Góc nhìn: Triển vọng dài hạn của ngành Bảo hiểm rủi ro tại vùng VN-Index 780

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi MiuBang007, 06/06/2019.

3336 người đang online, trong đó có 382 thành viên. 09:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13448 lượt đọc và 88 bài trả lời
  1. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.515
    + Sơ lược bức tranh toàn cảnh các Doanh nghiệp trong ngành Bảo hiểm VN:
    - KQKD của các doanh nghiệp bảo hiểm Quý 1/2019 so với cùng kỳ
    (Đvt: tỷ đồng)
    [​IMG]
    (Nguồn: FiinPro.)

    - Thị phần mảng bảo hiểm phi nhân thọ 2018
    [​IMG]
    Nguồn: Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm

    - Tiềm năng của ngành bảo hiểm Việt Nam còn lớn
    Theo ông Bùi Gia Anh, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm hiện nay chiếm 2,9% GDP, so với các nước hơn 6%. Riêng bảo hiểm nhân thọ, tỷ lệ người dân tham gia chiếm chưa tới 10%, trong khi các nước phát triển đạt 70-80%, Mỹ 90%. Điều này cho thấy dư địa phát triển của lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam.
    Chia sẻ với báo giới, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn AIA Ng Keng Hooi từng cho biết, Việt Nam là thị trường bảo hiểm nhân thọ tiềm năng với khả năng khai thác các sản phẩm giá trị 700 tỷ USD.
    Với mảng bảo hiểm phi nhân thọ, Nhà nước đang khuyến khích phát triển các mảng bảo hiểm phi nhân thọ như bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm kỹ thuật, tài sản công… Do đó nếu doanh nghiệp tận dụng được cơ hội thì sẽ phát triển rất tốt trong thời gian tới. Các loại bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm cháy nổ sẽ tiếp tục được khai thác.
    Năm 2019, Hiệp hội Bảo hiểm đã đặt mục tiêu doanh thu toàn thị trường bảo hiểm tăng 25%, trong đó bảo hiểm nhân thọ tăng 35% và phi nhân thọ tăng 10%.
    Theo Chứng khoán BIDV (BSC), kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiếp tục được cải thiện nhờ 3 lý do. Thứ nhất, lãi suất tăng giúp cải thiện lợi nhuận tài chính. Thứ hai, mảng bảo hiểm sức khỏe, tài sản sẽ tiếp tục tăng trưởng. Và cuối cùng, việc áp dụng công nghệ ERP giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí bán hàng và chi phí quản lý, cải thiện hiệu quả hoạt động bảo hiểm.
    Tuy nhiên, BSC cũng lưu ý tốc độ tăng trưởng của ngành không có nhiều đột biến và triển vọng các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cải thiện mạnh khi các thương vụ thoái vốn, nới room diễn ra. Dự kiến trong năm 2019, Nhà nước dự kiến sẽ thoái vốn tại các doanh nghiệp bảo hiểm đầu ngành như PVI và Bảo Minh. Với việc 2 doanh nghiệp này khẳng định được vị thế trong ngành, BSC kỳ vọng việc thoái vốn tại 2 tổng công ty bảo hiểm này sẽ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư.

    + Khuyến nghị:
    Trong bối cảnh tín dụng đang được thắc chặt, áp lực tăng vốn của khối Banks là huyết mạch của nền kinh tế, áp lực tỷ giá, kiềm chế lạm phát và áp lực do xung đột thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang có thể gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu (việc FED đang lên kế hoạch giảm lãi suất đồng USD và triển vọng u ám của giá dầu cũng đang phản ảnh điều đó), hãy dự phòng rủi ro đầu tư tại vùng VN-Index 780. ~o) %%- **==
    gallant10iamhiep thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  2. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.515
    VDSC: Khả năng Việt Nam vào danh sách theo dõi của MSCI năm sau rất thấp
    [​IMG]
    (NDH) VDSC cho rằng tỷ trọng của Việt Nam sẽ được tăng lên trong MSCI Frontier Market Index và MSCI Frontier Market 100 Index với tỷ lệ lần lượt là 25,8% và 30% nếu Kuwait được lên hạng.
    CTCK Rồng Việt (VDSC) nhận định dù MSCI gần đây có xu hướng đưa vào danh sách theo dõi một nước cận biên mới khi nước được theo dõi trước đó thăng hạng (Ví dụ: MSCI thêm Kuwait vào danh sách theo dõi khi Argentina được công bố lên hạng), nhưng khả năng Việt Nam được vào danh sách theo dõi hoặc được nâng hạng trong năm sau là rất thấp.
    VDSC cho biết các nhà đầu tư đang kỳ vọng luật chứng khoán sửa đổi sẽ là nền tảng để chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) ra đời, công cụ mà các nhà quản lý hi vọng giải quyết bài toán giới hạn sở hữu nước ngoài. Tuy nhiên, ngay cả với kịch bản tích cực nhất, luật được thông qua trong kỳ họp quốc hội vào tháng 10 tới đây, ông Phan Đức Hiếu (Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Trung Ương - CIEM) nhận định phải mất đến 2 năm để vận hành NVDR.
    Thêm vào đó, giới hạn sở hữu nước ngoài chỉ là một trong những vướng mắc của Việt Nam. Trong 9 tiêu chí mà Việt Nam chưa đạt trong kỳ đánh giá năm 2018, có tới 6 tiêu chí không liên quan đến giới hạn sở hữu nước ngoài. Trong dài hạn thì VDSC tin tưởng vào việc Việt Nam được nâng hạng khi quy mô của nền kinh tế Việt Nam lớn hơn so với nhiều nước trong rổ chỉ số MSCI mới nổi.
    Trước đây, VDSC đã cho rằng khả năng Kuwait được lên hạng là rất cao. Kuwait thực sự đã cải thiện rất nhiều so với thời điểm trước tháng 6/2017. Thậm chí giới hạn sỡ hữu nước ngoài đối với lĩnh vực ngân hàng hiện giờ cũng đã không còn.

    [​IMG]
    Theo đó, tỷ trọng của Việt Nam sẽ được tăng lên trong MSCI Frontier Market Index và MSCI Frontier Market 100 Index với tỷ lệ lần lượt là 25,8% và 30%. Trong đó, chỉ riêng quỹ bị động Ishares MSCI Frontier 100 ETF cũng có thể đầu tư thêm 65 triệu USD vào Việt Nam. Tiềm năng của các quỹ chủ động còn lớn hơn thế khi có ít nhất 3 tỷ USD đang mô phỏng chỉ số MSCI Frontier Market Index. Trong đó có 800 triệu USD đang đầu tư vào Kuwait và Argentina.

    [​IMG][​IMG]
  3. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.515
    Điểm mặt một số khoản đầu tư tài chính kém hiệu quả của Bảo Việt, Bảo Minh, Vinare
    Một số công ty bảo hiểm như Bảo hiểm Bảo Minh có khoản đầu tư tài chính khó có khả năng thu hồi, phải trích lập 100% lên đến hơn 330 tỉ đồng.
    Trong một báo cáo mới đây của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), hoạt động đầu tư tài chính tại một số đơn vị có vốn góp của Nhà nước được đánh giá là kém hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Trong đó có một số công ty bảo hiểm lớn như Bảo Minh, Bảo Việt, Công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare).
    Theo số liệu KTNN cung cấp, Bảo hiểm Bảo Minh có một số khoản đầu tư tài chính ngắn hạn phải trích lập dự phòng 100% giá trị đầu tư tương đương gần 331 tỉ đồng (cả gốc và lãi đầu tư). Cụ thể, tiền gửi tại Công ty Cho thuê Tài chính Agribank II (ALC II): gốc 178,4 tỉ đồng, lãi 46,7 tỉ đồng; trái phiếu Vinashin: gốc 68,4 tỉ đồng, lãi 21,5 tỉ đồng; trái phiếu CTCP Sông Đà Thăng Long: gốc 10,7 tỉ đồng, lãi 5,1 tỉ đồng.
    Công ty BVNT cũng có khoản tiền gửi tại ACL II và khoản đầu tư trái phiếu Vinashin có khả năng mất vốn cao (531 tỉ đồng gốc và 635,2 tỉ đồng lãi). Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia (Vinare) có khoản đầu tư 60 tỉ đồng vào CTCP Đầu tư Vinare, trích lập dự phòng 5,3 tỉ đồng…
    KTNN cũng chỉ ra nhiều mảnh đất thuộc sở hữu của các công ty nhưng lại không đưa vào sử dụng gây lãng phí. Bảo Minh có một lô đất diện tích 2.383 m2 và BVNT có 5 lô đất với diện tích 3.604 m2.
  4. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.515
    Cuộc sống luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường trước, do vậy Bảo hiểm rủi ro đã và đang phát triển khá ổn định.
  5. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.515
    Bảo Việt sẽ phát hành riêng lẻ hơn 41 triệu cổ phiếu, dự kiến thành công 100%

    (NDH) Để tiếp tục thực hiện lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại Tập đoàn xuống không thấp hơn 65% vốn, Bảo Việt dự kiến thực hiện phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư để tăng vốn điều lệ.
    Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2019, Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH) đề ra kế hoạch kinh doanh năm 2019 với chỉ tiêu tổng doanh thu hợp nhất tăng 4,2% lên 43.608 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch là 1.225 tỷ đồng, tăng 5,3%.
    Với riêng tập đoàn mẹ, tổng doanh thu dự kiến là 1.544 tỷ và lợi nhuận sau thuế đạt mức 1.080 tỷ đồng. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ đạt 15,4%. Bảo Việt lập kế hoạch kinh doanh trên kịch bản lãi suất trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ là 3,45%.
    Năm ngoái, Bảo Việt ghi nhận tổng doanh thu tăng 27,8% lên 41.847 tỷ đồng, giữ vị trí số 1 thị trường bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Lợi nhuận sau thuế giảm 27,7% còn 1.164 tỷ đồng.
    Với kết quả đạt được trong năm 2018, Bảo Việt quyết định chi trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ thực hiện 10%, ứng với 700 tỷ đồng. Trong năm 2019, tập đoàn cũng có kế hoạch chi trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%.
    Bảo Việt cũng thực hiện điều chỉnh chiến lược, mục tiêu đến 2020 đạt tổng tài sản hợp nhất 120.000-130.000 tỷ đồng. Tổng doanh thu hợp nhất khoảng 45.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong khoảng 1.250-1.350 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận đến 2020 cho riêng tập đoàn mẹ là 1.100 tỷ đồng, ROE đạt khoảng 14%.

    Phát hành cổ phiếu riêng lẻ tỷ lệ 5,9%

    Năm 2018, Bảo Việt đã hoàn thành việc phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với tổng khối lượng là 20,4 triệu cổ phiếu, số tiền thu về 733 tỷ đồng.
    Đồng thời, để tiếp tục thực hiện lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại Tập đoàn xuống không thấp hơn 65% vốn, Bảo Việt dự kiến thực hiện phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư để tăng vốn điều lệ. Số lượng phát hành dự kiến là 41,4 triệu cổ phiếu, tương đương 5,9% tổng số cổ phần đang lưu hành. Vốn điều lệ dự kiến sau phát hành là 7.423 tỷ đồng. Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm.

    Nguyên tắc xác định là lấy giá cao nhất được xác định theo 2 hình thức, bao gồm: (i) Giá tham chiếu bình quân 30 phiên giao dịch liên tiếp trước ngày chào bán và (ii) 3 lần giá trị sổ sách cổ phiếu BVH theo báo cáo tài chính năm kiểm toán hoặc báo cáo giữa niên độ soát xét gần nhất trước ngày chào bán.

    Thời gian thực hiện sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, dự kiến trong năm 2019-2020. Mục đích phát hành là để tăng vốn cho các đơn vị thành viên tăng cường năng lực tài chính, phát triển hoạt động kinh doanh (2.500 tỷ), đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (200 tỷ) và còn lại bổ sung vốn lưu động.
    Bảo Việt cho biết nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn tiềm năng đối với đợt chào bán lần này, dự kiến tỷ lệ bán thành công là 100%. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do nguyên nhân khách quan không chào bán hết, số tiền thu về không đạt dự kiến, tập đoàn sẽ bổ sung nguồn vốn cần sử dụng thông qua các hình thức huy động vốn khác.
  6. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.515
    Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (BMI): Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC) đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu để đầu tư tài chính từ 26/6 đến 24/7. SIC hiện chưa nắm giữ cổ phần BMI.
  7. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.515
    [​IMG]

    PGI: TCT Cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam đăng ký bán 3.229.048 cp
    TCT Cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam thông báo giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến người nội bộ Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex như sau:
    Các tập tin đính kèm
    20190628_20190628 - PGI - TB GD CP NLQ NNB - TCT Tai Bao hiem Quoc gia VN.pdf
  8. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.515
    Tiền tiếp tục chảy mạnh vào bảo hiểm
    6 tháng đầu năm, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng 17%. Tăng trưởng của bảo hiểm nhân thọ duy trì tốc độ cao gấp hơn 2 lần so với bảo hiểm phi nhân thọ.


    Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường quý II/2019 ước tính tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 18%, phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng 9%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước tính tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 21%, bảo hiểm phi nhân thọ tăng 10%. Như vậy, thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, sau thời gian dài liên tục tăng trưởng suốt 4 năm trước. Năm 2018, doanh thu phí bảo hiểm đạt mức tăng trưởng 23% với tổng doanh thu gần 133.000 tỷ đồng (trong đó bảo hiểm phi nhân thọ gần 47.000 tỷ và bảo hiểm nhân thọ trên 86.000 tỷ).

    Trong một diễn biến khác, mới đây, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố danh sách Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2019, dựa trên phương pháp Media Coding (mã hóa dữ liệu báo chí) trên truyền thông, kết hợp nghiên cứu chuyên sâu các ngành trọng điểm, có tiềm năng tăng trưởng cao như: Bất động sản – Xây dựng, Ngân hàng, Dược, Thực phẩm – Đồ uống, Bán lẻ, Du lịch, Logistics...

    Theo đó, top 10 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ uy tín nhất thuộc về Bảo Việt, Prudential, AIA, Dai-ichi Life, Manulife, Chup, Sun Life, Hanwa Life, Cathay Life và Mirae Asset.

    Top 10 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thuộc về lần lượt Bảo Việt, Bảo hiểm PVI, bảo hiểm Petrolimex, bảo hiểm Bưu điện (PTI), bảo hiểm Bảo Minh, bảo hiểm BIDV (BIC), bảo hiểm VietinBank, bảo hiểm ngân hàng Quân đội (MIC), bảo hiểm Liberty và Bảo hiểm hàng không.

    Năm 2019, toàn ngành bảo hiểm dự kiến sẽ tăng trưởng đạt mức 20%. Khi nền kinh tế trong nước được dự báo phát triển ổn định trong một vài năm tới sẽ làm tầng lớp trung lưu mở rộng, thu nhập tăng, nhu cầu về bảo vệ sức khỏe và tài sản cũng vì thế tăng theo, nên đà tăng trưởng cũng được dự báo sẽ giữ vững.
  9. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.515
    Bảo hiểm PTI đạt doanh thu 2.684 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2019
    Doanh nghiệp đạt kết quả tăng trưởng ấn tượng ở cả mảng bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người.
    Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan trong 6 tháng đầu năm 2019, trong đó tổng doanh thu đạt 2.684 tỷ đồng, tăng 39,8% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành hơn 53% kế hoạch năm. Kết thúc quý II/2019, cùng với đà tăng trưởng chung, các mảng hoạt động chính gồm bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người đã đạt mức doanh thu lần lượt 1.240 và 966 tỷ đồng, tăng trưởng 25,5% và 79,6%. Với mức tăng trưởng gần 40% hiện nay, đây là một trong những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ngành. Kết quả cũng cho thấy doanh thu bảo hiểm của PTI tiếp tục tăng ấn tượng qua các năm. Vào năm 2011, doanh thu bảo hiểm của doanh nghiệp lần đầu đạt mốc 1.000 tỷ đồng thì đến năm 2018 con số này đã tăng hơn 4 lần, lên mức 4.159 tỷ đồng.
    "Với tốc độ này, chúng tôi hoàn toàn có khả năng đạt mốc doanh thu 5.000 tỷ đồng kế hoạch doanh thu vào cuối năm 2019", đại diện doanh nghiệp khẳng định.
  10. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.515
    Thu nhập tăng, dân số già, viện phí tăng sẽ giúp cho ngành bảo hiểm phi nhân thọ ăn nên làm ra
    Ngành bảo hiểm được dự báo vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng dù đã phát triển khá nhanh trong nhiều năm trở lại đây. Kinh tế phát triển đã làm cho tầng lớp trung lưu mở rộng, kéo theo nhu cầu tiết kiệm, đầu tư và sự quan tâm tới các sản phẩm bảo hiểm tăng.
    Theo Cục Quản lý và Giám sát Bảo hiểm (ISA), cả năm 2018, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 133.654 tỷ đồng, (tăng 24%), trong đó bảo hiểm nhân thọ ước đạt 87.960 tỷ đồng (tăng 33%), bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 45.694 tỷ đồng (tăng 10%). Đây là năm thứ 5 liên tiếp thị trường bảo hiểm Việt Nam đạt mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm trên 20%. Mức tăng trưởng cao của ngành chủ yếu được đóng góp bởi mảng bảo hiểm cá nhân, bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xe cơ giới.
    Trong một báo cáo mới đưa ra gần đây, Chứng khoán Rồng Việt VDSC cho rằng tăng trưởng bảo hiểm phi nhân thọ đang có nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực.
    Hiện nay, các sản phẩm bán buôn cho các doanh nghiệp và tổ chức (bảo hiểm tài sản thiệt hại, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm cháy nổ…) đang phục hồi chậm sau giai đoạn kinh tế suy giảm 2013-2014. Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xe cơ giới là vẫn là hai sản phẩm chủ lực. Tỷ trọng của hai loại bảo hiểm này trong tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ liên tục tăng từ 46% năm 2011 lên 61% trong 9 tháng đầu năm 2018. Thực tế này cho thấy ngành bảo hiểm ngày càng tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân.
    Môi trường ô nhiễm, cơ cấu dân số bước vào giai đoạn già hóa và viện phí tăng là các nhân tố làm gia tăng nhu cầu của người dân đối với bảo hiểm sức khỏe. Dân số Việt Nam đang già đi nhanh chóng với tỷ trọng dân số từ 45 tuổi trở lên tăng từ 26% năm 2010 lên 31% năm 2016. Hiện nay, theo Bộ Y tế, cứ 10 người thì có 7 người mắc bệnh không lây nhiễm (ung thư, đái tháo đường, tim mạch…). Các bệnh không lây nhiễm gây ra 77% các trường hợp tử vong hàng năm và chi phí điều trị các bệnh này cao hơn 40-50 lần so với các bệnh khác.
    Nhu cầu về sở hữu xe ô tô sẽ tiếp tục tăng, theo sau sự mở rộng của tầng lớp trung lưu trong cơ cấu dân số và chính sách giảm thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN theo Hiệp định ATIGA về 0% từ năm 2018. Tỷ lệ sở hữu ô tô trong dân số Việt Nam còn thấp so với nhiều quốc gia, đứng sau cả Lào và Philipines.

    Hơn hết, tất cả các phương tiện tham gia giao thông đều bắt buộc phải có bảo hiểm. Các yếu tố này tạo ra dư địa tăng trưởng rất lớn cho bảo hiểm xe cơ giới (hơn 90% là bảo hiểm ô tô).
    "Dựa trên tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các công ty bảo hiểm cho mục tiêu thị phần và mảng bảo hiểm bán buôn vẫn tăng trưởng chậm, chúng tôi cho rằng mảng bảo hiểm cá nhân sẽ tiếp tục giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển của các công ty bảo hiểm trong thời gian tới", VDSC nhận định.
    Nền kinh tếtăng trưởng cao, thu nhập đầu người gia tăng, cơ cấu dân số già hóa, viện phí tăng và tỷ lệ sở hữu phương tiện thấp sẽ là những yếu tố hỗ trợ tích cực cho nhu cầu về bảo hiểm cá nhân.
    Dư địa tăng trưởng của ngành bảo hiểm nhân thọ cũng được dự kỳ vọng là vẫn còn rất lớn dù đã phát triển khá nhanh trong nhiều năm trở lại đây. Cụ thể, từ năm 2015, bảo hiểm nhân thọ đã phát triển nhanh với tốc độ trung bình 33%/năm, so với mức tăng 21%/năm trong giai đoạn 2012-2014. Nguyên nhân là do từ năm 2015, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tăng cường đa dạng hóa sản phẩm, tăng vốn, đồng thời đẩy mạnh các kênh đại lý, phòng giao dịch và kênh ngân hàng.Kinh tế phát triển làm cho tầng lớp trung lưu mở rộng, kéo theo nhu cầu tiết kiệm và đầu tư ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, đây là yếu tố kích thích sự tăng trưởng của các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư (liên kết chung và liên kết đơn vị). Tỷ trọng các sản phẩm liên kết đầu tư ngày càng tăng trong doanh thu phí khai thác mới (67% trong 9 tháng đầu năm 2018 so với 33% năm 2014). Bảo hiểm liên kết đầu tư cũng được dự báo sẽ là nguồn thu chính của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong thời gian tới.

    Tỷ lệ người dân Việt Nam có bảo hiểm nhân thọ còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và thế giới cho thấy ngành này vẫn còn dư địa tăng trưởng rất lớn. Tầng lớp trung lưu đang và sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng (dự kiến chiếm 50% dân số vào năm 2035 so với 11% năm 2015) sẽ là nhân tố kích cầu chính của các sản phẩm bảo hiểm cá nhân (bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xe cơ giới).

Chia sẻ trang này