☆☆☆ GMD ☆☆☆ Khủng long duy nhất đang vào mô hình Cup & Handle $$$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 18/03/2021.

5318 người đang online, trong đó có 475 thành viên. 23:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112276 lượt đọc và 533 bài trả lời
  1. giataicuame93

    giataicuame93 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2017
    Đã được thích:
    3.545
    Giống TCM thì 100x à. Mình đã hơi buồn chút vì ra hơi sớm Tcm và Hpg. Rút kinh nghiệm sâu sắc ở Gmd
    Đã rõ mục tiêu là phải tuân chỉ nguyên tắc cứ khi nào đỏ là phải múc cho bằng chết
    CaiBangBigDady1516 thích bài này.
  2. gegeez

    gegeez Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2020
    Đã được thích:
    6
    chào các bác e mới lên tàu và chờ ga 4x :drm
    BigDady1516 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Sớm về 4x nửa đầu tháng 4 @};-
    Xahoa thích bài này.
  4. SteadyStep

    SteadyStep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2018
    Đã được thích:
    370
    VFM VNDiamond ETF: dự kiến gia tăng tỷ trọng GMD thêm 3.756759 CP trong kỳ review thắng 4.
    CaiBang, BigDady1516Xahoa thích bài này.
  5. Xahoa

    Xahoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/02/2015
    Đã được thích:
    1.188
    Chết thật, hình như mai nổi sóng rồi các shack ạ.
    GMD vươn ra biển lớn.
    BigDady1516 thích bài này.
    Xahoa đã loan bài này
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Cổ phiếu ACB, VIB và MSB có thể được thêm vào chỉ số VNDiamond, KDH có thể bị loại


    [​IMG]

    Theo dự báo của SSI Research, một số mã ngân hàng bao gồm ACB, VIB và MSB có thể được thêm vào chỉ số VNDiamond trong kỳ review danh mục vào tháng 4/2021.

    Ngày 19/4, bộ chỉ số HOSE-Index và VNX-Index cùng các chỉ số đầu tư bao gồm VNDiamond, VNFin Lead và VNFIN Select sẽ thực hiện tái cơ cấu danh mục, công bố các cổ phiếu trong rổ chỉ số.

    Theo đó, SSI Research dự báo, các chỉ số thực hiện tái cơ cấu lớn có thể có thay đổi về thành phần bao gồm: VNDiamond, VNFIN Select và bộ chỉ số VNX-Index. Bộ chỉ số HOSE-Index bao gồm VN30 và VNFIN Lead sẽ chỉ cập nhật số liệu và tính toán lại tỷ trọng danh mục.

    Cụ thể, với chỉ số VNDiamond, cổ phiếu KDH có thể bị loại khỏi chỉ số do tỷ lệ FOL (tỷ lệ sở hữu khối ngoại) đã xuống dưới ngưỡng 90%.

    Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu ACB, VIB và MSB có thể được thêm vào chỉ số. Mặc dù chưa có mặt trong chỉ số VNAllshare, các cổ phiếu này thỏa mãn điều kiện 20 ngày giao dịch tối thiểu trên HOSE, giá trị vốn hóa tối thiểu 5.000 tỷ đồng và giá trị giao dịch khớp lệnh 15 tỷ đồng/phiên.

    Bên cạnh đó, mã EIB có thể được thêm vào chỉ số do giá trị giao dịch đã cải thiện so với kỳ trước và TCM có thể được thêm vào chỉ số do đã đủ điều kiện về giá trị vốn hóa.

    Giả định với các thay đổi như trên, danh mục chỉ số mới sẽ bao gồm 17 cổ phiếu, trong đó 9 cổ phiếu thuộc nhóm ngành ngân hàng. Với quy định tỷ trọng tối đa của nhóm ngành là 40%, các cổ phiếu ngân hàng hiện có trong danh mục sẽ bị giảm tỷ trọng để thay thế bằng các cổ phiếu mới.

    [​IMG]

    Dự báo về danh mục VNDiamond và giao dịch quỹ VFM VNDiamond ETF

    Giá trị tài sản quỹ VFM VNDiamond đã tăng nhanh chóng trong thời gian qua, hiện đạt 9.600 tỷ đồng.

    Với chỉ số VNFIN Lead, theo lịch cơ cấu thì kỳ này chỉ số không được rà soát thay đổi thành phần. Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ là VND sẽ thực hiện chuyển giao dịch sang sàn HNX và tạm ngừng giao dịch trên HOSE sau ngày 30/3. Do đó, VND sẽ bị loại khỏi chỉ số VNFIN Lead và danh mục quỹ SSIAM VNFIN Lead ETF ngay trong phiên ngày 30/3.

    Tuy nhiên, do có tỷ trọng nhỏ nhất trong danh mục nên điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều tới cổ phiếu VND.

    [​IMG]

    Dự báo danh mục VNFin Lead và SSIAM VNFIN Lead ETF

    Chỉ số VN30 sẽ không có thay đổi về thành phần trong kỳ này. Hiện tại có 3 ETF đang sử dụng chỉ số làm tham chiếu bao gồm VFM VN30, SSIAM VN30, Mirae Asset VN30, với tổng tài sản ước tính là 7.900 tỷ đồng.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Quý 1/2021: Thu ngân sách qua hải quan đạt hơn 84,2 nghìn tỷ đồng, tăng 13,59%
    30/03/2021
    Như BizLIVE đã thông tin, Tổng cục Thống kê (GSO) mới đây đã công bố báo cáo chi tiết về Tình hình kinh tế – xã hội quý 1/2021. Trong báo cáo này, GSO đã thông tin về tình hình thu chi ngân sách nhà nước ước tính tới thời điểm 15/3.


    Ngay sau thời điểm Tổng cục Thống kê (GSO) công bố những thông tin trên, Bộ Tài chính đã có bản báo chi tiết với những con số cập nhật hơn về nội dung này.
    Theo cập nhật từ Bộ Tài chính, ước tính tổng thu NSNN quý 1/2021 đạt 403,7 nghìn tỷ đồng, bằng 30,1% dự toán, tăng 0,3% so cùng kỳ năm 2020. Về chi ngân sách, tổng chi NSNN quý 1/2021 đạt 341,9 nghìn tỷ đồng, bằng 20,3% dự toán, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2020.

    Như vậy, tính tới hết quý 1/2021, NSNN hiện bội thu khoảng 61,8 nghìn tỷ đồng.
    Cùng thời điểm, cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính là Tổng cục Hải quan cũng đã công bố báo cáo về tình hình thu ngân sách thông qua các đơn vị của ngành trong giai đoạn trên; đồng thời công bố những thông tin chi tiết về tình hình xuất nhập khẩu, những mặt hàng có kim ngạch tỷ USD trong quý 1/2021.
    Theo thống kê của cơ quan hải quan, số thu ngân sách toàn ngành từ 1- 28/3 đạt 28.590 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 28/3 đạt 84.233 tỷ đồng, bằng 26,7% dự toán, hoàn thành 25,4% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 13,59% so với cùng kỳ năm 2020.

    Tổng cục đánh giá, kết quả thu ngân sách của ngành hải quan tăng khá nhờ hoạt động xuất nhập khẩu khởi sắc, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
    Trong tháng 3, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước ước đạt 55,5 tỷ USD, tăng 35,9% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 28 tỷ USD, tăng 38,6% và khẩu ước đạt 27,5 tỷ USD, tăng 33,1%.

    So với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong quý 1 ước đạt 151,35 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020.

    Trong đó tổng xuất khẩu ước đạt 76,74 tỷ USD, tăng 21,1% và nhập khẩu ước đạt 74,61 tỷ USD, tăng 25,1%.

    Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 3 ước tính thặng dư 500 triệu USD. Qua đó, nâng mức thặng dư của Việt nam trong cả quý 1 ước đạt 2,14 tỷ USD.

    3 NHÓM HÀNG CÓ GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU "CHỤC TỶ USD" NGAY TỪ QUÝ 1
    Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu trong quý 1 được Tổng cục Hải quan đề cập đa số đều có sự tăng trưởng cao tới hai con số.

    Về xuất khẩu, tính tới hết quý 1, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 3,69 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm trước; Giày dép ước đạt 4,73 tỷ USD, tăng 13,5%; Thủy sản ước đạt 1,68 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước.

    Điện thoại các loại và linh kiện ngay trong tháng 3 đã ước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 16,9% so với tháng trước. Hết quý 1, đây vẫn là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch ước đạt 14,07 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.

    Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước tính đạt 4,4 tỷ USD, tăng 30,5% so với tháng trước và cả quý ước đạt hơn 11,6 tỷ USD, tăng 28,05% so với cùng kỳ năm trước…

    Nhóm hàng chủ lực là dệt may ước đạt 2,7 tỷ USD, tăng 48,3% so với tháng trước. Tuy nhiên, tính chung cả quý 1, chỉ ước đạt 7,18 tỷ USD, chỉ tăng 1,1% so cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]
    Ở chiều nhập khẩu, nhiều nhóm hàng chủ lực cũng có được gam màu sáng. Trong đó 2 nhóm hàng ngay sau quý 1 đã có kim ngạch ước tính hơn 10 tỷ USD.

    Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 3 ước đạt 5,9 tỷ USD, tăng 19,7% so với tháng trước. Ước tính cả quý 1, nhóm hàng này ước đạt 16,48 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của nước ta.

    Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng trong tháng 3 ước đạt 3,85 tỷ USD, tăng 32,3% so với tháng trước và hết quý 1 ước đạt 10,66 tỷ USD, tăng 28,8.

    Điện thoại các loại và linh kiện ước đạt 1,32 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước và cả quý ước đạt đạt 4,85 tỷ USD, tăng 48,1%.

    Ô tô nguyên chiếc các loại tiếp tục được dự báo khởi sắc trong tháng 3 với lượng nhập khẩu ước đạt 17 nghìn chiếc, trị giá đạt 348 triệu USD, tăng 69,3% về lượng và 66,3% về trị giá so với tháng trước. Ước cả quý 1 đạt 35 nghìn chiếc, trị giá đạt 771 triệu USD, tăng 31,1% về lượng và tăng 35% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

    Tính tới hết quý 1, nhập khẩu vải các loại ước đạt 2,89 tỷ USD, tăng 9,2%; Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày ước đạt ước đạt 1,44 tỷ USD, tăng 13%; Sắt thép các loại ước đạt 3,59 triệu tấn, tăng 8,6% và trị giá là 2,56 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước; Kim loại thường ước đạt 535 nghìn tấn, tăng 20% và tổng kim ngạch ước đạt 2,22 tỷ USD, tăng 48,1% so với cùng kỳ năm trước…
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Vượt được 34.5 là ngon@};-
    icbht thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    CMA CGM tiếp tục đặt thêm 2 cẩu STS siêu khổng lồ từ Doosan Vina
    30/03/2020
    Để đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu suất bốc dỡ, khai thác hết công suất thiết kế 1,5 triệu TEU của giai đoạn 1 từ năm 2022 tại cảng Gemalink, Gemadept - CMA CGM vừa ký kết hợp đồng với Doosan Vina, đặt thêm 2 cẩu bờ STS (Ship-to-shore) siêu trường siêu trọng để trang bị cho cảng có công suất lớn nhất nước này.


    Doosan Vina sẵn sàng bứt phá


    Nằm trong cụm cảng Cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Gemalink là cảng có công suất lớn nhất nước với 2,5 triệu TEU, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 đã hoàn thành, mới đi vào hoạt động và đón tàu vào khai thác chuyến đầu tiên trong tháng 1/2021. Hiện nay, cảng Gemalink đã được trang bị 6 cẩu STS (do Doosan Vina cung ứng trong năm 2020), 18 cẩu RTG và sẽ sớm có thêm 2 cẩu STS để phục vụ cho giai đoạn 1.

    2 cẩu bờ STS siêu khổng lồ và hiện đại được hai bên ký kết có thông số kỹ thuật tương tự với tổ hợp 6 cẩu trục mà Doosan Vina đã hoàn tất cung ứng vào tháng 11/2020. Mỗi cẩu trục đều có chiều cao 93m, dài 150m, rộng 27m, nặng hơn 1.700 tấn, có tầm với lên đến 70m (tương đương với 24+2 hàng container) và có khả năng bốc dỡ các container hàng hóa trọng tải lên đến 65 tấn từ các tàu mẹ cỡ lớn lên đến 200.000 DWT. Các cẩu bờ này được Doosan Vina cung ứng trọn gói từ thiết kế, chế tạo, lắp ráp, bàn giao nguyên chiếc và chuyển giao kỹ thuật vận hành.

    [​IMG]

    Cẩu bờ STS do Doosan Vina sản xuất.

    Trong chuyến thị sát tại cảng Gemalink (ngày 20/3/2021), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và lãnh đạo các cảng nằm trong cụm Cái Mép - Thị Vải, trong đó có Gemalink, cần nỗ lực tập trung phát triển hoàn thiện hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải, nhất là kết nối giữa Cái Mép và Cái Mép Hạ thành khu liên hợp logistics, nâng cao hiệu suất khai thác, đảm bảo các dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng và sự đóng góp của cảng vào GDP.

    Tổng Giám đốc Doosan Vina Jeong Young Chil cho biết: “Tôi rất vui mừng khi tiếp tục đạt được hợp đồng cung ứng thêm 2 cẩu trục STS cho cảng Gemalink. Không phải vì hợp đồng này mang lại lợi nhuận cho Công ty mà còn vì nó góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng của ngành hậu cần cảng biển theo định hướng và mục tiêu Chính phủ Việt Nam, đồng thời minh chứng cho tay nghề và trình độ kỹ thuật của đội ngũ NLĐ Việt Nam tại Doosan Vina đã thực sự trưởng thành sau một thời gian được các chuyên gia Hàn Quốc của Công ty đào tạo, chuyển giao. Họ sẽ là những chủ nhân tương lai của Doosan Vina và tôi tin rằng họ sẽ có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành cơ khí và ngành công nghiệp nặng của Việt Nam sau này”.

    Có thể thấy rằng Doosan Vina đã và đang đi đúng chủ trương và định hướng phát triển ngành hậu cần cảng biển của Việt Nam khi tập trung vào thị trường trong nước. Tính đến nay, Doosan Vina đã cung ứng một số cẩu trục bốc dỡ container cho hệ thống các cảng nội địa như: Tân cảng Sài Gòn (2 chiếc RTG), cảng Đà Nẵng (2 chiếc RTG), cảng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (2 chiếc STS) và cảng Gemalink (6 chiếc STS + 2). Những cẩu trục này chính là những cánh tay đắc lực của ngành Logistics.

    “Trong thời gian tới, Doosan Vina mong muốn sẽ có cơ hội đóng góp mạnh mẽ hơn vào việc thúc đẩy ngành hậu cần bằng việc cung ứng nhiều hơn những cẩu trục cho các cảng biển. Việc cung ứng 8 cẩu STS cho cảng quốc tế có công suất lớn nhất của Việt Nam là Gemalink đã minh chứng cho chất lượng và năng lực của Doosan Vina. Vì vậy, tôi hy vọng rằng nhà lãnh đạo các cảng biển Việt Nam hãy trao cơ hội cho chúng tôi khi có nhu cầu. Chúng tôi sẽ đáp ứng tốt tất cả các yêu cầu của các bạn” - Tổng Giám đốc Doosan Vina chia sẻ.

    Hơn một thập niên qua, Doosan Vina đã, đang và sẽ tập trung thực hiện chính sách nội địa hóa của Chính phủ. Ngoài việc chú trọng nhiều hơn đến các dự án và thị trường trong nước, Doosan Vina cũng ưu tiên mua vật tư đáp ứng yêu cầu và sử dụng các dịch vụ trong nước. Ngoài ra, Doosan Vina cũng tích cực chia sẻ, hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho các công ty địa phương, các nhà thầu phụ để giúp nhau cùng phát triển.

    Song song với việc tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, Doosan Vina luôn đề cao và đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ môi trường, an toàn, chất lượng, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ngãi và luôn tiên phong trong việc thực thi trách nhiệm xã hội thông qua các hoạt động từ thiện về y tế, giáo dục và nhà ở.

Chia sẻ trang này