******* Hà Tĩnh xả thải ra biển, Cơ Hội nhân đôi cho HPG!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Huuchi22, 23/04/2016.

5492 người đang online, trong đó có 506 thành viên. 23:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4448 lượt đọc và 28 bài trả lời
  1. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.108
    Lãnh đạo ******* phát biểu: http://vtc.vn/giam-doc-doi-ngoai-**...ai-chon-hoac-nha-may-hoac-ca-tom.2.616315.htm

    Loạn quá rồi!!!! Ngông cuồng quá!!!!
    --- Gộp bài viết, 25/04/2016, Bài cũ: 25/04/2016 ---
    Khác nào nó nói: TAO LÀM VẬY ĐÓ... LÀM GÌ NHAU!!!
  2. Lacmatemroi6688

    Lacmatemroi6688 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    10/09/2015
    Đã được thích:
    3.962
    Trả giá khi ôm chân thằng tàu là đây...nhục
    --- Gộp bài viết, 25/04/2016 ---
    ôi bác Lê Duẩn ơi...bác sống dậy mà đuổi hết bọn ch..ó khựa đi
    huann thích bài này.
  3. tay_ho

    tay_ho Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    18/07/2015
    Đã được thích:
    18.068
    HPG ngon
  4. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.108
    Tôi là người con của BÌNH TRỊ THIÊN... sinh ra trong thời chiến tranh loạn lạc...

    Thuở nhỏ ( mới sanh) đã chịu nhiều đau khổ vì chiến tranh.... và hậu quả của chiến tranh đã làm người dân BÌNH TRỊ THIÊN quá nhiều đau thương và mất mát!!!

    Hơn 40 năm sau, bà con vùng quê nghèo của Tôi lại thêm một lần mất mát... Thực sự tôi rất đau lòng!!!

    http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-...**-xa-931830m3-nuoc-thai-ra-bien/1090708.html

    Ba tháng đầu năm 2016, ******* xả 931.830m3 nước thải ra biển
    Tại Quảng Bình, cá chết trở lại sau vài ngày tạm lắng. Trong khi đó, ******* thừa nhận dùng axit để súc rửa đường ống, đồng thời thừa nhận không thông báo cho chính quyền khi súc rửa “vì không biết quy định này”.
    http://image.*********.vn/2016/04/26/Formosa_850213.jpg

    Ông Chu Xuân Phàm, trưởng văn phòng ******* tại Hà Nội (giữa), và cán bộ ******* Hà Tĩnh giới thiệu với PV Tuổi Trẻ về nhà máy xử lý nước thải - Ảnh: Văn Định

    Sáng 25-4, phóng viên Tuổi Trẻ và kênh VTC14 có cuộc trao đổi với Công ty TNHH Hưng Nghiệp ******* Hà Tĩnh (*******) xung quanh việc sử dụng hóa chất súc rửa đường ống và một vấn đề liên quan khác.

    Lần súc rửa gần nhất vào tháng 3-2016

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, phía ******* gồm có: ông Khâu Nhân Kiệt (giám đốc bộ phận an toàn vệ sinh môi trường *******), ông Hoàng Dật Thuyên (giám đốc, phó ban an toàn vệ sinh môi trường) và ông Chu Xuân Phàm (trưởng văn phòng ******* tại Hà Nội).

    Trả lời câu hỏi về việc từ đầu năm đến nay ******* tiến hành súc rửa đường ống mấy lần, lần cuối cùng là khi nào, ông Khâu Nhân Kiệt cho biết không thể nhớ mấy lần, chỉ nhớ lần gần nhất đây là vào khoảng tháng 3-2016.

    “Trong quy trình súc rửa đường ống thì không chỉ dùng hóa chất mà chúng tôi còn dùng áp lực khí, áp lực nước (nước sạch)... để súc rửa. Về hóa chất súc rửa đường ống, chúng tôi dùng axit HCl, NaOH pha loãng. Sau quá trình súc rửa, các chất thải đều được xử lý an toàn theo tiêu chuẩn quy định mới thải ra môi trường (biển - PV)”.

    Ông Khâu Nhân Kiệt cũng thừa nhận khi súc rửa không thông báo với cơ quan chức năng địa phương.

    Trả lời việc vì sao không thông báo với cơ quan chức năng việc súc xả đường ống, ông Chu Xuân Phàm nói: “Chúng tôi không biết có quy định phải thông báo với cơ quan chức năng khi súc rửa đường ống, chỉ biết khi công trình hoàn thành muốn chạy thử thì phải xin phép. Chúng tôi sẽ xem lại các quy định, nếu có yêu cầu phải thông báo khi súc rửa đường ống thì các lần tới chúng tôi sẽ thông báo”.

    Theo ông Phàm, “nếu Nhà nước thông báo là sai phạm thì chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm và chấp nhận bị xử lý theo pháp luật”.

    Mẫu kiểm nghiệm đều do ******* đưa đến

    Ông Phàm cho biết nhà máy ******* có hệ thống máy lấy mẫu tự động, khi phát hiện mẫu nước vượt ngưỡng quy định thì hệ thống này tự động ngắt xả và bơm trở lại để xử lý rồi mới thải ra.

    Ngoài hệ thống máy tự động, các tổ làm việc còn chia ba ca để theo dõi, các ca làm việc đều lấy mẫu thủ công đưa về xét nghiệm xem có trùng với hệ thống xử lý của máy móc hay không.

    Theo ông Chu Xuân Phàm, việc lấy mẫu để xử lý trong nội bộ nhà máy là thường xuyên và hằng ngày. Còn các mẫu xét nghiệm và các chỉ số quan trắc thì định kỳ ba tháng mới báo cho cơ quan chức năng (Sở TN-MT).

    “Chúng tôi có thuê đơn vị độc lập là Trung tâm quan trắc kỹ thuật môi trường của Sở TN-MT tỉnh, định kỳ ba tháng một lần xuống lấy mẫu quan trắc về xét nghiệm. Lần gần nhất lấy mẫu cũng trong tháng 3” - ông Phàm cho hay.

    Sau khi trao đổi, phía ******* dẫn PV Tuổi Trẻ tham quan thực tế hệ thống xử lý nước thải của nhà máy.

    Tại khu xử lý nước thải tập trung, ông Trần Vĩnh Long (ban giám đốc phòng năng lượng của công ty) cho biết ngày 11-12-2015 mới được phía cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép cho xả nước thải. Tổng lượng nước xả thải quý 1-2016 là 931.830m3, trong đó lượng xả thải bình quân mỗi ngày là 10.240m3.

    “Tháng 2 và 3, ******* có lấy mẫu nước thải gửi đến Trung tâm quan trắc tỉnh Hà Tĩnh kiểm nghiệm. Theo đó, chất lượng nước xả thải công nghiệp đều đạt theo tiêu chuẩn quy định. Tháng 3-2016 đã lấy mẫu nước biển tại vị trí thượng và hạ lưu để kiểm nghiệm, các số liệu kiểm nghiệm đều đạt chuẩn” - ông Long nói.

    Ông Long còn nói nước thải được xử lý sẽ được bơm vào đường ống lớn có đường kính gần 1m đến bể chứa cuối cùng để theo dõi các chỉ số hệ thống quan trắc trước khi thải ra biển.

    Tại trạm quan trắc tự động, ông Chu Xuân Phàm cho biết từ khi xả thải, trạm quan trắc tự động này luôn hoạt động, nếu phát hiện nước xả thải bất thường sẽ tự động dừng lại. Trạm này chưa truyền dữ liệu cho cơ quan quản lý vì chưa có đặt trạm quan trắc tại đây.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phan Lam Sơn, phó giám đốc Sở TN-MT tỉnh Hà Tĩnh, cho biết quan trắc định kỳ của ******* là theo quy định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

    ******* có trách nhiệm phải gửi thông số và mẫu về các nơi như Bộ TN-MT, Sở TN-MT và Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh. Nếu các thông số và mẫu quan trắc có vấn đề thì cơ quan chức năng địa phương mới kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm.

    “Khi thấy nghi vấn thì cơ quan chức năng mới kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm, chúng tôi không lấy mẫu định kỳ hay đột xuất kiểm tra. Họ tự lấy mẫu và thông số gửi cho cơ quan chức năng kiểm định là việc làm hợp lý, không có gì là không khách quan” - ông Sơn nói.

    Cũng theo ông Sơn, về nguyên tắc, trước khi súc rửa đường ống phải thông báo với cơ quan chức năng theo quy định của ĐTM.

    Ông Phan Lam Sơn thừa nhận việc ******* thuê Trung tâm quan trắc kỹ thuật môi trường lấy mẫu và kiểm nghiệm độc lập định kỳ ba tháng/lần.

    “Họ sẽ chịu trách nhiệm về thông số quan trắc của đơn vị, nếu thông số họ đưa ra là đạt chuẩn nhưng sau đó môi trường có vấn đề thì họ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật” - ông Sơn nói.

    Ông Lê Anh Đức, giám đốc Trung tâm quan trắc kỹ thuật môi trường, cũng xác nhận đang ký hợp đồng quan trắc với *******, “giá cả hợp đồng thế nào là chuyện trung tâm, chúng tôi không thể tiết lộ”.

    Còn ông Võ Tá Đinh, giám đốc Sở TN-MT, cho biết chưa thể kết luận ******* hay bất kỳ ai có liên quan trong vụ cá chết.

    “Tất cả các cơ sở, doanh nghiệp có xả thải đều là đối tượng nghi vấn, kể cả ******* hay Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng... Không loại trừ các hoạt động của tàu bè ngoài biển trong thời gian vừa qua” - ông Đinh nhấn mạnh.

    Gửi mẫu ra nước ngoài tìm nguyên nhân

    Chiều 25-4, Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân cho biết như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ. Cũng trong chiều qua, Tổng cục Môi trường tổ chức phiên họp tham vấn ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia về hiện tượng cá chết hàng loạt ở ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.

    Sau cuộc họp, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết: “Bộ đang tranh thủ ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành của VN để tập trung đưa ra nhận định, kết luận chính xác nhất. Thậm chí vẫn tiếp tục thuê các trung tâm có uy tín kiểm định các mẫu nên chưa thể nói cụ thể về kết quả”.

    Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về việc có đề nghị các tổ chức quốc tế hỗ trợ tìm nguyên nhân cá chết, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nói đến thời điểm này thì chưa quyết định mời tổ chức quốc tế nào hỗ trợ.

    “Tuy nhiên, bộ đã gửi một số mẫu đi phân tích ở nước ngoài. Một số mẫu được gửi tới những trung tâm kiểm nghiệm có uy tín ở nước ngoài phân tích là một số mẫu mà VN chưa phân tích được” - ông Nhân cho hay.

    Cùng ngày 25-4, Bộ NN&PTNT phát đi thông báo về ý kiến kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám xung quanh vụ cá chết bất thường tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Thông báo này cho rằng có thể do độc tố có độc lực mạnh.

    Theo đó, kết quả phân tích ban đầu của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 và Cục Thú y cho thấy cá chết bất thường không có biểu hiện bệnh lý, không tìm thấy tác nhân gây bệnh dịch thông thường, các thông số môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép.

    “Nguyên nhân cá chết nhanh bất thường trên diện rộng có thể do độc tố có độc lực mạnh như sinh học, hóa học hoặc các yếu tố khác” - thông báo của Bộ NN&PTNT nêu rõ.

    Trong khi chờ xác định nguyên nhân cá chết, Bộ NN&PTNT giao Sở NN&PTNT các địa phương tăng cường quan trắc môi trường, căn cứ thực tế địa phương, khi thấy điều kiện đảm bảo thì hướng dẫn người dân khôi phục sản xuất.

    Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương làm rõ nguyên nhân cá chết

    Sau khi nghe Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng báo cáo tình hình kiểm tra thực địa về vụ cá chết tại tỉnh Hà Tĩnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến giao UBND các tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) rà soát, thống kê các hộ nuôi trồng, khai thác thủy hải sản bị thiệt hại, mức độ thiệt hại.

    Đồng thời có đề xuất biện pháp hỗ trợ bà con ngư dân, nhất là các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn, các trường hợp bị thiệt hại lớn, nặng nề. Không được để dân thiếu đói do phải ngừng đánh bắt hải sản.

    Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ Khoa học và công nghệ, *******, Quốc phòng, Công thương, Y tế, Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ VN chủ động phối hợp, hỗ trợ Bộ TN-MT, Bộ NN&PTNT làm rõ nguyên nhân gây hiện tượng cá chết bất thường tại các địa phương này, báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý nghiêm vi phạm.

    Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương, Bộ TN-MT và UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế cùng các địa phương trong cả nước chủ động rà soát các dự án đầu tư trong các lĩnh vực, nhất là công nghiệp nặng, về công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển.
    huannLacmatemroi6688 thích bài này.
  5. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.108
    http://petrotimes.vn/neu-lam-dung-quy-trinh-xa-thai-*******-phai-mat-2-3-ty-usd-413066.html

    07:20 | 28/04/2016

    Nếu làm đúng quy trình xả thải, ******* phải mất 2-3 tỷ USD
    Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hội khoa học Kỹ thuật Đúc - Luyện kim Việt Nam cho biết, nhìn chung, chi phí xử lý chất thải chiếm đến 20-30% tổng vốn đầu tư của một nhà máy thép. Như vậy, dự án Khu liên hợp gang thép của ******* giai đoạn 1 có vốn đầu tư 10,5 tỷ USD thì phải chi khoảng 2-3 tỷ USD cho xử lý thải.
    Trước những mối quan tâm của dư luận về vấn đề xử lý chất thải tại các nhà máy luyện kim nói chung và tại Khu liên hiệp thép – cảng Sơn Dương của công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Fomosa Hà Tĩnh nói riêng, phóng viên Dân Trí đã có cuộc trò chuyện với ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hội khoa học Kỹ thuật Đúc - Luyện kim Việt Nam:

    http://petrotimes.vn/stores/news_dataimages/tranminhquan/042016/27/22/neu-lam-dung-quy-trinh-xa-thai-*******-phai-mat-2-3-ty-usd.jpg
    Với quy mô của mình, ******* có thể phải chi đến 2-3 tỷ USD cho khâu xử lý chất thải
    Thưa ông, ông có thể cho biết việc xử lý rác thải tại các nhà máy thép hiện đang được thực hiện như thế nào?

    Trên thực tế, các nhà máy thép là những nhà máy sản sinh ra nhiều chất độc hại, trong đó có cả thể rắn, thể khí và nước. Theo số liệu thống kê của chúng tôi, để sản xuất được một tấn thép thô bằng công nghệ lò cao, sẽ phải thải ra hơn 585 kg chất thải rắn, trong đó có 455 kg xỉ. Đồng thời, mỗi tấn thép thô sản xuất còn tạo ra 3 m3 nước thải độc hại. Lượng khí thải ra từ việc sản xuất một tấn thép thô có 2,3 tấn CO2, cùng các loại khí CO, SO2, NOx, bụi và bụi kim loại....

    Nhìn chung sản xuất thép là ngành công nghiệp không thân thiện với môi trường, cho nên nhà máy nào cũng phải áp dụng rất nhiều biện pháp để xử lý các chất thải đó để bảo vệ môi trường xung quanh nhà máy.

    Chi phí để xử lý chất thải chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng đầu tư, nên tùy mức độ áp dụng khác nhau ở từng quốc gia mà có mức chi phí tương ứng. Ở mức chung, chi phí này phải chiếm đến 20-30% tổng vốn đầu tư của một nhà máy.

    Để xử lý khí thải nhà máy thì phải xây dựng những công trình lọc bụi thô, lọc bụi ướt, bụi tĩnh điện. Rồi xử lý nước thải cũng phải xử lý bằng rất nhiều biện pháp vật lý như bể lắng, xử lý bằng các chất thu hồi hóa chất, thu hồi các các chất độc hại. Xử lý các kim loại nặng, các hợp chất hóa học hòa tan trong nước...

    Xỉ thải ra trong quá trình hoạt động lò cao, cán thép, nấu thép cũng không cho phép được thải bừa bãi ra môi trường mà phải thu hồi, tận dụng lại để rải đường hoặc dùng vào các mục đích khác, phải thu hồi các kim loại lẫn trong đó trước khi sử dụng.

    Nói chung nhà máy công nghiệp nào cũng đều được yêu cầu phải làm như thế. Nhưng đối với nhà máy luyện kim thì công nghệ rất phức tạp và đòi hỏi rất tốn kém nên phải kiểm soát rất chặt.

    Ở ******* Hà Tĩnh thì người ta quan tâm đến xử lý nước. Sau khi đã thu hồi hóa chất, họ lấy nước tuần hoàn lại và tiếp tục xử lý cho đến khi đạt tiêu chuẩn mới cho phép thải ra ngoài. Hy vọng là họ thực hiện như họ tuyên bố.

    Vấn đề là tại các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì cơ quan nhà nước rất khó kiểm soát, họ có sự độc lập nhất định. Như Vedan, phải "rình mò" mãi mới biết được là nhà máy này có ống thải không qua xử lý cứ chảy trực tiếp ra sông Thị Vải, làm cá chết hàng loạt và cũng phải mất một thời gian rất dài mới lộ ra.

    Vấn đề xử lý chất thải được xem xét như thế nào khi thu hút đầu tư, thưa ông?

    Những nhà máy như thế muốn có giấy phép xây dựng thì bắt buộc phải trình ra được báo cáo đánh giá tác động môi trường và được cơ quan quản lý về môi trường ở địa phương cho phép.

    Nghĩa là anh phải giải trình được xây dựng nhà máy với những công nghệ như vậy thì sẽ thải ra môi trường những gì và được xử lý đến đâu? Với công nghệ, thiết bị của anh thì anh sẽ xử lý như thế nào? Số còn lại có được thải ra môi trường hay không?

    Sau khi nhà máy đi vào vận hành, ai sẽ kiểm tra vấn đề xả thải?

    Theo đại diện ******* nói, họ kiểm ra nước thải thường xuyên nhưng chỉ kiểm tra trong nội bộ nhà máy mà thôi. Mỗi tháng họ báo cáo 1 lần cho các cơ quan môi trường, còn cơ quan môi trường thì 1 tháng lấy mẫu 1 lần để kiểm tra mà mẫu lại cũng do nhà máy cung cấp nên rất khó để nói đến tính chính xác.

    Họ nói rằng họ kiểm tra nước thải hàng ngày nhưng chưa tương thích được với hệ thống theo dõi của của địa phương nên chưa kết nối được. Cho nên địa phương không biết được hoạt động xử lý thải hàng ngày vận hành ra sao và cũng không thể biết là chất thải đó ra ngoài môi trường có lúc nào vượt quá quy định hay không.

    Họ cũng bảo rằng trong quá trình theo dõi, nếu lúc nào đó phát hiện thấy báo vượt ngưỡng cho phép là sẽ lập tức dừng vận hành, tiếp tục xử lý cho đến lúc nào đạt thì mới hoạt động trở lại. Họ nói như vậy nên cũng chỉ biết vậy mà thôi. Họ có làm ăn chân chính hay gian dối không thì cũng chịu, không biết được.

    Về công nghệ của ******* đang sử dụng thì như thế nào, thưa ông?

    Cũng có người hỏi ******* sử dụng công nghệ lạc hậu mà thế giới đã loại bỏ. Làm gì có chuyện đó! Công nghệ mà ******* sử dụng cho đến bây giờ vẫn chiếm trên 80% sản lượng thép của cả thế giới. Đó không hề là công nghệ lạc hậu đâu, nó phục vụ 80% cho việc sản xuất ra hơn 1,6 tỷ tấn thép của thế giới đấy! Họ sử dụng lò cao tiên tiến của thế giới với quy mô rất lớn.

    Vấn đề ở đây là họ có tôn trọng các quy trình xử lý chất thải hay không mới quan trọng.

    Tôi chỉ nói thế này thôi: Nhà máy của Việt Nam do chính người Việt làm và quản lý - ngay cả là những doanh nghiệp Nhà nước, khi cạnh tranh với nhau thì cũng muốn làm thế nào để tiết kiệm điện nhất. Chẳng hạn như lọc bụi khí thì phải vận hành các thiết bị điện để vận hành các máy hút, qua các túi lọc...mới thải được khí đủ tiêu chuẩn ra ngoài.

    Ban ngày mọi người đi qua thấy khói nhà máy màu trắng, sạch nhưng ban đêm thì họ tắt máy hút đi, cứ thể xả ra môi trường, chỉ để tiết kiệm điện, tiết kiệm giá thành để cạnh tranh dễ hơn.

    Việc không kiểm soát được hoạt động xả thải của các nhà máy trong ngành công nghiệp nặng khiến chúng ta phải trả giá rất đắt, là bài học rất đau đớn. Nhất là với những dự án 100% vốn nước ngoài thì lại càng khó kiểm soát hơn. Do đó, thời gian tới, cần có những quy định giám sát chặt chẽ hơn với những dự án này, nhất là trong vấn đề xử lý rác thải.

    - Xin cảm ơn ông!

    Hiện tại ở Hà Tĩnh, nhất là Khu kinh tế Vũng Áng có rất nhiều dự án hoạt động, trong đó có cả những dự án trong ngành công nghiệp nặng, ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, không riêng gì *******.

    Hà Tĩnh trong những năm vừa qua thường tự hào là một trong những địa phương năng động nhất thu hút FDI. UBND tỉnh Hà Tĩnh đánh giá, sự có mặt của dòng vốn FDI trên địa bàn góp phần quan trọng để tỉnh chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đặt nền móng cho sự phát triển mang tính đột phá và bền vững.

    Năm 2015, Hà Tĩnh đứng thứ 7 cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hiện nay đã có 68 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 16,5 tỷ USD.

    Riêng trong Khu kinh tế Vũng Áng và huyện Kỳ Anh có những dự án có vốn đầu tư lớn như Khu liên hiệp thép – cảng Sơn Dương của công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp ******* Hà Tĩnh; Nhà máy sản xuất bột giấy của Liên doanh bột giấy Việt - Nhật Vũng Áng; Nhà máy tinh bột sắn của công ty cổ phần hữu hạn Vedan – Việt Nam...

    Một số dự án của nhà đầu tư trong nước tại Vũng Áng là: Nhà máy phôi thép 500 nghìn tấn/năm của Công ty Cổ phần Sắt thép Hà Tĩnh; Nhà máy cán tôn và sản xuất vật liệu xây dựng của Công ty TNHH thương mại Đức Dũng; Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam Lilama...
    khoaita2009 thích bài này.
  6. Lacmatemroi6688

    Lacmatemroi6688 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    10/09/2015
    Đã được thích:
    3.962
    thương người dân hà tĩnh quá...chiến tranh bom đan mất mát giờ lại bị thải chất độc...hazza
  7. chichchoe36

    chichchoe36 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    09/10/2007
    Đã được thích:
    12.188
  8. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.108
    http://laodong.com.vn/xa-hoi/tho-la...et-hang-loat-tai-mieng-ong-xa-thai-549327.bld
    Thợ lặn của ******* Hà Tĩnh phát hiện cá chết hàng loạt tại miệng ống xả thải
    Là thợ lặn chuyên nghiệp của Cty ******* Hà Tĩnh, ông Chu Văn Đại (thôn Hải Phong 2, xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phát hiện cá chết rất nhiều vào trưa 6.4, sức khỏe bị ảnh hưởng nên ông cùng 14 thợ lặn làm đơn xin nghỉ. Vị trí lặn tại điểm cuối của Cty *******, sát vị trí xả thải.

    Phóng viên Lao Động liên hệ để trao đổi về việc ông phát hiện cá chết trong quá trình lặn tại Cty *******, ông Đại đồng ý và hẹn gặp vào 17h30, sau khi đi làm về.

    Đúng 17h30 ngày 7.5, PV có mặt tại thôn Hải Phong 2, Kỳ Lợi. Ông Chu Văn Đại năm nay 52 tuổi, người rắn chắc, là thợ lặn chuyên nghiệp có thâm niên vài chục năm, đã từng lặn ở đảo Trường Sa. Ông Đại chính thức vào làm cho nhà thầu phụ của Cty ******* đã được 4 năm. Trong thôn Hải Phong 2 có 5 thợ lặn, toàn đội lặn là 15 người.

    Công việc của các thợ lặn là san đá, ghép bê tông, trải vải chống lún, vải chống thấm, ngày lặn một buổi, làm trên bờ một buổi. Vị trí lặn ngay điểm cuối của Cty *******, phía đông, ngay sát vị trí xả thải của Cty *******.



    [​IMG]
    Cty Fomosa Hà Tĩnh nhìn từ âu thuyền Kỳ Phương.
    Về thời điểm phát hiện cá chết, ông kể: “Lúc đó, tôi lặn lên vào khoảng 9 giờ ngày 6.4, thì phát hiện cá chết rất nhiều. Ông bảo vệ cũng đã bắt được vài cân cá. Mùi nước thì không cảm nhận được do mũ lặn bịt kín, còn nước biển có màu hơi vàng.

    Đây là hiện tượng mà từ mấy chục năm nay, ông và các bạn lặn chưa hề gặp. Mọi người đều nhận định, xưa nay chỉ có con cá đồng chết giá (rét), chứ chưa bao giờ có chuyện cá biển chết nhiều như thế này. “Chúng tôi cảm thấy nước độc”, ông Đại nói.

    Ông Đại tiếp tục lặn thêm vài ngày nữa, khi lên bờ cảm thấy đắng trong miệng, về nhà cảm thấy mệt hơn những lần trước.

    “Trước đây nước chỉ có vị mặn chứ không thấy khác lạ như lúc đó”, ông nói.

    Cả 15 người đều thấy đi lặn về người mệt mỏi, khó chịu.

    Lo lắng cho sức khỏe, sau đó, ông và mấy anh em trong tốp thợ lặn bàn nhau xin nghỉ một thời gian. Mọi người viết đơn và được Cty phê duyệt đồng ý. “Bọn anh được nghỉ từ 14.4 đến ngày 3.5, đúng 20 ngày”, ông Đại cho biết.

    Đến ngày 3.5, ông Đại và tốp thợ lặn được Cty ******* gọi đi làm lại. Về lý do đồng ý đi làm trở lại, ông Đại bộc bạch: “Anh em cũng bàn nhau chắc nước đã nhạt rồi, không độc nữa. Mặt khác, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, không có việc gì khác, con cái đi học, chi tiêu trong gia đình trông chờ vào bố cả, bố không có việc làm thì chết đói”. Mức tiền công của ông là 400 nghìn đồng/ngày, được đóng bảo hiểm đầy đủ.

    PV hỏi sau khi đi làm lại có hiện tượng gì khác thường không, ông Đại cho hay: “Ngày đầu thì chát, còn ngày qua (6.5) thì thấy đắng đắng trong miệng”. Tốp thợ lặn được đưa đi kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Kỳ Anh, nhưng không phát hiện điều gì bất thường.

    Tốp thợ lặn báo cáo với Cty, thì được trả lời nguyên nhân là “tảo nở hoa và thủy triều đỏ”.

    Về nguyện vọng, ông Đại mong muốn các cơ quan ban ngành xử lý làm sao để ngư dân ra khơi đánh bắt, ổn định cuộc sống.

    Clip thợ lặn Chu Văn Đại kể chuyện phát hiện cá chết tại biển gần Cty *******:
    khoaita2009 thích bài này.
  9. Lacmatemroi6688

    Lacmatemroi6688 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    10/09/2015
    Đã được thích:
    3.962
    xả thải độc ra biển.tội ác tày trời...chúng nó sẽ gặp quả báo

Chia sẻ trang này