. Người ta chỉ nhớ đến ai dự đúng chứ chẳng ai nhớ đến người dự cả vì có hàng trăm người dự.

    Do vậy em mới nói phải xem từng ngày vì lẽ đó.
  7. kobito

    kobito Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    116
    Cái này quá đúng, dự theo ngày mà đúng được mới gọi là giỏi.
    Đã có nhiều cao thủ dự ngày mai tươi sáng, bác chủ thấy thế nào?
  8. T.11.11.11

    T.11.11.11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    45.465
    Hôm nay chắc có tây lông góp sức vòng ATC giúp thị trường lao dốc mạnh bất thường . Cơ hội vào hàng sớm cho T+3, dự kiến thị trường phục hồi trong 2 phiên cuối tuần. >:)
  9. Japan0105

    Japan0105 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/04/2012
    Đã được thích:
    28
    Mai đi thêm 10 póint nữa về 500 cho nó chẵn
  10. aoluahadong

    aoluahadong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Đã được thích:
    78
    Bài này đã viết được nhiều ngày rồi. Nó chỉ là những cảm nghĩ cá nhân. Nhưng xét thấy rằng nó sẽ có thể có những ảnh hưởng tới toàn cục trong thời gian xắp tới. Vậy nên cũng vẫn quăng lên đây cho các cụ chém cho nó nát.

    Định để là một cách nhìn khác về VAMC, nhưng lại sợ giống cái bác bờ lốc gơ vừa bị bắt mấy hôm trước nên thôi...

    Lược trích...
    Bỏ qua tất cả những vấn đề kỹ thuật, bài viết này chỉ tập trung vào 3 điểm nằm trong các điều 16 Các biện pháp xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo, điều 17 Biện pháp cơ cấu lại nợ xấu và điều 18 Xử lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu mà công ty quản lý tài sản đã mua.

    Đầu tiên là điều 17, NĐ nói rằng, VAMC có thể thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng vay như điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, lãi suất, giảm một phần hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn…Thoạt nhìn, nội dung này có vẻ là rất tốt cho DN, có thể nó được bổ xung thêm vào NĐ sau khi có những yêu cầu đòi hỏi việc VAMC ra đời phải hướng tới DN nhiều hơn thay vì chỉ tập trung “giúp đỡ” các NH. Nhưng hượm đã, hãy xem thêm điều 16 nói gì. Mục 7 “Khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ…ra toà” và Mục 8 “Nộp đơn yêu cầu toà án tiến hành các thủ tục phá sản…”. Ở đây, rõ ràng VAMC thì ưa thích mục 7 và 8 của điều 16 trong khi DN thì lại thích điều 17 hơn, tất nhiên rồi. Và với mọi doanh nhân, có lẽ họ sẽ không mất nhiều thời gian để lựa chọn giữa việc được nhận “các biện pháp hỗ trợ” hay “ra toà” nhỉ.

    Điều 18 mục 3 nói rằng, “Sau khi thu giữ, tiếp nhận TSĐB, …Công ty quản lý tài sản có quyền bán đấu giá tài sản …(công khai) mà không cần sự đồng ý của bên bảo đảm. Đây là một điểm khá thú vị. Về mặt lý thuyết, việc bán TSĐB sẽ giúp trang trải cho phần nợ vay, và cách thức thực hiện “quyết liệt” (không cần sự đồng ý…) như thế có lẽ sẽ giúp đẩy nhanh hơn tốc độ xử lý nợ xấu và thu hồi vốn cho NH. Nhưng hãy nhìn sâu hơn vào bức tranh. Nếu bạn được giao quyền bán một tài sản (của người khác) và không có ràng buộc nào về giá cả (ngoại trừ việc phải “đấu giá công khai”), bạn sẽ cố gắng bán với giá thật cao hay ngược lại ? Hãy suy nghĩ thật kỹ về câu hỏi này, bạn sẽ thấy được điều thú vị trong đó.

    Điểm thú vị cuối cùng, và cũng là điểm hấp dẫn nhất nằm trong mục 6 của điều 16 (theo phong cách của tớ thì phần hấp dẫn nhất thường là phần cuối cùng ) “Bán nợ cho các tổ chức, cá nhân”. Cũng giống như bán TSĐB, nợ cũng là một tài sản (của chủ nợ), và việc bán nó theo-phong-cách-giống-như-đoạn-phía-trên cũng đã đủ thú vị rồi. Tất nhiên, mua bán nợ thì còn “khác” hơn nữa là nó không thể tiến hành “đấu giá công khai” như bán tài sản. Mua bán nợ thì thường phải là mua bán thoả thuận, tây hay ta đều thế cả. Nhưng cái thú vị nhất không nằm ở đó, cái thú vị nhất là đối tượng “cá nhân” nằm bên cạnh tổ chức. Theo các bạn, tại sao và khi nào người ta lại muốn bán nợ (xấu của một tổ chức) cho một cá nhân?

    Thay cho bồ kết, NĐ không thấy đề cập đến thời hạn hoạt động của VAMC. Vậy có nên hiểu rằng, công ty này sẽ tiếp tục hoạt động và sẽ trở thành một cơ chế xử lý nợ xấu chính thức và lâu dài? Câu hỏi này xin giành cho tất cả các bạn.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này