GSP: vào pha tăng trưởng mạnh lợi nhuận

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stockpro88, 14/12/2022.

2756 người đang online, trong đó có 411 thành viên. 08:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31077 lượt đọc và 169 bài trả lời
  1. TigerWud

    TigerWud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Đã được thích:
    874
    Anh em mua giá này còn nhận được cổ tức của năm 2021 chưa trả 10% và năm 2022 10% nữa, tổng cộng là 20%. Phương án sẽ là, 10% cổ tức bằng cổ phiếu, 10% cổ tức bằng tiền.
    TigerWud đã loan bài này
  2. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.302
    Ok bác.
    GSP mới chỉ đang ở chân sóng thôi
    stockpro88 đã loan bài này
  3. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.302
    ae chú ý PCT nữa, một phiên bản của GSP không xa
  4. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.302
  5. TigerWud

    TigerWud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Đã được thích:
    874
    Bác vẫy cờ hàng sớm thế.?? Mới bắt đầu thôi mà.
    stockpro88 thích bài này.
  6. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.302
    Dầu Nga sang Trung Quốc đạt mức cao nhất kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra
    Tác giả Hạc Hiên / Theo báo chí nước ngoài

    22/02/2023 06:39

    (ĐTCK) Xuất khẩu dầu thô và dầu nhiên liệu của Nga sang Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục khi nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới việc mở cửa trở lại.
    [​IMG]
    Theo công ty tình báo dữ liệu Kpler, lưu lượng tổng thể từ Nga sang Trung Quốc trong tháng 1/2023 đã đạt mức cao nhất kể từ xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào một năm trước và vượt qua kỷ lục được thiết lập vào tháng 4/2020. Xuất khẩu dầu nhiên liệu từ Nga sang Trung Quốc cũng tăng lên mức cao kỷ lục.

    Sức mua lớn có thể được củng cố bởi các nhà máy lọc dầu tư nhân, nhưng các nhà máy tinh chế thuộc sở hữu nhà nước hiện đang quan tâm nhiều hơn đến dầu thô của Nga sau những lo ngại về khả năng trả đũa từ Mỹ và các đồng minh khiến họ đứng ngoài cuộc.

    Trung Quốc đang đối đầu với Ấn Độ với tư cách là khách hàng mua dầu thô lớn nhất của Nga sau khi xung đột Nga-Ukraine tái định hình dòng chảy năng lượng toàn cầu.

    Theo đó, tổng xuất khẩu dầu thô và dầu nhiên liệu của Nga sang Trung Quốc đạt 1,66 triệu thùng/ngày vào tháng 1. Con số này cao hơn kỷ lục trước đó được thiết lập vào tháng 4/2020. Lưu lượng dầu thô và khí ngưng tụ đã tăng lên 1,52 triệu thùng/ngày, chỉ kém kỷ lục được thiết lập gần ba năm trước.

    Sức mua gia tăng của Trung Quốc là bằng chứng cho thấy sự phục hồi kinh tế của quốc gia này đang tăng lên, và điều này được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy giá dầu toàn cầu. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong báo cáo tuần trước cho biết Trung Quốc là lý do khiến cơ quan này nâng dự báo nhu cầu dầu, trong khi Iran đang cho rằng giá dầu Brent sẽ tăng trên 100 USD/thùng trong năm nay.

    [​IMG]
    Diễn biến giá dầu Brent và dầu Ural của Nga

    Theo các công ty kinh doanh hàng hoá, giá bán dầu thô Ural và dầu ESPO của Nga được ấn định ở mức chiết khấu lần lượt là 13 USD và 8 USD/thùng so với giá dầu Brent. Mức giá này rẻ hơn nhiều so với các loại dầu tương tự của Tây Phi được định giá gần bằng hoặc cao hơn giá dầu Brent.


    Trung Quốc là quốc gia thu mua dầu ESPO lớn nhất, đây là một loại dầu có thể được vận chuyển nhanh chóng từ vùng Viễn Đông của Nga kể từ cuối năm 2022. Trong đó, các nhà máy lọc dầu tư nhân là những người tiêu dùng chính cho loại dầu này.

    Viktor Katona, nhà phân tích dầu thô hàng đầu tại Kpler cho biết, Trung Quốc không chỉ mua toàn bộ lịch trình vận chuyển dầu ESPO cho tháng 1, mà còn mua các loại dầu ở Bắc Cực và Ural.

    Bên cạnh đó, dữ liệu theo dõi tàu chỉ ra rằng nhiều dầu hơn có thể chảy đến Trung Quốc từ các cảng phía tây của Nga là Primorsk và Novorossiysk, đây là nơi các loại bao gồm cả Ural được chất lên. Theo những người hiểu biết về vấn đề này, sự gia tăng một phần có thể là do các nhà máy lọc dầu nhà nước tăng tốc mua hàng.

    Theo Kpler, xuất khẩu dầu nhiên liệu straight-run và dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao (HSFO) của Nga sang Trung Quốc đã đạt kỷ lục khoảng 142.000 thùng/ngày trong tháng 1.

    Dầu nhiên liệu có thể được xử lý thay cho dầu thô trong các đơn vị chưng cất lớn hoặc được sử dụng trong các nhà máy thứ cấp như luyện cốc để sản xuất dầu diesel hoặc xăng. HSFO cũng có thể được pha trộn vào nhiên liệu hàng hải hoặc nhựa đường. Loại dầu này có mức chiết khấu từ 16 USD đến 17 USD/thùng so với giá dầu Brent.

    Mia Geng, nhà phân tích tại công ty tư vấn ngành FGE cho biết, các nhà máy lọc dầu tư nhân của Trung Quốc đã mua nhiều dầu nhiên liệu straight-run hơn kể từ cuối năm 2022 do có mức giá hấp dẫn. Ngoài ra, các nhà máy lọc dầu tư nhân đôi khi chọn lọc dầu mazut thay vì dầu thô trong nỗ lực vượt qua hạn ngạch do chính phủ ban hành nhằm hạn chế nhập khẩu dầu thô, nhưng lượng mua tăng đột biến gần đây có nhiều khả năng là do các nhà máy tinh chế có thể thu được lợi nhuận khá lớn từ quá trình tinh chế.
    --- Gộp bài viết, 22/02/2023, Bài cũ: 22/02/2023 ---
    2 tàu chạy tuyến quốc tế của GSP hưởng lợi lớn từ giá cước quốc tế,
    --- Gộp bài viết, 22/02/2023 ---
    GSP, PCT đều có tàu chạy tuyến quốc tế, ae chú ý

    :!!:!!:!!:!!:!!:!!:!!:!!:!!
    --- Gộp bài viết, 22/02/2023 ---
    Lô B Ô Môn là từ khóa đang hot.
    GSP thị phần số 1 vận tải khí ở VN
    stockpro88 đã loan bài này
  7. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.302
  8. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.302
    PVN và Công ty Điện Ô Môn II ký kết thỏa thuận khung hợp đồng bán khí
    NĂNG LƯỢNG 22/02/2023 15:04 Theo dõi Congthuong.vn trên

    Quý 4: Tổ máy 2 Nhiệt điện Ô Môn I vận hành thương mạiCác bên cùng vào cuộc đẩy nhanh các dự án Nhiệt điện Ô MônNhà máy nhiệt điện Ô Môn IV sẽ khởi công trong Quý II/2023
    Ngày 22/2, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận khung Hợp đồng bán khí cho dự án Nhiệt điện Ô Môn II giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Công ty TNHH Điện Ô Môn II (Liên danh giữa Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng (WTO) và Marubeni).

    [​IMG]
    Lễ ký Thỏa thuận khung Hợp đồng bán khí giữa PVN và Liên danh Marubeni - WTO
    Nội dung chính của Thỏa thuận khung Hợp đồng bán khí này là thống nhất các nguyên tắc và các điều khoản chính trong Hợp đồng bán khí (GSA) đầy đủ và làm cơ sở để các bên thúc đẩy tiến độ đầu tư toàn bộ các dự án chuỗi khí Lô B.

    Thỏa thuận khung Hợp đồng bán khí là thoả thuận quan trọng mở đầu cho việc đàm phán ký kết Hợp đồng bán khí; chuẩn bị kế hoạch đón lô khí đầu tiên (First Gas) đồng bộ với tiến độ chuỗi Khí Lô B.

    Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác này là cơ sở quan trọng cho sự hợp tác bền vững, lâu dài giữa Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng và Tập đoàn Marubeni. Hai bên sẽ cùng thực hiện mục tiêu đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia, góp phần phát triển kinh tế, xã hội thành phố Cần Thơ và khu vực lân cận.

    Ông Lê Mạnh Hùng - Tổng Giám đốcTập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết, Lô B, 48/95 và 52/97 (gọi tắt là Lô B) nằm ở khu vực ngoài khơi phía Tây Nam Việt Nam, thuộc khu vực vùng trũng Bể Malay - Thổ Chu vùng thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Cà Mau khoảng 300 km, cách Trung tâm Điện lực Ô Môn khoảng 400 km, với độ sâu nước biển khoảng 77 mét.

    Toàn bộ nguồn khí Lô B sẽ được vận chuyển bằng đường ống về khu vực Quận Ô Môn (Thành phố Cần Thơ) cung cấp khí cho các Nhà máy điện Ô Môn 1, Ô Môn 2, Ô Môn 3 và Ô Môn 4 (với tổng công suất khoảng 3.810 MW). Trong giai đoạn bình ổn nguồn khí Lô B sẽ cung cấp cho các nhà máy điện mỗi năm khoảng 5,06 tỷ m3 khí để sản xuất khoảng 21,2 tỷ kiloWatt-giờ đáp ứng một phần nhu cầu về năng lượng cho phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.

    “Việc ký kết Thỏa thuận khung này là một bước quan trọng để các Bên tiếp tục triển khai các công việc cần thiết nhằm đảm bảo tiến độ Chuỗi Dự án Lô B” - lãnh đạo PVN nhấn mạnh.

    Tuy nhiên, chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức với mục tiêu quyết định đầu tư cuối cùng (FID) tháng 6/2023, để đảm bảo tiến độ khai thác và có dòng khí Lô B đầu tiên vào cuối năm 2026, tôi mong rằng các Nhà thầu dầu khí, các chủ đầu tư các Nhà máy điện cần nỗ lực hết sức mình, chủ động quyết định để triển khai Chuỗi Dự án theo đúng tiến độ.

    Tập đoàn Dầu khí Việt Nam luôn coi việc đưa Dự án Lô B vào khai thác là nhiệm vụ rất quan trọng và cần được thực hiện thành công trong năm 2023. “Việc phát triển Dự án Lô B sẽ đóng góp một nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam bộ, góp phần đảm bảo nhu cầu phát điện quốc gia trong giai đoạn sau năm 2026” - đại diện PVN bày tỏ.

    Khẳng định lễ ký kết đánh dấu mốc quan trọng của dự án nhà máy điện khí Ô Môn II, ông Shino Moroo, Tổng giám đốc Marubeni Asian Power Singapore thông tin, dự án Ô Môn II với công suất 1,050MW và tổng vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, là một trong những dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại thành phố Cần Thơ.

    [​IMG]
    Ông Tetsuhiro Nobuta, Tham tán Đại sứ quán Nhật Bản phát biểu tại Lễ ký kết Thỏa thuận khung Hợp đồng bán khí
    Liên doanh Marubeni và WTO đã được Thủ tướng phê duyệt Chủ trương đầu tư cuối năm 2020 và được trao Giấy chứng nhận đầu tư sau đó. "Chúng tôi tin Dự án này sẽ là một dự án điển hình cho các dự án IPP thế hệ mới. Chúng tôi cũng hiểu rằng tiến độ của chuỗi các dự án điện Lô B - Ô Môn là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành điện Việt Nam tận dụng mỏ khí trong nước" - ông Shino Moroo chia sẻ.

    Chuỗi Dự án này được phát triển dựa trên lịch sử hợp tác lâu đời và thành công giữa Việt Nam và Nhật Bản. “Nhà đầu tư Ô Môn II và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đạt được Thỏa thuận khung hợp đồng bán khí. Đây là cơ sở quan trọng để hai bên tiếp tục cùng nhau hoàn tất Hợp đồng bán khí (GSA) cho dự án” - ông Shino Moroo nói.

    Cuối năm 2020, dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào ngày 22/1/2021. Đến ngày 8/2/2021, tại TP Cần Thơ, lãnh đạo thành phố đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II cho nhà đầu tư là liên danh Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng và Tập đoàn Marubeni.

    Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II có quy mô công suất thiết kế 1050MW±10%, sẽ áp dụng công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp hiện đại, đảm bảo hiệu suất tối ưu, độ tin cậy và khả năng linh hoạt cao cũng như thân thiện với môi trường trong quá trình vận hành.

    Dự kiến khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ tiêu thụ khoảng 1.35 tỷ m3 khí/năm. Về tiến độ thực hiện dự án, nhà máy sẽ hoàn thành đầu tư và chính thức đưa vào vận hành thương mại năm 2026 - 2027, bảo đảm phù hợp với tiến độ chung của Chuỗi dự án khí - điện Lô B.
  9. ATDPM

    ATDPM Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2020
    Đã được thích:
    1.141
    Thứ 2 múc thêm GSP bq giá xuống. Sắp dhcd rồi năm nay sẽ chia cổ tức = tiền mặt nhé!
  10. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.302
    GSP gặp thiên thời, sẽ hút dòng tiền từ thị trường
    --- Gộp bài viết, 28/02/2023, Bài cũ: 28/02/2023 ---
    P/s: PCT cũng là một phiên bản của GSP sắp tới, ae chú ý
    stockpro88 đã loan bài này

Chia sẻ trang này