HAG - Hành trình lột xác sau tái cấu trúc

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuandungb, 14/06/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4005 người đang online, trong đó có 381 thành viên. 07:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 674601 lượt đọc và 3102 bài trả lời
  1. sgnvina2015

    sgnvina2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2014
    Đã được thích:
    17.835
    Nhân đây cũng nói thêm 1 ý , anh em đầu tư chứng khoán hay media hay dùng từ giá container tăng nhanh. Câu này phải ánh không chính xác thực tế :

    Phải nói là là giá cước vận tải đường biển bằng container tăng mạnh là chính xác nhất .( Chứ giá thành sản xuất ra container chứa hàng vận tải đường biển vẫn vậy ). Tăng mạnh nhất là giá cước vận tải bằng container từ VN , TQ đi Mỹ và cũng từ VN , TQ đi Châu Âu tăng khoảng 4-5 lần so với cách đây 6 tháng - 1 năm. Tuy nhiên nghe bảo giá vận tải container từ VN đi TQ , Nhật cũng chỉ tăng nhẹ chứ không đột biến như các tuyến kia .

    Trên TG thì vận tải đưởng biển là phổ biến chiếm khoảng 90% lượng hàng hóa vận chuyển xuyên biên giới ( Phần còn lại là hàng không và bằng xe ) .
    Trong vận tải đường biển thì vận chuyển bằng container lại chiếm 90% năng lực vận tải.

    Tất nhiên số liệu này tôi chỉ ước vo nhưng nó nói lên tầm quan trọng của vận tải bằng container với lưu thông hàng hóa TG.
    tuandungbDuduconxanh thích bài này.
  2. Duduconxanh

    Duduconxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2017
    Đã được thích:
    38.829
    Buồn cười là con vận tải VN -TQ lại tăng ác nhất :))
  3. 2mvietnamgroup

    2mvietnamgroup Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2020
    Đã được thích:
    996
    Đợi ra BCTC Q3-4 rồi đánh :))
  4. 2mvietnamgroup

    2mvietnamgroup Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2020
    Đã được thích:
    996
    Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu chuối do giá trong nước giảm sâu
    04-09-2021 - 18:49 PM | Thị trường

    BÁO NÓI - 6:40

    [​IMG]
    Giá chuối chất lượng trung bình giảm rất mạnh, người bán bán với bất kỳ giá nào do khó tiêu thụ. Tiêu thụ chuối chậm và giá sụt giảm liên tục khiến nước này giảm nhập khẩu.


    [​IMG]
    Giá đường lên cao nhất 4 năm, dự kiến tiếp tục tăng trong vài tháng tới

    Trong mấy tuần qua, sản lượng chuối chín ở các vùng trồng chuối của nước này ngày càng nhiều, trong khi chất lượng không đông đều, tốc độ cung ứng ra thị trường cũng chậm. Hải Nam, Quảng Đông và đặc biệt là Quảng Tây cung cấp một lượng lớn chuối cho thị trường Trung Quốc. Khi nhiệt độ tăng, tiêu thụ chuối ở Trung Quốc cũng chậm lại. Mùa thu hoạch chuối chủ yếu diễn ra vào mùa Hè, là lúc cây chuối phát triển mạnh nhất trong năm.

    Tại một số vùng sản xuất hiện đang rất thiếu nhân công đóng gói chuối, chi phí vận chuyển cũng cao nên thương lái không mặn mà thu mua. Trong khi đó, mức tiêu thụ hiện đang thấp càng thêm gây áp lực cho giá chuối, gây lo ngại cho người trồng chuối ở nước này.

    Từ cuối tháng 8 đến nay, loại chuối chất lượng trung bình ở Trung Quốc được người bán bán với bất kỳ giá nào do khó tiêu thụ. Đó là lý do khiến giá liên tục giảm. Tuy nhiên, chuối chất lượng cao vẫn duy trì giá cao.

    Quảng Đông là một trong những khu vực sản xuất chuối quan trọng nhất ở Trung Quốc. Giá chuối tại Quảng Đông đang giảm rõ rệt. Hiện tỉnh này đang vào mùa thu hoạch chuối cao điểm, nguồn cung ngày càng tăng. Tuy nhiên, không có đủ phương tiện vận chuyển vì đại dịch, và có rất ít thương lái đến tìm mua gom hàng. Ngoài ra, còn thiếu nhân công đóng gói chuối. Nhìn chung, các khu vực sản xuất đang gặp khó khăn trong việc giao hàng.

    Với cung tăng cầu yếu, người trồng chuối không ngần ngại hạ giá để bán được hàng. Đồng thời, các loại trái cây khác cũng có mặt nhiều trên thị trường, càng gây áp lực giảm lên giá chuối. Với tình trạng này, giá khó có thể tăng lên trong tương lai gần.

    Nguồn cung chuối cho thị trường Trung Quốc

    Trung Quốc có hai nguồn cung chính đó là Đông Nam Á và khu vực Nam Mỹ.

    Bất ổn nội bộ ở Myanmar đã và đang ảnh hưởng đến xuất khẩu chuối của nước này.

    Trong khi đó, Lào sản xuất chuối quanh năm, nhưng gần đây doanh số bán không nhiều, mặc dù giá vẫn ổn định ở mức khá tốt. Tại một số khu vực sản xuất, giá chuối chất lượng cao tăng 0,15-0,25 nhân dân tệ [0,02-0,04 USD]/kg. lên khoảng 5,1 nhân dân tệ [0,79 USD]/kg hoặc cao hơn, còn chuối chất lượng tốt khoảng 4,5-4,9 nhân dân tệ [0,69-0,76 USD]/kg.

    Trước đây, việc nhập khẩu chuối từ Lào sang Trung Quốc gặp phải tình trạng khan hiếm xe tải và các vấn đề vận chuyển khác, nhưng đến cuối tháng 8 tình hình đã được cải thiện, việc vận chuyển chuối giữa 2 bên đã đều đặn dần.

    Campuchia tiếp tục mở rộng xuất khẩu chuối sang Trung Quốc, với khối lượng xuất khoảng 300-400 container mỗi tuần trong mùa hè. Tuy nhiên, hầu hết các nông trường chuối ở Campuchia là của các công ty Trung Quốc, thường bán sản phẩm sang thị trường Trung Quốc và cạnh tranh trực tiếp với chuối Trung Quốc sản xuất trong nước.

    Philippines hiện đang là nguồn cung cấp trên 50% tổng lượng chuối nhập khẩu vào Trung Quốc. Chuối Philippines có chất lượng cao và hương vị thơm ngon, thường được xuất khẩu sang Hàn Quốc và Nhật Bản.

    Một số đồn điền chuối nhỏ ở Philippines đang thiếu nguồn lực thu hoạch và vận chuyển chuối do đại dịch Covid-19, khiến chất lượng chuối của nước này sụt giảm. Dịch bệnh Panama trên cây chuối cũng ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng. Xuất khẩu chuối từ Philippines sang Trung Quốc do đó sụt giảm gần 30% trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, việc quản lý ở các đồn điền chuối lớn của Philippines vẫn khá ổn định, nên cả sản lượng và chất lượng hầu như không bị ảnh hưởng. Chuối chất lượng cao của Philippines hiện được bán ở Trung Quốc với giá khoảng 8-9 USD/hộp (mỗi hộp 13,5 kg).

    Trung Quốc cũng nhập khẩu chuối từ Việt Nam. Một số cơ sở trồng chuối ở Việt Nam đã mở rộng diện tích loại cây này, với sản lượng ước tính tăng 20 – 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 7 là mùa thu hoạch chuối trái vụ ở Việt Nam, với lượng xuất khẩu chỉ dưới 100 container/tuần.

    Khối lượng xuất khẩu chuối Nam Mỹ sang Trung Quốc giảm gần 60% vì đại dịch Covid-19. Nam Mỹ nằm xa Trung Quốc nên việc vận chuyển và phân phối gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, khoảng cách địa lý của Trung Quốc gần với Đông Nam Á cũng là lý do chính khiến chuối Nam Mỹ khó giữ vị trí ở thị trường này. Thời gian qua vẫn có nguồn cung chuối Nam Mỹ ổn định khoảng 100 container/tuần đến Đại Liên, miền Bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các công ty đã tạm dừng nhập khẩu chuối Nam Mỹ.

    Philippines là nhà cung cấp chuối lớn nhất

    Tổng nhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7 giảm 4,08% so với tháng 6 và giảm 4,71% so với tháng 7 năm ngoái. Xu hướng giảm tiếp diễn sang tháng 8/2021.

    Philippines vẫn là nhà cung cấp chuối lớn nhất cho thị trường Trung Quốc. Nhiệt độ mùa Hè cao nên chuối buôn bán chậm. Ngoài ra, điều kiện thị trường chuối sản xuất trong nước ảnh hưởng đến điều kiện thị trường chuối nhập khẩu.

    Số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) cho thấy, 55% lượng chuối nhập khẩu trong tháng 7 đến từ Philippines - nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường chuối Trung Quốc. Tuy nhiên, thị phần của chuối Philippines ở Trung Quốc đang bị cạnh tranh mạnh với chuối Campuchia và Việt Nam.

    Campuchia là nhà cung cấp chuối lớn thứ hai cho thị trường Trung Quốc trong tháng 7, với khoảng 20% khối lượng nhập khẩu chuối của Trung Quốc, trong khi Việt Nam chiếm 11%. Campuchia và Việt Nam liên tục mở rộng xuất khẩu chuối sang Trung Quốc nhờ giá chuối thấp hơn so với sản phẩm của Philippines và gần với Trung Quốc hơn về mặt địa lý, giúp giảm chi phí vận chuyển.

    [​IMG]
    So sánh khối lượng nhập khẩu chuối của Trung Quốc trong giai đoạn 2019-2021

    Dữ liệu từ GACC cho thấy, Trung Quốc đã nhập khẩu 147.900 tấn chuối trong tháng 7, kim ngạch đạt 81.332.070 USD, giá trung bình 549,99 USD một tấn. Lượng nhập khẩu trong tháng này giảm 4,08% so với tháng 6, nhưng tăng 2,31% so với tháng 7 năm 2020. Tổng lượng nhập khẩu trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7, tăng 6,23% so với cùng kỳ năm trước.

    Giá chuối nhập khẩu trung bình trong tháng 7 vào khoảng 549,99 USD/tấn, cao hơn nhiều so với trung bình của năm 2020 (cao hơn 13,25%), nhưng giảm nhẹ so với năm 2019 (giảm 4,71%). Giá chuối trong nước giảm do nguồn cung gia tăng nên giá chuối nhập khẩu cũng giảm đáng kể.

    [​IMG]
    So sánh giá chuối nhập khẩu trung bình của Trung Quốc giai đoạn 2019-2021

    Tham khảo: Finance.sina, Ncwe65
  5. sgnvina2015

    sgnvina2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2014
    Đã được thích:
    17.835
    Bài viết này trừ tiêu đề hơi tiêu cực còn lại có nhiều thông tin khá thú vị :

    1/ Mùa sản xuất chuối ở TQ sắp kết thúc khi không khí lạnh về và TQ sẽ thiếu chuối trong 2 quý 4 và 1 ( theo thông lệ khi đó giá chuối sẽ tăng cao ) "Khi nhiệt độ tăng, tiêu thụ chuối ở Trung Quốc cũng chậm lại. Mùa thu hoạch chuối chủ yếu diễn ra vào mùa Hè, là lúc cây chuối phát triển mạnh nhất trong năm."

    2/ Giá chuối NK tăng mạnh so với 2020 : Giá chuối nhập khẩu trung bình trong tháng 7 vào khoảng 549,99 USD/tấn, cao hơn nhiều so với trung bình của năm 2020 (cao hơn 13,25%),

    3/ Sản lượng XK chuối của các thị trường chính của HAGL vào TQ đang tăng rất mạnh ( Đông Dương VN , Lào , Cam ) bù cho sự sụt giảm mạnh của ba thị trường lớn
    +Philippines ( chiếm 55 % mà giảm 30% kiếp thật ) , Do COVID và bệnh Panama.
    +Myanmar giảm sâu so khủng hoảng chính trị .
    +Nam Mỹ giảm 60-100% do giá cước vận tải .

    Dữ liệu từ GACC cho thấy, Trung Quốc đã nhập khẩu 147.900 tấn chuối trong tháng 7, kim ngạch đạt 81.332.070 USD, giá trung bình 549,99 USD một tấn. Lượng nhập khẩu trong tháng này giảm 4,08% so với tháng 6, nhưng tăng 2,31% so với tháng 7 năm 2020. Tổng lượng nhập khẩu trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7, tăng 6,23% so với cùng kỳ năm trước.
    .................
    .................
    .................


    4/ Xét cho cùng tiêu đề bài báo này mâu thuẫn với chính số liệu nội dung bài báo đó đưa ra .

    Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu chuối do giá trong nước giảm sâu
    04-09-2021 - 18:49 PM | Thị trường
    +Tổng lượng nhập khẩu trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7, tăng 6,23% so với cùng kỳ năm trước.
    +Giá chuối nhập khẩu trung bình trong tháng 7 vào khoảng 549,99 USD/tấn, cao hơn nhiều so với trung bình của năm 2020 (cao hơn 13,25%),
    Last edited: 04/09/2021
  6. QtekS200

    QtekS200 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2009
    Đã được thích:
    124
  7. dongcuongthinh

    dongcuongthinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2020
    Đã được thích:
    3.535
  8. sgnvina2015

    sgnvina2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2014
    Đã được thích:
    17.835
    Người trong nghề mới hiểu nhé.
    Trái cây NK vào TQ nói chung có 2 loại . Chính ngạch và tiểu ngạch .
    Hàng biên giới tiểu ngạch không có mã code vùng trồng, code đóng gói là tiểu ngạch và chỉ dc xuất qua các cửa khẩu đường bộ . TQ thiếu thì cho nhập , buồn thì ngưng .
    Còn như HNG , HAG họ xuất hàng chính ngạch . Không thể nói ngưng là ngưng ngay được và phải có lý do chính đáng nếu không ai chơi với TQ và sẽ bị kiện lên WTO .
    TQ nó cũng là nước xuất khẩu hàng hóa đi khắp TG , nó thừa hiểu hậu quả của việc ngưng nhập khẩu đột ngột hàng hóa sẽ lãnh hậu quả thế nào từ WTO và làm gãy chuỗi cung ứng thì hậu quả nhãn tiền nhất là người tiêu dùng chính nước NK phải mua SP này giá cao sau đó.

    Ví dụ đơn giản VN muốn ngưng nhập khẩu heo sống từ Thái thì phải báo từ cuối tháng 5 cho hiệu lực ngưng nhập heo vào 31.6.2021 với lý do bên Thái heo nhiễm tả châu Phi. Bất cứ một thông tin gì bất lợi về chính ngạch sẽ được thông báo chính thức trên website chính thức của TQ với lý do chính đáng và luôn cho độ trể để doanh nghiệp phản hồi , giải trình và xử lý nốt hàng tồn đọng, Việt nam sẽ lập tức cảnh báo cho các doanh nghiệp Việt . Đến giờ ngành rau quả VN chưa nhận dc cảnh báo nào bất thường về mặt hàng chuối chính ngạch cả.

    Hàng chính ngạch họ làm với đủ tiêu chuẩn khắt khe khác xa với hàng tiểu ngạch thế mới có cảnh nhiều khi nông dân sx ra không biết tiêu thụ đâu nhưng cty sx ra cũng loại hàng đó vẫn xuất phà phà.

    Làm ăn sản xuất lớn , chính quy , hiện đại nó khác với nhỏ lẻ ở chỗ đó .

    Như chuối HAGL ( loại đặc sản ) đang xuất vào AEON Nhật , Lotte hàn . Nằm mơ cũng chả bao giờ thấy chuyện thương lái đi mua chuối của nông dân đóng gói xuất vào 2 hệ thống siêu thị khó tính bậc nhất TG đó .

    Các hệ thống siêu thị lớn của Bắc Kinh , Thượng Hải , Đại liên .... giờ cũng theo chuẩn đó hết . Từ người sản xuất đến người vận chuyển , phân phối là 1 chuỗi cộng sinh với nhau . Mỗi thằng ăn 1 khúc dựa trên thế mạnh của mình . Miễn là cung ứng sp tốt nhất với giá hợp lý nhất cho người tiêu dùng. Chẳng ai tự nhiên đi đập nồi cơm của chính mình cả.

    Vấn đề của doanh nghiệp Việt là làm sao phải có sp đủ tốt , giá cũng phải tốt để chen chân được vào chuỗi đó mà thôi . Khi doanh thu đủ lớn và đều đặn thì đó là lúc ngồi đếm tiền .

    Vấn đề của Bác Đ là mấy năm qua kinh nghiệm và diện tích trồng chuối chưa nhiều . Đến giờ thì 2 vấn đề đó đang được cải thiện rất nhanh . Tất cả sẽ sớm phản ánh trên BC TC thôi .
    Last edited: 05/09/2021
  9. tuandungb

    tuandungb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2019
    Đã được thích:
    1.697
    Duduconxanh058C160881 thích bài này.
  10. 058C160881

    058C160881 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2010
    Đã được thích:
    106
    Cái mà ai cũng thấy được thì vào chỉ có đổ vỏ thôi!
    tuandungb thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này