HAG - Hành trình lột xác sau tái cấu trúc

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuandungb, 14/06/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3022 người đang online, trong đó có 62 thành viên. 02:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 671724 lượt đọc và 3102 bài trả lời
  1. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.943
    Tay to múc 1 triệu cổ giá 4.99 đâu phải là vừa :))
    Last edited: 13/09/2021
    Duduconxanh thích bài này.
    TuanTVN đã loan bài này
  2. 2mvietnamgroup

    2mvietnamgroup Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2020
    Đã được thích:
    996
    5.2 hết xí quách lại xả nữa =))
  3. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.943
    Chiến thôi
    Muji thích bài này.
  4. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.943
    Múc mạnh, cuối tháng 9 này quà lớn
    Muji thích bài này.
  5. 2mvietnamgroup

    2mvietnamgroup Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2020
    Đã được thích:
    996
    =))
    Em lạy bác. Thị trường sắp đi viện Penny chạy hết HAG chạy nỗi thì kiểu này Vni đi viện thì ...
  6. 2mvietnamgroup

    2mvietnamgroup Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2020
    Đã được thích:
    996
  7. Rainbow1102

    Rainbow1102 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    08/08/2021
    Đã được thích:
    1.026
    Nay HAG đóng phiên đẹp. Giá tăng vol cũng tăng mà sao không thấy các anh vui mừng nhỉ?
  8. 2mvietnamgroup

    2mvietnamgroup Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2020
    Đã được thích:
    996
    Giá thịt lợn giảm sâu để lại cho các nhà sản xuất hàng đầu Trung Quốc đống nợ vay tăng gấp 3 lần

    Giá thịt lợn biến động mạnh trong 2 năm qua đang làm chao đảo ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc.

    Năm 2019, khi giá thịt lợn tăng gấp đôi, các nhà sản xuất lớn nhất đã tìm cách mở rộng nhanh chóng và tăng tổng nợ của họ lên gấp ba lần trong vòng 2,5 năm, S&P Global Ratings cho biết.

    Tuy nhiên, giá thịt lợn đã giảm nhanh chóng, gây áp lực cho các nhà sản xuất đang mắc nợ. Chỉ số giá tiêu dùng được công bố tuần trước cho thấy giá thịt lợn của Trung Quốc đã giảm 44,9% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái.

    Theo Flora Chang, Phó Giám đốc tại S&P Global Ratings, đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi bắt đầu năm 2018 đã nhanh chóng làm suy giảm sản lượng lợn hơi của Trung Quốc khoảng 40%.

    [​IMG]
    Giá lợn hơi giảm sâu ở Trung Quốc. Ảnh: Producer

    "Mức giá cao đã thu hút các nhà sản xuất thịt lợn lớn sản xuất nhiều hơn… Họ đã mạnh tay vay nợ để tài trợ cho việc mở rộng". Bà lưu ý thêm rằng, đại dịch năm 2020 khiến cho các nguồn tài chính hết sức dễ dàng.

    Các công ty cũng nhanh chóng tận dụng các khoản trợ cấp của chính phủ. Tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) thời điểm đó cam kết 1.500 nhân dân tệ (tương đương 231 USD) cho mỗi lợn nái sinh sản.

    Ba năm sau, nguồn cung dư thừa. Giá thịt lợn đã sụt giảm xuống 20 nhân dân tệ/kg (1,4 USD/pound), gần bằng mức đầu năm 2019, dữ liệu giá bán từ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc. Dữ liệu này cho thấy, khi đạt đỉnh vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020, giá thịt lợn ở mức gần 50 nhân dân tệ/kg hoặc cao hơn.

    Sự biến động giá chưa từng có khiến các nhà sản xuất lợn hơi phải nỗ lực để tài trợ cho tăng trưởng tiềm năng.

    Với "khả năng lập kế hoạch theo các dự báo về giá cả" còn hạn chế, báo cáo của S&P đã lưu ý đến việc các công ty đột nhiên gánh nợ ở mức cao. Các nhà phân tích cho biết, trong vòng 12 tháng kết thúc vào 30/6, nhà sản xuất lợn hơi Wens Foodstuff đã chứng kiến tỷ lệ nợ trên thu nhập (trước lãi vay, thuế và khấu hao) tăng gấp 9 lần, từ mức 1,9 vào năm 2020.

    Tuy nhiên, báo cáo cũng lưu ý rằng, Muyuan ít bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi và đòn bẩy chỉ tăng nhẹ, từ 1 lên 1,3, trong cùng giai đoạn.

    Thịt lợn chiếm tỷ trọng lớn trong khẩu phần ăn của người Trung Quốc. Chính phủ đã tìm cách để đảm bảo cung cấp loại thực phẩm này một cách đầy đủ bằng cách mở nguồn dự trữ quốc gia trong thời gian thiếu hụt, gần đây lại khuyến khích người tiêu dùng để chống lại tình trạng dư cung.

    "Gần đây giá thịt lợn đã giảm rất nhanh, chúng tôi hy vọng mọi người có thể tận dụng cơ hội này để ăn thịt lợn nhiều hơn", Ma Youxiang, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết mới đây (theo CNBC).

    Giai đoạn này đã khác so với năm 2019, khi các nhà chức trách nói về việc khuyến khích sản xuất không chỉ thịt lợn mà cả thịt gia cầm và thịt bò để bình ổn giá cả.

    Các nhà đầu tư cổ phiếu cũng lao vào cuộc chơi, khiến giá cổ phiếu các nhà sản xuất lợn hơi lớn như New Hope tăng vọt 174% trong năm 2019. Nhưng sau khi tăng thêm 16% vào năm ngoái, cổ phiếu đã giảm 45% từ đầu năm nay.

    Bai Xubo, bộ phận quan hệ nhà đầu tư của New Hope cho biết: "Giá thịt lợn giảm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận doanh nghiệp. Nguồn cung thịt lợn dự kiến vẫn sẽ thặng dư, với lượng thịt đông lạnh nhập khẩu tăng cao và tồn đọng tại các cảng khi nhu cầu tiêu dùng vẫn còn yếu".

    Bai vẫn tự tin vào nền tảng kinh doanh cốt lõi của công ty và cho biết lợi thế cạnh tranh đến từ nỗ lực nâng cao hiệu quả. New Hopew cũng có thể sử dụng hợp đồng tương lai thịt lợn và phát triển mảng giết mổ - chế biến để phòng ngừa những biến động giá.

    Flora Chang của S&P cho biết, thông thường mất 9-10 tháng để nuôi một con lợn nái từ khi mang thai đến khi xuất bán. Đó là khoảng thời gian còn lại cho những người chăn nuôi nhỏ hơn tham gia vào thị trường khi giá lợn tăng.

    Trên thực tế, rào cản gia nhập ngành chăn nuôi lợn gần như không tồn tại ở Trung Quốc hiện nay đã tạo ra sự biến động giá 10-20 nhân dân tệ vài năm một lần khi nông dân cố gắng chấp nhận với những thay đổi về giá.

    "Hiện nay với dịch tả lợn châu Phi và các tiêu chuẩn môi trường ngày càng cao, các rào cản gia nhập trở nên cao hơn".

    Các nhà phân tích kỳ vọng thị phần của 5 nhà sản xuất hàng đầu có thể sẽ tăng lên 15%, so với 10,5% vào tháng 6. Tại Mỹ, 5 nhà sản xuất hàng đầu nắm 30% thị phần.
    --- Gộp bài viết, 13/09/2021, Bài cũ: 13/09/2021 ---
    Lái quay tay 2 tr cổ phiếu cuối phiếu dụ kèo 200k kéo lên cho vui mắt =))
  9. 2mvietnamgroup

    2mvietnamgroup Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2020
    Đã được thích:
    996
    Bão Ida ở Mỹ gây ác mộng cho thị trường nông sản châu Á

    Bão Ida gây ảnh hưởng đến việc vận chuyển các nông sản xuất khẩu của Mỹ, có thể làm tắc nghẽn các chuyến hàng đến các cảng ở tây bắc Thái Bình Dương, thậm chí khiến nhiều nhà máy chế biến ngũ cốc và hạt có dầu ở châu Á rơi vào cảnh thiếu nguyên liệu.

    [​IMG]
    Việc giám sát xuất khẩu đậu tương và ngô Mỹ giảm sau khi bão gân thiệt hại ở các cảng biển.

    Các nhà nhập khẩu ngũ cốc và hạt có dầu châu Á dự báo sẽ phải đối mặt với việc các chuyến hàng vận chuyển từ các nước xuất khẩu bị chậm trễ ít nhất một tháng sau khi cơn bão Ida làm hư hỏng các bến cảng xuất khẩu quan trọng quanh bờ Vịnh Mỹ.

    Theo những người trong ngành, nguồn cung những mặt hàng này có thể sẽ tăng, làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát giá lương thực – vấn đề vốn rất nhạy cảm đối với nhiều người tiêu dùng ở châu Á, nơi nhiều nhà nhập khẩu còn rất ít hàng dự trữ bởi họ đã buộc phải lấy nguyên liệu dự trữ ra dùng trong bối cảnh giá cả và nguồn cung sản phẩm cây trồng biến động mạnh và việc mua bán, vận chuyển trở nên rất khó khăn, thậm chí bị gián đoạn, nguyên nhân liên quan đến Covid-19 và yếu tố thời tiết.

    Các nhà nhập khẩu, dẫn đầu là nước mua đậu tương hàng đầu thế giới - Trung Quốc, nước mua ngô lớn - Nhật Bản và nhà nhập khẩu lúa mì lớn thứ hai thứ hai thế giới - Indonesia có khả năng bị ảnh hưởng không nhỏ sau khi các nhà xuất khẩu hàng đầu như Cargill bị thiệt hại về cơ sở bốc xếp ngũ cốc.

    "Chúng tôi có những công ty đối tác yêu cầu chuyển thời hạn giao hàng từ tháng 9 sang tháng 10 vì sẽ mất ít nhất một tháng để mọi thứ trở lại gần như bình thường", giám đốc kinh doanh của một một công ty quốc tế về điều hành các nhà máy chế biến đậu tương và lúa mì trên khắp châu Á cho biết, và thêm rằng: "Cũng có những hợp đồng bị hủy bỏ".

    Bão Ida đổ bộ vào bờ biển nước Mỹ tuần trước đã gây thiệt hại cho các cơ sở xuất khẩu của nước này. Đã có nhiều nhà cung cấp báo cáo về mức độ thiệt hại.

    Việc xuất khẩu sản phẩm cây trồng từ các điểm trung chuyển ở bờ Vịnh thuộc bang Louisiana, miền nam nước Mỹ - nơi xử lý khoảng 60% tổng xuất khẩu sản phẩm cây trồng của nước này – đến 7/9 vẫn bị hạn chế nghiêm trọng mặc dù Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ đã mở lại cửa hạ lưu sông Mississippi cho giao thông vận tải vào cuối tuần trước. Trước đó, hoạt động tại cảng đã phải tạm dừng 2 tuần trước, trong và sau cơn bão.

    Cơ sở hạ tầng cảng biển bị thiệt hại sau bão đã ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng xuất khẩu. Có ít nhất 2 nhà ga lớn chạy tàu bị dừng hoạt động trong nhiều ngày, nguồn điện cũng không ổn định, có nhiều lúc mất điện.

    Các nhà xuất khẩu Mỹ ước tính chỉ vận chuyển được 68.059 tấn đậu tương xuất khẩu trong tuần kết thúc vào 2/9, giảm 82% so với tuần trước đó và thấp hơn 96% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Thông tin từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), xuất khẩu ngô trong khoảng thời gian đó là 275.799 tấn, thấp hơn 53% so với tuần trước đó và thấp hơn 69% so với cùng kỳ năm trước.

    "Người mua sẽ phải chờ đợi hoặc tìm kiếm nguồn thay thế nếu nhà cung cấp tuyên bố Trường hợp bất khả kháng", một nhà kinh doanh ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi có trụ sở tại Singapore cho biết, đề cập đến một điều khoản chung trong hợp đồng giúp giải phóng cả hai bên khỏi trách nhiệm hoặc nghĩa vụ khi xảy ra một sự kiện ngoài tầm kiểm soát của họ.

    Cho đến nay, châu Á vẫn là thị trường hàng nhập khẩu đậu tương hàng đầu của Mỹ. Mỹ đang thu hoạch đậu tương, và các nhà nhập khẩu thường tiến hành phần lớn nhu cầu mua ngay sau khi đậu tương được thu hoạch, khi có nguồn cung dồi dào và giá thường giảm.

    Từ năm 2016 đến năm 2020, châu Á chiếm khoảng 71% tổng xuất khẩu đậu tương của Mỹ, 56% trong số đó được vận chuyển đến người mua châu Á trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 của những năm đó, theo dữ liệu của USDA.

    [​IMG]
    Xuất khẩu sản phẩm cây trồng của Mỹ hàng tháng.

    Với cố gắng để duy trì dòng chảy thương mại, một số sản phẩm cây trồng dự kiến sẽ được chuyển đến các cảng Tây Bắc Thái Bình Dương, mặc dù "điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn tại các cảng tây bắc Thái Bình Dương. Điều này dự kiến cũng sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu lúa mì", một thương nhân của một công ty có trụ sở tại Singapore cho biết.

    Bất kỳ sự chậm trễ kéo dài nào trong quá trình khôi phục lượng hàng xuất khẩu của Mỹ sẽ có tác động trực tiếp đến người mua hàng đầu thế giới là Trung Quốc, nơi biên lợi nhuận chế biến đậu tương gần đây đã phục hồi sau đợt lao dốc hồi tháng 6 do lo ngại về nhu cầu từ ngành thịt lợn của nước này.

    [​IMG]
    Lợi nhuận từ ép đậu tương ở Trung Quốc.

    "Có thể chúng ta gặp vấn đề về nguồn cung do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả ảnh hưởng từ cơn bão", một nhà quản lý thuộc một nhà máy nghiền ép đậu tương lớn có trụ sở tại Trung Quốc cho biết.
  10. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.302
    Tui thấy Bác chim suốt mà không biết nương theo lái kiếm tiền thì phải, đợt trước nếu biết mua theo giá mà con gái ông Đoàn Nguyên Đức gom vào dưới giá 5k. Rồi lái thoát giá gần 5k2 thì nương theo lái thoát. rồi lần này lại nương theo lái gom giá như đợt trước dưới giá 5k. Tới hôm nay có kiếm được tiền không hả Bác? Bác cứ chim suốt mà không biết gom hàng vào giá nào thì tài khoản Bác có kiếm được tiền không hả Bác? Tay to họ muốn làm gì thì kệ họ, cổ phiếu lỗ lũy kế thì lái không đánh lên được hả Bác? tui còn mong lái chơi kiểu này càng lâu thì càng tốt đấy Bác.
    thienduong_xxx, TL2018TuanTVN thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này