☆☆☆ GMD ☆☆☆ Khủng long duy nhất đang vào mô hình Cup & Handle $$$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 18/03/2021.

7546 người đang online, trong đó có 1106 thành viên. 13:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 112253 lượt đọc và 533 bài trả lời
  1. bambo08

    bambo08 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2015
    Đã được thích:
    7.970
    Moody’s nâng triển vọng kinh tế Việt Nam lên tích cực
    Moody’s vừa giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 và nâng triển vọng từ tiêu cực lên tích cực.

    Cơ sở để hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s đưa ra đánh giá này là dựa vào sự cải thiện sức mạnh tài khoá, tiềm năng tăng trưởng kinh tế thông qua thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hưởng lợi từ sự tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.

    Trước đó vào cuối 2019, Moody's đánh giá xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam tiêu cực, phản ánh lo ngại xung quanh những thiếu sót trong quản lý hành chính dẫn đến việc chậm thanh toán nghĩa vụ nợ gián tiếp. Hiện nay, Moody’s ghi nhận điểm số về sức mạnh thể chế được tăng cường trong việc quản lý ngân sách, quản lý nợ, rủi ro chậm trễ thanh toán nợ giảm bớt.

    Triển vọng tăng trưởng kinh tế trong trung hạn được Moody’s nhận định là đầy hứa hẹn nhờ cải thiện vị thế tài khoá và nợ. Bên cạnh đó, Việt Nam có tiềm năng hưởng lợi từ xu thế dịch chuyển toàn cầu về sản xuất, thương mại và tiêu dùng hậu đại dịch với sức cạnh tranh của ngành chế biến chế tạo và khu vực kinh tế đối ngoại năng động.

    Tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu của Việt Nam đã tăng nhanh kể từ năm 2010 và theo kịp các nước trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ những thay đổi trong sản xuất và thương mại khi tham gia các hiệp định lớn.

    Moody's kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ củng cố vị thế cạnh tranh của Việt Nam đối với sản phẩm có giá trị thấp như giày dép và hàng may mặc, đồng thời là trung tâm của chuỗi cung ứng công nghệ khu vực để sản xuất điện thoại thông minh, chất bán dẫn và các sản phẩm điện tử khác. Hội nhập thương mại cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông và hậu cần của Việt Nam, vốn kém phát triển hơn so với các nền kinh tế Đông Nam Á khác nhưng đang bắt kịp về hiệu quả.

    Bên cạnh đó, khi các công ty đặt mục tiêu đa dạng hóa sản xuất ở châu Á, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do chi phí lao động cạnh tranh, ổn định chính trị và các ưu đãi có lợi cho thương mại và đầu tư.

    Moody’s cũng đánh giá các giải pháp chính sách phát triển và kiềm chế dịch bệnh hiệu quả của Việt Nam đã hỗ trợ hoạt động kinh tế trong nước và giao thương quốc tế phục hồi nhanh chóng, hỗ trợ thu ngân sách. Về lâu dài, chính phủ đặt mục tiêu cải thiện việc tuân thủ thuế, tăng cường chú ý thu thuế doanh nghiệp kỹ thuật số và doanh nghiệp khu vực phi chính thức, mặc dù hiệu quả của các biện pháp này vẫn chưa được nhìn thấy.

    [​IMG]














    Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's.

    Theo Moody’s, xếp hạng tín nhiệm quốc gia ở mức Ba3 được củng cố bởi những điểm mạnh và điểm yếu. Việt Nam là một nền kinh tế lớn, đa dạng với tiềm năng tăng trưởng cao, có khả năng chống chịu với các cú sốc và năng lực của hệ thống tài chính trong nước để tài trợ cho các khoản vay của Chính phủ với chi phí thấp. Tuy nhiên, rủi ro có thể xuất phát từ những yếu kém dai dẳng do sự thiếu minh bạch trong quản lý doanh nghiệp nhà nước và rủi ro kéo dài trong hệ thống ngân hàng.

    Giám sát hệ thống ngân hàng của Việt Nam yếu hơn so với các nước trong khu vực khiến Moody's đánh giá tính nhạy cảm với rủi ro sự kiện. Bất chấp những cải thiện gần đây về khả năng sinh lời, chất lượng tài sản,... vốn hóa nói chung của các nhà băng vẫn ở mức tương đối yếu, bị hạn chế bởi khả năng hạn chế của chính phủ trong việc bơm vốn.

    Một số ngân hàng quốc doanh vẫn còn thiếu vốn và phải chịu trách nhiệm tiềm tàng đối với chính phủ. Những căng thẳng này cũng có thể dẫn đến tái xuất hiện bất ổn tài chính, dẫn đến lạm phát cao hơn, tăng chi phí trả nợ hoặc làm xấu đi vị thế thanh toán bên ngoài của đất nước.

    Ngoài ra, trong đợt đánh giá xếp hạng tín nhiệm lần này, Moody’s cũng cân nhắc về yếu tố môi trường, xã hội, vấn đề ô nhiễm khí hậu, thời tiết cực đoan, cân bằng nhân khẩu học... là những vấn đề Việt Nam cần quan tâm.

    Quỳnh Trang
    BigDady1516 thích bài này.
  2. tunhanson

    tunhanson Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2020
    Đã được thích:
    8.234
    Giá đang đẹp, vào chén thôi.
    rossagroup, nguyentrinamBigDady1516 thích bài này.
  3. deplelensan

    deplelensan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2014
    Đã được thích:
    554
    Đang giảm sấp mặt kìa :))
    BigDady1516 thích bài này.
  4. tunhanson

    tunhanson Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2020
    Đã được thích:
    8.234
    Giảm thì mới giá đẹp mà chén chứ cụ. FOMO để chết à.
    rossagroup, nguyentrinamBigDady1516 thích bài này.
  5. bambo08

    bambo08 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2015
    Đã được thích:
    7.970
    đoạn này giá rổ khó khăn lắm à
    BigDady1516 thích bài này.
  6. quocnamnam

    quocnamnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2010
    Đã được thích:
    663
    Xưa có TCM, nay có DRC và sắp có GMD tăng khủng.
    BigDady1516bambo08 thích bài này.
  7. tunhanson

    tunhanson Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2020
    Đã được thích:
    8.234
    GMD đang tích lũy quá đẹp, không mua con này thì mua con nào.
    rossagroup, nguyentrinamBigDady1516 thích bài này.
  8. bambo08

    bambo08 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2015
    Đã được thích:
    7.970
    Xuất siêu 1,81 tỷ USD tính đến 15/3, xuất khẩu khu vực FDI tăng mạnh
    19-03-2021 - 10:54 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư


    [​IMG]
    Theo báo cáo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3/2021 (từ ngày 01/3 đến ngày 15/3/2021) đạt 26,36 tỷ USD, tăng 22% (tương ứng tăng 4,76 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 02/2021.


    [​IMG]
    Gói hỗ trợ 6.000 tỷ đào tạo lại lao động: Tránh gây khó khăn cho doanh nghiệp

    Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 3/2021 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/3/2021 đạt 122,21 tỷ USD, tăng 24,2%, tương ứng tăng 23,80 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2020.

    Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 86,91 tỷ USD, tăng 30,1% (tương ứng tăng tới 20,12 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 35,3 tỷ USD, tăng 11,6% (tương ứng tăng 3,68 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020.

    Trong kỳ 1 tháng 3 năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 239 triệu USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3/2021, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,81 tỷ USD. Như vậy, con số xuất siêu đã giảm gần 1 tỷ USD so với thời điểm cách đây một tháng (tính từ đầu năm đến 15/2 Việt Nam xuất siêu 2,76 tỷ USD).

    Về xuất khẩu:

    Tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3 năm 2021 đạt 13,3 tỷ USD, tăng 30% (tương ứng tăng 3,07 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 02/2021.

    Trị giá xuất khẩu kỳ 1 tháng 3/2021 tăng so với kỳ 2 tháng 02/2021 ở một số nhóm hàng sau: hàng dệt may tăng 565 triệu USD, tương ứng tăng 79,6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 398 triệu USD, tương ứng tăng 22,6%; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng tăng 392 triệu USD, tương ứng tăng 32,6%; gỗ & sản phẩm gỗ tăng 281 triệu USD, tương ứng tăng 69,7%...

    Như vậy, tính đến hết 15/3/2021, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 62,01 tỷ USD, tăng 22,7% tương ứng tăng 11,47 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.

    Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng tăng 3,22 tỷ USD, tương ứng tăng 81,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 2,44 tỷ USD, tương ứng tăng 34,9%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 1,47 tỷ USD, tương ứng tăng 14,4%... so với cùng kỳ năm 2020.

    [​IMG]
    Biểu đồ 1: Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ từ 01/01/2021 đến 15/3/2021 và cùng kỳ năm 2020 Nguồn: Tổng cục Hải quan


    Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 3/2021 đạt 9,86 tỷ USD, tăng 24,6%, tương ứng tăng 1,94 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 02/2021. Tính đến hết ngày 15/3/2021, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 46,85 tỷ USD, tăng 29,9%, tương ứng tăng 10,79 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 75,5% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

    Về nhập khẩu:

    Tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3/2021 đạt 13,06 tỷ USD, tăng 14,9% (tương ứng tăng 1,69 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 02/2021.

    Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 3/2021 tăng so với kỳ 2 tháng 02/2021 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tửu & linh kiện tăng 283 triệu USD, tương ứng tăng 11,1%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng tăng 239 triệu USD, tương ứng tăng 14,9%; hạt điều tăng 103 triệu USD, tương ứng tăng 76,4%...

    Như vậy, tính đến hết 15/3/2021, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 60,2 tỷ USD, tăng 25,8% (tương ứng tăng 12,34 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020.

    Trong đó một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 2,31 tỷ USD, tương ứng tăng 20,8%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 2,04 tỷ USD, tương ứng tăng 30,9%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 1,49 tỷ USD, tương ứng tăng 55,7%... so với cùng kỳ năm 2020.

    [​IMG]
    Biểu đồ 2: Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 01/01/2021 đến 15/3/2021 và cùng kỳ năm 2020 Nguồn: Tổng cục Hải quan

    Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 8,54 tỷ USD, tăng 13,6% (tương ứng tăng 1,02 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 02/2021. Tính đến hết ngày 15/3/2021, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 40,06 tỷ USD, tăng 30,4% (tương ứng tăng 9,33 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 66,6% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

    Xuất khẩu điện thoại và linh kiện Made in Vietnam sang Trung Quốc tăng 102,5% trong 2 tháng
    Thái Quỳnh

    Theo Nhịp sống kinh tế
    nguyentrinamBigDady1516 thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Nay nhiều bác chốt non ace ăn mạnh ! Chiều xanh vượt 34 là đẹp @};-
    HAP trên 20 tính@};-
    GMD về vùng 6x@};-
    --- Gộp bài viết, 19/03/2021, Bài cũ: 19/03/2021 ---
    Đơ rồi mua lên cũng chịu hic Sang tuần gom thêm vậy @};-
    xgameno1, icbhtquocnamnam thích bài này.
    quocnamnam đã loan bài này
  10. quoc1408

    quoc1408 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/04/2020
    Đã được thích:
    7
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra “cửa ngõ giao thương phía Nam”
    (Chinhphu.vn) - Sáng nay, 20/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi kiểm tra hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải, trong đó có bến cảng nước sâu lớn nhất, quy mô nhất cả nước.



    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến kiểm tra bến cảng Gemalink khi cảng mới đón tàu vào khai thác chuyến đầu tiên vào tháng 1/2021. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
    Cùng đi có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, lãnh đạo một số bộ, ngành và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

    Chuyến kiểm tra của Thủ tướng diễn ra 1 tuần sau khi tổ chức Hội nghị Hội nghị quy mô lớn Chính phủ về phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu tại Cần Thơ, “thủ phủ của miền Tây”. Một trong những điểm “mấu chốt” đối với sự phát triển khu vực này chính là kết cấu hạ tầng giao thông, logistics, liên kết vùng. Trong đó, hệ thống cảng biển đóng vai trò quan trọng, là “cửa ngõ phía Nam”, lối ra cho hàng hóa, nông sản của của vùng.

    [​IMG]
    Gemalink là cảng nước sâu lớn nhất cả nước, nằm trong phạm vi cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Ảnh: VGP/Quang Hiếu


    Dài hơn 20 km, chiếm hơn 30% lượng hàng hóa xuất khẩu bằng container của cả nước, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, cụm cảng biển sâu ở Bà Rịa - Vũng Tàu, ở cửa sông Thị Vải và sông Cái Mép, được đánh giá có mức tăng trưởng hàng hóa cao hàng đầu khu vực và được kỳ vọng sẽ trở thành cửa ngõ giao thương phía Nam.

    [​IMG]
    Những cẩu bờ hiện đại tại cụm cảng Cái Mép-Thị Vải. Ảnh: VGP/Quang Hiếu


    Nếu năm 2013, tại Cái Mép - Thị Vải mới thiết lập được 8 tuyến vận tải, năm 2019 là 23 tuyến vận tải thì đến nay đã hình thành 32 tuyến. Trong đó có 25 tuyến quốc tế và 7 tuyến nội địa. Tháng 10/2020, cảng đã đón tàu container Margrethe Maersk (trọng tải trên 214.000 tấn, sức chở hơn 18.300 TEU, dài gần 400m, rộng 59m) - một trong những tàu container lớn nhất thế giới hiện nay, trở thành một trong số khoảng 20 cảng lớn trên thế giới có đủ năng lực tiếp nhận tàu kích cỡ này.

    [​IMG]
    Cảng Gemalink đưa vào khai thác với công suất giai đoạn 1 là 1,5 triệu Teus/năm. Ảnh: VGP/Quang Hiếu


    Ba năm qua, sản lượng hàng hóa qua cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng rất nhanh, đạt bình quân gần 18%/năm. Năm 2020 cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt 7,55 triệu Teu, vượt dự báo hàng hóa cho thời điểm năm 2020. Với tốc độ phát triển 18% mỗi năm như hiện nay, chủ yếu là hàng đi tuyến xa, sử dụng tàu lớn, chỉ cần 3 năm nữa là lượng hàng qua cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải sẽ tăng gấp đôi.

    [​IMG]
    Ảnh: VGP/Quang Hiếu


    Đầu năm 2021, bến cảng Gemalink, cảng nước sâu lớn nhất cả nước, nằm trong phạm vi cụm cảng Cái Mép - Thị Vải đã được đưa vào khai thác với công suất giai đoạn 1 là 1,5 triệu Teus/năm, góp phần nâng tổng công suất khai thác tại Cái Mép - Thị Vải lên 8,3 triệu Teus/năm. Như vậy, sản lượng thông qua 7,55 triệu Teu năm 2020 đã đạt gần 91% công suất thiết kế các bến cảng.

    [​IMG]
    Tổng công suất cụm cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải hiện 8,3 triệu Teus/năm, trong đó năm 2020 đạt mức thông quan 7,55 triêu Teu, tương đương 91%. Ảnh: VGP/Quang Hiếu


    Có thể thấy, nguy cơ quá tải cung cầu cảng biển cho tàu lớn tại Cái Mép - Thị Vải đã hiển nhiên. Ngoài ra, quá trình đưa hàng hóa xuống Cái Mép - Thị Vải còn gặp nhiều khó khăn khi thường xuyên xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông. Vấn đề này đã được nhận diện và nhiều giải pháp đã được triển khai.

    Trong sáng nay, Thủ tướng đã đến kiểm tra bến cảng Gemalink khi cảng mới đón tàu vào khai thác chuyến đầu tiên vào tháng 1/2021.

    [​IMG]
    Với tốc độ phát triển 18% mỗi năm như hiện nay, chủ yếu là hàng đi tuyến xa, sử dụng tàu lớn, chỉ cần 3 năm nữa là lượng hàng qua cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải sẽ tăng gấp đôi. Ảnh: VGP/Quang Hiếu


    Đây là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, là một trong số 19 cảng lớn của thế giới đón được các siêu tàu lớn nhất thế giới hiện nay. Đây là cảng có quy mô lớn nhất Việt Nam. Cảng không những lớn về tổng mức đầu tư 520 triệu USD cho 2 giai đoạn (trong đó giai đoạn 1 đã hoàn thành là 330 triệu USD) mà còn là cảng có công suất lớn nhất nước với 2,5 triệu Teus. Cảng được trang bị bởi những siêu cẩu bờ (STS) được thiết kế và sản xuất tại Việt Nam. Cảng sẽ chính thức khai trương vào tháng 5/2021 và sẽ khai thác ít nhất 80% công suất thiết kế ngay trong năm nay và sẽ khai thác hết công suất từ năm 2022. Thủ tướng cũng đến kiểm tra bến cảng quốc tế Tân Cảng Cái Mép.

    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Tân Cảng-Cái Mép. Ảnh: VGP/Quang Hiếu


    Tại đây, Thủ tướng đã được nghe báo cáo về tình hình quy hoạch hệ thống cảng Bà Rịa – Vũng Tàu, hệ thống giao thông kết nối, hiện trạng và định hướng quy hoạch khu bến Cái Mép – Thị Vải.

    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nghe báo cáo tình hình hoạt động của Tân Cảng-Cái Mép. Ảnh: VGP/Quang Hiếu


    Sau chuyến kiểm tra, Thủ tướng sẽ có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải nhằm đánh thức tiềm năng phát triển cảng Cái Mép – Thị Vải, logistics, tập trung vào phát triển hạ tầng giao thông vận tải kết nối khu vực.

    [​IMG]
    Ảnh: VGP/Quang Hiếu
    xgameno1, bambo08BigDady1516 thích bài này.

Chia sẻ trang này