HAG - Cổ đông sát cánh cùng anh Đức - Sức mạnh của sự đa dạng: Nông nghiệp và BĐS vàng tại Myanmar

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Daigia2011, 06/04/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4683 người đang online, trong đó có 548 thành viên. 21:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 99312 lượt đọc và 1614 bài trả lời
  1. kienuk

    kienuk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2009
    Đã được thích:
    136
    HAG chốt hôm nay giá 27. Chắc chắn 100% luôn.
  2. broker_anhphan

    broker_anhphan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2011
    Đã được thích:
    747
    mua vứt đấy, khi nào 50% lại bán, suy nghĩ vài line gì cho mệt
    Warren B thích bài này.
  3. talong

    talong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2014
    Đã được thích:
    287
    Các bác xuống tầu hết rồi hay đang tiếp tùng mai phục sao mà vắng vẻ quá vây ? :D
    Warren B thích bài này.
  4. cocxanh39

    cocxanh39 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/04/2014
    Đã được thích:
    1.891
    Đang nhúng xuống phát nữa cho đẹp hay sao vậy ta?
  5. cocxanh39

    cocxanh39 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/04/2014
    Đã được thích:
    1.891
    Các bác đánh theo kỹ thuật chắc xuống hết rồi bác ạ, còn các bác vứt chìa khóa rồi thì chắc quên mình có HAG nên không thấy chém về em nó nữa :D
    monominiWarren B thích bài này.
  6. vinhphuonglam

    vinhphuonglam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2014
    Đã được thích:
    173
    đại hội cổ đông đã thống nhất chia cp theo tỉ lệ 10:1 mà không biết đến khi nào mới chốt 1 tuần nữa, 1 tháng hay 1 quỹ nữa. mau ra tin đi để HAG còn phi chứ các bác nhỉ, trên topic này có ai làm ở hagl biết tin nội bộ báo lên cho anh em mừng nào?
    vinhphuonglam đã loan bài này
  7. toc0bay

    toc0bay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2009
    Đã được thích:
    3.834
    sau lễ 30/4 nhé bác
    Daigia2011 thích bài này.
  8. Warren B

    Warren B Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    12/02/2014
    Đã được thích:
    414
    Hôm trước đại hội quên hỏi câu quan trọng này...
    Giờ kg biết hỏi ai. Ngoài chia CP còn chia tiền 1000-1500/cp nữa đó bác.
    Daigia2011 thích bài này.
  9. Tony SG

    Tony SG Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2014
    Đã được thích:
    70
    Vừa bán được con nhà, ngày mai xuống tay làm vài trăm k nữa, quyết ăn thua với anh Đức.:drm4:drm4:drm4:drm4

    Toàn thông tin tốt cả.

    Chân trời mới của bầu Đức
    [​IMG]- Rời bỏ đầu tư BĐS, chuyển khu vực hoạt động trọng tâm sang Lào, Campuchia hay Myanmar, ông Đoàn Nguyên Đức đã tự mở ra chân trời mới với rất nhiều sự hứng khởi và hy vọng.



    Bầu Đức xin vợ làm việc thêm 5 năm rồi nghỉ
    Em trai kín tiếng, trụ cột quyền lực của Bầu Đức
    Những phát ngôn 'bất hủ' của bầu Đức
    Xem bài khác trên Vef.vn
    Hướng mới, vùng đất mới


    Chưa hết bất ngờ vì sự phát triển trong mảng cao su và mía đường, giới đầu tư tuần qua lại xôn xao tin "Bầu Đức đi chăn bò" khi ông công bố dự án nuôi 100.000 con bò tại Lào đồng thời trồng 10.000 hecta ngô hai vụ sau khi thử nghiệm thành công.

    [​IMG]
    Các nhà đầu tư tham qua khu trồng ngô của Bầu Đức ở Lào.
    Kế hoạch trồng mía, ngô rồi tận dụng thực phẩm để nuôi bò trên thực tế đã được nhiều NĐT nghĩ tới và viết thư góp ý cho bầu Đức nhưng ông Đức đã tính trước, cho triển khai và khi được công bố nó đã vượt ngoài sức tưởng tưởng của nhiều NĐT.

    Sự hứng khởi của giới đầu tư không chỉ ở việc "bầu Đức đi chăn bò" mà còn quy mô của dự án quá lớn: 100.000 con, gấp vài lần số bò của bất kỳ đàn bò của DN lớn nào trên cả nước. Theo kế hoạch, ban đầu, Bầu Đức sẽ nuôi bò thịt lấy kinh nghiệm sau đó là bò sữa và sẽ hướng tới một thương hiệu về sữa đại loại như "Bầu Đức Milk".

    [​IMG]
    Chưa hết bất ngờ vì sự phát triển trong mảng cao su và mía đường, giới đầu tư lại xôn xao tin "Bầu Đức đi chăn bò"

    Trước đó, giới đầu tư cũng đã bất ngờ với khối lượng cũng như giá thành sản phẩm mía đường của bầu Đức. Vụ tạm nhập tái xuất (sang Trung Quốc) 30-40 nghìn tấn đường của HAGL gây ồn ào dư luận hồi đầu năm 2014.

    Là DN BĐS không chuyên về nông nghiệp, nhưng khi thâm nhập vào lĩnh vực này Bầu Đức ngay lập tức thành công và gây sóng gió trên thị trường. Giá thành đường của bầu Đức rất rẻ, nhờ vào giá mía bằng chưa tới 50% so với tại Việt Nam.

    Với bầu Đức, làm mía đường hay trồng ngô là ngắn hạn, như một bước đệm để tập trung phát triển "cú đấm thứ nhất" là trồng cao su ở Lào.

    Song song với việc tìm hướng mới, tìm lối đi mới cho DN của mình, thoát khỏi BĐS để nhảy sang với nông nghiệp, bầu Đức cũng tìm kiếm cơ hội ở những vùng đất mới mà DN Việt chưa nhiều đơn vị tìm đến như Lào, Campuchia, Myanmar.

    Với Lào, Campuchia, bầu Đức gắn với các lĩnh vực mới là cao su, mía đường, ngô và cọ dầu, còn Myanmar thì bầu Đức quay lại với sở trường của mình là BĐS. "Cú đấm thứ hai" của bầu Đức có lẽ sẽ làm thay đổi cục diện BĐS Myanmar.

    Đúng phong cách của mình, bầu Đức bước sang vùng đất mới Myanmar đầy âm thầm, thậm chí giấu cả cổ đông để mua mảnh đất vàng hơn 8ha tại Yangon từ năm 2011 với giá chỉ 700 USD/m2 để rồi sau đó bất ngờ công bố rồi khởi công dự án BĐS hàng trăm triệu USD tại đây nhằm khai phá một thị trường mà nguồn cung mặt bằng cho thuê cao cấp rất khan hiếm và giá thuê rất cao.

    Cùng tất biến hay tầm nhìn xa của đại gia?

    Cùng với việc công bố kế hoạch nuôi bò tại Lào, bầu Đức cũng cho biết mục tiêu lợi nhuận 2014 của HAGL là tăng 50% so với 2013, dự kiến sau thuế khoảng 1.460 tỷ đồng.

    Lợi nhuận của HAGL dựa trên hoạt động của mảng nông nghiệp đã bắt đầu có doanh thu sau 5 năm từ 2008 đến 2013 chỉ có đầu tư. Bên cạnh đó, năm nay HAGL sẽ có thu hoạch thêm ngô ở Campuchia và Lào.

    [​IMG]
    Nông nghiệp công nghệ cao. Bầu Đức đã tự mở ra chân trời mới với rất nhiều sự hứng khởi và hy vọng.

    Ông Đức khẳng định: "Với lợi thế quỹ đất trên 100.000 ha, ưu tiên số một là tập trung đầu tư lớn vào các ngành nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, vì tỷ suất lợi nhuận gộp của ngành này vượt trội so với lĩnh vực khác".

    Bàn luận về lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là kế hoạch nuôi bò vừa được công bố, rất nhiều NĐT cho rằng, lĩnh vực kém hấp dẫn này sẽ trở nên siêu lợi nhuận theo cách làm của bầu Đức.

    "Bầu Đức đúng là nông dân thứ thiệt. Thân, lá ngô, mía, cọ dầu và phụ phẩm sau thu hoạch dùng nuôi bò thì chẳng phải bỏ mấy tiền thức ăn mà lại có kết quả ngay. Bò lại cho phụ phẩm là phân bò, dùng để bón mía, ngô thay phân đạm rất tốt, tiết kiệm chi phí sản xuất. Sau này, HAGL lại bán sữa cho Vinamilk hay xây nhà máy sữa mới thì lợi không biết đâu mà lần. Nông nghiệp công nghệ cao, khép kín lợi lớn", một NĐT chia sẻ.

    Trong báo cáo đưa ra hồi giữa tháng 2, Công ty chứng khoán MayBank KimEng cho rằng mía đường và cao su sẽ giúp ổn định doanh tu và lợi nhuận của HAG trong dài hạn. Hơn nữa, khi toàn bộ diện tích cao su đi vào khai thác trong 3-5 năm tới thì doanh thu và lợi nhuận của HAG sẽ có sự đột biến.

    Theo KimEng, lợi nhuận 2014 của HAG sẽ lớn hơn nhờ doanh thu từ nông nghiệp sẽ tăng mạnh với diện tích mía thêm khoảng 80% lên 10.000ha; diện tích cạo mủ cao su 2014 cũng tăng thêm khoảng 86% lên gần 10.000ha.

    Nhìn vào những bước đi của ông Đoàn Nguyên Đức trong vài năm gần đây một lần nữa cho thấy, ông luôn là người đi tiên phong. Trong khi BĐS đang nóng bỏng thì bầu Đức đã rậm rịch rút lui và sẵn sàng bán giá rất rẻ để chuyển sang lĩnh vực khác.

    Bầu Đức đến với nông nghiệp, cao su, mía đường, ngô và cọ dầu như một hướng mới. Ông cũng tìm đến những chân trời mới ở Lào, Campuchia và Myanmar để tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt nhất. Ở đây, ông Đức đã có thể hiện thức hóa giấc mơ có quỹ đất hàng trăm ngàn ha, đầu tư đồng bộ theo hướng công nghệ cao như những tỷ phú nông nghiệp thế giới vẫn thường đi thăm ruộng bằng máy bay.

    Cho tới thời điểm này, nhiều dự án đã có những tín hiệu thành công như mía đường, BĐS ở Myanmar... Tuy nhiên, ở chiều ngược lại cũng có không ít người lo ngại bởi đầu tư trong lĩnh vực nào cũng rủi ro. Sự tụt giá của nhiều sản phẩm nông nghiệp trước đây và dấu hiệu tụt giá của cao su gần đây phản ánh điều này. Bên cạnh đó, khoản nợ lớn luôn là một cảnh báo đối với đại gia này.
    thich uptrent, _NeMo_CDvADB thích bài này.
  10. Vietbac1

    Vietbac1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    1.271
    Kinh tế Myanmar khởi sắc
    Kinh tế Myanmar dự đoán tăng 4 lần vào năm 2030; nhưng cuộc cải cách chính trị thời gian gần đây đang chậm lại.
    Những chỉ số kinh tế Myanmar cho thấy một bức tranh tăng trưởng khả quan. Theo dự tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng GDP của nền kinh tế Myanmar trong năm 2013-2014 đạt 7,5%. Kỳ vọng sẽ tăng lên mức 7,8% trong năm tài chính 2014-2015. Nhưng theo Bộ Phát triển kinh tế và Kế hoạch quốc gia Myanmar, tài khóa 2014-2015, GDP có thể tăng trưởng 8%.

    http://image.*********.vn/2014/04/23/Cocacola,Myanmar.jpg
    Coca Cola tại Myanmar: Nhiều hãng nước ngoài đã thâm nhập thị trường Myanmar có 60 triệu dân
    Đầu tư tăng nhanh

    Luật Đầu tư nước ngoài ban hành vào tháng 11/2012 đã góp phần quan trọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Cuộc cải cách chính trị và mở cửa của của nước này cũng tạo bầu không khí tin tưởng cho các nhà đầu tư. Myanmar dự định tập trung thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển công nghệ và nguồn nhân lực trong 7 lĩnh vực trọng điểm, gồm công nghiệp, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng lượng, khai mỏ, du lịch, tài chính và truyền thông.

    Myanmar từng là một trong những nền kinh tế mạnh nhất khu vực trong những năm 1950, song đã tụt hậu kể từ sau cuộc đảo chính quân sự năm 1962, trở thành nước nghèo nhất ở Đông Nam Á sau hàng thập kỷ dưới chế độ độc tài quân sự chịu nhiều biện pháp cấm vận và trừng phạt của các nước Phương Tây. Nhờ cải cách chính trị, kinh tế và phát huy nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm cả dầu khí lẫn đá quý, kinh tế Myanmar có thể tăng gấp 4 lần quy mô nền kinh tế của mình vào năm 2030.

    Truyền thông địa phương Myanmar dẫn số liệu báo cáo ngày 18/4 của Cục Đầu tư và Quản lý Doanh nghiệp cho biết, trong năm tài chính 2012-2013, FDI đăng ký vào Myanmar tăng từ 1,4 tỷ USD lên hơn 4,1 tỷ USD, đã tạo ra 50.751 việc làm cho người dân địa phương. Đã có 34 quốc gia và vùng lãnh thổ có doanh nghiệp đầu tư FDI vào các lĩnh vực sản xuất, năng lượng, dầu khí, khai thác khoáng sản, khách sạn và du lịch, bất động sản, gia súc, nông nghiệp và thủy sản tại Myanmar.

    Hồi tháng 4/2013, hãng xe hơi Mỹ Ford Motor đã thông báo quyết định mở chi nhánh bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Myanmar vào tháng 8 tới. PepsiCo, Coca-Cola, E, Caterpillar và hãng bia Đan Mạch Carlsberg đã quyết định mở chi nhánh bán hàng tại nước này. Công ty Semen Indonesia đang đầu tư 200 triệu USD để xây dựng một nhà máy sản xuất ximăng vào năm tới. Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã hoàn tất 6 bể chứa dầu trên một hòn đảo ngoài khơi phía tây Myanmar, và sẽ xây dựng hai đường ống dẫn dầu từ đây tới Trung Quốc.

    Ảnh hưởng kinh tế Trung Quốc giảm

    Bằng việc tiếp nhận nhiều nguồn đầu tư từ cộng đồng quốc tế, Myanmar đang dần thoát khỏi việc lệ thuộc vào nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc. Năm 2013, vốn đầu tư trực tiếp (FDI) từ Trung Quốc vào Myanmar chỉ bằng chưa đến 10% so với năm 2012. Các nhà đầu tư Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á đang đổ xô vào đất nước này tạo sự cân bằng kinh tế cho Myanmar.

    Châu Á đứng đầu danh sách các nhà đầu tư vào Myanmar trong giai đoạn 4-12/2013. Dẫn đầu danh sách này là Hàn Quốc, chiếm 29% tổng vốn FDI, tiếp sau là Singapore (27,6%), Thái Lan (19,2%), Việt Nam (6,6%) và Nhật Bản (1,7%). Đáng chú ý là kim ngạch đầu tư của Hàn Quốc tăng 17 lần so với năm 2012 và của Singapore tăng khoảng 3 lần.

    Ở chiều ngược lại, FDI từ Trung Quốc giảm đột biến. Trung Quốc chỉ chiếm 0,8% tổng FDI vào Myanmar năm 2013, với 18 triệu USD. Tài khóa 2012, doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư 400 triệu USD vào Myanmar, tài khóa 2010 là 8,2 tỷ USD. Từ đầu năm 2014 đến nay, không có thêm dự án đầu tư mới của người Trung Quốc.

    Trong những năm 2000, Trung Quốc đã tiếp cận mạnh mẽ nước láng giềng phía nam này. Hàng loạt các dự án đầu tư khổng lồ đã được thực hiện như xây dựng nhà máy thủy điện, khai thác khí đốt. Trung Quốc vẫn chiếm tới trên 90% tổng vốn FDI vào Myanmar tài khoá 2011. Mọi việc thay đổi sau khi quá trình dân chủ hóa ở Myanmar được khởi động năm 2011. Chính quyền Thein Sein cải thiện quan hệ với các nước châu Âu, Mỹ và dần giữ khoảng cách với Trung Quốc. Biểu tượng của quá trình này là việc chính quyền Myanmar cuối năm 2011 quyết định đóng băng dự án thủy điện của Tập đoàn điện lực Trung Quốc với lý do ảnh hưởng đến môi trường.

    Cùng với việc người dân Myanmar bất bình với tình trạng Trung Quốc chi phối nguồn tài nguyên đất nước, việc giành được thiện cảm của phương Tây cũng giúp chính quyền dân sự tự tin để dần chuyển sang chính sách ngoại giao cân bằng với Bắc Kinh. Mới đây nhất, chính quyền Myanmar đã từ chối đề nghị của Bắc Kinh về việc cho Myanmar vay tiền nâng cấp tuyến đường quốc tế nối với Trung Quốc.

    Richard Dobbs, Giám đốc MGI, nhận xét: Myanmar đã bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng trong thế kỷ 20 như nhiều nước láng giềng đang phát triển khác ở Châu Á. Song bây giờ cơ hội đang tới để nước này trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực.

    Tuy nhiên, triển vọng phát triển kinh tế có thể bị ảnh hưởng nếu quá trình cải cách chính trị và hòa giải dân tộc không được thúc đẩy. Việc thay đổi hiến pháp vẫn là cuộc tranh luận lớn nhất hiện nay. Có những dấu hiệu cho thấy các thế lực quân sự vẫn tìm cách cản trở thay đổi hiến pháp, tạo điều kiện cho bà Aung San Suu Kyi ra tranh cử tổng thống. Ủy ban Hỗn hợp xem xét sửa đổi hiến pháp, do phái quân sự có ảnh hưởng lớn, gần đây cho biết 109 thành biên Ủy ban đưa ra 28.000 đề nghị sửa đổi hiến pháp. Đã xuất hiện một bản kiến nghị với 10 vạn chữ ký bày tỏ nguyện vọng không thay đổi Hiến pháp hiện hành. Công cuộc cải cách chính trị thời gian gần đây đang chậm lại.
    Warren B, toc0bay, _NeMo_2 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này