Hà Nội 2 "sốt xình xịch " khi có tin đồn đưa giá chung cư vào rổ tính CPI

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Bonmua, 25/12/2011.

4154 người đang online, trong đó có 280 thành viên. 13:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2409 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. Bonmua

    Bonmua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Đã được thích:
    26.567
  2. Bonmua

    Bonmua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Đã được thích:
    26.567
  3. Bonmua

    Bonmua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Đã được thích:
    26.567
  4. Bonmua

    Bonmua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Đã được thích:
    26.567
    Hic, qua tết, giá chung cư tại HN lại lập đáy mới

    http://land.cafef.vn/2012021704541362CA43/diem-mat-nhung-du-an-bds-dang-chiu-dau-cat-lo.chn

    Không chịu được “nhiệt” với những khoản vay đang đến ngày đáo hạn, cũng không thể đợi chờ thêm nữa, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt đầu chấp nhận bán lỗ để rút vốn.
    Vòng qua một loạt các trang rao vặt về nhà đất, dễ thấy nhiều nhà đầu tư thứ cấp đăng tin rao bán dự án với lời mời chào khá hấp dẫn như: bán dưới giá gốc, giảm giá cắt lỗ, giảm 50%...Phân khúc được rao bán rầm rộ nhất đầu năm 2012 phải kể đến các dự án căn hộ chung cư cao cấp, biệt thự, đất nền.

    Căn hộ chung cư “lao dốc”

    Thị trường bất động sản trầm lắng, để cắt lỗ nhiều nhà đầu tư thứ cấp đã chấp nhận giảm giá bán căn hộ từ 10-20% so với giá gốc.

    Gần đây, dự án chung cư Eurowindow Multicomplex (Trần Duy Hưng) do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển công nghệ cao (Decotech), thuộc Eurowindow Hodlings làm chủ đầu tư có mức giảm giá khá hấp dẫn. Theo giá bán dự kiến hồi quý 2/2011 chủ đầu tư đưa ra là 50 triệu đồng/m2 trở lên cho các căn hộ có diện tích 82-148 m2. Tuy nhiên, rất nhiều khách hàng đã mua chung cư này hiện chấp nhận chào bán giá thấp hơn cả chục triệu đồng/m2.

    Tại dự án chung cư Ngoại giao đoàn (Tây Hồ, Hà Nội), nếu như trước Tết, giới đầu tư đã phải cắt lỗ, chào bán với mức giá khoảng 25 - 25 triệu đồng/m2, giảm khoảng 3 triệu đồng so với giá gốc, thì nay ra Tết, một mặt bằng giá mới lại tiếp tục được một số sàn đưa ra xuống khoảng 22,5 triệu đồng/m2.

    Tuy nhiên, ấn tượng nhất phải kể đến khu chung cư M3, M4 Nguyễn Chí Thanh. Đây là khu chung cư đã được đưa vào sử dụng từ nhiều năm nay. Giá gốc của khu chung cư này tại thời điểm năm 2009 vào khoảng 36 - 38 triệu đồng/m2, nhưng đến nay đang rao bán dưới 30 triệu đồng/m2.

    Hay như dự án chung cư Keangnam ở đường Phạm Hùng (Cầu Giấy), khi bắt đầu mở bán, giá gốc được niêm yết 3.000USD/m2. Thế nhưng, sau gần 4 năm triển khai xây dựng và đến nay đã bàn giao cho khách hàng được gần 1 năm thì giá bán chỉ còn 2.400 -2.700 USD/m2, thậm chí có căn chỉ chào bán giá 2.100 USD/m2.

    Vào đầu năm 2010, dự án Văn Phú Victoria được chào bán trên thị trường với mức giá từ 22 – 25 triệu m2. Tuy nhiên, hiện tại giá các căn hộ thuộc dự án này đã giảm mạnh, tới 6 – 8 triệu đồng/m2, tức là đã giảm tới trên dưới 30%.

    Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra tại dự án chung cư Xa La khi mà nhiều nhà đầu tư đã chấp nhận bán với giá thấp hơn giá gốc. Nhiều nhà đầu tư trước mua căn hộ với mức giá gần 30 triệu m2 thì nay dù đã giảm xuống 17,5 triệu đồng/m2 mà vẫn chưa thể bán được.

    Mộ số nhà đầu tư trót mua một căn hộ tại dự án tại khu đô thị Dương Nội (Hà Tây) với giá xấp xỉ 30 triệu đồng/m2 (gồm cả tiền chênh) nhưng nay dù đã chấp nhận bán lỗ 22,5 triệu đồng/m2 mà vẫn không có ai hỏi mua.

    Đất nền giảm mạnh

    Thời điểm cuối năm 2011 hầu hết dự án khu vực phía Tây Hà Nội đã giảm ở mức 10-30%, thậm chí có những dự án giảm tới 50% so với cuối năm 2010, tuy nhiên con số này cũng chẳng là bao so với mức tăng mạnh từ 60%-100% ở giai đoạn đầu năm 2009 đến cuối 2010.

    Điển hình nhất là dự án Vân Canh do Tập đoàn Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị (HUD) làm chủ đầu. Vào thời điểm cuối tháng 9, giá đất dự án Vân Canh đã tăng nóng cục bộ do được một nhóm các nhà đầu tư bất động sản đẩy giá lên. Giá liền kề được chào bán phổ biến mức 50 - 55 triệu đồng/m2 lô diện tích nhỏ, diện tích lớn 45-47 triệu đồng/m2. Hiện tại, giá các lô đất thuộc dự án này đang được chào bán mức 42 triệu đồng/lô diện tích nhỏ, đường to. Các lô diện tích lớn trên 150m2 được chào bán 38 triệu đồng/m2. Nhiều nhà đầu tư dự đoán, xu hướng giảm giá sẽ tiếp tục trong thời gian tới

    Một số dự án sốt “sình sịch” một thời như: Kim Chung – Di Trạch, dự án Thanh Hà (Cienco5), một số dự án dọc quốc lộ 32 (Hoài Đức)...thì nay nhiều nhà đầu tư thứ cấp đã chấp nhận giảm từ 10 – 20 triệu đồng mỗi mét vuông. Tuy nhiên, theo nhận xét của một số nhà đầu tư, dù đã giảm giá mạnh nhưng vẫn rất khó bán.

    Không khí ảm đạm cũng đang diễn ra tại các dự án dọc Đại lộ Thăng Long.Hiện giá đất dự án Geleximco khoảng 40 – 45 triệu/m2, giảm từ 10-20 triệu đồng/m2 so với đầu năm. Hay như giá đất nền thuộc dự án Nam An Khánh hiện tại chỉ giao dịch ở quanh mức 30 – 40 triệu/m2.

    Biệt thự “chết dài”

    Phân khúc biệt thự thời gian qua có rất ít giao dịch và xu hướng giảm giá diễn ra ở tất cả các khu vực tại Hà Nội. Tại các quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân có mức giá chào cao nhất hơn 150 triệu đồng/m2. Các huyện Mê Linh, Quốc Oai, Đan Phượng, Hoài Đức có mức chào thấp hơn, dưới 50 triệu đồng/m2.

    Tại Dự án Bắc An Khánh, một căn biệt thự 210 m2 có giá gốc 8,5 tỷ đồng, tiền chênh 7 tỷ đồng, nhưng nay chủ nhà đàn rao bán bán với giá chênh chỉ còn…2,9 tỷ đồng. Hay một căn 270 m2 cũng của dự án này, giá chênh 10,5 tỷ đồng, nhưng nay được nhờ bán với mức chênh giảm còn 5,5 tỷ đồng. Các dự án khu vực phía Tây Hà Nội như Vân Canh, Kim Chung - Di Trạch, Tân Tây Đô… cũng trong tình cảnh tương tự.

    Còn tại Dự án Thiên đường Bảo Sơn, một căn biệt thự 200 m2 đã xây thô giá 15 tỷ đồng, nay được chào bán với giá 9,5 tỷ đồng.

    Rao bán tại các sàn bất động sản, nhiều lô đất biệt thự, liền kề có diện tích 120 - 240 m2 tại Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 (Hà Đông, Hà Nội) giảm 15 triệu đồng một m2 so với năm 2010. Các lô đất này từ mức 35 triệu đồng một m2 hiện xuống còn 20 - 23 triệu đồng.

    Cám cảnh nhất phải kể đến các dự án biệt thự, liền kề khu vực Mê Linh, Đông Anh. Nhiều lô đất trước đây rao bán với giá 18 - 20 triệu đồng một m2, nay chỉ còn 6 - 7 triệu đồng.

    Cuối năm 2011, CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (NTL) đã công bố giá bán đất biệt thự dự án Bắc Quốc lộ 32 (Thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức ) là 33 triệu đồng/m2, so với giá thị trường hồi đầu năm gián bán này đã giảm khoảng 35-40%.
  5. Bonmua

    Bonmua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Đã được thích:
    26.567
    Nhiều bác vẫn cho rằng, giá nhà chỉ giảm ở chung cư, khu vực ngoại thành Hn. Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng, với 1 nên kinh tế dich vụ phát triển, giá đất ỏ khu vực trung tâm sẽ dần tiêm cận hơn với giá các khu vực ngoại vi khác.

    Anh # cứ đòi thu phí vào trung tâm, không cho để xe trên hè thì sau nay, khu trung tâm chỉ dành cho VIP, chỉ dành cho loại cửa hàng ngày bán cho 1 khách là sống ổn thôi


    Kinh doanh ế ẩm vì điểm trông xe bị 'xóa sổ'
    10h sáng cuối tuần, các cửa hàng trên tuyến Bà Triệu, Hàng Bài, phố Huế (Hà Nội), đều vắng khách. Bảo vệ, nhân viên cửa hàng ngồi tán chuyện chơi game.
    > Bãi trông giữ xe Hà Nội trước giờ bị xóa sổ
    > Hà Nội xóa bỏ các bãi giữ xe

    "Từ 2 hôm nay, khách đi đâu hết cả. Bình thường giờ này đông khách lắm, nhưng giờ tuyệt nhiên không ai đến. Có người bảo, mua quyển sách mấy chục nghìn, bị bắt xe, phạt hàng trăm nghìn, quá tội, nên hầu như chẳng ai ghé cửa hàng", cô Thúy, bán sách, truyện tranh đầu phố Bà Triệu cho biết. Theo cô Thúy, từ khi thành phố thực hiện cấm trông giữ xe trên vỉa hè, lòng đường, doanh thu bán hàng sụt hẳn.

    Đứng co ro dưới trời lạnh 16 độ C, ông Phan Mậu, bảo vệ cửa hàng quần áo đầu Bà Triệu cũng bày tỏ, 10h trưa là lúc đông khách nhất, nhưng từ hôm 15/2, khi quy định cấm dừng, đỗ xe có hiệu lực, thì ế khách hoàn toàn. Ông kể, từ sáng, chưa có khách nào vào mua hàng. Từ hôm 15/2, nếu có vài người vào xem, ông ngồi ngoài trông xe cho khách, vừa trông vừa nơm nớp lo lực lượng chức năng đi dẹp.
    Ảnh
    Vỉa hè phố Bà Triệu không có xe máy. Nhiều cửa hàng kinh doanh tại đây để xe của khách bên trong vì sợ lực lượng chức năng đi kiểm tra. Ảnh: Hà Đan.

    Chung cảnh ngộ, chị Hương, nhân viên một cửa hàng đồ jeans cũng thông tin, doanh số bán hàng giảm 20% so với trước 15/2. "Mấy ngày trước, trung bình mỗi hôm bán được 30 sản phẩm, nay chỉ còn khoảng hơn 20. Số khách đi xe máy đến mua hàng giảm hẳn, vì không biết để xe ở đâu", chị nói. Nhân viên bán hàng thay phiên nhau trông xe cho khách. Khi cơ quan chức năng đi dẹp, xe của khách được dắt tạm vào cửa hàng. "Song vì mặt bằng hẹp, nên chỉ dám để 1- 2 xe, còn lại, phải nói khéo để khách đi gửi hoặc lúc khác vào mua hàng", chị Hương ngao ngán kể.
    >> Clip: Các hộ kinh doanh kêu trời khi đường phố bị cấm

    Phần lớn các tiểu thương trên tuyến phố trung tâm cho biết, từ khi quy định cấm dừng, đỗ xe ở lòng đường, vỉa hè có hiệu lực, việc bán hàng bị ảnh hưởng nặng nề. "Bình thường, 11h đến 12h là lúc quán đông nghịt khách, nhưng 2 hôm nay, chỉ có vài người ghé cửa hàng. Lượng thực phẩm lấy về cũng ít hơn hẳn so với mọi khi", bà Ngọc, chủ quán cơm 53A Hàng Bài cho biết. Tầng 1 quán này, lúc 11h30 trưa, chỉ có 7 khách đang ngồi ăn. Trên tầng 2, không một bóng người. "Tiền thuê cửa hàng mỗi tháng 50 triệu đồng, lại phải trả lương hàng chục nhân viên, nếu kinh doanh ế ẩm như thế này, chắc tôi phải tính phương án khác, không thì không đủ bù lỗ", bà nói.

    Không chỉ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh, quy định cấm bãi gửi xe, dừng đỗ xe còn khiến cho công việc của những người làm nghề kinh doanh tự do bị xáo trộn. Chị Hải, nhân viên bán hàng thời trang trên phố Hàng Bài cho biết, bình thường, chị vẫn gửi xe tại một bãi tư nhân trong ngõ với giá 5.000 đồng một chiếc. Nhưng 2 hôm nay, bãi giữ xe cũng từ chối nhận khách. Bất đắc dĩ, chị Hải và một số nhân viên khác phải để xe nằm ngang cửa hàng. "Giờ, có bị bắt xe, cũng đành chịu, vì không có chỗ nào để nữa, cửa hàng thì nhỏ hẹp, không thể để vào trong", nhân viên này tâm sự.
    Bà Ngọc, chủ quán cơm trên phố Hàng Bài (Hà Nội)
    Bà Ngọc, chủ quán cơm trên phố Hàng Bài (Hà Nội) cho biết, 11h30 trưa, tầng 2 không một bóng khách trong khi ngày thường chật kín. Ảnh: Thanh Tùng.

    Anh Dũng, nhân viên một quán ăn trên phố Huế cũng cho biết đã tính đến chuyện đi xe buýt đi làm. Mấy hôm nay, không tìm được chỗ gửi xe, anh Dũng phải nhờ bạn chở đi làm. "Giờ đi xe buýt cũng bất tiện, vì từ nhà mình ra bến đã 1,5 km, lại lo giờ cao điểm, tắc đường, tối về muộn hết xe, nên chưa biết phải làm thế nào cho hợp lý", anh nói.

    Một số cửa hàng kinh doanh khác để xe của khách vào bên trong, song chỉ là giải pháp tạm thời. "Chúng tôi không phản đối chủ trương của thành phố, nhưng cũng mong các cơ quan chức năng xem xét có phương án hỗ trợ điểm trông giữ xe. Tình trạng này mà kéo dài thêm, chắc nhiều người sập tiệm", anh Cường, quản lý quán cafe 31 Bà Triệu nêu ý kiến.

    Theo bà Ngọc, chủ quán cơm trên phố Hàng Bài, việc cấm xe ô tô đỗ ở lòng đường, vỉa hè hoàn toàn phù hợp để giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tiểu thương này cũng đề xuất, với các tuyến phố có vỉa hè rộng như Bà Triệu, phố Huế, Hàng Bài..., cơ quan chức năng nên xem xét cho để xe hàng một. "Làm như vậy, vẫn có chỗ cho người đi bộ, mà người kinh doanh cũng thuận tiện hơn", bà Ngọc chia sẻ.
  6. TRAIDEP

    TRAIDEP Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/01/2012
    Đã được thích:
    449
    Giá BĐS hiện vẫn ở trên mây. Chưa hề giảm.
    Mục đích của tụi nầy là vào những đợt suy thoái thì neo giá đứng yên 1 chỗ rồi lên các thông tin đại chung LỪA ĐẢO rằng giá đã giảm rất mạnh, giảm 20% - 50% .v.v.
    Sau đợt suy thoái tụi nó lại tăng giá dựa trên giá gần như chưa hề giảm ( vì toàn LỪA ĐẢO ... ).
    Giảm ư !!!!!!!!!!! Giảm trên giá Ảo tự tạo ra cao hơn quá khứ.


    Đó là lý do vì sao sau nhiều đợt suy thoái mà bất động sản Việt Nam vẫn tăng, tính đến nay đã là ~ 5,000% - 10,000%vì thế đừng trông mong quá nhiều vào BĐS vốn ăn vào tương lai hằng trăm năm, vài trăm năm ... với GDP ~ 7%/năm.
    Vậy chỉ còn chờ khi nào giá giảm ~ 90%, tức chỉ còn tăng ~ 500% - 1,000% so với sau giải phóng thì là lúc để mua ( dù giá nầy cũng còn rất cao so với mức : GDP bình quân ~ 7% x ~ 36 năm sau giải phóng toàn lãnh thổ = 245% , tức đã bị tăng gấp đôi cho đến gấp ~ 400% so với mức cần thiết ).
    Còn so với giá thị trường hiện nay thì gấp ~ 2,050% - 4,082%.


    Sự lừa đảo kinh tởm nhất là gán ghép nền kinh tế thế giới phát triển gắn với BĐS & TTCK phát triển gắn với cổ phiếu ngân hàng .


    N.T.Quan

Chia sẻ trang này