☆☆☆ GMD ☆☆☆ Khủng long duy nhất đang vào mô hình Cup & Handle $$$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 18/03/2021.

5199 người đang online, trong đó có 533 thành viên. 19:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112268 lượt đọc và 533 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Kỳ vọng cược tàu vẫn ở mức cao, Hải An (HAH) đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 8% lên 158 tỷ đồng
    [​IMG]

    Những tín hiệu trên sớm phản ánh vào thị giá HAH trên thị trường, đưa cổ phiếu tăng một mạch từ 14.000 đồng/cp lên 24.000 đồng/cp. Tận dụng đà tăng cổ phiếu, các cổ đông lớn liên tục bán cổ phần như America LLC, Đại lý Cánh Đồng Xanh và gần nhất Samarang Asian Prosperity.
    Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE: HAH) vừa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với tổng sản lượng 972.350 TEU, trong đó khai thác cảng đạt 370.600 TEU và khai thác tàu đạt 481.750 TEU.

    Tương ứng, tổng doanh thu dự kiến tăng 37% lên 1.661 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 158 tỷ đồng, tăng gần 8% so với năm 2020.

    Năm 2020, HAH đạt 1.191,7 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 7,5% so với cùng kỳ, LNST đạt 146,6 tỷ đồng, tăng 10,5% so với thực hiện của năm 2019. Riêng quý 4 năm ngoái, sản lượng khai thác cảng tăng 14%, hoạt động tàu tăng 48%, cùng với việc giá cước vận chuyển đường biển tăng, giá dầu nhiên liệu giảm đã giúp lợi nhuận trong kỳ tăng trưởng đáng kể 74% so với cùng kỳ lên mức 54,7 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Sang năm 2021, HAH dự báo tiếp tục hưởng lợi từ việc cước tàu quốc tế duy trì ở mức cao, giá nhiên liệu ổn định và giá cước tăng.

    Đáng ghi nhận, HAH đã đưa vào vận hành tàu HAIAN VIEW giúp tăng trọng tải của đội tàu thêm 25% trong năm 2020. Giới phân tích kỳ vọng đây sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng trong 2021 cho HAH khi mà giá cước vận tải đường biển cả ở nội địa lẫn đưởng biển quốc tế vẫn đang cao hơn 200-400% so với khi trước dịch Covid-19.

    Ngoài ra, thông tin Hòa Phát (HPG) dự kiến sản xuất container rỗng ở khu vực Hải Phòng, giải quyết phần nào tình trạng thiếu container rỗng hiện nay, sẽ hỗ trợ gia tăng năng suất khai thác đội tàu của HAH.

    Về dài hạn, dự kiến trung tâm Logistics Pan Hải An sẽ đi vào hoạt động kể từ năm 2022 và dự kiến đóng góp khoảng 20% doanh thu cho Công ty, hiện tại, HAH đã hoàn thành giai đoạn 2 dự án này (tổng diện tích 15,4 ha). Với những lợi thế gia tăng mới, HAH theo giới quan sát có thể vươn lên trở thành doanh nghiệp vận tải lớn nhất Việt Nam.

    Những tín hiệu trên sớm phản ánh vào thị giá HAH trên thị trường, đưa cổ phiếu tăng một mạch từ 14.000 đồng/cp lên 24.000 đồng/cp. Tận dụng đà tăng cổ phiếu, các cổ đông lớn liên tục bán cổ phần như America LLC, Đại lý Cánh Đồng Xanh và gần nhất Samarang Asian Prosperity.

    [​IMG]

    Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) báo lợi nhuận năm 2020 vượt tới 72% kế hoạch năm
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Tận dụng EVFTA, xuất khẩu 2 tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng
    Sài Gòn Đầu Tư | 27 phút


    Tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA, xuất siêu trong 2 tháng đầu năm sang thị trường EU đạt 4 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]

    Từ thời điểm 1/8/2020, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung, xuất khẩu sang thị trường EU nói riêng đã đạt những kết quả hết sức ấn tượng. Tính đến hết tháng 12/2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đạt 15,62 tỷ USD, tăng 3,8% so cùng kỳ năm 2019. Giá trị xuất khẩu bình quân tháng đạt khoảng 3,12 tỷ USD/tháng.

    Bộ Công Thương cho biết, chỉ tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 6,3 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước. Các DN Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận và tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA, khiến xuất siêu trong 2 tháng đầu năm với thị trường EU là 4 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm trước.

    Thủy sản là một trong những mặt hàng điển hình, ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu sang EU đáng kể nhờ tác động của Hiệp định EVFTA dịp đầu năm nay. Trị giá xuất khẩu thủy sản trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt 1,01 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2020. Tính riêng trong tháng 1/2021, trị giá xuất khẩu thủy sản tăng tại hầu hết các thị trường, trong đó EU là một trong những thị trường có trị giá tăng mạnh hơn 16% so với cùng kỳ năm trước, đạt 63,97 triệu USD.

    Điểm đặc biệt là thời gian gần đây, thị trường khu vực Bắc Âu đang gây nhiều sự chú ý trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Bộ Công Thương nhận định, nhờ EVFTA, các mặt hàng nông sản của Việt Nam được nhận định sẽ có thêm nhiều “đòn bẩy” để tiến sâu hơn vào thị trường các nước khu vực Bắc Âu, nơi trước đây vốn chủ yếu ưa chuộng nhập khẩu hàng hóa từ các nước châu Âu.

    Nhận định này là có cơ sở bởi theo Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), trong số 30 nước có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất vào Bắc Âu, châu Á chỉ có một số thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan... Trong các nước ASEAN, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất tại khu vực Bắc Âu. Kim ngạch thương mại hai chiều thậm chí còn tăng trong thời gian dịch bệnh.

    Ông Phan Đăng Đương, Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết, trong bối cảnh các nước EU đang tích cực triển khai tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19, tình hình dịch bệnh được kỳ vọng sẽ được kiểm soát, các biện pháp hạn chế dần được nới lỏng và kinh tế có bước hồi phục, giao thương trở lại bình thường sẽ tạo thuận lợi hơn nữa cho việc tăng cường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Bắc Âu.

    “Trong năm 2021, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển định hướng sẽ triển khai nghiên cứu và áp dụng các hình thức xúc tiến thương mại online để hỗ trợ các DN xuất khẩu trong nước. Trong đó việc đưa vào vận hành website tiếng Anh của Thương vụ (https://vietnordic.com/) ngày 8/3 vừa qua là một trong những giải pháp để tạo thuận lợi cho loạt hoạt động này”, ông Đương nêu rõ.

    Theo nhận định của Bộ Công Thương, trong thời gian tới, các nước Bắc Âu tiếp tục tập trung nguồn lực để phục hồi kinh tế sau đại dịch, do đó nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ dự kiến tăng mạnh sau một thời gian dài bị kìm hãm. Nhiều dự báo cho thấy, xuất nhập khẩu trung bình năm 2021 của các nước Bắc Âu sẽ tăng khoảng 5%, riêng Iceland tăng khoảng 17%.

    Đặc biệt, việc xuất hiện làn sóng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang một số địa điểm khác, trong đó có Việt Nam cũng sẽ là cơ hội giúp Việt Nam thu hút đầu tư và mở rộng cơ hội thị trường, trong đó có khu vực Bắc Âu. Trong khi đó, về chủ trương, chính sách và cơ chế hợp tác, Việt Nam không kém thuận lợi hơn so với các đối thủ cạnh tranh ở khu vực châu Á. CPTPP, EVFTA và sắp tới là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ tạo lợi thế cạnh tranh mới cho Việt Nam về cả thương mại và đầu tư.

    Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển và Bắc Âu cho biết, việc đưa trang website của Thương vụ vào hoạt động sẽ tăng cường việc cung cấp thông tin cho các DN khu vực Bắc Âu về môi trường kinh doanh, đầu tư của Việt Nam, những cơ hội do EVFTA mang lại. Trang web sẽ là nơi quảng bá hoàn toàn miễn phí cho DN và sản phẩm Việt Nam. Cơ sở dữ liệu của DN Việt Nam sắp xếp theo ngành hàng để DN Bắc Âu dễ dàng tra cứu.

    “Trước mắt, trang web tập trung quảng bá cho 6 ngành hàng chủ lực của Việt Nam là trái cây, thủy sản, gạo, cà phê, dệt may và da giày là những ngành hàng được hưởng lợi nhiều từ Hiệp định EVFTA, sau đó sẽ mở rộng sang các mặt hàng khác khi có cơ hội. Về lâu dài, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển muốn phát triển trang web thành nơi giao thương cho DN Việt Nam và khu vực Bắc Âu, không chỉ là thương mại mà còn cả đầu tư, tận dụng thế mạnh của DN hai nước”, bà Thúy nhấn mạnh.

    Hiện nay, tình hình thị trường thế giới cũng đang có nhiều tín hiệu tích cực khi các quốc gia lớn như khu vực EU và Mỹ đã triển khai tiêm vaccine phòng dịch Covid-19. Tại Việt Nam, dù trong tháng 1 vừa qua có sự lo ngại sự bùng phát dịch bệnh trở lại, tuy nhiên hiện nay tình hình đã được kiểm soát. Bởi vậy, trong thời gian tới, hoạt động thương mại có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng trưởng tích cực.
    cophieupenny2018 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Xuất khẩu nhộn nhịp tăng trưởng thế mà, đến thời các em nó Hold trung hạn là đẹp @};-
    --- Gộp bài viết, 27/03/2021, Bài cũ: 27/03/2021 ---
    HAP nhịp 1 từ 7 sát 20 x3 nhé ! Tạm thời nghỉ ngơi lấy sức @};-
    --- Gộp bài viết, 27/03/2021 ---
    cophieupenny2018 thích bài này.
  4. Balllll89

    Balllll89 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/12/2020
    Đã được thích:
    25
    Theo bác thì sang tuần hap có chạy tiếp ko
    BigDady1516 thích bài này.
  5. cophieupenny2018

    cophieupenny2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/01/2018
    Đã được thích:
    562
    Cảng biển tốt đấy cụ , hiệu quả nhất chắc DVP, nhưng GMD là khủng long. Theo cụ chờ độc lập.
    BigDady1516 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Đợi chờ lại là hạnh phúc ! Nên theo dõi trong 2 tuần hoặc sau DHCĐ rồi tính tham ra mới sau@};-
    Balllll89 thích bài này.
  7. cophieupenny2018

    cophieupenny2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/01/2018
    Đã được thích:
    562
    Ha ha, đại gia rồi
  8. attraction195

    attraction195 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2002
    Đã được thích:
    322
    12tr còn chẳng ăn ai
    Thôi em qua đường thôi
    Bác coi như ruồi muỗi vo ve đi ;))
  9. icbht

    icbht Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Đã được thích:
    1.385
    Các bố lên đây khoe hàng bằng gõ phím à?
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    “Cơn khát” container không kéo dài lâu, ngành cảng biển sẽ sớm trở lại tăng trưởng hai chữ số?
    [​IMG]
    Công ty chứng khoán VCBS dự báo hiện tượng khan hiếm container và cước vận tải container ở mức cao sẽ tiếp tục đặt áp lực lên tăng trưởng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trong nửa đầu năm 2021 tuy nhiên sẽ duy trì lâu.
    Bất chấp các dự báo về ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19 trong năm 2020, các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có một năm 2020 sôi động, được thúc đẩy bởi giá trị xuất khẩu tăng cao đột biến, chủ yếu đóng góp bởi các đơn hàng đi Mỹ.
    Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, đây cũng là mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.
    Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển cũng duy trì trạng thái tăng trưởng trong năm 2020 với mức tăng 3,68% so với cùng kỳ dù chịu tác động nhất định từ dịch Covid-19 nhờ vận tải hàng hóa đường biển tương đối ít bị gián đoạn bởi các biện pháp giãn cách xã hội và kiểm soát dịch bệnh.
    Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại (CPTPP, EVFTA, RCEP) có hiệu lực cùng xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc đem đến động lực thúc đẩy kim ngạch XNK đặc biệt trong nửa cuối năm.
    TĂNG TRƯỞNG NGHIÊNG VỀ NHÓM CẢNG NƯỚC SÂU
    Kết quả kinh doanh năm 2020 của nhóm ngành cảng biển có sự phân hóa rõ rệt giữa các khu vực cảng. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp gần khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải khả quan hơn. Khu vực cảng miền Trung cũng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dẫu xuất hiện ổ dịch Covid-19 tại Đà Nẵng và bão lụt trong khi đó doanh nghiệp cảng phía Bắc lại đi lùi.
    [​IMG]
    Sản lượng tại nhóm cảng nước sâu ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội cùng với sự gia tăng trong lưu lượng tàu container siêu trọng tải đi xuyên đại dương (>100.000 DWT) và được thúc đẩy bởi tăng trưởng tích cực trong sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đến các thị trường Mỹ, EU và xu hướng gia tăng trọng tải đội tàu của các hãng tàu container lớn để tiết kiệm chi phí.
    Tại khu vực Cái Mép – Thị Vải, cảng SSIT dẫn đầu xu thế tăng trưởng với việc các cảng trong khu vực về cơ bản đã đạt giới hạn công suất và cảng Gemalink (thuộc GMD) chưa đi vào hoạt động trong năm 2020. Sau 3 năm bắt đầu phục vụ hàng container, hiện cảng SSIT đã hoạt động ở mức gần 70% công suất thiết kế với sản lượng container năm 2020 ước đạt 1.000.000 TEU, tăng 236% so với cùng kỳ.
    [​IMG]
    Nguồn: VPA, Vinamarine, CEIC, VCBS tổng hợp
    Tại khu vực Lạch Huyện (Hải Phòng), cảng HICT cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong năm 2020 với sản lượng ước đạt 14 triệu tấn, tăng 123% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động tương đối thấp hơn khu vực Cái Mép do đặc điểm lưu lượng tàu siêu trọng tải thấp trong khu vực và cảng phải mở rộng phục vụ cho các tàu cỡ nhỏ hơn.
    Nhóm cảng nằm về trung nguồn tại sông Cấm như cảng Đình Vũ, Tân Vũ, VIP Green,… hưởng lợi trong năm 2020 khi áp lực cạnh tranh trong khu vực không còn nhiều trong khi nhóm cảng nằm sâu về hạ nguồn đối mặt với môi trường cạnh tranh tương đối gay gắt.
    TÌNH TRẠNG THIẾU CONTAINER SẼ KHÔNG KÉO DÀI LÂU
    CTCK VCSB đánh giá nhu cầu hàng hóa sẽ được khôi phục tại các thị trường tiêu thụ lớn khi các hoạt động kinh tế được phục hồi và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh được nới lỏng. Tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển tại Việt Nam trong năm 2021 dự báo đạt 771 triệu tấn, tăng 11,9% so với cùng kỳ.
    Động lực từ hiệp định EVFTA và RCEP và dòng vốn FDI duy trì trạng thái tích cực, đặc biệt khi môi trường tỷ giá tương đối thuận lợi cũng được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng của sản lượng hàng hóa.
    [​IMG]
    Nguồn: Vinamarine, VCBS tổng hợp và dự phóng
    Dù vậy, hiện tượng thiếu hụt container có thể sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của ngành cảng biển trong năm tới. Từ cuối năm 2020, hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam đối mặt với tình trạng khan hiếm container gay gắt do chịu tác động từ sự chênh lệch trong hoạt động kiểm soát dịch bệnh và phục hồi sản xuất giữa 2 bờ Thái Bình Dương dẫn tới hiện tượng lệch cán cân thương mại và ảnh hưởng tới quá trình luân chuyển container 2 chiều.
    Tình hình dịch bệnh phức tạp tại Mỹ, EU và các biện pháp giãn cách xã hội cũng làm giảm tốc độ xử lý, luân chuyển container trong nội địa các quốc gia trên. Thêm vào đó, các hãng tàu ưu tiên dồn vỏ container cho hoạt động xuất khẩu tại Trung Quốc để hưởng lợi từ quy mô và giá cước cao hơn.
    CTCK VCBS cho rằng hiện tượng khan hiếm container và cước vận tải container ở mức cao sẽ tiếp tục đặt áp lực lên tăng trưởng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trong nửa đầu năm 2021 tuy nhiên sẽ duy trì lâu. Nguồn cung container có thể được cải thiện tích cực nhờ gia tăng công suất đóng mới container tại Trung Quốc và doanh nghiệp thép nội địa như Hòa Phát bắt đầu tham gia vào thị trường cung ứng vỏ container.
    cophieupenny2018 thích bài này.

Chia sẻ trang này