HAG - Hành trình lột xác sau tái cấu trúc

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuandungb, 14/06/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4410 người đang online, trong đó có 468 thành viên. 10:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 674750 lượt đọc và 3102 bài trả lời
  1. 2mvietnamgroup

    2mvietnamgroup Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2020
    Đã được thích:
    996
    THỊ TRƯỜNG HEO THẾ GIỚI

    Sự lây lan biến chủng mới của virus corona và việc bùng phát của dịch tả heo châu Phi (ASF) tại nhiều quốc gia tiếp tục ảnh hưởng tới thị trường thịt heo toàn cầu. Nguồn cung thịt heo sẵn có toàn cầu bị hạn chế khi sản lượng giảm tại các khu chăn nuôi chính, cùng với sự gián đoạn của thanh khoản do đại dịch. Điều này khiến giá thịt heo toàn cầu tăng mạnh.

    1. Sản xuất

    Theo Uỷ ban Phát triển Nông nghiệp và Trồng trọt Anh (AHDB), số liệu tạm thời từ cuộc điều tra tháng 5 cho thấy số lượng heo ở Đức, một trong những nhà sản xuất hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU), giảm hơn 3% so với cùng kỳ năm 2020, tổng cộng đạt 24,6 triệu con. Đây là mức thấp nhất trong ít nhất một thập kỷ.

    Sự sụt giảm đặc biệt rõ ràng ở heo nái và heo giống. Trong đó, lượng heo nái giảm mạnh nhất, khoảng 11%. Sự sụt giảm đàn heo nái không phải là điều bất ngờ, do ngành chăn nuôi đang bị thách thức bởi các hạn chế liên quan đến dịch ASF. Các quy định về phúc lợi cũng đang thay đổi. Theo đó thắt chặt nguồn cung heo thịt của Đức vào cuối năm.

    Tỷ lệ giết mổ heo của Đức thấp hơn trong năm nay, giảm gần 6% tính đến ngày 4/ 7. AHDB nhận định hoạt động nhập khẩu heo sống thấp hơn đã ảnh hưởng đặc biệt đến xu hướng này. Mặc dù lượng giết mổ thấp hơn, các báo cáo thị trường mới nhất tiếp tục chỉ ra nhu cầu cũng trầm lắng không kém.

    Sự lây lan biến chủng mới của virus corona và việc bùng phát của dịch tả heo châu Phi (ASF) tại nhiều quốc gia tiếp tục ảnh hưởng tới thị trường thịt heo toàn cầu. Nguồn cung thịt heo sẵn có toàn cầu bị hạn chế khi sản lượng giảm tại các khu chăn nuôi chính, cùng với sự gián đoạn của thanh khoản do đại dịch. Điều này khiến giá thịt heo toàn cầu tăng mạnh.

    1. Sản xuất Lượng heo nái giảm ảnh hưởng tới số lượng heo giống và heo con, giảm lần lượt là 4% và gần 8%. Khi hoạt động điều tra được thực hiện, số lượng heo giết mổ của Đức vẫn tương tự như năm ngoái.

    Tại Anh, ước tính lượng heo giết mổ trong tuần tính đến ngày 3/7 đạt 173.500 con, thấp hơn 7.000 con so với tuần trước đó nhưng tương đương so với cùng kỳ năm trước, theo AHDB.

    Còn theo báo cáo công bố vào cuối tháng 6 của Hội đồng Thịt heo Canada (CPC), lượng heo giết mổ của Mỹ - nhà sản xuất lớn thứ ba thế giới - trong tuần tính tới ngày 26/6 giảm 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái xuống gần 2,4 triệu con. Điều này khiến sản lượng thịt heo trong cùng giai đoạn giảm 9,4% xuống còn gần 230.000 tấn.

    Tuy nhiên, tính từ đầu năm đến ngày 26/6, lượng heo giết mổ tại Mỹ tăng nhẹ 0,9% lên 62,8 triệu con, nhờ đó kéo sản lượng thịt heo tăng 1,4% lên gần 6,2 triệu tấn. Canada, một trong những nhà sản xuất lớn, cũng ghi nhận lượng heo giết mổ giảm trong tuần tính tới ngày 26/6, CPC cho biết. Cụ thể, lượng heo giết mổ giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước xuống 362.737 con. Sản lượng thịt heo của quốc gia Bắc Mỹ, theo đó, cũng giảm 14% xuống 34.463 tấn.
    Tính từ đầu năm đến ngày 26/6, lượng heo giết mổ tại Canada giảm nhẹ 0,7% xuống 10,3 triệu con, nhưng sản lượng thịt heo vẫn tăng 2,9% lên 1,1 triệu tấn nhờ trọng lượng giết mổ tăng 3,6% so với cùng kỳ. Về diễn biến dịch ASF, các trường hợp mới đã được ghi nhận ở heo rừng tại 5 quốc gia châu Âu trong tuần cuối cùng của tháng 6, theo FeedStrategy.
    Tại Ba Lan, 6 trường hợp mắc mới đã được xác nhận ở heo nuôi trong tuần tính tới ngày 26/6, đều ở đàn heo nhỏ. Mỗi trang trại nhiễm dịch có khoảng 12 – 149 con heo. Tổng cộng số heo trong đợt mắc này là 403 con. Năm 2020, đã có 103 đợt bùng phát ASF tại Ba Lan trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 10. Giữa tháng 3 năm nay, dịch bệnh bùng phát trở lại tại một trang trại lớn với 16.000 con ở tỉnh Lubusz, miền Tây nước này. Các trường hợp tiếp theo được báo cáo ở một trang trại khác với 3.373 con heo, ở Great Poland hồi đầu tháng 6.
    Tại vùng liên bang trung tâm của Nga, các ca nhiễm ASF mới tiếp tục được ghi nhận ở heo nuôi. T
    heo các báo cáo chính thức cho Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), các ca nhiễm liên quan đến hai đàn gia súc ở hộ chăn nuôi gia đình. Cuối tháng 5, một đàn heo 296 con đã bị nhiễm dịch ở Yaroslavl oblast. Trong số này, 148 con đã chết. Ngoài ra, trong tháng 6, một đàn heo 13 con tại một trang trại hộ gia dình ở Vladimir oblast đã chết vì dịch.
    Tại Romania, ngành chăn nuôi heo tiếp tục cuộc chiến kéo dài trong 3 năm để kiểm soát dịch ASF bùng phát tại các trại nuôi heo hộ gia đình trên khắp cả nước. Các báo cáo chính thức mới nhất của OIE cho biết có 19 đợt bùng phát được xác nhận kể từ giữa tháng 6, trong đó có 206 con heo ở Tây Bắc, miền Trung và miền Nam Romania bị ảnh hưởng trực tiếp. Các đàn bị ảnh hưởng dao động 1 - 53 con.

    2. Diễn biến giá

    Theo trang Genesus, tính đến ngày 7/7, Việt Nam duy trì là quốc giá có giá heo hơi cao nhất thế giới, trung bình đạt 60.000 đồng/kg. Trung Quốc xếp ở vị trí thứ hai với giá dao động ở mức 55.200 đồng/kg. Mexico và Nga lần lượt xếp ở vị trí thứ 3 và thứ 4 với giá heo trung bình đạt gần 49.700 đồng/kg và 39.700 đồng/kg.

    Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), giá lương thực tháng 6 đánh dấu tháng giảm đầu tiên sau 12 tháng tăng liên tiếp. Cụ thể, giá lương thực thế giới giảm 2,5% so với tháng 5 xuống 124,6 điểm trong tháng 6, nhưng vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, chỉ số giá thịt vẫn tăng 2,1% trong tháng 6 so với tháng trước đó, và ghi nhận tháng tăng thứ 9 liên tiếp, nhưng vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước. Theo FAO, tháng 6, giá tất cả loại thịt của chỉ số đều tăng, chủ yếu được củng cố nhờ nhu cầu nhập khẩu toàn cầu vững chắc, khi sự gia tăng từ nhập khẩu của một số quốc gia Đông Á đã bù đắp cho sự chậm lại từ Trung Quốc, đặc biệt là đối với thịt heo. Nguồn cung cấp xuất khẩu thắt chặt cũng hỗ trợ giá các sản phẩm thịt, phản ánh nhiều yếu tố, gồm cả tồn kho thịt gia cầm thấp ở Mỹ, nguồn cung hạn chế ở Brazil và Châu Đại Dương, và sự phục hồi của dịch vụ thực phẩm ở các nước xuất khẩu lớn. Tại Anh, trong tuần kết thúc vào ngày 3/7, giá heo tiếp tục tăng 1,39 bảng so với tuần trước đó lên 158,96 bảng/kg, theo AHDB.

    3. Xuất khẩu

    Báo cáo tuần của CPC chỉ ra xuất khẩu tháng 4 của Mỹ, nhà xuất khẩu lớn thứ ba thế giới, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên 297.089 tấn.
    Trong đó, ngoại trừ xuất khẩu sang Trung Quốc và Nhật Bản giảm lần lượt 35,3% và 14,1% trong giai đoạn này, xuất khẩu sang Mexico, Hàn Quốc, Canada và các thị trường khác tăng ít nhất 11,2% trong tháng 4.
    Tuy nhiên, luỹ kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu thịt heo của Mỹ giảm 3,1% so với cùng ký năm trước xuống 1,17 triệu tấn, chủ yếu do xuất khẩu sáng Trung Quốc giảm tới 25,9%. Sang tháng 5, Mỹ xuất khẩu tổng cộng 283.617 tấn, tăng 16% so với năm ngoái, nhờ xuất khẩu kỷ lục sang Mexico, Liên đoàn thịt heo Mỹ cho biết,Giá trị xuất khẩu thịt heo tăng 31% lên 813,2 triệu USD. Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu của Mỹ giảm nhẹ so với năm ngoái, với giá trị tăng 3% lên 3,63 tỷ USD. Xuất khẩu của Canada, một trong top 10 nhà xuất khẩu thịt heo hàng đầu thế giới, tăng 9,1% trong tháng 4 so với năm 2020 lên 147.410 tấn, giá trị xuất khẩu cũng tăng 13,4% lên gần 475 triệu đô la Canada, theo CPC.
    Xuất khẩu tăng sang Mỹ (52,5%), Nhật Bản (12,4%) và Hàn Quốc (50,5%) đã bù đắp sự sụt giảm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (46,2%), Đài Loan (1,9%), EU (2,3%) và các thị trường khác (25,4%). Tính đến hết tháng 4, xuất khẩu thịt heo của Canada tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 570.833 tấn, dù khối lượng xuất khẩu sang thị trường EU và Trung Quốc giảm mạnh 85,1% và 37,7%. Giá trị xuất khẩu thịt heo trong cùng kỳ tăng 1,2% lên hơn 1,74 tỷ đô la Canada. Tại EU, nhà xuất khẩu thịt heo hàng đầu thế giới, xuất khẩu tăng gần 29% trong quý I lên 1,6 triệu tấn, tăng từ mức 1,24 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính, đạt 955.000 tấn trong giai đoạn này, chiếm 60% tổng xuất khẩu của EU và tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Philippines là thị trường quan trọng thứ hai, với khối lượng xuất khẩu 96.000 tấn, tăng hơn 2 lần so với năm ngoái.

    4. Tiêu Thụ

    Theo Cục Hải quan Philippines, nhập khẩu thịt heo đã tăng vọt lên 76.000 tấn từ tháng 4 đến đầu tháng 6 sau khi chính phủ nước này giảm thuế nhập khẩu và nâng khối lượng thịt heo được phép nhập khẩu để ổn định nguồn cung trong nước và giá thịt heo. Thịt heo nhập khẩu của Mỹ cũng ghi nhận tăng trong tháng 4, theo CPC. Cụ thể, khối lượng thịt heo nhập khẩu của Mỹ tăng 51,2% so với năm ngoái lên 39.799 tấn, với nhập khẩu từ Canada tăng 50,9% lên 25.248 tấn. Nguồn cung từ Mexico có mức tăng trưởng lớn nhất, tăng 90,8% so với cùng kỳ lên 2.876 tấn, theo sau là Italy và Ba Lan với khối lượng nhập khẩu tăng lần lượt 59,6% và 40,3% lên 1.585 tấn và 3.630 tấn. Luỹ kế 4 tháng đầu năm, nhập khẩu thịt heo của Mỹ tăng 26,7% lên 151.946 tấn. 4. Tiêu thụ, nhập khẩu Báo cáo tuần của CPC chỉ ra xuất khẩu tháng 4 của Mỹ, nhà xuất khẩu lớn thứ ba thế giới, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên 297.089 tấn. Trong đó, ngoại trừ xuất khẩu sang Trung Quốc và Nhật Bản giảm lần lượt 35,3% và 14,1% trong giai đoạn này, xuất khẩu sang Mexico, Hàn Quốc, Canada và các thị trường khác tăng ít nhất 11,2% trong tháng 4. Tuy nhiên, luỹ kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu thịt heo của Mỹ giảm 3,1% so với cùng ký năm trước xuống 1,17 triệu tấn, chủ yếu do xuất khẩu sáng Trung Quốc giảm tới 25,9%. Sang tháng 5, Mỹ xuất khẩu tổng cộng 283.617 tấn, tăng 16% so với năm ngoái, nhờ xuất khẩu kỷ lục sang Mexico, Liên đoàn thịt heo Mỹ cho biết. Giá trị xuất khẩu thịt heo tăng 31% lên 813,2 triệu USD. Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu của Mỹ giảm nhẹ so với năm ngoái, với giá trị tăng 3% lên 3,63 tỷ USD. Xuất khẩu của Canada, một trong top 10 nhà xuất khẩu thịt heo hàng đầu thế giới, tăng 9,1% trong tháng 4 so với năm 2020 lên 147.410 tấn, giá trị xuất khẩu cũng tăng 13,4% lên gần 475 triệu đô la Canada, theo CPC. Xuất khẩu tăng sang Mỹ (52,5%), Nhật Bản (12,4%) và Hàn Quốc (50,5%) đã bù đắp sự sụt giảm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (46,2%), Đài Loan (1,9%), EU (2,3%) và các thị trường khác (25,4%). Tính đến hết tháng 4, xuất khẩu thịt heo của Canada tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 570.833 tấn, dù khối lượng xuất khẩu sang thị trường EU và Trung Quốc giảm mạnh 85,1% và 37,7%. Giá trị xuất khẩu thịt heo trong cùng kỳ tăng 1,2% lên hơn 1,74 tỷ đô la Canada. Tại EU, nhà xuất khẩu thịt heo hàng đầu thế giới, xuất khẩu tăng gần 29% trong quý I lên 1,6 triệu tấn, tăng từ mức 1,24 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính, đạt 955.000 tấn trong giai đoạn này, chiếm 60% tổng xuất khẩu của EU và tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Philippines là thị trường quan trọng thứ hai, với khối lượng xuất khẩu 96.000 tấn, tăng hơn 2 lần so với năm ngoái. 3. Xuất khẩu THỊ TRƯỜNG HEO THẾ GIỚI QUÝ II/2021 08 Trong khi đó, nhập khẩu thịt heo tươi/đông lạnh của Canada giảm 31,9% trong tuần tính tới ngày 26/6 so với cùng kỳ năm ngoái xuống 2.422 tấn, báo cáo tuần mới nhất của CPC chỉ ra. Trong đó, nhập khẩu từ Mỹ và các thị trường khác, trừ Đức, Mexico, Đan Mạch và Tây Ban Nha, giảm lần lượt 23,6% và 84,9% so với cùng kỳ. Còn nhập khẩu từ Đức, Mexico và Đan Mạch giảm về 0, trong khi nhập khẩu từ Tây Ban Nha tăng lên 100 tấn, từ 48 tấn của năm trước. Tính từ đầu năm đến ngày 26/6, khối lượng nhập khẩu thịt heo của Canada giảm 0,7% xuống 81.909 tấn, chủ yếu do nhập khẩu từ Mỹ, nhà cung cấp lớn nhất của quốc gia Bắc Mỹ, giảm 8,8%. Về thịt chế biến, nhập khẩu của Canada cũng giảm 24% trong tuần tính đến ngày 26/6 so với cùng kỳ năm 2020 xuống 3.631 tấn. Nguyên nhân là nhập khẩu từ Italy, Đan mạch và các thị trường khác trừ Mỹ giảm xuống bằng 0. Luỹ kế đến ngày 26/6, nhập khẩu thịt heo chế biến của Canada, tuy nhiên, vẫn tăng 1,7% so với năm ngoái lên 118.255 tấn. Trong đó, nhập khẩu từ Mỹ, Italy, Đan Mạch và các thị trường khác đều tăng khoảng 1,4 – 80,7%.

    5. Dự báo
    Trước thiệt hại do dịch ASF tại các vùng chăn nuôi chính, cùng với sự trì trệ trong thanh khoản do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Rabobank dự đoán đàn heo toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi nhưng với tốc độ chậm hơn. Tại Philippines, khủng hoảng dịch ASF dự báo sẽ tiếp tục tàn phá ngành chăn nuôi của quốc gia Đông Nam Á và khiến đàn heo trên cả nước giảm 10% trong năm nay, trong khi nhập khẩu thịt heo dự kiến đạt cao kỷ lục vì nguồn cung thiếu hụt, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết. Từ mức 1,22 triệu tấn trong năm ngoái, sản lượng thịt heo của Philipines có thể giảm còn 1,1 triệu tấn trong năm nay. Trong năm 2019, thời điểm ca nhiễm ASF đầu tiên được phát hiện tại quốc gia này, sản lượng ghi nhận ở mức 1.75 triệu tấn. Và với chính sách hạ thuế nhập khẩu và nâng hạn mức nhập khẩu, USDA dự báo khối lượng nhập khẩu thịt heo của Philippines sẽ lên tới 468.474 tấn từ mức kỷ lục 184.082 tấn của năm ngoái. Trong khi tại Đức, AHDB dự báo sản lượng thịt heo của nước này sẽ giảm thêm vào cuối năm nay, do số lượng heo có sẵn trong nước phục vụ cho giết mổ ngày càng giảm.


  2. Ruby_nguyenhn

    Ruby_nguyenhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/09/2020
    Đã được thích:
    847
    Đầu tư tìm hiểu mới đầu tư. Các anh toàn đầu tư xong đi đọc tin tốt không à. :p:p
    HAG 500% mục tiêu của e rất rõ ràng. Hôm qua e đã bán VNM để mua thêm vài trăm nghìn HNG khi có tin tay to đã vào hàng. Đúng như tin tức e nhận được, CP HNG tiền vào rất mạnh => Giá CP tăng bất ngờ.
    Hy vọng chú Đức giữ UY TÍN như con người phố núi bọn anh, để HAG có sự tham gia của các Bigboy. :x:x:x:x
    2mvietnamgroup thích bài này.
  3. 2mvietnamgroup

    2mvietnamgroup Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2020
    Đã được thích:
    996
    THỊ TRƯỜNG THỊT HEO TRUNG QUỐC

    1. Sản xuất và xuất khẩu

    Theo Reuters, đàn heo của Trung Quốc đã tăng 23,5% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái.
    Trong đó, đàn heo nái của quốc gia châu Á tăng 19,3% trong giai đoạn này và đạt 98,4% lượng heo nái ghi nhận vào cuối năm 2017. Xin Guochang, một quan chức tại Cục chăn nuôi, thuộc Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình quốc gia rằng quy mô đàn gần như đã bình thường. Trong khi đó, khoảng 3,5 triệu con heo nái có năng suất sinh sản thấp đã bị tiêu hủy trong 5 tháng đầu năm, điều này sẽ giúp cải thiện khả năng sinh sản của đàn, ông nói thêm.

    Về tình hình dịch ASF, một lượng lớn heo đang chết vì dịch ở tỉnh sản xuất heo hàng đầu của Trung Quốc – Tứ Xuyên - làm dấy lên lo ngại về khả năng lan rộng trên khắp miền Nam và làm chậm sự phục hồi của hoạt động chăn nuôi heo của Trung Quốc, Reuters cho biết. Dịch ASF đã quét sạch khoảng một nửa đàn heo khổng lồ của Trung Quốc trong năm 2018 và 2019 nhưng quốc gia này đã nhanh chóng xây dựng lại phần lớn đàn heo bị mất vào năm ngoái. Tuy nhiên những đợt bùng phát mới ở miền bắc Trung Quốc trong năm nay, với nhiều chủng virus hơn.
    Hiện tại, tỉnh Tứ Xuyên, nơi sản xuất 48,5 triệu con heo để giết mổ vào năm ngoái, chiếm khoảng 9% tổng số heo cả nước, cũng ghi nhận sự bùng phát trở lại của virus. Các nông hộ nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong hoạt động chăn nuôi heo ở Tứ Xuyên, nơi địa hình đồi núi hạn chế số lượng trang trại lớn.
    Theo chuyên gia phân tích của quỹ đầu tư Win & Fund, thiệt hại ước rơi vào khoảng 10 - 15% tổng đàn.

    2. Diễn biến giá

    Giá heo hơi trung bình tại thị trường Trung Quốc tiếp đà lao dốc trong tháng 6, nhưng phục hồi nhẹ vào cuối tháng 6. Tính từ đầu tháng tới ngày 26/6, giá heo tại đây đã giảm gần 18% xuống khoảng 12,8 NDT/kg. Tuy nhiên giá phục hồi vào vài ngày cuối tháng, tăng 28,9% lên 16,6 NDT/kg.

    Giữa tháng 6, giá heo giao sau trên sàn giao dịch Đại Liên của Trung Quốc cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục vì hoạt động giết mổ hàng loạt làm dấy lên lo ngại rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải đối mặt với sự dưa thừa thịt heo.

    Giá đã bị ảnh hưởng khi các nhà chức trách khuyến khích nông dân chăn nuôi nhiều hơn, khiến đàn heo phục hồi tốt hơn dự báo và bổ sung nguồn dự trữ thịt heo quốc gia sau khi dịch ASF bùng phát. Các nhà phân tích cho rằng tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi người chăn nuôi lo ngại giá sẽ giảm sâu hơn, dẫn đến kế hoạch giết mổ đàn gia súc.

    Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, lo ngại cung vượt quá cầu cũng gia tăng sau khi một số nhà chăn nuôi vỗ béo đàn heo nái của họ với trọng lượng lên đến 300 – 400 kg, tương đương với một số loài gấu Bắc Cực, so với mức 200 kg thông thường, Financial Times trích báo cáo của các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho hay.
    Giá thịt heo bán buôn đã giảm gần 50% trong năm nay xuống 23,57 NDT/kg, mức thấp nhất kể từ cuối năm 2019.
    Sự bùng phát trở lại của dịch ASF tại nhiều nơi khiến người chăn nuôi bán tháo cũng là nguyên nhân khiến giá giảm đáng kể thời gian qua. Cùng với đó, nhu cầu chậm chạm và nhập khẩu tăng đã ảnh hưởng tới giá heo trên cả nước.

    3. Tiêu thụ, nhập khẩu

    Báo cáo công bố hôm 16/6 của AHDB cho biết nhu cầu nhập khẩu tại Trung Quốc đối với các loại thịt tiếp tục tăng, bất chấp sự phục hồi đáng kể về đàn heo trong nước. Trong tháng 4, tổng khối lượng các loại thịt và nội tạng tăng 75% so với tháng 10/2019 và tăng 164% so với thời điểm ca nhiễm ASF đầu tiên được công bố. Trong đó, nhu cầu nhập khẩu thịt heo tăng trưởng mạnh nhất, tăng 227% kể từ khi dịch ASF được phát hiện.

    4. Thị trường nhập khẩu chính

    Các thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc gồm Brazil, Tây Ban Nha, Mỹ, Đan Mạch và Hà Lan. Một số nhà cung cấp khác cũng ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường tiêu thụ thịt hàng đầu thế giới trong 3 năm qua là Argentina và New Zealand. Cho tới khi dịch ASF được phát hiện, Đức cũng là một trong những nhà cung cấp thịt heo lớn cho quốc gia châu Á.

    5. Dự báo

    Theo Dịch vụ Nông nghiệp Quốc tế, việc giá heo hơi và giá thịt heo giảm sâu thời gian qua có thể tạo ra khoảng cách trong sản xuất vào nửa sau của năm 2021. Cụ thể, giá thịt heo giảm kéo giá heo giống giảm theo. Theo các nguồn tin trong ngành, những trang trại giống đã phản ứng lại bằng cách tiêu huỷ số heo nái có năng suất thấp, theo đó ảnh hưởng tới sản lượng heo giống. Xu hướng này sẽ khiến sản lượng heo nái giảm, đặc biệt tại các trang trại quy mô nhoẻ và vừa, trong khi hỗ trợ các nhà sản xuất lớn với năng suất sinh sản của heo nái cao. Về tình hình nhập khẩu, có dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Trung Quốc đang bắt đầu chậm lại. Mức trung bình động trong 12 tháng đối với nhập khẩu hàng tháng đang đi ngang. Báo cáo phân tích thị trường của Ngân hàng Rabobank, USDA và. Cả nhận định triển vọng thị trường thịt heo của AHDB cùng với việc Trung Quốc đặt mục tiêu tự cung tự cấp 95% thịt heo cho thấy khả năng nhập khẩu sẽ hạ nhiệt vào năm 2021




  4. 2mvietnamgroup

    2mvietnamgroup Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2020
    Đã được thích:
    996
    THỊ TRƯỜNG HEO HƠI VIỆT NAM

    1. Sản xuất
    Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết tính đến cuối tháng 6/2021, tổng số heo tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái, với sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng đạt hơn 2 triệu tấn, tăng 8,1%. Trong quý II, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng tăng 8,6% lên hơn 1 triệu tấn. Tính đến ngày 21/6, cả nước không còn dịch tai xanh ở heo, dịch lở mồm long móng còn ở Sơn La, Hà Tĩnh nhưng dịch ASF vẫn còn xuất hiện ở 30 địa phương. Ngoài ra, các lệnh hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch ASF cũng làm ảnh hưởng tới đầu ra của thủ phủ nuôi heo Đồng Nai. Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, cho biết: "Khi các chợ đầu mối và hàng trăm chợ truyền thống bị đóng cửa thì việc tiêu thụ heo của người chăn nuôi vô cùng khó khăn. Mặc dù nhu cầu của người tiêu dùng vẫn rất cao nhưng đầu ra của người chăn nuôi không có. Lý do là thương lái tại các chợ đầu mối bị dương tính COVID-19 tương đối nhiều nên không có người thu mua, từ đó, giá cả liên tục đi xuống". Về tình hình dịch ASF, Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) huyện Văn Bàn (Lào Cai), hết ngày 26/5, huyện đã tiêu hủy 806 con heo mắc dịch, tương đương 28 tấn. Dịch ASF bùng phát trở lại khiến gần 170 hộ chăn nuôi trắng tay, rơi vào cảnh nợ nần. Dịch tái bùng phát bất ngờ, không rõ nguyên nhân đã khiến cấp ủy đảng, chính quyền xã Nậm Xây gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng, chống, báo Lào Cai đưa tin. Xã đã thành lập một chốt kiểm soát dịch ngăn chặn người mang heo ra, vào địa bàn. Dịch ASF diễn ra liên tiếp tại các thôn trên địa bàn xã, ngày ít có khoảng 2 - 3 con chết, ngày nhiều có thể lên tới hàng chục con. Điều này khiến tổng đàn gia súc của xã giảm mạnh, nhiều hộ thiệt hại nặng nề. Báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Văn Bàn, từ đầu tháng 4 đến ngày 26/5, huyện đã tiêu hủy 806 con heo mắc bệnh của 169 hộ trên địa bàn 8 xã (Nậm Xây, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ, Tân Thượng, Minh Lương, Nậm Mả, Thẳm Dương, Sơn Thủy) và thị trấn Khánh Yên, tổng trọng lượng tiêu hủy gần 28 tấn. Hiện nay, dịch vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, do vậy nguy cơ nhiều gia đình nông dân rơi vào tình cảnh tương tự rất cao. Đầu tháng 6, Uỷ ban Nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, đã công bố dịch ASF xảy ra trên địa bàn xã Tân Hưng từ ngày 29/5. Và mới đây UBND thành phố Đồng Xoài cũng ban hành quyết định công bố dịch bệnh ASF trên địa bàn phường Tân Xuân, theo báo Bình Phước. Trước đó ngày 2/7, trên địa bàn phường Tân Xuân xuất hiện dịch ASF trên đàn heo 33 con của một hộ chăn nuôi thuộc khu phố Suối Đá. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thành phố Đồng Xoài đã phối hợp với UBND phường Tân Xuân tiến hành tiêu hủy toàn bộ số heo mắc bệnh và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.


    2. Thị trường thức ăn chăn nuôi

    Báo cáo từ Tổng cục Hải quan cho biết trong tháng 6/2021, Việt Nam nhập khẩu hơn 371 triệu USD giá trị thức ăn gia súc và nguyên liệu, giảm nhẹ 3,84% so với cùng kỳ năm 2020. Về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 6 tăng tới 164% so với năm ngoái lên 417.792 tấn, với giá trị nhập khẩu tăng 187% lên gần 125,3 triệu USD. Trong khi đó, nhập khẩu ngô giảm 25,1% về khối lượng xuống 867.573 tấn, nhưng tăng 6,87% về giá trị lên hơn 261,7 triệu USD. Tương tự, nhập khẩu đậu nành giảm 32,3% về khối lượng xuống 126.164 tấn, nhưng tăng 5,45% về giá trị lên 75,9 triệu USD. Giá trị nhập khẩu dầu mỡ động thực vật tăng gần 65,7% so với cùng kỳ năm 2020 lên hơn 122 triệu USD.
    Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao trong tháng 5 khiến nhiều hộ phải bán sớm cắt lỗ, vì càng nuôi càng lỗ. Trong tháng 6, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã có xu hướng giảm so với tháng 5, trong đó giá ngô giảm 5,2%, khô dầu đậu tương giảm 2,5%, cám mì giảm 2,6%, bã ngô giảm 1%. Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng khoảng 2% so với tháng 5. Tuy nhiên, bình quân 6 tháng đầu năm 2021, giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều tăng so với cùng kỳ 2020, trong đó tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc. Những ngày đầu tháng 7, giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính tiếp tục giữ xu hướng giảm, cụ thể ngô giảm 2%, khô dầu đậu tương giảm 1,7%, cám mì giảm 0,6%, bã ngô giảm 2%, nhưng giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm vẫn tăng so với tháng 6, tăng 1,7.

    3. Diễn biến giá

    Tháng 6, giá heo hơi chủ yếu biến động nhẹ và giảm khoảng 1.000 đồng/kg một vài nơi sau khi giảm sâu các tháng trước đó, với mức giá phổ biến là 67.000 – 68.000 đồng/kg. Tuy nhiên xu hướng giảm quay trở lại vào cuối tháng do thị trường tiêu thụ chậm dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19 bùng phát khiến các hoạt động ăn uống và du lịch bị giới hạn, bất chấp động thái tạm ngừng nhập khẩu heo sống từ Thái Lan, trong khi nguồn cung được đảm bảo do người chăn nuôi dần hồi phục đàn, việc tái đàn ở các địa phương diễn ra thuận lợi, theo Cục Xuất nhập khẩu. Ghi nhận trong ngày 25/6, tại miền Bắc, giá heo hơi đang phổ biến trong khoảng 64.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Thái Bình có mức giá tốt nhất, 69.000 đồng/kg. Các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Hưng Yên, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang ghi nhận mức giá phổ biến là 67.000 – 68.000 đồng/kg. Lào Cai có mức giá thấp nhất, 64.000 đồng.
    Tại miền Trung - Tây Nguyên, giá dao động ở khoảng 63.000 – 71.000 đồng/kg. Ngoại trừ Quảng Trị và Huế báo giá heo ở mức 71.000 đồng/kg, các địa phương còn lại có giá ở mức 67.000 – 68.000 đồng/kg. Riêng Bình Định có nơi chỉ ghi nhận ở mức 63.000 đồng/kg. Còn tại miền Nam, heo hơi được thu mua trong khoảng 65.000 – 70.000 đồng/kg. Cụ thể, giá tại Long An, Đồng Tháp đang ở mức tốt nhất khu vực, đạt 70.000 đồng/kg, trong khi Đồng Nai và Vĩnh Long có giá 65.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Cà Mau … giá phổ biến ở mức 67.000 – 69.000 đồng/kg.

    4. Tiêu thụ

    Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 5, Việt Nam nhập khẩu 14.630 tấn thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, trị giá 33,52 triệu USD, tăng 313,7% về lượng và tăng 249,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, giá nhập khẩu trung bình đạt 2.291 USD/tấn, giảm 15,5%. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 63.500 tấn, trị giá 146,41 triệu USD, tăng 142,2% về lượng và tăng 130,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tháng 5/2021, Việt Nam nhập khẩu thịt heo sống ướp lạnh hoặc đông lạnh từ 9 thị trường, trong đó chủ yếu nhập khẩu từ Australia chiếm 37,8%; Canada chiếm 28%; Mỹ chiếm 18,7%; Đan Mạch chiếm 7,7% và New Zealand chiếm 3,1%. Trong 5 tháng đầu năm 2021, Nga là thị trường lớn nhất cung cấp thịt heo cho Việt Nam với 27.410 tấn, trị giá 74,96 triệu USD, tăng tới 608,6% về lượng và tăng 544,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, giá nhập khẩu trung bình đạt 2.751 USD/tấn, giảm 9%. Cũng trong tháng 5, Việt Nam xuất khẩu được 1.550 tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 6,19 triệu USD, giảm 27,6% về lượng và giảm 10,9% về trị giá so với tháng trước đó. Thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Hong Kong, Trung Quốc và Thái Lan. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hong Kong chiếm 57,6% tổng lượng thịt xuất khẩu của cả nước với 895 tấn, trị giá 4,14 triệu USD, giảm 37,6% về lượng và giảm 14,1% về trị giá so với tháng 4/2021. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hong Kong được 5.560 tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 22,05 triệu USD.

    5. DỰ BÁO
    Theo đánh giá của các chuyên gia, việc người chăn nuôi thận trọng trong việc tái đàn có thể giúp thị trường trở nên cân bằng ở thời điểm hiện tại, giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt hơn vấn đề tài chính. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ dẫn tới việc thiếu hụt nguồn cung vào thời gian tới. Do đó, người chăn nuôi cần chủ động thay đổi phương thức kinh doanh, ứng dụng công nghệ để giảm chi phí sản xuất, chăn nuôi theo chuỗi. Khi dịch COVID-19 ổn định, nhu cầu về thực phẩm cho các ngành chế biến, các nhà hàng, bếp ăn sẽ rất lớn. Cục Xuất nhập khẩu dự kiến giá heo hơi sẽ phục hồi trở lại trong quý III/2021 nhờ dịch bệnh được kiểm soát, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, giá sẽ khó tăng đột biến. Về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, Cục Chăn nuôi dự báo giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới do các thông tin về tồn kho vụ cũ và diện tích trồng ngô, đậu tương vụ mới của Mỹ đều thấp hơn dự kiến. Đồng thời, nhu cầu ngô sản xuất ethanol của Mỹ tăng cao dẫn tới hạn chế nguồn cung ngô dùng cho chăn nuôi
  5. 2mvietnamgroup

    2mvietnamgroup Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2020
    Đã được thích:
    996
    HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH

    1.Doanh nghiệp nuôi heo đối mặt với khó khăn khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao

    Theo Cục Chăn nuôi, tính bình quân 6 tháng đầu năm, giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều tăng so với cùng kỳ 2020. Nếu tính riêng trong tháng 6, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã bắt đầu giảm so với tháng 5. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm vẫn tăng từ 1,7% đến 2%. Lý giải về điều này, ông Dương Tất Thắng, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn phải sử dụng nguyên liệu được mua với giá cao từ các tháng trước và việc này sẽ có độ trễ từ 1 đến 1,5 tháng. Cũng theo ông Thắng, xu hướng giá thức ăn chăn nuôi sẽ còn tăng hai đợt với khoảng 5% trong thời gian tới. 6 tháng cuối năm, ngành chăn nuôi nói chung sẽ đối mặt với không ít khó khăn, giá thức ăn nguyên liệu vẫn sẽ duy trì ở mức ổn định và chưa giảm nhanh được. Báo cáo chiến lược ngành chăn nuôi của Chứng khoán VNDirect công bố mới đây cũng cho thấy ngay cả những doanh nghiệp nuôi heo quy mô lớn cũng khó đứng ngoài vòng xoáy ảnh hưởng khi giá thức ăn chăn nuôi biến động. Cụ thể, VNDirect cho rằng các doanh nghiệp kinh doanh thịt như Dabaco, Masan MEATLife… sẽ chịu tác động tiêu cực bởi giá thức ăn chăn nuôi tăng trong khi giá lợn được dự báo sẽ giảm khoảng 19% so với cùng kỳ vào năm 2021 so với mức trước dịch ASF do quy mô đàn lợn sẽ được phục hồi.
    Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những đợt tăng giá này do giá nguyên liệu đầu vào tăng không thể chuyển hết thành giá bán do còn phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài khác.
    Doanh nghiệp kiến nghị bỏ thủ tục hợp quy thức ăn chăn nuôi. Với việc giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao trong thời gian gần đây, lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành đã đưa ra đề nghị sớm bãi bỏ hợp quy để hạ giá thành chăn nuôi. Trong buổi họp với Cục Chăn nuôi, ông Nguyễn Văn Tuế, Phó Tổng Giám đốc Dabaco đề nghị, Cục Chăn nuôi tham mưu Bộ NN-PTNT, Bộ KHCN sớm bãi bỏ thủ tục hợp quy thức ăn chăn nuôi. Rút gọn thủ tục hành chính, một tiêu chuẩn công bố áp dụng cho nhiều tên thương mại khác tránh tốn kém, lãng phí cho doanh nghiệp. Còn theo ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc CP. Việt Nam, thủ tục hợp quy thức ăn chăn nuôi nước ngoài không áp dụng còn Việt Nam lại quy định cũng vô hình chung tạo sự cạnh tranh không công bằng giữa thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước và thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, do đó, ông Tuấn đồng tình kiến nghị sớm bãi bỏ hợp quy để hạ giá thành chăn nuôi. Cùng ý kiến, ông Nguyễn Chí Công, Phó Tổng Giám Đốc Japfa Comfeed Việt Nam thống nhất kiến nghị nên bỏ hợp chuẩn, hợp quy trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung bởi thực tế đây chỉ là thủ tục hành chính không giúp việc quản lý thức ăn chăn nuôi tốt hơn.

    Còn về quy trình quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi dù bãi bỏ hợp quy, ông Công khẳng định các quy định hiện hành vẫn giúp Cục Chăn nuôi quản lý tốt mặt hàng thức ăn chăn nuôi. Trước mắt, lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho biết, đã kiến nghị Bộ NN-PTNT ban hành văn bản lùi thời gian áp dụng hợp thức ăn chăn nuôi, quy thêm 1 năm đến 1/7/2022 để tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa cho phù hợp quy định của pháp luật.

  6. 2mvietnamgroup

    2mvietnamgroup Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2020
    Đã được thích:
    996
    Tình hình HAG vẫn vậy; dòng tiền đang luân chuyển từ blu qua mid với ngành vận tải biển, dầu, bds, vật liệu... và bỏ ngỏ HAG. Thôi tháng 9 quay lại nha =)) Tới tháng 9 vẫn ở vùng này mà ko vượt 6. Đi kiếm ăn 1 vòng rồi quay lại để cho lái quay tay.
    Last edited: 11/08/2021
  7. Ruby_nguyenhn

    Ruby_nguyenhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/09/2020
    Đã được thích:
    847
    Hôm qua e nghe HNG có nhóm a truongmony vào.
    Đúng thật đã quá a ơi. Hihi
    Qua e vào mấy trăm nghìn HNG thơm luôn. Đúng là Bigboy họ vào thì CP lên kinh quá a
  8. Ruby_nguyenhn

    Ruby_nguyenhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/09/2020
    Đã được thích:
    847
    Cafe có PVD rồi a ạ. Hihi
    PVD quý 2 xấu mà giá CP nó lại khỏe thế ko biết a.
    HNG quý 2 xấu sáng sớm mn thi nhau bán, nó lại khỏe thế ko biết a. :x:x:x:x:x
  9. dautu_lathang

    dautu_lathang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/06/2010
    Đã được thích:
    4.280
    Trước khi lột xác thì phải lột quần đã, chưa thấy lột quần fat nào là sao chủ top?
  10. kangquy

    kangquy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/07/2015
    Đã được thích:
    833
    chúng nó quyết tâm ko cho lên bằng mọi giá à các cụ.
    Ko cụ nào nock out được bọn này à. Nó nhây nhựa vl
    tcvck thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này