Góc du lịch cuối tuần..... (Xin phép Mod du hí cuối tuần)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoallk, 11/09/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5139 người đang online, trong đó có 492 thành viên. 20:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 31920 lượt đọc và 1112 bài trả lời
  1. Tigers

    Tigers Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    2
    Kèn Kưng đâu rồi
  2. Smile2011

    Smile2011 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Mừng nhà mới ku Kèn [rose][rose][rose][rose][rose][rose]

    Say toàn tập mà cũng thích đi du lịch hỉ ! [r2)]
  3. hoallk

    hoallk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2010
    Đã được thích:
    3
    Mới sáng ra mà đã mưa tầm tã:((:((:((
    Hôm nay lại phải ngồi nhà Du lich online rồi~X
  4. hoallk

    hoallk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2010
    Đã được thích:
    3
    Lộng lẫy chùa Vàng Shwedagon


    Ngôi chùa là niềm kiêu hãnh của người dân Myanmar và cũng là chốn linh thiêng bậc nhất trong số những ngôi chùa ở đất nước này.
    [​IMG]


    Đến với đất nước Myanmar, nơi được coi là vùng đất vàng với những ngôi chùa vàng lấp lánh, du khách sẽ có dịp thăm quan ngôi chùa nổi tiếng Shwedagon ở thành phố Yangon.
    [​IMG]

    [​IMG]



    Chùa Shwedagon là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng trên thế giới. Không ai biết chính xác thời điểm ngôi chùa này được xây dựng, các nhà khảo cổ chỉ ước chừng ngôi chùa có lịch sử khoảng 2.500 năm, được xây dựng trong khoảng thế kỷ thứ VI đến thế kỷ X. Shwedagon đã trở thành một điểm đến thu hút rất đông khách du lịch đến thăm quan, lễ phật và chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc của chùa.
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]



    Ngôi chùa toạ lạc trên đỉnh đồi Singuttara, vừa bề thế, vừa uy nghi. Cả bốn hướng đều có những bậc thang dài dẫn vào chùa. Toà tháp vàng khổng lồ cao tới 99m. Cổng phía Nam chùa có một đôi tượng sư tử cao 9m, hướng ra phía trung tâm thành phố.
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]



    Quần thể Chùa Vàng bao gồm 1.000 đơn thể chùa bao quanh toà tháp trung tâm. Trong đó có 72 ngôi chùa bằng đá có thờ tượng Phật bên trong. Dưới ánh sáng ban ngày cũng như ánh đèn đêm, ngôi chùa vàng luôn phát những tia sáng vàng lấp lánh.
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]



    Ngoài vẻ nguy nga hoành tráng của ngôi chùa cổ, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi cách bài trí cả bên trong và ngoài của ngôi chùa. Chỉ tính riêng nội thất của ngôi chùa đã được chạm khắc tinh vi, cầu kỳ với khoảng 8.690 lá vàng dát cực mỏng. Toàn bộ ngôi chùa còn được tô điểm bằng 5.450 viên kim cương đủ kích cỡ và 2.320 viên hồng ngọc, lam ngọc.
    [​IMG]
    Ban đêm, chùa Vàng Shwedagon luôn phát những tia sáng vàng lấp lánh.​



    Trong chùa còn lưu giữ 8 sợi tóc của Đức Phật Thích Ca, bảo vật linh thiêng nhất của Phật giáo. Tháp trung tâm là một tuyệt tác nghệ thuật, được phủ kín bằng 9.300 lá vàng với tổng khối lượng là 500kg, và được trang trí bằng hàng ngàn viên đá quí, kim cương và hồng ngọc, cùng với hàng trăm chiếc chuông vàng. Trên đỉnh tháp là lá cờ đuôi nheo được làm hoàn toàn bằng vàng, khảm kín với 5.448 viên kim cương và 2.317 viên đá quí. Đỉnh tháp treo tất cả 1.065 chiếc chuông vàng và 421 chiếc chuông bạc.
    (Nguồn Diaoconline)​




  5. hoallk

    hoallk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2010
    Đã được thích:
    3
    Đi lào sớm thía.
    Sao ko chờ vài tuần nữa tớ dẫn đi luôn. Chỉ xin tiền TIP thôi....[:p][:p][:p]
    Dẫn đi Luang Prabang chơi. đẹp tuyệt vời luôn:-":-"
  6. niubi

    niubi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Kinh quá, tẩn mẩn xây nhà rủ rê mọi người đi du lịch mới gheê chứu [r32)]

    Tự nhiên hai đứa cùng xóa :)

    Sửa bài khác nghe.

  7. hoallk

    hoallk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2010
    Đã được thích:
    3
    "PR" chút .... biết đâu lại kiếm dc cái HD Dl nào đó[:p] Mình theo chân luôn... niềm khao khát khám phá VH các nước luôn chảy trong huyết mạch mà hiếm khi thực hiện đc.

    Mua Tour đi, tớ làm HDV cho[:p][:p][:p] Ku bao tớ chi phí ăn ở đi lại + TIP
  8. hoallk

    hoallk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2010
    Đã được thích:
    3
    Vài nét về Văn hóa phật giáo ở Myamar ( Miến Điện - Burma)

    Miến Điện có dân số 55 triệu với 89% theo đạo Phật. Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc lịch sử Phật giáo Miến Điện. Có lẽ Phật giáo được truyền vào miền bắc Miến Điện (Thượng Miến) vào thế kỷ 3 TL, qua đường bộ từ Bắc Ấn, trong vương quốc của người Pyu (nước Phiêu). Trong khi đó, miền nam Miến Điện (Hạ Miến) của người Mon tiếp nhận đạo Phật từ các đoàn truyền giáo Nam Ấn và Sri Lanka đến bằng đường biển. Sau khi vua Anawrahta (1044-1077) nắm quyền, chinh phục người Mon và các vương quốc khác, Miến Điện chuyển sang truyền thống Thượng tọa bộ, vốn bắt nguồn từ hệ phái Đại Tự (Mahavihara) của Sri Lanka, và truyền thống đó được lưu truyền cho đến ngày nay, qua 10 thế kỷ.

    Dù có nhiều nền văn hóa bản xứ tồn tại ở Myanma, nền văn hóa chiếm vị trí trọng yếu là Phật giáo và Bamar. Văn hóa Bamar từng bị ảnh hưởng từ các nền văn hóa các nước xung quanh. Nó được biểu hiện qua ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, nhảy múa và sân khấu. Nghệ thuật, đặc biệt là văn học, trong lịch sử từng bị ảnh hưởng bởi phong cách Phật giáo tiểu thừa Miến Điện. Nếu coi thiên sử thi quốc gia của Myanma, Yama Zatdaw, là một sự phóng tác theo Ramayana, thì nó đã mang nhiều nét ảnh hưởng lớn từ các văn bản Thái, Mon và Ấn Độ của vở kịch này[60]. Phật giáo cùng sự thờ phụng nat liên quan tới những nghi lễ phức tạp hay đơn giản từ một đền bách thần gồm 37 nat.

    Những người đi tu được kính trọng trên khắp Myanma, đây là một trong những quốc gia có đa số Phật giáo tiểu thừa trên thế giớiTrong các làng Myanma truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hóa. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng họ. Lễ nhập tu được gọi là shinbyu là lễ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng nhất của một chú bé khi vào chùa tu trong một khoảng thời gian ngắn. Các cô bé cũng có lễ xuyên lỗ tai khi đến tuổi trưởng thành. Văn hóa Myanma được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa. Nhiều làng xã ở Myanma có quy ước, các phong tục mê tín và những điều cấm kị riêng.

    Thời kỳ cai trị thuộc địa của Anh cũng đã để lại một số ảnh hưởng phương Tây trong văn hóa Myanma. Hệ thống giáo dục Myanma theo khuôn mẫu hệ thống giáo dục Anh Quốc. Những ảnh hưởng kiến trúc thuộc địa là điều dễ nhận thấy nhất tại các thành phố lớn như Yangon. Nhiều dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Karen ở phía đông nam và người Kachin, người Chin sống ở phía bắc và tây bắc, theo Thiên chúa giáo nhờ công của các nhà truyền giáo.
    Hiện nay, khách hành hương thường đến chiêm bái: các trung tâm Phật giáo, thành phố Yangon ....
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  9. niubi

    niubi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Cháy khét lẹt hết tk rồi, lấy gì mua bi h [:p]
  10. hoallk

    hoallk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2010
    Đã được thích:
    3
    Myanmar – vùng đất nổi tiếng linh thiêng huyền bí với hàng ngàn những ngôi chùa tháp. Cuộc sống, con người, văn hoá ở nơi thời gian dường như ngừng trôi này rất phong phú, đa dạng. Bên cạnh những ngôi chùa tĩnh lặng là các khu phố chợ đầy màu sắc sống động. Người dân Myanmar hòa ái, vui vẻ; dù cuộc sống có vất vả đến đâu thì họ vẫn mở rộng vòng tay với khách khứa và luôn có thì giờ ngồi quanh bình trà để tán gẫu hay để kể những câu chuyện khôi hài.
    Đền để khám phá về một đất nước có lịch sử gần một ngàn năm, nhưng vẫn còn ít được biết tới, nơi văn hoá, lối sống và tập quán của người dân vẫn hầu như không thay đổi mấy sau nhiều thế kỷ.

    Văn hóa của Myanma
    Văn hóa của Myanma chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi Phật giáo và người Mon. Các quốc gia bên cạnh như Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan đóng vai trò rất lớn góp phần hình thành nên văn hóa của Myanma. Gần đây hơn, chế độ cai trị thuộc địa của Anh và Tây phương hóa cũng đã ảnh hưởng nhiều mặt tới nền văn hóa.
    Tiếng Myanma là ngôn ngữ chính thức ở Myanma.
    Đây là tiếng mẹ đẻ của người Myanma, người Rakhine. Tiếng Myanma như là tiếng mẹ đẻ của 32 triệu người trên thế giới, và là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số ở Myanma. Tiếng Myanma có thể được phân thành hai loại: loại chính thống thường thấy trong viết và trong những sự kiện chính thức như phát thanh, phát biểu và loại thông thường thường thấy trong hội thoại hàng ngày. Chữ viết trong tiếng Myanma có nguồn gốc từ chữ viết của tiếng Mon.
    Văn học Myanma

    chịu ảnh hưởng rất lớn bởi Phật giáo. Do Phật giáo chính thống cấm những câu truyện hư cấu, nên nền văn học Myanma có nhiều tác phẩm thuộc thể loại người thật việc thật. Tuy vậy, quá trình thực dân hóa của Anh đã đem tới nhiều thể loại truyện viễn tưởng rất phổ biến ngày nay. Thơ là một nét rất đáng chú ý và có nhiều thể loại độc nhất vô nhị trong văn học nước này.
    Thời kỳ cai trị thuộc địa của Anh cũng đã để lại một số ảnh hưởng phương Tây trong kiến trúc Myanma. Đây là đặc điểm dễ nhận thấy nhất tại các thành phố lớn của Myanma.

    Nhiều dân tộc thiểu số,

    đặc biệt là người Karen ở phía đông nam và người Kachin, người Chin sống ở phía bắc và tây bắc, theo Thiên chúa giáo nhờ công của các nhà truyền giáo.
    Trong kho tàng văn hoá truyền thống Myanma, âm nhạc dân gian, múa dân gian đã và đang trở thành một tài sản vô cùng quý giá đối với người dân nước này.

    [​IMG]
    Âm nhạc truyền thống Myanma rất đặc sắc với dàn nhạc truyền thống Myanmar bao gồm một bộ trống, một bộ cồng chiêng, những chuông tre, và những nhạc cụ hơi, gồm hne – cho âm thanh rất cao – và sáo cùng chũm chọe. Một bộ trống lớn có tới hai mươi mốt chiếc, còn bộ trống nhỏ thì có chín chiếc. Bộ cồng gồm mười chín chiếc. Đôi khi, thay cho bộ cồng là bộ chiêng tứ giác, nó gồm dàn chiêng treo trên một chiếc khung hình chữ nhật và thêm một vài chiếc chiêng tròn.
    Trong nền âm nhạc dân gian, đàn Saung-gauk là một loại đàn đặc trưng nhất của Myanmar. Đàn Saung-gauk có hình dáng giống như chiếc thuyền và thường được đệm cho các bài hát cổ. Muốn chơi được loại nhạc cụ này điêu luyện và có hồn, các nhạc công phải luyện tập ít nhất trong vòng 10 năm. Vì lẽ đó, các nhạc công chơi thành công loại đàn này ở Myanmar không có nhiều và khoản đầu tư cho tập luyện cũng không hề ít.
    Ngoài ra, Myanmar còn có một số nhạc cụ dân tộc tiêu biểu khác khá ấn tượng như Sidaw (trống đại) dùng trong những dịp lễ trọng đại, ozi (trống có hình chiếc vò) và dobat (trống cơm) dùng trong hội làng, bonshay (chiếc trống dài) và bongyi (trống cái) dùng trong hội mùa và hội xuống đồng. Trống của người Myanma có thể thay đổi được âm vực bằng cách người ta đính một cục cơm nếp trộn với tro vào đáy trống làm âm thanh của nó thay đổi. Và còn rất nhiều nhạc cụ độc đáo khác như:Đàn puttalar là một loại mộc cầm làm bằng các thanh tre hay thanh gỗ. Người Chin có một loại kèn giống như kèn ôboa, gọi là bu-hne, một quả cầu có gắn một số ống tre hay sậy. Bộ cồng chiêng của người Mon được treo giá đỡ hình móng ngựa. Sáo của người Kayah là những ống tre dài ngắn khác nhau kết lại thành hình tam giác.
    Không chỉ ấn tượng với nền âm nhạc dân gian, những điệu múa cổ truyền của Myanmar cũng rất độc đáo . Nghệ thuật múa của nước này đã có từ thời đại tiền – Phật giáo, khi việc thờ cúng nat (thần linh) luôn kèm theo việc nhảy múa. Các vũ điệu rất sôi nổi và đòi hỏi người biểu diễn phải thực hiện những cử động rất khó giống như làm xiếc. Ngoài ra vũ điệu Myanma cũng rất đoan trang, các vũ công nam nữ không khi nào chạm vào nhau. Những người mới học trước hết sẽ được dạy múa ka-bya-lut, một vũ điệu truyền thống căn bản. Có một vũ điệu hết sức thú vị trong đó các vũ công làm những động tác như những con rối. Chính vì thế mà người ta nói rằng vũ điệu của người Myanmar là sự bắt chước kịch rối, thể loại sân khấu đã có thời thay thế cho những vũ công thật. Nữ vũ công chính mặc trang phục cung đình, áo khoác tay dài, vạt rộng thắt eo; longyi dài phấp phới theo những bước chân. Vũ công nam chính ăn mặc như hoàng tử, longyi lụa, áo khoác và chít khăn trắng. Các vai khác gồm tiểu đồng, binh lính, zawgyi (pháp sư) và nat.
    [​IMG]
    Yein, vũ điệu nổi tiếng trong Lễ hội Nước, với các vũ công, thường là nữ, ăn mặc giống nhau và thực hiện những động tác như nhau, còn hna-par-thwa là màn múa đôi. Điệu múa con voi, trong Lễ hội Múa Voi được tổ chức tại Kyaukse, gần Mandalay, với những vũ công đội những hình nộm voi bằng bìa. Điệu múa anyein là kết hợp điệu múa đơn với anh hề lupyet xen vào chọc cười giữa màn diễn, châm chọc những sự kiện đương thời và những chủ đề khác. Đôi khi hai hay nhiều vũ công lần lượt biểu diễn với gươm giáo hay những loại trống lớn nhỏ. Các điệu múa của người thiểu số thường là các màn múa thành nhóm, trong đó các nam nữ thanh niên nhảy múa với nhau.
    Myanmar là dân tộc ăn trầu nhiều nhất thế giới.

    Già, trẻ, lớn, bé, nam, nữ… ai cũng ăn. Đường phố nhiều chỗ đỏ nước trầu. Người Myanmar rất thích thoa một lớp vôi màu lên má. Có người bảo để làm đẹp, kẻ thì nói để giữ da và chống gió, người lại nói để cầu Phật!
    Trang phục truyền thống của Myanmar

    là Longchy dành cho nam (một loại xà rông may kín quấn vào chính giữa) với áo sơ mi hoặc Taipon (áo truyền thống) còn nữ thì mặc Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.
    [​IMG]
    Ẩm thực Myanma
    bị ảnh hưởng nhiều từ ẩm thực Ấn Độ, Trung Quốc, Thái, và các nền văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số khác. Món chủ yếu trong ẩm thực Myanma là gạo. Mỳ và bánh mì cũng là các món thường thấy. Ẩm thực Myanma thường sử dụng tôm, cá, patê cá lên men, thịt lợn và thịt cừu. Thịt bò, bị coi là món cấm kỵ, rất hiếm được sử dụng. Các món cà ri, như masala và ớt khô cũng được dùng. Mohinga, thường được coi là món quốc hồn Myanma, gồm nước luộc cá trê có gia vị cà ri và hoa đậu xanh, miến và nước mắm. Các loại quả nhiệt đới thường dùng làm đồ tráng miệng. Các thành phố lớn có nhiều phong cách ẩm thực gồm cả Shan, Trung Quốc và Ấn Độ.
    Myanma- xứ sở của những di sản tâm linh
    [​IMG]
    Trong các làng Myanma truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hoá. Văn hóa Myanma được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa.

    .
    Myanmar được xem là đất Phật nên dân chúng hiền hòa, hiếu khách, đi đâu cũng về với Phật, dù cuộc sống còn trăm bề khó khăn. Ở Myanmar chùa nào cũng lớn, cũng bề thế thênh thang, lúc nào cũng tấp nập tín đồ thành tâm khấn nguyện. Chùa ở Myanmar, gắn liền với tháp, chùa chính là tháp, vì vậy mọi loại hình kiến trúc tôn giáo này đã trở thành một đặc trưng “rất Myanmar”. Chùa nào ở Myanmar cũng có tháp vàng sừng sững, nhiều tháp cao trên 100m. Nền vàng rực rỡ trong nắng mai, lộng lẫy lúc xế chiều và hư ảo, lung linh vào buổi tối, đặc biệt vào các dịp trăng rằm.
    Việc xây chùa tháp là trách nhiệm tinh thần và ước nguyện của mọi tầng lớp, từ vua chúa, quan lại, nhà giàu cho tới các làng xóm dân cư. Việc xây chùa tháp cũng diễn ra liên tục, bền bỉ bằng tất cả niềm say mê và lòng tôn kính, là biểu hiện lý tưởng sống của con người, và cũng là cơ hội để thể hiện tài năng nghệ thuật của họ.
    Có lẽ vì thế mà số lượng tháp chùa ở xứ sở này vượt xa tất cả mọi quốc gia Phật giáo khác. Chúng nhiều đến nỗi rất khó có thể thống kê nổi. Chỉ riêng một ngôi chùa dưới chân đồi Mandalay ở cố đô đã có tới 730 toà tháp, hay một vườn tháp cổ ở ngoại thành phố này đã có tới trên 2.000 ngôi tháp. Chùa tháp và tượng Phật là những vật thể nhân tạo nhiều vô kể ở đất nước này, nó cuốn hút sức lực và niềm đam mê của toàn xã hội.
    Có thể nói biểu tượng của Myanmar chính là kiến trúc tôn giáo, và Đức Phật là vị lãnh tụ tinh thần tối cao của họ.
    Chùa vàng vĩ đại Shwe Dagon
    [​IMG]
    Shwe Dagon nằm trong khu phố quý tộc rộng lớn của thủ đô Yangon, như khu Ba Đình của Hà Nội.

    Shwe Dagon – một quần thể kiến trúc vĩ đại, lung linh huyền ảo và vô cùng tráng lệ, Toàn bộ khuôn viên chùa vàng

    [​IMG]

    Chùa Vàng Shwe Dagon là niềm kiêu hãnh của đất nước Myanmar, là thành tựu vĩ đại của con người trong công cuộc lao động và sáng tạo, là niềm vinh quang của thành phố Yangon. Đó là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo kỳ vĩ nhất trên thế giới, có thể sánh với Angkor ở Campuchia và cung điện Pôtala kỳ bí trên đất Tây Tạng.

    nguồn CINET
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này