HAG - HNG: Ranh giới mong manh!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Susu86, 21/05/2022.

4200 người đang online, trong đó có 356 thành viên. 23:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 87708 lượt đọc và 412 bài trả lời
  1. vantungnbvl

    vantungnbvl Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    679
    Lệnh mua toàn của nhỏ lẻ, đánh không dứt, anh em không nên kì vọng gì nhiều. Hàng t3 phiên hôm nay không biết kịp cho anh em không. Lo cho anh em quá
  2. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.871
    Thị trường chứng khoán phiên giao dịch hôm nay (22/6) có sự khởi sắc đến từ các cổ phiếu lớn trong VN30. Tính đến 14h00, VnIndex tăng 3,86 điểm lên 1.176,27 điểm, VN30 tăng 16,73 điểm lên 1.241 điểm.

    Nhóm ngân hàng hôm nay hồi phục mạnh mẽ, tính đến 14h00, 25 cổ phiếu ngập trong sắc xanh, trong khi chỉ có 2 mã (EIB, NVB) đứng giá tham chiếu và VCB giảm 1,5%.

    Đáng chú ý, có nhiều cổ phiếu trên HoSE tăng kịch trần như VIB (6,9%), STB (6,8%), LPB (6,7%), TCB (6,8%), MSB (6,8%). Các mã trên UPCoM cũng tăng mạnh như PGB (9,2%), SGB (6,2%), VBB (5,4%),…

    Thanh khoản của VIB cũng tăng mạnh trong phiên hôm nay khi đến 13h40 đã có hơn 3,8 triệu cp được giao dịch khớp lệnh, cao hơn 2 phiên liền trước (hơn 3 triệu cp). Ngoài ra, VIB tiếp tục có giao dịch thỏa thuận "khủng" với hơn 9,2 triệu cp được trao tay giữa các nhà đầu tư, giá trị 175 tỷ đồng. Trước đó, trong phiên 21/6, cổ phiếu này cũng ghi nhận hơn 7,75 triệu cp được giao dịch theo phương thức này, giá trị 151 tỷ đồng.

    STB tăng giá đồng thời đang được nhà đầu tư nước ngoài gom mạnh (mua ròng hơn 1,2 triệu cp). Tương tự, LPB cũng đang được khối ngoại mua ròng hơn 40.000 đơn vị.

    Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng khác cũng diễn biến tích cực như SHB (tăng 5%), MBB (tăng 4,5%), HDB (tăng 2%), OCB (tăng 2%),…

    Trong 10 cổ phiếu có tác động tích cực nhất tới VNIndex thì có tới 9 mã ngân hàng: TCB, VPB, MBB, CTG, VIB, STB, ACB, SHB, BID.

    Tính đến 13h50 đã có hơn 51 triệu cổ phiếu ngân hàng được giao dịch khớp lệnh, giá trị hơn 1.100 tỷ đồng. Nhiều mã có thanh khoản xu hướng tăng so với phiên trước như VIB, LPB, MBB, SHB,…

    Ở phương thức thỏa thuận, ngoài VIB có giao dịch "khủng" thì HDB cũng gây chú ý với loạt giao dịch ở giá trần 25.250 đồng/cp. Hiện đã có có hơn 3,5 triệu cp HDB được trao tay giữa các nhà đầu tư, giá trị hơn 85 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Susu86 thích bài này.
  3. HiepSy18

    HiepSy18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Đã được thích:
    702
    Phiên mai kiểu gì cũng điều chỉnh thôi.
    Susu86 thích bài này.
  4. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.871
    nghe buồn dữ:)):)):))
    --- Gộp bài viết, 23/06/2022, Bài cũ: 23/06/2022 ---
    --- Gộp bài viết, 23/06/2022 ---
    trồng chuối lời nhiều phết
    Susu86 thích bài này.
  5. HiepSy18

    HiepSy18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Đã được thích:
    702
    Chỉnh lên tàu giá tốt
  6. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.871
    ngon lành
  7. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.871
    mới lượm
    Cơn sốt giá lan trên toàn cầu, Việt Nam sở hữu kho hàng 28 triệu tấn
    Nhiều dấu hiệu cho thấy gạo là mặt hàng tiếp được dự báo bước vào cơn sốt giá. Hiện Việt Nam sở hữu ‘kho hàng’ 28 triệu tấn, đảm bảo an ninh lương thực và có thể tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu.
    Chỉ số giá lương thực của Liên hợp quốc cho thấy, giá lương thực toàn cầu hiện tăng 75% so với mức trước đại dịch Covid-19. Trong khi đó, giá gạo thế giới đã tăng 5 tháng liên tiếp và tháng 5 vừa qua vọt lên mức cao nhất trong 12 tháng gần đây.

    Giá của nhiều loại thực phẩm, từ lúa mì tới ngũ cốc, thịt tới dầu… đều tăng vọt. Đó là do một loạt yếu tố, bao gồm chi phí phân bón và năng lượng, tăng cao trong năm qua cũng như xung đột giữa Nga và Ukraine gây tác động với chuỗi cung ứng.

    Chưa kể, các lệnh cấm xuất khẩu lương thực và sự gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng từ một số nước như Ấn Độ (cấm xuất khẩu lúa mì), Ukraine (lúa mì, yến mạch, đường,... ) và Indonesia (dầu cọ) khiến đà tăng giá càng được đẩy mạnh hơn.

    [​IMG]
    Lúa gạo là mặt hàng tiếp theo được dự báo bước vào cơn sốt giá toàn cầu
    Các chuyên gia dự báo gạo có thể sẽ là mặt hàng tiếp theo bước vào cơn sốt giá. “Chúng ta cần theo dõi giá gạo trong thời gian tới vì giá lúa mì tăng có thể dẫn tới việc dùng gạo để thay thế một phần, làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ gạo và gây giảm lượng dự trữ hiện có”, Sonal Varma, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Nhật Bản Nomura, lưu ý.

    Trước diễn biến liên quan đến thị trường gạo, ngày 6/6,Reutersdẫn nguồn tin nội bộ cho biết các thương lái gạo đã tăng mua gạo Ấn Độ trong hai tuần liên tiếp. Động thái này nhiều khả năng sẽ đẩy giá mặt hàng gạo ở nước này tăng thêm.

    David Laborde - chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế, nhận định, vấn đề đáng lo ngại hiện nay là Ấn Độ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu gạo như họ đã làm với lúa mì và đường.

    Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết Ấn Độ và Trung Quốc là 2 nhà sản xuất gạo hàng đầu thế giới, chiếm hơn một nửa tổng sản lượng toàn cầu. Việt Nam đứng thứ 5 còn Thái Lan đứng thứ 6 trong danh sách này. Tuy nhiên, trong năm 2021, Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới còn Việt Nam đứng thứ 2.

    Thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 5/2022xuất khẩu gạocủa Việt Nam đạt 710.371 tấn, trị giá 347,1 triệu USD - mức cao nhất trong vòng một năm trở lại đây, tăng 13,5% về lượng và tăng 2,5% về trị giá. Tính đến hết 5 tháng năm 2022, cả nước xuất khẩu gần 2,77 triệu tấn gạo, thu về 1,35 tỷ USD. Giá gạo xuất khẩu trung bình đạt 489 USD/tấn.

    [​IMG]
    Sản lượng gạo của Việt Nam mỗi năm đạt khoảng 26-28 triệu tấn (ảnh minh hoạ)
    Gạo cũng là một trong 9 nhóm hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD của ngành nông nghiệp tính từ đầu năm đến nay.

    Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) - cho biết, diện tích lúa ở nước ta lên tới 7,3 triệu ha, sản lượng khoảng 43 triệu tấn lúa (26-28 triệu tấn gạo). Với nguồn cung trên, ngoài đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa, nước ta còn dư khoảng 6-7 triệu tấn gạo để xuất khẩu.

    “Hoạt động sản xuất đang diễn ra thuận lợi. Nếu không có tác động bất ngờ nào như thiên tai thì chúng ta luôn đảm bảo vấn đề an ninh lương thực”, ông Cường khẳng định.

    Theo ông, Việt Nam là nước sản xuất gạo lớn, luôn chủ động được nguồn cung nên giá gạo tại thị trường nội địa sẽ không tăng đột biến như giá lương thực trên thị trường thế giới.

    Còn về xuất khẩu gạo, ông Cường cho rằng, nếu Ấn Độ hạn chế xuất khẩu mặt hàng này, nguồn cung thế giới sẽ bị ảnh hưởng, lúc đó giá gạo sẽ có sự điều chỉnh. Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu với giá tốt hơn thời điểm hiện tại.

    Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn ổn định và khá lạc quan. Hiện, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ở mức 423 USD/tấn, gạo 25% tấm giữ nguyên mức 403 USD/tấn và gạo 100% tấm ổn định ở mức 378 USD/tấn.

    Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), đánh giá, xuất khẩu gạo đang rất sôi động do nhu cầu tăng mạnh từ các thị trường như Trung Quốc, Bangladesh, Iran và Sri Lanka. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang EU dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2022 nhờ ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU.

    Tính toán từ Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2022 ước đạt trên 6,4 triệu tấn, cao hơn 200.000-300.000 tấn so với năm 2021.

    Sau các hàng hóa cơ bản khác lên ngôi dự báo tiếp theo sẽ là sốt Gạo anh em xem doanh nghiệp nào sản xuất, buôn bán Gạo trên sàn gom dần đón sóng mới nhé.
  8. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.871
  9. vantungnbvl

    vantungnbvl Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    679
  10. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.871
    HNG tiếp tục đầu tư gần 1.000 tỷ đồng trong năm 2022 từ nguồn vay THAGRICO
    Thanh Hương - 17/04/2022 18:40
    THACO tiếp tục đầu tư mạnh cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp
    Đầu tư mạnh cho thuỷ lợi, hạ tầng

    Thấu hiểu trong sản xuất nông nghiệp, nước tưới tiêu có vị trí quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm nên trong kế hoạch đầu tư năm 2022-2023 được Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế HAGL (HNG) công bố tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2022 diễn ra ngày 16/4, việc đầu tư cho thuỷ lợi rất được chú trọng.

    Cụ thể, giai đoạn 2022-2023, HNG tiếp tục xây dựng 17 km hệ thống ống/kênh dẫn nước; 2 hồ trung tâm, 3 hồ trung chuyển, 7 hồ tưới; 10 km tuyến đê bao chống ngập.

    Để đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho người lao động của mình, HNG cũng tiến hành nâng cấp 30 km đường dây điện, đầu tư 28 km đường giao thông, 1 xưởng đóng gói và 768 căn nhà ở cho 3.000 công nhân.

    Ngoài ra sẽ đầu tư 34 xe cơ giới thi công, phương tiện vận chuyển và nhiều thiết bị nông nghiệp khác phục vụ cơ giới hoá hay trồng mới 315 ha dứa để tiếp tục nhân giống cho năm 2023.

    Tổng mức đầu tư theo kế hoạch năm 2022 là 905 tỷ đồng và nguồn vốn đầu tư dự kiến sẽ tiếp tục vay từ THAGRICO. Tính đến 31/03/2022, số tiền THAGRICO đã cho HNG vay là 720 tỷ đồng.

    Trước đó, từ ngày 08/01/2021, sau khi tiếp quản để điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất - kinh doanh của HNG, doanh nhân Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT mới của HNG đã cho triển khai đánh giá hiện trạng vườn cây, cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật trên toàn bộ các dự án của HNG tại Lào và Campuchia.

    Kết quả, tại Lào, HNG có tổng diện tích đất là 27.383 ha, diện tích cây ăn trái đã trồng là 10.075 ha, trong đó trồng chuối là 4.180 ha với 20% diện tích vườn tốt, 52% diện tích vườn trung bình và 28% diện tích vườn xấu. Một số loại cây trồng khác là dứa (158 ha); xoài, mít, bưởi, dừa (5.737 ha), nhưng hầu hết hệ thống tưới chưa bài bản, vườn cây chưa được san lấp mà chủ yếu trồng theo địa hình tự nhiên.

    Diện tích cao su còn lại là 17.308 ha, trong đó 42% diện tích vườn có khả năng khai thác mủ, còn lại là vườn cây xấu, cây kém phát triển, không khai thác được mủ.

    Tại Campuchia, tổng diện tích đất là 8.375 ha, trong đó diện tích đã trồng cây ăn trái là 1.924 ha, (chuối: 476 ha, xoài, mít: 1.448 ha). Diện tích cao su còn lại là 3.603 ha đang cho các hộ nông dân thuê khai thác. Diện tích cao su và cây ăn trái đã chết là 2.848 ha. Khảo sát, đánh giá thực tế cho thấy, dự án tại Rat - OYD không phù hợp để trồng cây ăn trái do địa thế nhiều đồi dốc và đường giao thông vận chuyển không thuận tiện.

    Tại hai địa bàn này, hệ thống thuỷ lợi đều kém phát triển và chưa thuận lợi để phục vụ phát triển nông nghiệp. Nguồn điện và hệ thống lưới điện chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu điện tưới và sản xuất.

    Cũng do chưa có quy hoạch vùng trồng cây ăn trái nên đường giao thông tại vùng nông nghiệp ở Lào chủ yếu đi theo lô cao su, hầu hết đường đã xuống cấp, không được duy tu bảo trì ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển, thu hoạch trái cây, một số nơi chưa có đường giao thông đảm bảo vận chuyển, kết nối nông trường cây ăn trái.

    Đó là chưa kể các nhà xưởng đóng gói chuối và hệ thống ròng rọc thu hoạch chưa đầu tư đồng bộ và quy hoạch không đúng vị trí, thiếu kho lạnh bảo quản trái cây. Nhà ở cán bộ và công nhân chủ yếu sử dụng lại các công trình cũ đầu tư cho các nông trường cao su.

    Việc tổ chức sản xuất cũng còn nhiều bất cập do chưa quy hoạch vùng trồng trọt cây ăn trái, hầu hết mặt bằng vườn cây để tự nhiên chưa được thiết kế và làm mặt bằng bài bản trước khi trồng nên khó áp dụng cơ giới hoá, đồng thời gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa; các vùng trồng cây ăn trái rải rác, đan xen trong cao su nên không phù hợp cho công tác tổ chức sản xuất và quản lý tập trung.

    Bởi vậy, trong năm 2021, dưới sự quản lý, điều hành của ông Trần Bá Dương, HNG đã tập trung đầu tư các hạng mục cấp bách để phục vụ sản xuất gồm: 2 trạm bơm chính; 2 hồ chứa trung tâm, 3 hồ trung chuyển và 2 hồ tưới; đường điện trung thế 22 kV; đường giao thông; đầu tư mới 02 xưởng đóng gói chuối; nhà ở cho 200 công nhân, 67 xe cơ giới thi công và phương tiện vận chuyển.

    THAGRICO tiếp tục cho vay để đầu tư

    Cũng do quy hoạch và đầu tư hạ tầng chưa đồng bộ nên trong năm 2021, HNG chỉ trồng mới 550 ha chuối cùng 16 ha dứa và tập trung chăm sóc, cải tạo vườn cây ăn trái hiện hữu. Tổng chi đầu tư năm 2021 là 455 tỷ đồng.

    Nguồn chi đầu tư trong năm 2021 này cũng được vay từ THAGRICO do HNG không thể huy động vốn từ các tổ chức tín dụng; do tài sản (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Lào và Campuchia) thuộc sở hữu của HNG đã thế chấp trước đó cho các ngân hàng để đồng đảm bảo cho các khoản vay trái phiếu của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) tại BIDV.

    Năm 2021, doanh thu thuần của HNG đạt 1.199 tỷ đồng, hoàn thành 82% kế hoạch đề ra, trong đó doanh thu từ trái cây 840 tỷ đồng, mủ cao su 260 tỷ đồng, vật tư nông nghiệp và cung cấp dịch vụ 99 tỷ đồng. Lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh là (304) tỷ đồng.

    Đồng thời, Công ty đã ghi nhận và hạch toán các khoản chi phí đã phát sinh từ năm 2020 trở về trước là (815) tỷ đồng. Vì vậy, lỗ sau thuế năm 2021 là (1.119) tỷ đồng.

    Còn năm 2022, theo kế hoạch, sản lượng trái cây các loại của HNG đạt 124.000 tấn, trong đó có 120.000 tấn chuối, 3.800 tấn dứa và 200 tấn trái cây khác. Sản lượng mủ cao su dự kiến 10.800 tấn. Doanh thu dự kiến đạt 1.731 tỷ đồng.

    Tuy vậy, hoạt động sản xuất - kinh doanh năm 2022 vẫn dự kiến lỗ 150 tỷ đồng, đồng thời ghi nhận chi phí chuyển đổi và huỷ bỏ vườn cây từ năm 2020 trở về trước là 2.563 tỷ đồng. Như vậy, dự kiến lỗ trước thuế năm 2022 là 2.713 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, với nỗ lực tổ chức quản trị sản xuất - kinh doanh theo mô hình xí nghiệp (xí nghiệp cây ăn trái, xí nghiệp cao su).

    THAGRICO tiếp tục hỗ trợ các nghiệp vụ quản trị cho HNG, từ văn phòng tổng quản Gia Lai đến các văn phòng Khu liên hợp nông nghiệp hay tập trung tuyển dụng lao động địa phương, tổ chức đào tạo để trở thành lực lượng sản xuất nông nghiệp chính yếu và ổn định lâu dài; điều chuyển các chuyên viên, kỹ sư có chuyên môn từ Việt Nam qua để làm công tác quản lý và đào tạo cùng các hoạt động đầu tư thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng bài bản.

    HNG cũng dự tính từ năm 2024 sẽ có nhiều bước chuyển mạnh về chất trong hoạt động của Công ty.

    THACO Group hiện có 2 Tập đoàn (THACO AUTO và THAGRICO) cùng 4 Tổng công ty thành viên (THACO INDUSTRIES, THADICO, THILOGI, THISO).
    THAGRICO đang nắm trong tay 48.500 ha đất canh tác tại Tây Nguyên và Campuchia. Chiến lược được ông Trần Bá Dương đưa ra là sản xuất kinh doanh nông nghiệp với quy mô lớn trên nền tảng hữu cơ.
    Trong kế hoạch năm 2022, THACGRICO sẽ đạt sản lượng trái cây là gần 400.000 tấn và 2.000 tấn mủ cao su với doanh thu là 4.700 tỷ đồng. Doanh nghiệp này sẽ tiếp tục trồng mới 1.500 ha cây ăn trái, nâng tổng diện tích trong năm 2022 lên đạt 10.300 ha chuối, 890 ha dứa và 3.700 ha xoài.
    Theo tính toán, tổng doanh thu của THAGRICO trong năm 2022 dự kiến là 10.700 tỷ đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu là 7.000 tỷ đồng (tương đương gần 300 triệu USD); chi đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng
    --- Gộp bài viết, 24/06/2022, Bài cũ: 24/06/2022 ---
    https://cafef.vn/trung-uong-yeu-cau...-nhieu-nha-o-dau-co-dat-20220624202107328.chn

Chia sẻ trang này