1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Gương kia ngự ở trên tường

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi khongquen25, 23/05/2013.

7661 người đang online, trong đó có 1101 thành viên. 14:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 16146 lượt đọc và 112 bài trả lời
  1. baihat1

    baihat1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Đã được thích:
    25.555
    tôi rất phục nick ở điểm ko hiểu bằng cách nào cậu ấy tạo ra em bé được :-bd
  2. neu_ck43

    neu_ck43 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    18/06/2010
    Đã được thích:
    27
    ủy quyền hết cho vợ
  3. courage_vn

    courage_vn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2004
    Đã được thích:
    189
    Dễ mà bác. Trym Nick vẫn ngon mà.
  4. lamborghiniviet

    lamborghiniviet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    2.743
    Người tàn tật ở nước ngoài rất được ưu tiên và tạo mọi điều kiện dễ dàng nhất để tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng như người bình thường:


    Sàn xe bus có thể hạ xuống để người tàn tật có thể điều khiển xe lên dễ dàng [​IMG]

    Trên xe bus luôn có chỗ ưu tiên cho người tàn tật [​IMG]

    [​IMG]
    Đường dốc dành cho xe lăn của người tàn tật, mọi công trình công cộng đều có đường dốc này

    Ở Việt Nam, nói thực, nếu như sinh ra trong một gia đình kinh tế không khá giả thì tồn tại được đã là khó....
  5. baihat1

    baihat1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Đã được thích:
    25.555
    khó nhỉ ?[:D]
  6. duyetdaigia

    duyetdaigia Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    540
    Mất tay mất chân chứ có mất ch.ym éo đâu mà ko thể có con :p
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.468
    Em được đấy. Thực ra cái tâm của lão Vũ vượt qua người bình thường.

    Cả người mua lẫn người bán vé đều không lấy mục đích lợi nhuận bán vé là quan trọng mà nó phát đi 1 thông điệp DN vì cộng đồng.

    Nó có vì cộng đồng thật hay không thì để thời gian trả lời nhưng thông điệp phát ra như thế.
  8. nguoibuontin

    nguoibuontin Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    354
    Nói chung tùy người thôi, với tôi tì tôi chả quan tâm Nick là thằng nào, cũng chả có lý do gì để bỏ tiền mua vé đi xem cả, hài vl !
  9. nguyend_uyanh

    nguyend_uyanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Đã được thích:
    116
    Gương thần mà bác chủ topic nói đây

    Chính phủ báo cáo tình hình kinh tế-xã hội
    11:36 AM, 20/05/2013
    (Chinhphu.vn) – Sáng 20/5, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2012, 4 tháng đầu năm 2013. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo này.

    Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2012, 4 tháng đầu năm 2013, sáng 20/5. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

    Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

    Thưa các đồng chí lão thành cách mạng, các vị khách quý,

    Thưa các vị đại biểu Quốc hội,

    Thưa đồng bào, cử tri cả nước,

    Theo Chương trình kỳ họp, Chính phủ đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013; Báo cáo đánh giá bổ sung về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2012, tình hình triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và các báo cáo chuyên đề khác. Được sự ủy quyền của đồng chí Thủ tướng, tôi xin thay mặt Chính phủ trình bày khái quát một số nội dung chủ yếu về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2013 và những trọng tâm cần tập trung chỉ đạo, điều hành trong các tháng tiếp theo để phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2013 đã được Quốc hội thông qua.

    A. ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2012

    Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XIII, căn cứ kết quả 9 tháng đầu năm và dự báo những tháng cuối năm, Chính phủ đã báo cáo ước thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2012. Trong những tháng cuối năm, các cấp, các ngành đã kiên trì và nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra và những yêu cầu của Quốc hội cần tập trung chỉ đạo. Tổng hợp kết quả thực hiện cả năm, Chính phủ xin báo cáo bổ sung như sau:

    Trong tổng số 15 chỉ tiêu kế hoạch năm 2012, có thêm chỉ tiêu giảm nghèo vượt kế hoạch đề ra. Như vậy, có 11 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, 4 chỉ tiêu không đạt. So với số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, có 7 chỉ tiêu đạt cao hơn, 2 chỉ tiêu đạt thấp hơn và 6 chỉ tiêu không đổi (có phụ lục kèm theo).

    Với kết quả như vậy, những nhận định, đánh giá trong Báo cáo của Chính phủ và Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2012 vẫn cơ bản phù hợp. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế. Nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng, khẳng định vai trò quan trọng trong ổn định và phát triển đất nước. Tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đạt được kết quả bước đầu. An sinh xã hội cơ bản được bảo đảm. Văn hóa, xã hội, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí có những chuyển biến tích cực. An ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại, quốc phòng được tăng cường; độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững.

    Tuy nhiên, kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, yếu kém. Áp lực lạm phát và nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô còn lớn; lãi suất, nợ xấu vẫn còn cao; sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn. Thị trường bất động sản trầm lắng. Đời sống của người dân, nhất là đối tượng chính sách, người nghèo, người lao động có thu nhập thấp vẫn còn khó khăn. Tội phạm, tệ nạn xã hội, tham nhũng, khiếu kiện còn diễn biến phức tạp. Các nhiệm vụ trung hạn nhằm tạo lập nền tảng cho ổn định vĩ mô và tăng trưởng bền vững mới ở giai đoạn khởi động, thách thức còn ở phía trước.

    B. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

    I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

    Bước vào năm 2013, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, chưa ổn định và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn.

    Tiếp tục quán triệt Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2012 và dự báo tình hình, Chính phủ đã trình và Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 31/2012/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, với mục tiêu tổng quát là: “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo”.

    Chính phủ đã khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013. Ngay từ đầu năm đã ban hành các Nghị quyết chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội (số 01/NQ-CP) và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu (số 02/NQ-CP). Đã tập trung chỉ đạo thực hiện, hàng tháng đều có kiểm điểm đánh giá và kịp thời điều chỉnh, bổ sung. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế - xã hội 4 tháng đã có những chuyển biến tích cực.

    1. Tập trung thực hiện nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát

    Đã kết hợp chặt chẽ việc kiểm soát, điều chỉnh giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý với mục tiêu kiềm chế lạm phát; chú trọng bảo đảm cung - cầu hàng hoá thiết yếu, ổn định giá cả, thị trường, nhất là trong các dịp Lễ, Tết. Giá tiêu dùng tháng 4 năm 2013 tăng 2,41% so với tháng 12 năm 2012, đạt mục tiêu đề ra là thấp hơn cùng kỳ năm trước (2,6%) và là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 4 năm qua.

    Mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2 - 3%/năm so với cuối năm 2012. Dư nợ tín dụng đã tăng trở lại qua các tháng, tính đến cuối tháng 4 tăng 2,11%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2012 (4 tháng đầu năm 2012 giảm 0,2%). Thị trường ngoại hối và tỷ giá tương đối ổn định; dự trữ ngoại hối tăng cao, đạt trên 12 tuần nhập khẩu; niềm tin vào đồng tiền Việt Nam được nâng lên. Thị trường vàng được quản lý tốt hơn theo cơ chế mới, góp phần ổn định tỷ giá và kinh tế vĩ mô. Hoạt động của các tổ chức tín dụng an toàn, thanh khoản tiếp tục được cải thiện.

    Xuất khẩu 4 tháng đạt trên 39 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) tăng 26,4%. Xuất nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng dần, trong đó xuất khẩu tăng 3,8%, nhập khẩu tăng 6,7%. Nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ đầu tư, sản xuất kinh doanh đã tăng lên ([1]). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt khá; tổng vốn đăng ký đạt trên 8,2 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ, cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích cực hơn ([2]); vốn thực hiện ước đạt 3,75 tỷ USD, tăng 3,9%. Giải ngân vốn ODA đạt 450 triệu USD.

    2. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh đạt được kết quả bước đầu

    Đã thực hiện việc giãn, hoãn thuế theo thẩm quyền của Chính phủ và báo cáo Quốc hội về miễn, giảm thuế ([3]); tiếp tục tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ([4]); mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu; hỗ trợ lãi suất thu mua tạm trữ lúa gạo, hỗ trợ tín dụng nuôi cá tra ([5]); triển khai một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

    Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I tăng 4,89%, đạt mục tiêu đề ra là cao hơn cùng kỳ năm trước (4,75%). Một số sản phẩm công nghiệp có tốc độ tăng khá ([6]); hàng tồn kho giảm dần ([7]). Ngành xây dựng đang tăng trưởng trở lại ([8]). Nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, nhất là sản xuất lúa gạo, khai thác hải sản. Tập trung cao cho phòng chống dịch cúm gia cầm; đối phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Khu vực dịch vụ tăng 5,65%, cao hơn các khu vực khác và cao hơn cùng kỳ năm trước (4,99%).

    3. Tiếp tục tập trung chỉ đạo tái cơ cấu kinh tế và đã đạt được những kết quả nhất định

    Đã phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2013 - 2020. Các Bộ, cơ quan, địa phương đang xây dựng và thực hiện Chương trình hành động tái cơ cấu theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

    Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu đầu tư theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sớm phân bổ kế hoạch vốn năm 2013 và đẩy nhanh giải ngân cho các công trình, dự án quan trọng, cấp bách về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục... (như: Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài, công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang, các dự án bệnh viện chuyên khoa tuyến Trung ương, các dự án kiên cố hóa trường lớp học...); đồng thời, tăng cường thu hút vốn và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

    Triển khai thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Đã tập trung chỉ đạo hoàn thiện cơ chế, chính sách; ban hành và triển khai thực hiện Nghị định về phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Đã phê duyệt 40 đề án tái cơ cấu DNNN ([9]). Triển khai xây dựng và phê duyệt Điều lệ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; tiếp tục sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính theo phương án đã được phê duyệt.

    Tiếp tục thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và Đề án xử lý nợ xấu đã được phê duyệt. Đã triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu đối với những ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém. Thực hiện lộ trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước. Đang hoàn tất thủ tục thành lập Công ty quản lý tài sản Việt Nam. Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động tín dụng ([10]).

    hực hiện tái cơ cấu ngành, lĩnh vực; rà soát, sửa đổi bổ sung, phê duyệt các quy hoạch ngành, lĩnh vực, địa phương, vùng lãnh thổ. Tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao trách nhiệm, vai trò các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Ban Chỉ đạo điều phối các vùng kinh tế trọng điểm và các Ban Chỉ đạo ngành, lĩnh vực. Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong việc triển khai thực hiện các quy hoạch.

    4. An sinh xã hội, phúc lợi xã hội tiếp tục được quan tâm và cơ bản được bảo đảm

    Tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề; tập trung đào tạo nhân lực gắn với yêu cầu của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đã tạo trên 475 nghìn việc làm mới, đạt 29,7% kế hoạch và tăng 9% so với cùng kỳ. Số người đăng ký và nộp hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp giảm ([11]). Quan tâm giải quyết, hỗ trợ chế độ cho người lao động trong trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, phá sản.

    Chính sách đối với người có công được tích cực thực hiện, đã trợ cấp thường xuyên cho trên 1,5 triệu người, tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho gần 1,9 triệu người trong dịp Tết Quý Tỵ ([12]). Đến nay, trên 98% hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú. Đã ban hành và tích cực chỉ đạo triển khai chính sách hỗ trợ người có công về nhà ở, phấn đấu cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ đối với 71 nghìn hộ trong năm 2013.

    Đã xuất cấp không thu tiền gần 40 nghìn tấn gạo để cứu đói trong dịp Tết và giáp hạt. Triển khai chính sách tín dụng lãi suất thấp cho hộ cận nghèo; nâng mức hỗ trợ mệnh giá bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo lên 100%; phê duyệt Chương trình 135 (giai đoạn 3); bổ sung 23 huyện nghèo được hỗ trợ theo cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng quy định tại Nghị quyết 30a; phê duyệt danh sách 311 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo để hỗ trợ đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất (tăng 154 xã); hoàn thành việc thí điểm hỗ trợ xây dựng nhà ở tránh lũ cho các hộ nghèo tại 7 tỉnh Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và đang chỉ đạo mở rộng ra cả vùng. Tổng kết và tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập và sinh hoạt cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số và vùng khó khăn. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; đã sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí, cơ chế chính sách đầu tư cho phù hợp hơn. Tích cực triển khai các hoạt động “Năm gia đình”; công tác bình đẳng giới, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, người cao tuổi.

    5. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, môi trường, văn hóa xã hội tiếp tục có bước tiến bộ

    Tích cực triển khai Luật Giáo dục đại học, Chiến lược phát triển giáo dục và Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật để phát triển giáo dục, nhất là ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ([13]). Đẩy mạnh triển khai mô hình trường tiểu học mới. Tiếp tục thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Đã xây dựng, củng cố và mở rộng gần 13.500 trường mầm non ở hầu hết các địa bàn dân cư trong cả nước. Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên đạt kết quả thiết thực ([14]). Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, xây dựng một số trường đại học xuất sắc.

    Đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về y tế ([15]). Tập trung thực hiện các giải pháp đã đề ra để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm quá tải bệnh viện, nâng cao y đức. Thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm y tế, nâng tổng số người tham gia lên trên 60 triệu ([16]). Tăng cường các hoạt động y tế dự phòng, chủ động triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống các loại cúm A (H7N9), (H5N1), (H1N1), không để xảy ra dịch lớn; bệnh chân tay miệng giảm 36% so với cùng kỳ năm trước. Tăng cường quản lý và bình ổn giá thuốc chữa bệnh. Chú trọng kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện chặt chẽ chính sách tài chính, giá dịch vụ y tế. Chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt công tác phòng chống AIDS, số trường hợp phát hiện nhiễm HIV giảm 17% so cùng kỳ, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dưới 0,3%. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số, kế hoạch hóa gia đình.

    Triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) và Chiến lược phát triển khoa học công nghệ. Trình Quốc hội dự thảo Luật Khoa học công nghệ sửa đổi. Tiếp tục đầu tư và nâng cao hiệu quả các khu công nghệ cao, vườn ươm công nghệ và 15 phòng thí nghiệm trọng điểm. Triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước, các chương trình quốc gia về khoa học công nghệ gắn với từng bước đổi mới cơ chế quản lý, hoạt động khoa học công nghệ ([17]). Đã phóng thành công vệ tinh quan trắc trái đất đầu tiên của Việt Nam (VNREDSat-1). Tích cực chuẩn bị điều kiện và nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân.

    Tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. Đã hoàn thành việc xây dựng Đề án chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách, đề án ([18]); tăng cường kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu, Chiến lược phát triển bền vững, Chiến lược tăng trưởng xanh, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, năng lượng, tài nguyên nước, bảo vệ và phát triển rừng.

    Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, lễ hội được tổ chức và quản lý tốt hơn. Bản sắc văn hóa và giá trị truyền thống được bảo tồn và phát huy. Đã công nhận 11 di tích đặc biệt cấp quốc gia; tích cực chuẩn bị một số hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới. Phát triển nhiều hình thức thể dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao. Công tác thông tin truyền thông được tăng cường, nhất là tuyên truyền về bảo vệ biển, đảo; chủ động cung cấp thông tin công khai, minh bạch, kịp thời về các vấn đề được xã hội quan tâm.

    6. Công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) đạt những kết quả thiết thực

    Thực hiện nghiêm túc việc tổng kết thi hành Hiến pháp và tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước và đã có báo cáo tổng hợp với nhiều đề xuất, kiến nghị gửi Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ([19]).

    Tích cực triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính, trong đó tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Đã tổng kết việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và đang mở rộng tại cấp huyện trên phạm vi toàn quốc. Triển khai thực hiện Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính tại các Bộ, ngành, địa phương. Quy định rõ về thanh tra chuyên ngành trong một số lĩnh vực. Ban hành và triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, Công chức, Luật Viên chức. Tiếp tục đổi mới chế độ công vụ, công chức, quy định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.

    Tích cực triển khai Chương trình hành động thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Quy chế phối hợp thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về phòng chống tham nhũng. Bổ sung các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập, giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo. Tăng cường công tác thanh tra và xử lý vi phạm ([20]). Chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, tồn đọng kéo dài; đến nay đã giải quyết dứt điểm 455 vụ việc trong số 528 vụ việc đã được rà soát, đạt tỷ lệ trên 86%, số còn lại đang thống nhất phương án xử lý ([21]).

    Chỉ đạo tiến hành kiểm điểm sơ kết 01 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Qua kiểm điểm đã có chuyển biến về nhận thức và hành động trong đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng chống tham nhũng, lãng phí, công tác cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

    7. An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại và quốc phòng được tăng cường

    Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước được giữ vững. Tiềm lực quốc phòng tiếp tục được củng cố. Tăng cường quản lý biên giới, các hoạt động tuần tra bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên biển, bảo vệ và cứu nạn ngư dân ([22]); chỉ đạo kịp thời, phù hợp, bảo đảm chủ quyền nước ta trên Biển Đông.

    An ninh quốc gia được giữ vững; chủ động ngăn chặn mọi âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tiếp tục được chỉ đạo quyết liệt. Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ (138/CP) đã chỉ đạo chính quyền các địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 48 của Bộ Chính trị về phòng, chống tội phạm với nhiều mô hình tốt ([23]). Đã mở nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, nhất là ở các thành phố lớn và trong các dịp Lễ, Tết, triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm nguy hiểm hoạt động theo kiểu "xã hội đen", bảo kê, cướp giật, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng ([24]). Tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo Nghị quyết số 21/2012/QH13 của Quốc hội và Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư được thực hiện quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, có nhiều đổi mới, gắn với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, coi công tác bảo đảm an toàn giao thông là nhiệm vụ của cả cấp ủy và chính quyền các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị. So với cùng kỳ năm 2012, tai nạn giao thông giảm 17,2% về số vụ, giảm 23,2% về số người bị thương ([25]). Trong bối cảnh đầu tư cho hạ tầng giao thông còn hạn chế, sự gia tăng nhanh số lượng phương tiện giao thông và năm 2012 tai nạn giao thông đã giảm sâu cả 3 tiêu chí, thì việc đạt được kết quả trên là một cố gắng lớn.

    Công tác đối ngoại được đẩy mạnh theo tinh thần tích cực, chủ động hội nhập quốc tế ([26]). Các hoạt động đối ngoại đa phương đã được triển khai có hiệu quả, đạt mục tiêu đã đề ra, đặc biệt là tại Hội nghị cấp cao ASEAN 22, Hội nghị cấp cao kinh tế ASEAN - EU, các Hội nghị cấp cao về phát triển khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar. Quan hệ song phương, nhất là với các đối tác lớn tiếp tục được tăng cường và đi vào chiều sâu; thiết lập mới quan hệ đối tác chiến lược với Italia. Đẩy mạnh đàm phán các hiệp định tự do thương mại với các đối tác, khối kinh tế lớn; chỉ đạo thực hiện đàm phán Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) ([27]). Đã tổng kết 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), 25 năm thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và đề ra định hướng cho giai đoạn tới. Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân tiếp tục được quan tâm ([28]).

    II. NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM CHỦ YẾU

    Mặc dù kinh tế - xã hội 4 tháng đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng và đạt được kết quả bước đầu, nhưng còn chậm, chưa vững chắc và còn nhiều hạn chế, yếu kém, trong đó nổi lên là:

    1. Sức ép lạm phát và tiềm ẩn bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn lớn. Việc điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước định giá như điện, than bán cho điện, nước, giáo dục, y tế... theo cơ chế thị trường còn chậm, gặp nhiều khó khăn. Mặt bằng lãi suất cho vay có giảm nhưng còn cao ([29]), tăng trưởng tín dụng vẫn còn ở mức thấp so với định hướng tăng 12% của năm 2013. Nợ xấu tuy được kiểm soát nhưng vẫn còn cao ([30]), doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn còn khó khăn. Quản lý thị trường vàng mới chỉ đạt kết quả bước đầu, chưa huy động được nguồn lực vàng cho phát triển kinh tế. Cân đối ngân sách nhà nước khó khăn, tiến độ thu ngân sách chậm và đạt thấp ([31]). Đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước còn hạn chế.

    2. Chủ trương, cơ chế chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh tuy sớm được ban hành nhưng việc hướng dẫn cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện còn chậm nên không ít trường hợp chưa đi vào cuộc sống. Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn; sức mua của thị trường còn yếu, một số mặt hàng tồn kho vẫn khá cao ([32]); khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn thấp. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn; số đăng ký mới thấp hơn so với cùng kỳ ([33]). Thị trường bất động sản thanh khoản kém, phục hồi chậm. Thị trường chứng khoán tăng chưa ổn định. Các khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp - xây dựng tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ. Cơ chế hỗ trợ thu mua tạm trữ lúa gạo còn bất cập. Hạn hán, xâm nhập mặn, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.

    Quá trình tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng tiến triển chậm. Để khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tập trung cho các công trình trọng điểm theo chủ trương tái cơ cấu đầu tư công, một số công trình, dự án đã đầu tư nhưng phải ngừng hoặc điều chuyển vốn nên ảnh hưởng đến hiệu quả của các công trình, dự án này. Việc sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn đầu tư ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của DNNN chưa đạt tiến độ. Việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu đã được triển khai tích cực nhưng phát huy kết quả còn chậm.

    3. Việc làm, thu nhập và đời sống nhân dân, nhất là hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người có thu nhập thấp vẫn còn nhiều khó khăn. Mức hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội tuy có tăng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Số lượng các vụ đình công trái pháp luật 4 tháng là 136 vụ, tăng 2 vụ so với cùng kỳ năm 2012.

    4. Chất lượng đào tạo của nhiều trường đại học, cao đẳng, dạy nghề còn thấp. Chưa giải quyết được căn bản tình trạng dạy thêm, học thêm; hoạt động liên kết đào tạo, nhất là với đối tác nước ngoài còn nhiều vi phạm. Tình trạng quá tải bệnh viện chậm được khắc phục; y đức vẫn là vấn đề được xã hội quan tâm; an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều hạn chế, yếu kém. Chưa có nhiều sản phẩm khoa học công nghệ mới được ứng dụng vào phát triển kinh tế - xã hội. Ô nhiễm môi trường ở một số nơi còn nghiêm trọng, trên 60% khu vực nông thôn chưa tổ chức thu gom rác thải. Quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản còn nhiều hạn chế; việc ngăn chặn những thông tin sai trái, xuyên tạc, ********* gây phương hại cho đất nước trên internet, mạng xã hội, blog cá nhân còn bất cập. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của các cơ quan nhà nước còn nhiều hạn chế, sơ hở.

    5. Tình trạng khiếu kiện, nhất là khiếu kiện đông người về đất đai còn diễn biến phức tạp. Một số vụ việc xử lý chưa tốt, gây bức xúc, bị kẻ xấu lợi dụng. Tai nạn giao thông vẫn ở mức cao, nhất là trong các dịp Lễ, Tết và ở khu vực nông thôn. Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp.

    6. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao. Năng lực, phẩm chất của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là thái độ ứng xử cửa quyền, vô cảm. Việc khắc phục tình trạng nợ đọng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật tuy có nhiều tiến bộ nhưng việc ban hành một số văn bản vẫn còn chậm. Chất lượng ban hành văn bản, quy định hành chính vẫn còn hạn chế. Một số quy định còn bất cập, thiếu tính khả thi, chưa sát thực tế gây bức xúc trong nhân dân. Cải cách hành chính còn chậm, kết quả chưa rõ rệt trong một số lĩnh vực. Kỷ luật, kỷ cương hành chính còn chưa nghiêm. Kết quả phát hiện xử lý tham nhũng còn hạn chế.

    C. NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẦN TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH TRONG NHỮNG THÁNG CÒN LẠI CỦA NĂM 2013

    Theo dự báo, kinh tế toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp, phục hồi chậm và chưa ổn định. Giá một số hàng hóa cơ bản (dầu thô, hàng nông sản...), mặt bằng giá hàng hóa thế giới và lạm phát toàn cầu có xu hướng giảm. Luồng vốn của các nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển đến các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á.

    Tình hình kinh tế - xã hội trong nước vẫn còn nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh, nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn. Sự chống phá của các thế lực thù địch còn gay gắt. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 mà các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra và xuất phát từ thực tiễn tình hình những tháng gần đây, Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới:

    Một là, tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2012

    Điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa. Giảm mặt bằng lãi suất hợp lý, phấn đấu đạt mức tăng trưởng tín dụng 12% cả năm 2013; tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên. Điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường, bảo đảm ổn định tỷ giá và giá trị tiền đồng Việt Nam, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tiếp tục ổn định thị trường vàng, huy động nguồn lực vàng cho phát triển kinh tế. Thúc đẩy phát triển ổn định thị trường chứng khoán, tăng thêm nguồn vốn huy động cho các doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường và chủ trương điều chỉnh giá điện, than cho điện, nước, dịch vụ công về giáo dục, y tế theo cơ chế thị trường với lộ trình phù hợp, bảo đảm công khai, minh bạch và làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền.

    Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước; phấn đấu giữ bội chi ngân sách như Quốc hội đã thông qua (4,8% GDP). Triển khai thực hiện Chương trình quản lý nợ trung hạn 2013 - 2015. Tập trung các giải pháp chống thất thu, nợ đọng thuế. Kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách nhà nước; kiên quyết cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các khoản chi chưa thực sự cần thiết; thu hồi các khoản vốn, kinh phí đã giao dự toán nhưng đến hết 30 tháng 6 năm 2013 các Bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết. Thực hiện tiết kiệm thêm 10% các khoản chi thường xuyên (không kể chi lương) trong những tháng còn lại của năm 2013; trong đó, tiết giảm tối đa chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, xăng dầu, tiết kiệm tối thiểu 30% kinh phí hội nghị, tiếp khách, lễ hội, khánh tiết, đi công tác trong nước và nước ngoài.

    Đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là các nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA. Điều chuyển vốn của các dự án, công trình chậm tiến độ, xem xét tiếp tục ứng vốn trái phiếu Chính phủ trong kế hoạch đã giao giai đoạn 2012 - 2015 cho một số công trình quan trọng, cấp bách, hoàn thành trong năm 2013. Trình cấp có thẩm quyền cho phát hành bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện một số dự án như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 14 đoạn qua Tây Nguyên... Tăng cường huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước thông qua các hình thức đầu tư thích hợp.

    Hai là, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu, phát triển thị trường, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa

    Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01 và 02 của Chính phủ, nhất là các chính sách giãn, hoãn, miễn, giảm thuế và chính sách hỗ trợ tín dụng. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục liên quan đến xử lý nợ xấu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn. Chỉ đạo quyết liệt việc xử lý nợ xấu, thành lập và phát huy vai trò của Công ty quản lý tài sản Việt Nam. Các Bộ, ngành, địa phương tăng cường chỉ đạo khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn việc triển khai thực hiện; tiếp tục rà soát, cải cách các chính sách thuế, phí, lệ phí, các thủ tục đăng ký kinh doanh, tín dụng, thuế, hải quan, bất động sản... góp phần phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.

    Tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm, khuyến nông, chủ động đối phó với dịch bệnh, thiên tai, nhất là vào mùa mưa bão.

    Phát triển mạnh kinh tế biển theo tinh thần Kết luận số 60/KL-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược biển.

    Tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển thị trường trong nước, đưa hàng hoá về nông thôn, đổi mới kênh thu mua, phân phối; tích cực triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Thực hiện có hiệu quả các giải pháp khuyến khích, đẩy mạnh xuất khẩu như: tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo đảm chất lượng hàng hóa, nâng cao khả năng giải quyết tranh chấp thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường thế giới...

    Tăng cường quản lý thị trường, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng chuyển giá, trốn, lậu thuế, thao túng thị trường, buôn lậu qua biên giới...

    Ba là, triển khai thực hiện có kết quả các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu kinh tế

    Các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình hành động tái cơ cấu trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao và Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế đã được phê duyệt. Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Rà soát các chính sách thuế, đất đai, xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện tái cơ cấu sản phẩm, đổi mới công nghệ.

    Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương tái cơ cấu đầu tư đã đề ra. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, trình Quốc hội sửa Luật Ngân sách Nhà nước, ban hành Luật Đầu tư công. Thực hiện Kế hoạch đầu tư trung hạn 2013 - 2015. Tăng cường kiểm tra, giám sát trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu và tư vấn giám sát trong việc bảo đảm chất lượng và tiến độ công trình.

    Hoàn thành phê duyệt đề án tái cơ cấu, điều lệ tổ chức và hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đẩy mạnh cổ phần hóa; tiếp tục thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính tại các DNNN và tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần chi phối. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật và công tác cán bộ đối với DNNN. Khẩn trương ban hành một số đề án, văn bản quy phạm pháp luật về công tác kiểm tra, giám sát tại DNNN, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty ([34]). Chú trọng thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án FDI lớn, công nghệ cao (như điện tử, cơ khí chính xác...), tạo bước chuyển biến trong tái cơ cấu, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển, nhất là các DNNN.

    Tiếp tục thực hiện lộ trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng theo đề án và các phương án đã được phê duyệt; trong đó tập trung vào xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, sắp xếp lại mạng lưới, tăng vốn điều lệ, cải thiện năng lực quản trị, thoái vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại tổ chức tín dụng, hoàn thiện quy chế an toàn hoạt động ngân hàng và tăng cường thanh tra, giám sát, bảo đảm an toàn cho từng tổ chức tín dụng và toàn hệ thống.

    Tiếp tục rà soát, bổ sung và phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đối với 6 vùng kinh tế, 4 vùng kinh tế trọng điểm, các địa phương, ngành còn lại. Hỗ trợ có hiệu quả các vùng, địa phương khó khăn, các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm mới cần khuyến khích. Kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.

    Bốn là, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, tăng cường phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

    Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế chính sách mới về xã hội, triển khai Bộ luật lao động sửa đổi, Pháp lệnh ưu đãi người có công sửa đổi. Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, dạy nghề, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Quan tâm hỗ trợ đối với 92 huyện nghèo, triển khai Chương trình 135 (giai đoạn 3). Trợ giúp xã hội đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ về sản xuất, đời sống đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện Chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020; đẩy mạnh dạy nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, gắn dạy nghề với tạo việc làm cho lao động nông thôn. Phê duyệt và triển khai Đề án hỗ trợ xây dựng nhà ở tránh lũ cho 60 nghìn hộ nghèo ở 14 tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Chú trọng giải quyết những trường hợp hồ sơ còn tồn đọng và hỗ trợ giải quyết cơ bản về nhà ở đối với 71 nghìn hộ người có công. Ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi, nguy cơ xâm hại, mua bán trẻ em và phụ nữ; thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc thù; quan tâm công tác bình đẳng giới.

    Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Giáo dục đại học, Chiến lược phát triển giáo dục và Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI), khẩn trương hoàn thành xây dựng Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh việc xây dựng xã hội học tập. Chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm, liên kết đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục đại học, nhất là đại học ngoài công lập. Nghiên cứu nâng mức vay tín dụng dành cho học sinh, sinh viên.

    Củng cố và nâng cao hiệu quả mạng lưới y tế dự phòng, chủ động phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch cúm A (H7N9), (H5N1) và (H1N1), không để dịch lớn xảy ra. Triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS. Thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân, các biện pháp giảm quá tải bệnh viện, trong đó nghiên cứu cơ chế huy động nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng mới một số bệnh viện tại các thành phố lớn. Quản lý hiệu quả giá thuốc chữa bệnh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Tiếp tục triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) và Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ, Chương trình quốc gia về đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ cao, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia, Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Áp dụng cơ chế đặt hàng, khoán thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Phát triển thị trường khoa học công nghệ, dịch vụ tư vấn, thẩm định, giám định công nghệ. Tăng cường quản lý đo lường chất lượng và bảo hộ sở hữu trí tuệ.

    Triển khai Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Chiến lược phát triển bền vững, Chiến lược tăng trưởng xanh. Làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao khả năng phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

    Tiến hành tổng kết 15 năm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; triển khai Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, Chương trình hành động về phát triển mạnh mẽ thể dục, thể thao. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao. Tích cực đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy, mại dâm.

    Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thông tin truyền thông; thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia về thông tin truyền thông. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng. Các Bộ, ngành, địa phương chủ động thông tin về chỉ đạo điều hành; thực hiện trách nhiệm giải trình, cơ chế người phát ngôn; cung cấp kịp thời, công khai, minh bạch cho các cơ quan báo chí. Làm tốt công tác dân vận. Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

    Năm là, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí

    Tiếp tục tham gia tích cực vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan soạn thảo, bảo đảm tính phù hợp, khả thi và phát huy hiệu quả khi triển khai thực hiện. Khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành pháp luật. Xây dựng, ban hành cơ chế thí điểm kiểm soát việc ban hành thông tư, thông tư liên ngành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Hoàn thành tổng kết việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường. Tiếp tục thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính. Tập trung đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trong các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương, trong đó chú trọng việc xác định vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập; ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức; xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức; tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý dân cư sử dụng chung, phục vụ việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

    Xây dựng, triển khai các đề án, văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra để phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng. Chỉ đạo thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra và việc xử lý sau thanh tra, kiên quyết thu hồi tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt, thất thoát. Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đề cao trách nhiệm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vụ việc ngay từ cơ sở, không để phát sinh thành điểm nóng; tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài.

    Sáu là, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại

    Tiếp tục tăng cường tiềm lực quốc phòng, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Củng cố nền quốc phòng toàn dân. Bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, các hoạt động kinh tế trên biển, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, sẵn sàng ứng phó kịp thời các tình huống xảy ra. Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế. Tiếp cận khoa học công nghệ quốc phòng tiên tiến, làm chủ trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí hiện đại.

    Tập trung thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm. Triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống mua bán người. Tất cả các địa phương kiên quyết truy quét, triệt phá các băng nhóm tội phạm, hoạt động theo kiểu "xã hội đen". Nhân rộng các mô hình phòng chống tội phạm có hiệu quả.

    Xây dựng và triển khai Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế. Tích cực đàm phán và tham gia các khu vực mậu dịch tự do, mở rộng thị trường. Triển khai lộ trình nâng cấp quan hệ với một số đối tác; đưa các mối quan hệ đã thiết lập đi vào chiều sâu, hiệu quả. Nâng cao vai trò, bảo đảm lợi ích quốc gia tại các tổ chức, cơ chế, diễn đàn quốc tế và khu vực. Đóng góp tích cực, trách nhiệm vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015. Tăng cường công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, công tác bảo hộ công dân, người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, bảo vệ ngư dân hoạt động trên biển. Kiên trì, nhất quán chủ trương giải quyết các vấn đề trên biển bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chủ động đối thoại về dân chủ, nhân quyền và tôn giáo. Tăng cường công tác thông tin và tuyên truyền đối ngoại, nâng cao hình ảnh Việt Nam.

    Thực hiện quyết liệt Chiến lược quốc gia về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và các giải pháp đồng bộ đã đề ra về an toàn giao thông. Tăng cường tuần tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật; đề cao trách nhiệm của người thực thi công vụ. Quản lý chặt chẽ công tác đăng kiểm, đào tạo, sát hạch lái xe, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm. Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, nhất là tại vùng nông thôn. Đẩy mạnh triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm và tổ chức giao thông hợp lý, nhất là tại các địa bàn thường xảy ra ùn tắc, tai nạn.

    Thưa Quốc hội,

    Trong điều kiện khó khăn, thách thức còn nhiều, nhiệm vụ còn lại của năm 2013 rất nặng nề, nhưng với quyết tâm cao, đoàn kết, đồng thuận trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta tin tưởng sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Quốc hội đã đề ra.

    Chính phủ xin trân trọng đề nghị Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và đồng chí, đồng bào cả nước tăng cường giám sát, phối hợp hành động, nỗ lực phấn đấu tạo chuyển biến đồng bộ và mạnh mẽ hơn nữa trên các mặt công tác để quyết tâm hoàn thành thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015.

    Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội./.






    [1] So với cùng kỳ, điện tử, máy tính và linh kiện tăng 61%; điện thoại và linh kiện tăng 92,6%; vải tăng 16,1%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép tăng 13,4%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 10%; chất dẻo tăng 14,5%...

    [2] Vốn FDI vào công nghiệp chế tạo, chế biến chiếm 90,2%; nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao đang được triển khai.

    [3] 4 tháng đầu năm đã thực hiện gia hạn 9.070 tỷ đồng tiền thuế cho các doanh nghiệp.

    [4] Dư nợ tín dụng đến 30 tháng 4 năm 2013 trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng 4%, sản xuất hàng xuất khẩu tăng 5,74% so với cuối năm 2012.

    [5] Đã hỗ trợ lãi suất mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ Đông Xuân 2012 - 2013; các ngân hàng thương mại đã giải ngân cho vay 7.162 tỷ đồng, lãi suất thấp hơn 11%. Tín dụng đối với nuôi cá tra đến cuối tháng 3 năm 2013 đạt 6.960 tỷ đồng.

    [6] 4 tháng đầu năm 2013, phân Urê tăng 83,3%, điện thoại di động tăng 22,7%, thép cán tăng 21,7%, xe máy tăng 16,6%, bia tăng 14,9%, đường kính tăng 14,4%, điện sản xuất tăng 8,8%.

    [7] Tồn kho tại 01 tháng 4 năm 2013 của ngành công nghiệp chế biến tăng 13,1%, thấp hơn mức 21,5% vào cuối năm 2012.

    [8] Đạt mức tăng 4,79%, cao hơn cùng kỳ 2 năm trước (năm 2012 tăng 0,77%, năm 2011 giảm 0,01%)

    [9] Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 6/9 tập đoàn kinh tế, 8/10 tổng công ty nhà nước quan trọng (TCT 91); các Bộ phê duyệt 26/61 đề án. Các địa phương đang chỉ đạo xây dựng 22 đề án tái cơ cấu tổng công ty trực thuộc.

    [10] Trong 4 tháng, đã tổ chức 301 cuộc thanh tra, kiểm tra, tập trung vào tình trạng tài chính, nợ xấu, cho vay bất động sản, mức độ an toàn...

    [11] Số người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tháng 4/2013 là 46,3 nghìn người, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2012 (55 nghìn người).

    [12] Kinh phí thăm hỏi tặng quà từ ngân sách trung ương là 393,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa là trên 800 tỷ đồng.

    [13] Nghị định sửa đổi, bổ sung chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Đề án xây dựng xã hội học tập, Đề án xóa mù chữ; chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

    [14] Đã có trên 3 triệu học sinh, sinh viên vay với doanh số trên 43 nghìn tỷ đồng; khoảng 1,9 triệu hộ gia đình đang vay cho trên 2,3 triệu học sinh với dư nợ gần 36 nghìn tỷ đồng.

    [15] Chiến lược quốc gia bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; phòng chống tác hại của thuốc lá; các đề án về giảm quá tải bệnh viện, phát triển y tế biển đảo, lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm, chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh, đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn...

    [16] 4 tháng, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tăng gần 5% so với cùng kỳ (tăng gần 3 triệu người).

    [17] Đã phê duyệt Danh mục sản phẩm quốc gia, 16 Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, Đề án hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khoa học công nghệ và tổ chức khoa học công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Đề án nâng cao năng lực của Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc các địa phương…

    [18] Nghị quyết về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề; tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt; quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải....

    [19] 63 tỉnh, thành phố, 30 bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ đã tổ chức trên 28 nghìn cuộc họp, hội nghị, hội thảo; đã có trên 18 triệu lượt ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

    [20] 4 tháng, Thanh tra Chính phủ kết luận 6 cuộc thanh tra, phát hiện vi phạm 5.829 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 787,9 tỷ đồng. Quý I, Thanh tra bộ, ngành, địa phương đã tiến hành 1.475 cuộc thanh tra hành chính và 14.623 cuộc thanh, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm về kinh tế 1.497,7 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 1.381,3 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính 1.011 tỷ đồng (đã thu hồi 686,2 tỷ đồng), kiến nghị xử lý hành chính 56 tập thể, 87 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 5 vụ, 21 cá nhân.

    [21] Hiện nay còn 73 vụ việc đang được trao đổi để thống nhất phương án giải quyết.

    [22] Cứu 887 người, 59 phương tiện bị nạn trên biển.

    [23] "Mô hình 141" của thành phố Hà Nội, "Mô hình 622" của thành phố Hồ Chí Minh.

    [24] Trong 4 tháng, đã điều tra khám phá 10.832 vụ phạm tội về trật tự xã hội, xử lý 24.909 đối tượng, triệt phá 478 băng nhóm tội phạm; phát hiện, xử lý 3.639 vụ vi phạm về trật tự quản lý kinh tế, 87 vụ vi phạm pháp luật về tham nhũng và chức vụ; xử lý 2.658 vụ với 12.047 đối tượng cờ bạc, phá 4.968 vụ với 7.390 đối tượng phạm tội ma túy; bắt và vận động 3.001 đối tượng truy nã trong đó có 789 đối tượng nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm.

    [25] Trong 4 tháng, xảy ra 9.463 vụ (giảm 17,2% so cùng kỳ năm 2012), chết 3.364 người (tăng 0,36%), bị thương 9.691 người (giảm 23,2%).

    [26] Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 về hội nhập quốc tế.

    [27] Ngoài TPP và RCEP, Chính phủ đang chỉ đạo đàm phán các hiệp định tự do thương mại (FTA) với Liên minh châu Âu (EU), Liên minh thuế quan Nga - Kazakhstan - Belarus, Hàn Quốc...

    [28] Tổ chức thành công Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ II, Kiều bào thăm Trường Sa, Chương trình Xuân Quê hương, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, ngư dân, lao động làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ kiều bào ta tại các địa bàn khó khăn.

    [29] Mặt bằng lãi suất cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 9 - 11%, đối với các lĩnh vực khác ở mức 11 - 13%.

    [30] Theo kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ nợ xấu là 7,8% tại thời điểm cuối năm 2012. Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến cuối tháng 3/2013 tỷ lệ nợ xấu là 4,51%.

    [31] Thu ngân sách 4 tháng ước đạt 29,9% dự toán, thấp hơn cùng kỳ (trên 32%) và yêu cầu thực hiện dự toán (33,3%).

    [32] Sản xuất xe có động cơ tăng 35,2%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất 26,6%; sản xuất giường tủ bàn ghế 35%...

    [33] Trong 4 tháng, có khoảng 3 nghìn doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục giải thể, giảm 4,8%; 16,6 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 16,9% và 23,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2012.

    [34] Về hoạt động của Kiểm soát viên; tách chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước; tổ chức, quản lý, hoạt động và giám sát đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu.
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.468
    Bác ơi em tin rằng đến 1 lứa tuổi nào đó bác sẽ không nghĩ vậy. Tự lúc đó tâm chúng ta thúc đẩy muốn làm thiện.

    Tiền bác mua vé họ cũng không phải lấy để tiêu mà là dành cho các quỹ từ thiện bác ạ.

    Đã làm việc thiện là đã tuỳ tâm rồi.

    Em cũng chưa có dịp xem Nick nhưng em nghĩ bất cứ tâm gương vượt khó nào cũng rất đáng trân trọng.

Chia sẻ trang này