GMD-SZC-DIG sẽ tạo động lực cho bà rịa vũng tàu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stocker_healer, 07/07/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3279 người đang online, trong đó có 348 thành viên. 19:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5194 lượt đọc và 37 bài trả lời
  1. stocker_healer

    stocker_healer Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2020
    Đã được thích:
    2.947
    Mở cảng biển đón sóng FDI
    Hải Vân Thứ Ba | 04/08/2020 08:00

    [​IMG]
    Khu Công nghiệp DEEP C - Hải Phòng.

    Phát triển các khu công nghiệp ven biển là hướng đi tích cực.




    Hướng đi tích cực

    BW Industrial, liên doanh giữa Warburg Pincus và Becamex IDC, đã nối gót quyết định của các nhà phát triển bất động sản tên tuổi mở khu công nghiệp trên bán đảo Đình Vũ, Hải Phòng. Dự án này có thể được mở cửa vào tháng 9 tới.

    Trước BW Industrial, đầu tư vào Đình Vũ đã có Rent-A-Port NV, một tập đoàn của Bỉ, với tổ hợp công nghiệp DEEP C đang chiếm 20% tổng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Hải Phòng. Cũng như Hải Phòng, chính quyền các tỉnh ven biển của Việt Nam đang tích cực thu hút FDI vào các dự án kinh tế và công nghiệp ven biển, trong bối cảnh kinh tế trong nước suy giảm.

    Năm ngoái, chính quyền Quảng Ninh đã tung ra các ưu đãi về thuế và quỹ đất để thu hút FDI vào khu kinh tế ven biển Quảng Yên, nơi Rent-A-Port NV có thể sử dụng ngay quỹ đất có sẵn để xây dựng DEEP C III và cảng nước sâu, đủ sức tiếp nhận tàu cỡ lớn, trọng tải trên 30.000 DWT.

    Phát triển các khu công nghiệp ven biển là hướng đi tích cực trong bối cảnh phát triển ngành công nghiệp ở Việt Nam còn dàn trải và chưa hiệu quả. Các khu công nghiệp trên cả nước đang hạn chế cả về số lượng lẫn quy mô đất sử dụng. Tính đến hết tháng 6.2017, cả nước có 325 khu công nghiệp được thành lập trên tổng diện tích đất 94.900 ha, nhưng đến cuối tháng 3.2020, chỉ tăng lên 335 khu công nghiệp, với tổng diện tích đất sử dụng khoảng 97.800 ha (số liệu của Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

    Tesa, một trong những thương hiệu có tầm ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực sản xuất băng dính công nghệ cao phục vụ ngành công nghiệp điện tử và ô tô tại Đức, là một trong số ít các nhà đầu tư châu Âu công bố xây nhà máy mới trong DEEP C hồi giữa tháng 6, thời điểm hầu hết các quốc gia trên thế giới đóng cửa kinh tế để chặn dịch. “Nhà máy tại Tô Châu, Trung Quốc sẽ chạm mức công suất tối đa vào năm 2025 sau khi đã mở rộng”, ông Stefan Schmidt, Trưởng phòng mảng mua hàng, logistics và sản xuất trên phạm vi toàn cầu của Tesa, cho biết.

    “Số khách hàng quan trọng của Tesa chuyển tới Việt Nam ngày càng nhiều”, ông Stefan cho hay. Không đả động về việc rút vốn ra khỏi Trung Quốc, nhưng Stefan khẳng định khoản đầu tư 55 triệu euro sẽ giúp Tesa đưa vào vận hành cơ sở sản xuất thứ 15 trên thế giới vào năm 2023 và Việt Nam là cơ hội để Tesa rút ngắn con đường đến với khách hàng, các nhà cung cấp trong khu vực Đông Nam Á và tại Trung Quốc.

    [​IMG]
    Nút giao thông Quảng An - Hạ Long
    Ảnh hưởng từ đại dịch khiến làn sóng dịch chuyển vốn ra ngoài Trung Quốc đang chậm lại, khiến thị trường bất động sản công nghiệp nửa đầu năm 2020 có phần chậm lại. Ông Koen Soenens, Giám đốc Kinh doanh và Marketing của DEEP C, cho biết: “Trong ngắn hạn, rất ít khách hàng đến khảo sát khu công nghiệp, thậm chí nhân viên của công ty cũng không thể đến Việt Nam làm việc”.

    Ông cho đây là khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp cỡ vừa như DEEP C, khác với những công ty lớn như Samsung hay LG; họ có đủ năng lực tài chính thuê những chuyến bay riêng và xin cơ chế đặc biệt của Chính phủ.

    [​IMG]

    Xu thế tất yếu

    Dù vậy, khu công nghiệp gần biển là xu thế tất yếu cho sự phát triển logistics của Việt Nam trong tương lai. Kinh nghiệm của Singapore, quốc gia phát triển logistics thứ 2 trên thế giới với mức đóng góp khoảng 8% GDP/năm, là thông qua xây dựng các khu công nghiệp tại những cảng biển, từ đó mở rộng xây dựng các trung tâm logistics, trung tâm thương mại tự do và các trung tâm phân phối hàng hóa khu vực.

    Ông Koen cho hay, DEEP C vẫn ưu tiên các dự án cận biển bên cạnh việc phát triển một số khu công nghiệp sâu trong đất liền. Theo quan sát của ông, Việt Nam không có nhiều khu công nghiệp gần biển nhưng lại có quá nhiều khu công nghiệp nằm trong đất liền. Việc một nhà máy đặt ở sâu trong đất liền, nhập nguyên vật liệu từ cảng biển về và xuất sản phẩm đầu cuối ra cảng, làm tăng chi phí vận tải và tắc nghẽn giao thông. Trong ngành này, ông Koen nói: “Giá thuê không phải là vấn đề, khách hàng sẵn sàng trả giá cao cho các vị trí đẹp”.

    [​IMG]

    Trong khi đó, ông Hồ Kim Lân, Tổng Thư ký Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, cho rằng hiện nay, ngoài cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện), cảng biển Việt Nam đang dần lạc hậu với xu thế container hóa của thế giới bởi tình trạng phân mảnh, các bến cảng thiếu sự liên thông.

    Theo Cục Hàng hải Việt Nam, căn cứ quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, nguồn vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển khoảng 100.000 tỉ đồng. Dự báo đến năm 2030, với lượng hàng hóa gấp 2 lần như hiện nay thì nhu cầu về vốn đầu tư cũng cần tương ứng.

    Ông Don Lam, Tổng Giám đốc VinaCapital, tin rằng: “Khoảng 20% năng lực sản xuất sẽ được chuyển dịch khỏi Trung Quốc sang các nước khác trong năm tới”. Tất nhiên, không phải tất cả toàn bộ dòng dịch chuyển này sẽ đổ vào Việt Nam. Ông Don Lam nói rằng Chính phủ cần nhanh chóng cải thiện những hạn chế để Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong việc thu hút thêm nguồn lực FDI. Một trong số đó là đẩy nhanh tiến độ cải thiện cơ sở hạ tầng do chi phí hậu cần của Việt Nam vẫn luôn nằm trong top cao nhất khu vực.

    Việc xây dựng cảng nước sâu bên cạnh các khu công nghiệp sẽ giúp Việt Nam giải quyết bài toán về nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu thành phẩm. Phát triển các tuyến đường vành đai hợp lý xung quanh Hà Nội và TP.HCM có thể giúp thông thoáng khu vực trung tâm và kết nối tốt hơn với các khu vực phụ cận đang phát triển, chìa khóa để giảm tắc nghẽn giao thông. Tuy nhiên, về lâu dài Chính phủ có thể cân nhắc việc hình thành cụm công nghiệp xung quanh các khu vực tiềm năng.

    “Chiến lược cụm công nghiệp sẽ tạo ra lợi ích kép, vừa tối đa hóa vốn FDI vừa củng cố và tạo ra niềm tin của doanh nghiệp để định vị sản xuất giá trị gia tăng cao hơn”, ông Don Lam nhận xét. Tuy nhiên, để thực sự mở rộng chuỗi cung ứng của mình, các công ty này cần đảm bảo tìm được nguồn cung ứng tiềm năng từ một loạt nhà cung ứng khác nhau. Tổng Giám đốc VinaCapital hy vọng những công ty này sẽ sớm phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam và điều đó sẽ mang lại lợi ích lớn cho ngành công nghiệp trong nước.
  2. stocker_healer

    stocker_healer Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2020
    Đã được thích:
    2.947
    Gemadept (GMD) báo lãi 250 tỷ đồng nửa đầu năm, hoàn thành 50% chỉ tiêu lợi nhuận theo kịch bản tốt nhất năm
    [​IMG]
    Năm 2020 Gemadept xây dựng 2 kịch bản cho kế hoạch kinh doanh dựa vào chỉ số GDP.
    CTCP Gemadept (mã chứng khoán GMD) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 với doanh thu và lợi nhuận đều giảm sút so với cùng kỳ.

    Cụ thể, tính riêng quý 2 doanh thu thuần đạt 607 tỷ đồng, giảm 9,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên chi phí giá vốn giảm đến 13% nên lợi nhuận gộp thu về đạt hơn 257 tỷ đồng, giảm nhẹ so với số lãi gộp hơn 265 tỷ đồng ghi nhận trong quý 2 năm ngoái.

    Đáng chú ý, doanh thu tài chính quý 2 năm ngoái đạt gần 94 tỷ đồng, tăng 88,5 tỷ đồng so với quý 2 năm nay chủ yếu do năm ngoái công ty ghi nhận lãi từ thanh lý các khoản đầu tư. Chi phí tài chính tăng 3,5 tỷ đồng, lên mức 41,2 tỷ đồng – chủ yếu là chi trả lãi vay và lỗ tỷ giá.

    Tính đến hết quý 2/2020 Gemadept còn khoản vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 729 tỷ đồng (tăng 77 tỷ đồng so với đầu năm) và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn 1.299 tỷ đồng (giảm 126 tỷ đồng so với đầu năm).

    Trong quý 2, doanh thu giảm cũng kéo theo chi phí bán hàng giảm được 5,5 tỷ đồng, xuống còn gần 30 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm được 6,3 tỷ đồng, xuống còn hơn 70 tỷ đồng. Ngoài ra khoản lợi nhuận khác ghi nhận trong quý gần 1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi âm 47 tỷ đồng do chi phí đầu tư không hiệu quả.

    Những nguyên nhân trên dẫn tới lợi nhuận sau thuế cả quý còn gần 128 tỷ đồng, giảm 36,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 102 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 doanh thu Gemadept đạt 1.208 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt gần 282 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 28% xuống còn hơn 250 tỷ đồng.

    Năm 2020 Gemadept xây dựng 2 kịch bản cho kế hoạch kinh doanh dựa vào chỉ số GDP. Theo đó, kịch bản thứ nhất GDP năm 2020 đạt 4,8% thì Gemadept dự kiến doanh thu đạt 2.150 tỷ đồng, giảm 19% so với năm 2019 còn lợi nhuận sau thuế giảm 29% xuống còn 500 tỷ đồng. Kịch bản thứ 2 khi GDP năm 2020 đạt 4%, Gemadept dự báo doanh thu giảm 24% so với năm 2019 xuống còn 2.000 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế giảm đến 39% xuống còn 430 tỷ đồng.

    Như vậy, dù tính theo kịch bản nào thì kết thúc quý 2 Gemadept đều đã hoàn thành 50% chỉ tiêu lợi nhuận theo kịch bản 1 và hơn 58% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm theo kịch bản thứ 2.
  3. stocker_healer

    stocker_healer Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2020
    Đã được thích:
    2.947

    Gemadept đạt 348 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 7 tháng
    Xét riêng tháng 7, công ty đạt 208 tỷ đồng doanh thu và 44 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ. Công ty thực hiện 65% kế hoạch doanh thu và 70% kế hoạch lợi nhuận trước thuế ở kịch bản GDP đạt 4,8%.

    [​IMG]
    Tường Như Thứ hai, 24/8/2020, 10:26 (GMT+7)


    Công ty Gemadept (HoSE: GMD) công bố BCTC hợp nhất 7 tháng đầu năm với doanh thu thuần 1.416 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 348 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 260 tỷ đồng. Đây là tháng đầu tiên công ty công bố BCTC tháng nên không có số so sánh cùng kỳ năm trước.

    Trừ đi số liệu công bố nửa đầu năm, xét riêng tháng 7, công ty đạt 208 tỷ đồng doanh thu và 44 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ.

    Ban lãnh đạo Gemadept cho biết dịch bệnh Covid-19 diễn ra đe dạo toàn cầu, gây ra những xáo trộn khôn lường và thiệt hại nặng nề đối với các mặt của đời sống xã hội và nền kinh tế. Lĩnh vực kinh doanh chính của Gemadept khai thác cảng và logistics được xác định là 1 trong 9 ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Theo đó, năm 2020, doanh nghiệp logistics đề ra kế hoạch kinh doanh dựa trên 2 kịch bản GDP ở mức 4,8% và 4%. Cụ thể, doanh thu kế hoạch 2.150 tỷ đồng hoặc 2.000 tỷ đồng, lãi trước thuế 500 tỷ hoặc 430 tỷ đồng; lần lượt giảm từ 19% đến 24% và từ 29% đến 39% so với thực hiện năm 2019.

    Sau 7 tháng, công ty thực hiện 65% kế hoạch doanh thu và 70% kế hoạch lợi nhuận trước thuế ở kịch bản GDP đạt 4,8%.
  4. cuongdailoi

    cuongdailoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2012
    Đã được thích:
    14.005
    múc thuui cụ
    stocker_healer thích bài này.
  5. stocker_healer

    stocker_healer Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2020
    Đã được thích:
    2.947
    target 25 cụ
  6. stocker_healer

    stocker_healer Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2020
    Đã được thích:
    2.947
    GMĐ-DIG-SZC đều xanh
    vẫn giữ nguyên quan điểm đầu tư dài hạn 3 em này
    BRVT sẽ là ngội sao sáng trong nhiều năm tới
    https://danviet.vn/ba-ria-vung-tau-...oc-gia-gan-400000-ty-dong-202009231504265.htm
    ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    Bà Rịa – Vũng Tàu: 5 năm đóng ngân sách quốc gia gần 400.000 tỷ đồng
    Nha Mẫn Thứ tư, ngày 23/09/2020 16:15 PM (GMT+7)
    Aa Aa+
    5 năm qua Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) đã tạo nên nhiều bước chuyển biến cho sự phát triển toàn diện của tỉnh nhà, thu ngân sách đạt gần 400.000 tỷ đồng.

    Bình luận 0


    5 năm đạt nhiều thành tựu nổi bật
    Theo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VI, nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã nỗ lực, quyết tâm cao trong công tác xây dựng Đảng và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

    [​IMG]
    Tàu du lịch quốc tế ghé thăm Bà Rịa - Vũng Tàu.

    Kết quả qua 5 năm thực hiện nghị quyết, Đảng bộ tỉnh BR-VT đã đạt được những thành quả cao trên tất cả các lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính, cải cách hành chính, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng và nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

    Trong 5 năm qua, Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát triển mạnh trên cả 5 lĩnh vực: công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng, du lịch và nông nghiệp áp dụng công nghệ cao. Song song với đó là xây dựng mô hình kinh tế bền vững, kiên trì mục tiêu thu hút đầu tư có chọn lọc, thu ngân sách nội địa vượt 1,8 lần so với thu từ dầu khí. Hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ; công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng, đất đai, môi trường từng bước chặt chẽ hơn, tương tác giữa chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng gia tăng và hiệu quả…

    [​IMG]
    Nông nghiệp áp dụng công nghệ cao đang phát triển rất mạnh ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    Trong đó hệ thống cảng biển có sự chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt là cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Dịch vụ hậu cần cảng được quan tâm đầu tư và đạt kết quả tích cực. Tỉnh cũng triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để du lịch có nhiều chuyển biến, tạo được sức hút đối với các nhà đầu tư lớn.

    Tiếp nối cái cũ, phát triển mạnh cái mới
    Đó là việc phát triển thêm 53 tuyến du lịch và 15 sản phẩm du lịch mới, đưa vào khai thác một số dự án du lịch cao cấp. Trong đó, hành lang du lịch tuyến ven biển Vũng Tàu - Long Hải - Phước Hải - Bình Châu đang được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, chất lượng ngày càng cao, đáp ứng tốt nhu cầu xã hội, thị trường xuất khẩu được mở rộng.

    Kim ngạch xuất khẩu đạt 22,1 tỷ USD (tăng 10,87%/năm), nhiều sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh ở các thị trường yêu cầu cao như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ…

    [​IMG]
    Địa điểm du lịch được đầu tư đồng bộ

    Nhờ vậy đến nay, hiệu quả hoạt động của hệ thống cảng đang ngày càng được nâng lên, tổng công suất khai thác của hệ thống cảng năm 2020 ước đạt 75 triệu tấn/năm; công suất khai thác cảng tăng từ 40% năm 2015 lên 53% năm 2020, trong đó hàng container bằng tàu biển đạt bình quân 2,93 triệu TEU/năm, tăng 23%/năm. Hệ thống cảng biển có sự chuyển biến mạnh mẽ, dịch vụ hậu cần cảng được quan tâm đầu tư và đạt kết quả tích cực.

    Bà Rịa - Vũng Tàu đã quy hoạch tổng thể có 69 dự án cảng, trong đó đã triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động 48 dự án với công suất 141,5 triệu tấn/năm.


    Tổng thu ngân sách trong 5 năm 2015-2020 của Bà Rịa- Vũng Tàu đạt 384.830 tỷ đồng (luôn đứng tốp đầu cả nước về đóng góp ngân sách quốc gia). Cơ cấu thay đổi theo hướng bền vững, tích cực, tỷ trọng thu nội địa vượt cao so với thu từ dầu khí.

    Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định, nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh ưu tiên dành 20.000 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng kết nối giao thông liên cảng, liên vùng.

    [​IMG]
    Phiên trù bị đại hội lần VII nhiệm kỳ 2020 - 2025

    Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo cũng chỉ ra những tồn tại như: 7 chỉ tiêu kinh tế và môi trường chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Công nghiệp hỗ trợ phát triển chưa được như kỳ vọng, một số dự án công nghiệp lớn tiến độ còn chậm; mặc dù số lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển mặc dù đang tăng cao nhưng lượng hàng container mới đạt 53% công suất thiết kế cảng.

    Việc đầu tư hạ tầng giao thông kết nối, nạo vét luồng lạch còn chậm, không gian cho dịch vụ logistics còn ít, chưa hình thành Trung tâm Kiểm tra chuyên ngành tập trung nên ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và hiệu quả của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Các cơ sở nghỉ dưỡng cao cấp và sản phẩm du lịch có tăng nhưng chưa nhiều; nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu; việc triển khai một số dự án du lịch trọng điểm còn chậm…

    Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Công Vinh, Giám đốc Sở KH-ĐT cho biết, Bà Rịa - Vũng Tàu hiện chiếm gần 10% tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của cả nước và đang đứng vị trí thứ 4/63 tỉnh thành về thu hút vốn FDI. Suất đầu tư FDI tại Bà Rịa - Vũng Tàu có quy mô khá cao, trung bình đạt 86,7 triệu USD/dự án.

    Điều này thể hiện thế mạnh của tỉnh, để phát triển các dự án công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, logistics, cảng biển... Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu hết nằm gần hệ thống cảng biển nước sâu, rất thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Để đạt kết quả trên, tỉnh phải thu hút đầu tư có chọn lọc, chú trọng thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, có tính lan tỏa, ít thâm dụng lao động và không xâm hại môi trường, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững.

    Ngoài ra, địa phương luôn nỗ lực tạo dựng môi trường thu hút đầu tư tích cực, lành mạnh, trách nhiệm; hợp tác, đồng hành và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư.

    Bà Rịa – Vũng Tàu: Tổ chức phiên trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VII
    Trong Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020- 2025 tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu xác định tập trung thực hiện đồng bộ 7 nhóm giải pháp phát triển cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên cơ sở Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU.

    Trong đó tiếp tục tập trung đầu tư hạ tầng giao thông kết nối đa phương thức, kết nối liên vùng và khu vực, hình thành hệ sinh thái logistics để cụm cảng Cái Mép - Thị Vải thực sự trở thành cảng trung chuyển hàng hóa quốc tế; nghiên cứu triển khai, thu hút đầu tư cảng tàu khách quốc tế chuyên biệt tạo động lực mới cho phát triển du lịch.



    Tiếp tục cải cách các thủ tục, tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng; duy tu, nạo vét, bảo đảm an ninh, an toàn trên các tuyến luồng hàng hải và tại các bến cảng. Tập trung triển khai các dự án: Đường 991B, cầu Phước An, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Long Sơn - Cái Mép, Phước Hòa-Cái Mép, đường sau cảng Mỹ Xuân - Thị Vải; xúc tiến các thủ tục để khởi động xây dựng đường sắt kết nối cảng, Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ, Trung tâm kiểm tra chuyên ngành tập trung; thúc đẩy phát triển các dự án cảng thủy nội địa.
    --- Gộp bài viết, 24/09/2020, Bài cũ: 24/09/2020 ---
    IR GMD
    https://www.gemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin/IR/Ban tin IR 1H-2020.pdf
    goupmore đã loan bài này
  7. stocker_healer

    stocker_healer Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2020
    Đã được thích:
    2.947
    Lầnđầu tiên thấy DIG tím, target cuối năm 25
    có tin đồn Him Lam đang gom DIG
    --- Gộp bài viết, 02/10/2020, Bài cũ: 02/10/2020 ---
    Hi vọng tháng này GMD DIG SZC tím cùng một ngày :x:x:x
  8. Focushd

    Focushd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2018
    Đã được thích:
    88
    Báo cáo nghiên cứu thị trường BĐS khu công nghiệp quý 3/2020 của Công ty Colliers Việt Nam cho thấy, tính đến tháng 9 năm 2020, giá thuê đất khu công nghiệp tại Tp.HCM đạt mức bình quân 150 USD/m2/kỳ hạn.
    [​IMG]
    Mua Verosa Park sở hữu nhà + đất + sổ hồng. Đừng bỏ lỡ!
    verosapark.com.vn Tài trợ

    [​IMG]
    Cùng với tỷ lệ lấp đầy duy trì ở mức 90. Nguyên nhân là do nhu cầu BĐS công nghiệp hiện hữu đã tăng gần 40% so với cùng kỳ, trong khi quỹ đất cho thuê chỉ 3.000 ha.



    Ngoài ra, trong số các tỉnh phía Nam, Long An đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tìm kiếm các phương án thay thế các khu công nghiệp truyền thống tại Tp.HCM.

    Long An hiện đang ghi nhận số lượng dự án FDI ấn tượng, vốn đăng ký 1.009 dự án và 6,15 tỷ USD (tính đến tháng 9/2020).

    SZC mà xơi các cu các mu ơi
    stocker_healer thích bài này.
  9. stocker_healer

    stocker_healer Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2020
    Đã được thích:
    2.947
    Sóng bds cn sẽ rục rịch tăng trở tặng thôi
  10. Focushd

    Focushd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2018
    Đã được thích:
    88
    Bộ KH&ĐT nói gì về thông tin 126 tập đoàn lớn muốn đầu tư vào Việt Nam
    THỨ 7, 03/10/2020, 10:39
    Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Nền kinh tế Việt Nam đã đi qua đáy và đang phục hồi hình chữ V
    Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 chiều 2/10, đã có phóng viên đặt câu hỏi có những cái tên lớn nào trong số 126 nhà đầu tư là các tập đoàn lớn trên thế giới có mong muốn chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam (theo thông tin từ Bộ Ngoại giao).
    [​IMG]
    Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương trả lời như sau: Về mặt thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh dịch COVID-19 và xu hướng dịch chuyển đầu tư trên thế giới, trong đó có sự dịch chuyển trụ sở sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn lớn, Việt Nam được quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn, được các nhà đầu tư quan tâm vì sự ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô, vị trí địa lý, điều kiện đất đai môi trường, nhân lực…
    stocker_healer thích bài này.
    stocker_healer đã loan bài này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này