HAG, cùng em đi suốt chặng đường - HAG, luôn bên em

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi monomini, 18/01/2013.

3128 người đang online, trong đó có 66 thành viên. 05:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 11402 lượt đọc và 206 bài trả lời
  1. monomini

    monomini Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    620
    Hê hê. Thằng em đâu dám chém gió to thế. Muốn tăng thế phải nhờ các anh ủn hộ chứ [r2)][r2)][r2)]
  2. monomini

    monomini Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    620
    HAG tùng tùng tùng

    HAG tùng tùng tùng
  3. monomini

    monomini Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    620
    HAG, điều chỉnh là MÚC, điều chỉnh là MÚC
  4. monomini

    monomini Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    620
    HAG - Vì sao phải múc (phần 1)

    Nới room cho khối ngoại có thể thực hiện trong quý I

    Theo UBCKNN, việc phát hành 10% cổ phiếu không có quyền biểu quyết cho nhà đầu tư nước ngoài, nếu suôn sẻ, sẽ được thực hiện trong quý I/2013.

    Sau khi đã tham khảo ý kiến các bộ, ngành lần thứ nhất và tổng hợp, đóng góp, dự thảo điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room) đối với doanh nghiệp niêm yết thông qua việc cho phép phát hành 10% cổ phiếu không có quyền biểu quyết cho cổ đông ngoại, đang được UBCKNN hoàn tất. Đại diện ủy ban cho biết dự thảo sắp được trình lại Bộ Tài chính để bộ trình Chính phủ quyết định.
    Theo quyết định 55 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 15/4/2009, tỷ lệ room nước ngoài đối với công ty tham gia thị trường chứng khoán tối đa 49%. Vào lúc bấy giờ, tỷ lệ trên được cho là phù hợp để tránh việc doanh nghiệp nội bị nước ngoài thâu tóm, để Nhà nước và người Việt có thể kiểm soát được các công ty thuộc lĩnh vực, ngành nghề cần được sự bảo hộ.
    Tuy nhiên, với quy định như vậy, một rào cản niêm yết không thể vượt qua đã xuất hiện đối với các doanh nghiệp FDI. Nhiều năm qua, hầu như cả hai sàn đều vắng bóng doanh nghiệp FDI. Theo quy định liên quan đến FDI, trong các liên doanh nước ngoài phải nắm giữ tối thiểu 30% vốn và tỷ lệ này càng cao càng tốt. Những liên doanh có vốn nước ngoài trên 49%, khi niêm yết nước ngoài phải thoái vốn xuống dưới 49%. Rõ ràng đòi hỏi này đã không khuyến khích doanh nghiệp FDI tham gia thị trường chứng khoán.
    Trong khi đó tại một số đơn vị niêm yết, sau khi đối tác ngoại thỏa thuận được với cổ đông lớn, HĐQT, ban GĐ về việc mua lại toàn bộ hoặc gần như toàn bộ doanh nghiệp, thì bên bán chọn giải pháp hủy niêm yết. Chính vì thế, ở thời điểm thị trường tài sản Việt Nam đang trong khủng hoảng, giới đầu tư nước ngoài M&A đã không chú ý đến các công ty trên sàn. Họ bám vào những công ty bên ngoài sàn.
    Thương vụ tập đoàn Semen Gresik Indonesia vừa bỏ ra 230 triệu USD mua 70% cổ phần của Xi măng Thăng Long, hoặc tập đoàn SCG Thái Lan đầu tư gần 5.000 tỷ đồng để dành quyền sở hữu 85% cổ phần của doanh nghiệp chuyên sản xuất gạch Prime Group là những ví dụ điển hình. Giả sử xi măng Thăng Long và Prime Group đã niêm yết, liệu việc mua bán trên có xảy ra? Trên sàn có hàng loạt công ty xi măng và doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết và chắc chắn có những đơn vị tầm cỡ hơn hẳn xi măng Thăng Long, nhưng không được nước ngoài để mắt. Chưa vội bình luận giá chuyển nhượng của xi măng Thăng Long rẻ đắt, chỉ biết trên HOSE thị giá của xi măng Hà Tiên đang là 4.600 đồng và Xi măng Bỉm Sơn là 4.700 đồng.
    Nguồn vốn đổ vào chứng khoán của khối ngoại đã có thể tăng thêm rất nhiều mà không phải chỉ là vốn gián tiếp mà cả vốn trực tiếp, nếu room nước ngoài không ấn định ở mức 49%. Hoạt động M&A đã có thể nhộn nhịp hơn với các công ty niêm yết và đã có thể có cơ hội cứu sống không ít doanh nghiệp vốn đang lay lắt vì nợ nần, nếu có cơ chế cho nước ngoài sở hữu trên 51%. Những doanh nghiệp niêm yết mà Nhà nước cần kiểm soát, Nhà nước đã và đang nắm giữ cổ phần chi phối rồi. Còn những doanh nghiệp thuộc đủ mọi ngành nghề, từ sản xuất móc treo quần áo, buôn bán nhỏ vốn 30-50 tỷ đồng, đến chế biến thủy sản, đồ gỗ, bất động sản, chứng khoán…vì sao nước ngoài vẫn chỉ được nắm giữ 49%? Và sự công bằng ở đâu, trong cùng lĩnh vực, khi ngoài sàn nước ngoài có thể đầu tư trên 51% vào doanh nghiệp trên sàn thì không?
    Có ý kiến cho rằng những doanh nghiệp nhỏ và vừa có mở room ra, nước ngoài cũng chẳng “nhảy vào” mua đâu. Nước ngoài chỉ “thèm muốn” những FPT, VNM, REE, BMP, DHG…những doanh nghiệp “ngon lành” đứng đầu ngành. Có thể thế lắm. Song, nước ngoài cũng dăm bảy loại. Công ty nước ngoài nhỏ, kiểu gia đình, mua công ty niêm yết nhỏ trên sàn nếu được mua đứt, có khả năng đó không phải không có. Cái room 49% kia đã chặn lại rồi, lại sao biết chắc được?
    Trong lĩnh vực quan trọng là ngân hàng, room nước ngoài đã bất di bất dịch từ năm 2006 khi Việt Nam gia nhập WTO. Mới đây, NHNN tuyên bố có thể nới room ở ngân hàng yếu kém, bắt buộc tái cơ cấu. Đây là một giải pháp xử lý thông thoáng vì đã đến lúc cần nhìn nhận việc cho ra đời ồ ạt các ngân hàng nhỏ trước đây là một sai lầm trong chính sách quản lý. Bây giờ, để tái cấu trúc những ngân hàng nhỏ, nhưng ngân hàng lớn, những đối tác khác phải tham dự vào. Nhà nước không phải bỏ tiền ra, nhưng Nhà nước phải cung cấp một cơ chế ưu đãi, kể cả tái cấp vốn với lãi suất thấp. Nếu không có nhưunxg ngân hàng yếu kém ấy, nguồn vốn dùng để tái cấp vốn, có thể tài trợ cho nông nghiệp, xuất khẩu, cho những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, tạo ra công ăn việc làm cho người dân…
    Nhìn xa hơn room 30% có thực sự là bức tường bảo vệ các ngân hàng Việt khi mà chúng ta đã cho phép mở ngân hàng 100% vốn nước ngoài? Các ngân hàng 100% vốn ngoại bắt đầu mở rộng mạng lưới, họ tung ra thị trường những dịch vụ cao cấp mà ngân hàng nội địa chưa có điều kiện, kinh nghiệp, công nghệ cũng như khung pháp lý để tiến hành.
    Lúc này nếu room được mở đến 51%, thậm chí 100% với những doanh nghiệp kém hiệu quả, những công ty gánh nặng, ăn bám nền kinh tế, sống không ra sống mà chết cũng không thể được chôn, thì biết đâu họ sẽ sống lại.
    Trả lời câu hỏi của TBKTSG về thời điểm áp dụng phát hành 10% cổ phiếu không có quyền biểu quyết cho nước ngoài, UBCKNN cho biết, về cơ bản các bộ, ngành đều ủng hộ biện pháp này và nếu mọi việc suôn sẻ sẽ là quý 1/2013. Tất nhiên sau khi các văn bản pháp lý được ban hành, UB và TTLKCK còn phải giải quyết mội số vấn đề kỹ thuật. Có thể sẽ không mất nhiều thời gian cho kỹ thuật vì cơ quan quản lý cũng đã tính toán và đã có chuẩn bị.
    Mở room 10% không quyền biểu quyết là một giải pháp đảm bảo cho Việt Nam quyền kiểm soát doanh nghiệp, đồng thời giải phóng tâm lý cho nhà đầu tư. Nó cần được thúc đẩy nhanh chóng hơn nữa!.
  5. duyetdaigia

    duyetdaigia Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    540
    Múc VCG đi >:)
  6. monomini

    monomini Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    620
    Hàng LỞM
  7. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
  8. monomini

    monomini Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    620
    HAG - Vì sao phải múc (phần 2)

    Lĩnh vực cao su:
    Rất tiềm năng, bước đầu đem lại doanh thu tuy nhiên sản lượng cao su dự kiến ở mức thấp do diện tich bắt đầu đưa vào khai thác còn thấp và năng suất mủ không cao do tuổi cây sao cu còn thấp. Tính đến năm 2012, HAG đã trồng được 43.500 ha cao su, trong đó, diện tích trồng tại Lào: 24.300 ha, Việt Nam: 10.000 ha, và Campuchia: 9.200 ha. Sơ bộ, nhờ khả năng mở rộng hoạt động tại các nước láng giềng, HAG có diện tích cao su lớn hơn các công ty cao su lớn nhất trong nước như CT TNHH MTV TCT Cao su Ðồng Nai (34.000 ha), CT TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng (29.000 ha). Hiện nay, HAG đã ký hợp đồng bán cao su cho Michelin – một trong những nhà sản xuất lốp lớn nhất thế giới, tuy nhiên công ty chưa chốt mức giá bán.
    Giả định rằng: mức giá cao su HAG tiêu thụ trong 2012-2013 tương đương giá cao su xuất khẩu trung bình 9 tháng đầu năm 2012 (2.840 USD/tấn), năng suất khai thác trung bình trong những năm đầu khoảng 1,5 tấn/ha thì doanh thu từ mảng cao su ước tính cho năm 2012 và 2013 lần lượt khoảng 100 tỷ đồng và 600 tỷ đồng. Với mức giá 2.840 USD/tấn và giá thành 1.009 - 1.250 USD/tấn, tỷ suất lợi nhuận gộp cao su của HAG đạt khoảng 56-64%, khá cao so với các công ty cao su trong nước.
    Lĩnh vực mía đường:
    Hứa hẹn sớm đem lại lợi nhuận và nguồn tiền để hỗ trợ cho các lĩnh vực hoạt động khác. Hiện nay, HAG đã trồng 6.000 ha mía (trong đó 1.000 ha sẽ được trồng vào quý 4.2012), với năng suất ước tính khoảng 100-120 tấn/ha, theo đó năm 2013, sản lượng mía dự kiến là 600-720 nghìn tấn, sản lượng đường dự kiến là 60-72 nghìn tấn (tỷ lệ đường là 10%). Theo thông tin từ công ty, HAG dự kiến nâng sản lượng đường năm 2013 và 2014 lên lần lượt là 120 nghìn tấn và 240 nghìn tấn. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam dự kiến cấp hạn ngạch nhập khẩu đường từ nhà máy của HAG tại Lào khoảng 80 nghìn tấn năm 2013 và sẽ nâng lên 100-120 nghìn tấn năm 2014. Với mức giá đường thế giới hiện nay 410-450 USD/tấn thì doanh thu của HAG từ đường trong năm 2013 ước tính khoảng 517-680 tỷ đồng. Số liệu về giá thành trồng mía HAG cung cấp là 255.200 đồng/tấn, cao hơn mức 175.718 đồng/tấn mà HAG cung cấp cách đây 1 năm. Nếu tính giá thành mía cộng chi phí khấu hao nhà máy đường thì chi phí sản xuất đường ước tính khoảng 3,55 triệu đồng/tấn tương đương 169 USD/tấn. Ước tính giá thành sản xuất đường của HAG sẽ khoảng 250 USD/tấn. Với mức giá bán 410-450 USD/tấn và giá thành sản xuất 169-250 USD/tấn thì tỷ suất lợi nhuận gộp từ lĩnh vực mía đường của HAG ước đạt 39-62%.
    Lĩnh vực khoáng sản:
    Khoáng sản từng được HAG kỳ vọng sẽ mang lại dòng tiền lớn cho HAG trong giai đoạn chuyển tiếp khi mà mảng kinh doanh bất động sản thu hẹp và mảng cao su vẫn đang trong giai đoạn đầu tư. Tuy nhiên sản lượng và lợi nhuận của hoạt động khoáng sản không như kỳ vọng. Sản lượng khai thác quặng sắt của HAG được điều chỉnh giảm trong các báo cáo thường niên trong 2 năm gần đây (sản lượng năm 2012 điều chỉnh giảm từ 1.500 nghìn tấn xuống còn 300 nghìn tấn, sản lượng dự kiến năm 2013 chỉ 500 nghìn tấn…). Theo NQ HĐQT tại 30/07/2012, 6 tháng đầu năm 2012 HAG đã sản xuất 130 nghìn tấn và bán 100 nghìn tấn cho HPG đem lại 156 tỷ đồng doanh thu, dự kiến cả năm sẽ khai thác được 300 nghìn tấn. Đồng thời, HAG đang tiến hành xây dựng nhà máy tuyển quặng tại Lào, dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2012. Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất từ công ty, HAG có thể dừng khai thác tại Lào, nguyên nhân được HAG đưa ra là do quặng sắt không được giá.
    Lĩnh vực bất động sản:
    Ngày 2.10.2012, HAG đã chính thức mở cửa căn họ mẫu dự án Thanh Bình tại Quận 7, Tp. HCM, trong đợt này sẽ có 620 căn hộ được bán với mức giá khoảng 1.000 USD/m2 (giao nhà thô và chưa có giá trị gia tăng). Tính đến ngày 13/10/2012, khách hàng đã đăng ký mua gần 400 căn. HAG xây dựng hạ tầng và bán đất nền dự án Minh Tuấn tại quận 9, đây có thể là một hướng đi mới HAG chọn để có thể thu hồi vốn nhanh hơn tại các dự án. Tính đến nay, dự án Minh Tuấn của HAG hiện nay chỉ còn 20 nền/207 nền nhà phố và 50 nền/74 nền biệt thự. Mảng kinh doanh bất động sản vẫn đóng góp lớn vào lợi nhuận HAG bởi công ty có thể sẽ hạch toán lợi nhuận từ dự án An Tiến trong năm 2012. Đây là dự án HAG bán sỉ cho CTCP Đầu Tư Công Đoàn Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam với giá 1.000-1.100 USD vào ngày 12/9/2009. Việc giảm giá tại các dự án sẽ giúp HAG tiêu thụ được căn hộ, cải thiện dòng tiền của HAG, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu đầu tư và giảm bớt áp lực nợ vay của công ty.
  9. monomini

    monomini Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    620
    HAG - Vì sao phải múc (phần 3)

    Đường đã ra lò! Điện đã hòa lưới quốc gia Lào!

    Cuối cùng thì cụm công nghiệp mía đường HAGL Attapeu đã hoàn thành và chính thức vận hành 2 hạng mục chính: nhà máy mía đường 7.000 tấn mía/ngày và nhà máy điện đồng phát 30MW.
    Chiều 16/1, ông Nguyễn Ngọc Ánh, Giám đốc Cụm công nghiệp mía đường HAGL Attapeu đã thông báo tin vui là nhà máy đường đã cho ra mẻ đường đầu tiên thành công tốt đẹp, thêm vào đó trung tâm nhiệt điện cũng đã phát những kwh điện đầu tiên hòa vào mạng lưới quốc gia nước bạn Lào.
    Theo ông Ánh, Cụm công nghiệp mía đường Hoàng Anh Attapeu đi vào hoạt động sẽ đóng góp rất lớn vào doanh thu của Tập đoàn HAGL đồng thời tạo ra hơn 4.000 việc làm cho nhân dân tỉnh Attapeu Lào, đưa kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Attapeu lên hàng trăm triệu USD/năm.
  10. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    HAG đang bị tay long đè gom.

Chia sẻ trang này