HAG - bị cái gì mà giảm hoài, giảm mãi, liệu chừng nào mới ổn định.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi MrHQ5SG, 14/08/2024.

6748 người đang online, trong đó có 871 thành viên. 12:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10696 lượt đọc và 47 bài trả lời
  1. haibtc01

    haibtc01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2017
    Đã được thích:
    1.930
    Làm nông chắc khó giàu, mà ko biết mua gì nen nay cũng mua một ít HAG
  2. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.977
    Dự kiến q3 hơn 500t nhá
    haibtc01 thích bài này.
  3. haibtc01

    haibtc01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2017
    Đã được thích:
    1.930
    E cũng ko rành, mua hên xui vậy thôi!
    TuanTVN thích bài này.
  4. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.977
    Bác chờ ra bc kiểm chứng nhá
    haibtc01 thích bài này.
  5. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.977
    Diện tích trồng sầu riêng của huyện Krông Pắc tương đương với diện tích trồng sầu riêng của HAGL mà doanh thu khủng.
    Một huyện của Đắk Lắk dự kiến thu gần 7.000 tỷ đồng từ sầu riêng
    Duy Hoà-Chủ nhật, ngày 14/07/2024 07:02 GMT+7



    [​IMG]
    VTV.vn - Theo báo cáo của UBND huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk thì dự báo trên địa bàn sẽ thu được hơn 92.000 tấn sầu riêng vào mùa vụ tới, dự kiến sẽ thu được gần 7.000 tỷ đồng.
    Niên vụ 2023, toàn huyện thu được hơn 80.000 tấn quả sầu riêng, năng suất bình quân đạt 24 tấn/ha. Đặc biệt có những vườn sầu riêng trồng từ các năm 2004, 2005 cho năng suất lên đến 35 tấn/ha. Với giá bán tại vườn bình quân từ 75.000 – 80.000 đồng/kg, giá trị sản xuất của cây sầu riêng ước tính từ 6.000 – 6.400 tỷ đồng.

    Cũng theo báo cáo của UBND huyện Krông Pắc Năm 2024, toàn huyện đã tăng gần 1.000 ha sầu riêng so với năm 2023; diện tích sầu riêng trong thời kỳ kinh doanh cũng tăng 695 ha; dự kiến tổng sản lượng sầu riêng toàn huyện đạt trên 92.000 tấn. Diện tích sầu riêng được cấp chứng nhận VietGAP đã đạt trên 1.200 ha.

    [​IMG]
    UBND huyện Krông Pắc tặng giấy khen cho 6 nông dân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong công tác sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ và xuất khẩu sầu riêng năm 2023.

    UBND huyện Krông Pắc đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả, tính bền vững của ngành hàng sầu riêng như: tuyên truyền, vận động người dân không phát triển ồ ạt diện tích, tập trung vào việc canh tác đúng quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu và thị trường tiêu dùng trong nước; tổ chức tốt chuỗi liên kết sản xuất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói, cơ sở xử lý kiểm dịch thực vật và doanh nghiệp xuất khẩu; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm về quản lý, sử dụng mã số vùng trồng… Huyện cũng sẽ tăng cường tuyên truyền, quảng bá sản phẩm sầu riêng, đặc biệt là thông qua Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ II, năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 30/8 – 2/9.

    [​IMG]
    Nông dân tại huyện Krông Pắc đang chuẩn bị cho những quả sầu riêng chất lượng cho mùa vụ năm 2024.

    Trong những năm qua, cấp ủy lãnh đạo của huyện Krông Pắc đã xác định đây là một trong những loại cây chủ lực, đem lại kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế cho người dân trên địa bàn. Chính vì vậy, nên chính quyền, địa phương đã bám sát chỉ đạo và có những định hướng đúng đắn giúp phát triển bền vững loại cây đặc sản này.

    [​IMG]
    Chị Nguyễn Thị Thanh Thảo, Hợp tác xã nông nghiệp Tân Bắc, huyện Krông Pắk phát biểu ý kiến tại hội nghị

    Chia sẻ với phóng viên Thời báo VTV, chị Nguyễn Thị Thanh Thảo, Hợp tác xã nông nghiệp Tân Bắc, huyện Krông Pắk, chia sẻ: "bản thân tôi đang ấp ủ dự định sản xuất sầu riêng theo đúng quy trình chuẩn sạch hữu cơ chất lượng cao, để hướng đến một hệ sinh thái sạch chuẩn trong vườn sầu riêng. Từ đó tạo nên chất lượng trái ổn định để không những xuất khẩu Trung Quốc mà còn nhiều thị trường khó tính nữa."

    Cũng tại hội nghị, UBND huyện Krông Pắc cũng đã khen thưởng 3 doanh nghiệp, hợp tác xã; 6 nông dân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong công tác sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ và xuất khẩu sầu riêng năm 2023.
  6. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.977
    Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Phải đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia
    Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, muốn đưa sầu riêng Việt Nam đi xa cần xây dựng quy chuẩn, bảo vệ giá trị thương hiệu sánh ngang với sầu riêng Thái Lan, Malaysia.

    Chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại Thường vụ Quốc hội sáng 21/8, đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Phó đoàn Bình Phước) nêu nông sản hạt điều với kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD vào 2023. Giá sầu riêng cũng liên tục lập đỉnh, diện tích trồng của Việt Nam đã tăng lên hơn 150.000 ha năm ngoái. Tuy nhiên, việc phát triển và bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu của Việt Nam hiện nay chưa thực sự hiệu quả.

    Bà dẫn chứng thu mua sầu riêng có mã vùng trồng và sầu riêng không có mã lại không có sự khác biệt. Việc này ảnh hưởng lớn quyền lợi của nông dân và sự phát triển bền vững của vùng trồng. Bà đề nghị Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu giải pháp bảo đảm giá trị thương hiệu điều, sầu riêng và bảo vệ vùng nguyên liệu.

    Đại biểu Phạm Hùng Thắng (Phó đoàn Hà Nam) đề nghị Bộ trưởng làm rõ các giải pháp hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ, mở rộng thị trường cho nông sản Việt Nam. Cùng với đó, ông cũng muốn Bộ trưởng nêu giải pháp phát triển nhãn hiệu, thương hiệu sở hữu độc quyền với nông sản chủ lực của Việt Nam.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời chất vấn. Ảnh: Media Quốc hội

    Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan thông tin, Bộ vừa ký Hiệp định thư thứ 2 về sầu riêng chế biến như cơm sầu riêng, hạt sầu riêng, sầu riêng đông lạnh. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Việt Nam mở cửa ngành hàng sầu riêng với thị trường Trung Quốc.

    Như vậy, nông sản Việt Nam xây dựng được thương hiệu mạnh sẽ tạo được giá trị gia tăng rất lớn. Tuy nhiên, nhiệm vụ này còn nhiều khó khăn. Người dân, doanh nghiệp vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và thương hiệu. Nhãn hiệu được xây dựng và bảo hộ. Trong khi thương hiệu là niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng, tiêu chuẩn, độ đồng đều đối với một sản phẩm nào đó.

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang cùng với Bộ Công Thương phối hợp xây dựng thương hiệu của nông sản. "Muốn vậy, chúng ta phải có vùng nguyên liệu tập trung để có những sản phẩm đồng đều, quy chuẩn hóa các nông sản chủ lực, xây dựng thiết chế bảo vệ hình ảnh nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế", ông Hoan nói.

    Để bảo vệ giá trị nhãn hiệu, thương hiệu, ông nhấn mạnh phải xây dựng quy chuẩn; phải có hiệp hội ngành hàng; tạo liên kết giữa bà con và các hiệp hội, doanh nghiệp.

    Theo ông Hoan, nhiệm vụ hiện nay là đưa sầu riêng trở thành sản phẩm quốc gia, xây dựng, thiết kế chính sách chung về sầu riêng cho nông dân, doanh nghiệp, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, bởi "Việt Nam đang đi sau thị trường Thái Lan, Malaysia về xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc".

    Tuy nhiên thực tế, yêu cầu chuẩn hóa đối với hàng hóa nông sản còn nhiều khó khăn, nhất là với nền nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, tự phát như ở Việt Nam. Bộ trưởng cho rằng không thể nói vấn đề tiêu thụ nếu hàng hóa Việt Nam không theo được tiêu chuẩn của thị trường. Vì vậy, giải pháp là cấp mã số, vùng trồng, vùng nuôi.

    Ngoài ra, để khắc phục tính manh mún của nền nông nghiệp, ông Hoan nhấn mạnh cần xây dựng lại vùng nguyên liệu tập trung, liên kết thành hợp tác xã đủ mạnh. Bộ sẽ xây dựng chính sách để liên kết được những "mảnh ruộng nhỏ trở thành những mảnh ruộng lớn, khu rừng nhỏ trở thành khu rừng lớn", song cần địa phương quan tâm hơn nữa.

    Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trước đây, sầu riêng đông lạnh chủ yếu được xuất khẩu sang Thái Lan, Mỹ và châu Âu với kim ngạch vài trăm triệu USD mỗi năm. Nay với cánh cửa rộng mở sang Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng dự kiến tăng đột biến. Nếu thị trường Trung Quốc chuyển sang tiêu thụ sầu riêng đông lạnh, Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn.

    Năm ngoái, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 500.000 tấn sầu riêng tươi, đạt kim ngạch 2,3 tỷ USD, trong đó 90% xuất khẩu sang Trung Quốc. Diện tích trồng sầu riêng là 154.000 ha, sản lượng đạt gần 1,2 triệu tấn, với tốc độ tăng trưởng 15% mỗi năm. Đối với dừa, Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu lớn, với diện tích trồng 175.000 ha, chủ yếu tại Đồng bằng sông Cửu Long.

    Việc mở cửa thị trường Trung Quốc dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh đạt 400-500 triệu USD năm nay, và xuất khẩu dừa tươi tăng thêm 200-300 triệu USD. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
    https://vnexpress.net/bo-truong-le-minh-hoan-phai-dua-sau-rieng-thanh-san-pham-quoc-gia-4784003.html
  7. joquynh75

    joquynh75 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2023
    Đã được thích:
    24
    mình không tin bác đức nổ lắm nhưng tin lái của bác. múc
  8. nha_ngheo_hoc_dot

    nha_ngheo_hoc_dot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Đã được thích:
    215
    =))=))=))
    đội lái của mấy ông bầu thì ghê rồi, cần đặc biệt cẩn thận

Chia sẻ trang này