HAG - Hoàng Anh Gia Lai và thông tin liên quan : cơ sở cho niềm tin

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi cohoidautu, 06/06/2015.

4741 người đang online, trong đó có 592 thành viên. 20:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21154 lượt đọc và 177 bài trả lời
  1. cohoidautu

    cohoidautu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    1.086
    Chiến lược đầu tư

    Tập đoàn HAGL thực hiện chiến lược đa dạng hóa cây trồng gồm cao su, mía đường, cọ dầu, bắp và chăn nuôi bò đi đôi với việc bảo vệ môi trường sống xanh và sạch, duy trì trạng thái cân bằng sinh thái trong vùng dự án.


    CAO SU

    Cao su là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, mủ cao su dùng cho ngành công nghiệp chế tạo và gỗ cao su dùng cho ngành sản xuất đồ gỗ. ngành này có khả năng đem về dòng tiền cùng với lợi nhuận cao và ổn định khi đi vào khai thác.

    Lợi thế của hoàng Anh Gia Lai là tìm được quỹ đất với chi phí thấp và có được đội ngũ cán bộ công nhân viên nông lâm nghiệp có tay nghề cao và dày dạn kinh nghiệm, đó là yếu tố chính quyết định sự thành công trong ngành cao su.

    [​IMG]

    HAGL kiên định nguyên tắc và kỷ luật trong việc trồng và chăm sóc để đảm bảo đạt năng suất cao. HAGL luôn chú trọng khía cạnh kỹ thuật cũng như công nghệ: phân tích đất và sử dụng giống cây phù hợp, xây dựng và chuẩn hóa quy trình chăm sóc, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel để phục vụ tưới tiêu và bón phân. Với nỗ lực trong việc trồng trọt và chăm sóc, HAGL có được tổng diện tích cao su 42.500 ha, phân bố tại Lào, Campuchia và Việt Nam.

    Hiện tại, HAGL đang vận hành một nhà máy chế biến mủ cao su tại Lào với công suất 25.000 tấn/năm. để đáp ứng nhu cầu chế biến khi các diện tích cao su tại Việt Nam và Campuchia bước vào thời kỳ khai thác, HAGL sẽ xây dựng thêm 1 nhà máy chế biến mủ tại tỉnh Gia Lai, Việt Nam và 1 nhà máy tại Rattanakiri, Campuchia.

    MÍA ĐƯỜNG

    Mía đường là một ngành mà HAGL có nhiều lợi thế cạnh tranh. với diện tích canh tác hiện tại 8.000 ha và liền vùng, HAGL đã áp dụng máy móc thiết bị trong công tác trồng, chăm sóc và thu hoạch mía.

    Hệ thống tưới Israel được lắp đặt đến từng hàng mía và cung cấp độ ẩm liên tục cho đất, giúp hAGL có thể trồng mía ngay trong mùa khô và cây mía có thể phát triển rất nhanh trong các tháng này nhờ quang hợp mạnh. Việc chuẩn bị đất và trồng mía được thực hiện hoàn toàn bằng máy. Công tác bón phân cũng được thực hiện tự động bằng cách hòa vào nước và thông qua hệ thống tưới đi đến từng hàng mía. Trong công tác thu hoạch, máy móc thiết bị cũng giúp HAGL tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí.

    [​IMG]

    Nhờ áp dụng kỹ thuật canh tác khoa học và hiện đại, HAGL đạt năng suất mía cao và giá thành mỗi tấn mía thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của ngành. Đây là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công trong ngành mía đường.

    Từ tháng 1/2013, HAGL đã vận hành ổn định nhà máy sản xuất đường với công suất 7.000 tấn mía/ngày và nhà máy nhiệt điện chạy bằng bã mía với công suất 30 MW.

    CỌ DẦU

    Cây cọ dầu và sản phẩm dầu cọ đã được biết đến từ lâu trên thế giới. Trong đó, Indonesia và Malaysia là hai quốc gia có diện tích trồng cọ dầu lớn nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên, tại Việt nam, Lào hay Campuchia, việc trồng và khai thác cọ dầu vẫn còn rất mới mẻ.

    [​IMG]

    Thời gian kiến thiết cơ bản của cây cọ dầu chỉ bằng một nửa so với cây cao su. Chỉ sau 30 tháng kể từ khi trồng, cây cọ dầu sẽ bắt đầu cho quả và được đưa vào khai thác. Chi phí đầu tư mỗi hecta cọ dầu cũng chỉ bằng khoảng 60 – 70% so với cây cao su.

    Mỗi hecta cọ dầu dự kiến cho năng suất khoảng 30 tấn trái, hàm lượng dầu khoảng 24%. Với giá bán bình quân hiện tại dao dộng từ 750 USD – 950 USD/tấn dầu, một hecta cọ dầu mang lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn một hecta cao su.

    HAGL bắt đầu trồng thử nghiệm cây cọ dầu từ năm 2012 với diện tích 4.000 ha, đến nay đã trồng được 17.300 ha. Để nâng cao hiệu quả đầu tư, HAGL đã quyết định áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt Israel cho toàn bộ diện tích cọ dầu. Chính nhờ hệ thống tưới nhỏ giọt, việc tưới nước và bón phân qua đường ống được điều tiết linh hoạt giúp cây cọ dầu của HAGL sinh trưởng tốt và nhanh hơn. đến nay, tốc độ sinh trưởng của cây cọ dầu được các chuyên gia đánh giá còn cao hơn cả ở Malaysia, Indonesia và Thái Lan.

    HAGL đang xây dựng nhà máy chế biến dầu cọ công suất 45 tấn quả tươi/giờ và dự kiến đưa vào hoạt động trong tháng 7/2015. Nhà máy này có thể chế biến 270.000 tấn quả tươi/năm, đủ phục vụ cho diện tích khoảng 9.000 ha. Trong tương lai, khi diện tích cọ dầu đi vào khai thác nhiều hơn, HAGL sẽ có kế hoạch nâng cấp nhà máy hiện tại hoặc xây dựng thêm các nhà máy chế biến mới phù hợp.

    Với mục tiêu rút ngắn thời gian đầu tư, nhanh chóng tạo ra dòng tiền, cọ dầu là chương trình đầu tư đầy triển vọng của HAGL.

    BẮP

    Bắp là cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. thời gian trồng và thu hoạch bắp chỉ trong vòng 100 ngày, do đó xoay vòng vốn nhanh, mang lại nguồn lợi lớn cho Tập đoàn.

    [​IMG]

    Bắp là nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và công nghệ sinh học, nhiều nước đang sử dụng bắp để chế biến ethanol – năng lượng sạch của tương lai. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mỗi năm Việt Nam cần hơn 2 triệu tấn bắp để sử dụng cho ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản. riêng trong năm 2014, Việt Nam đã nhập hơn 4,6 triệu tấn bắp, giá trị 1,2 tỷ đô la mỹ, tăng gấp 2,11 lần về lượng và gần 1,8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

    Do đặc tính sinh học, cây bắp có bộ rễ nông chỉ trồng được vào mùa mưa. Tuy nhiên, nhờ vào việc áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt Israel, HAGL đã giải quyết được bài toán tưới tiêu và có thể trồng bắp cả vào mùa nắng. Khi trồng cây bắp vào mùa nắng do quang hợp mạnh, cây bắp sinh trưởng tăng 30%, từ đó năng suất tăng lên đáng kể. Ngoài ra, nhờ việc cơ giới hóa toàn bộ từ khâu gieo hạt cho đến khâu thu hoạch bắp nên giảm chi phí nhân công, hạ giá thành sản xuất và giúp nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.

    Trong năm 2014, HAGL đã tiến hành trồng đại trà trên diện tích 5.000 ha bắp tại Lào và Campuchia. Vụ mùa vừa qua, năng suất bắp đạt bình quân 10 tấn/ha/vụ.

    CHĂN NUÔI BÒ

    Với lợi thế về quỹ đất lớn, nguồn thực phẩm sẵn có dồi dào từ những cánh đồng cỏ bát ngát, từ cây bắp, cọ dầu, mía đường... cũng như kinh nghiệm áp dụng công nghệ cao vào ngành nông nghiệp, haglquyết định đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt và bò sữa tiên tiến, năng suất cao.

    [​IMG]

    Cụ thể hơn, bò có xuất xứ từ Úc sau khi được các chuyên gia chọn lựa giống kỹ càng, tầm soát dịch bệnh mới được nhập vào Việt Nam, sau đó nuôi tại các nông trại được xây dựng tại tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk của Việt Nam, Attapeu (Lào) và Rattanakiri (Campuchia). Ông Đoàn Nguyên đức – Chủ tịch Tập đoàn HAGL, khẳng định: “Với thức ăn có nguồn gốc tự nhiên, nguồn nước sạch tại những trang trại xây dựng theo những tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới, HAGL cam kết tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Với đầu vào rẻ nhờ tận dụng lợi thế sẵn có về nguồn thức ăn, giá thành đầu ra cũng sẽ rất cạnh tranh so với thị trường, đồng thời các rủi ro gần như không đáng kể”. Trong định hướng chiến lược, HAGL sẽ đầu tư các dự án chăn nuôi bò với tổng vốn khoảng 6.300 tỷ đồng, được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn một được triển khai với mức đầu tư 2.517 tỷ đồng, giai đoạn hai khoảng 3.783 tỷ đồng. Dự kiến tổng số lượng đàn bò thịt và bò sữa là 236.000 con, trong đó 120.000 con bò sữa, 116.000 con bò thịt. Diện tích đất sử dụng ban đầu khoảng 4.000 ha, trong đó diện tích trồng cỏ 3.400 ha và 600 ha xây dựng hạ tầng phục vụ chăn nuôi. Đến nay, tổng đàn bò của Tập đoàn đã nhập hơn 43.500 con và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên theo kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

    Để thực hiện dự án, HAGL đã ký hợp tác liên minh với hai đối tác chiến lược là Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood xây dựng nhà máy chế biến sữa với công suất trên 500 triệu lít/năm tiêu thụ toàn bộ nguồn sữa do HAGL cung ứng và Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN) là đơn vị cung cấp thịt bò sạch từ các trang trại của HAGL ra thị trường.
    http://www.hagl.com.vn/Rubber_Pages/Show/6
    Last edited: 18/06/2015
    Johnny Ng thích bài này.
    Johnny Ng đã loan bài này
  2. dinhdienvn

    dinhdienvn Thành viên mới Not Official

    Tham gia ngày:
    13/11/2013
    Đã được thích:
    2
    Vẫn thấy thích e này lắm
    cohoidautu thích bài này.
  3. cohoidautu

    cohoidautu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    1.086
    Last edited: 18/06/2015
    Johnny Ng thích bài này.
  4. cohoidautu

    cohoidautu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    1.086
  5. cohoidautu

    cohoidautu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    1.086
    Ngành mía đường đứng trước "bài toán" thiếu hụt nguyên liệu
    Ngày 01/06/2015-09:39:00 AM


    Hiện tại hầu hết các tỉnh khu vực phía Nam, người dân trồng mía đang thu hẹp diện tích trồng, chuyển đổi dần một phần diện tích mía sang các cây trồng khác nhằm tránh thua lỗ kéo dài suốt 4 năm qua.
    [​IMG]
    Phó Thủ tướng kiêm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng phát triển Campuchia Keat Chhon và Đại sứ EU tại Campuchia Jean Francois Cautain. (Nguồn: Xinhua)

    Việc thu hẹp diện tích đang đặt ra bài toán thiếu nguyên liệu mía cho các doanh nghiệp chế biến đường trong khu vực.

    Diện tích trồng mía giảm nhanh

    Tây Ninh là tỉnh có diện tích trồng mía lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ. Niên vụ 2014-2015, toàn tỉnh trồng hơn 20.900 ha mía đáp ứng nguyên liệu cho 3 công ty sản xuất đường, với tổng công suất gần 15.000 tấn mía cây/ngày. Thế nhưng vào niên vụ 2015-2016, tính đến hết tháng Tư, nông dân mới trồng được gần 9.700 ha, giảm khoảng 1/2 diện tích so với niên vụ trước.

    Người trồng mía ở Tây Ninh cho biết vụ mía năm trước sâu đục thân tàn phá nhiều khiến nông dân phải bỏ không ít chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật, mà năng suất vẫn giảm. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, có gần 1/4 diện tích mía bị sâu hại, năng suất giảm, trong khi giá mía nguyên liệu lại thấp nên người nông dân bị thua lỗ nặng.

    Một trong những nguyên nhân dẫn đến diện tích mía của tỉnh giảm mạnh là do sâu bệnh hoành hành, giá mía thu mua đầu vào của các nhà máy đường trong tỉnh giảm từ 100.000 đến 150.000 đồng/tấn so với niên vụ trước.

    Phổ biến giá thu mua của các nhà máy khoảng trên dưới 750.000 đồng/tấn mía cây. Bên cạnh đó, các chính sách như bao tiêu chữ đường, phân lịch thu hoạch, chính sách thu mua mía cháy… chưa được các nhà máy đường quan tâm.

    Trong khi đó, các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí nhân công trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển đều tăng từ 10-20% so với vụ trước, dẫn đến người dân trồng mía bị thua lỗ nặng nên đã chủ động chuyển sang trồng sắn, ngô và một số loại cây trồng khác với hy vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

    Ông Đào Văn Sự, Phó Chánh Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết tỉnh đang triển khai việc quy hoạch phân vùng sản xuất theo hướng tập trung vào thế mạnh các sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Với cây mía, tỉnh cũng có chủ trương giảm diện tích để chuyển sang cây trồng khác như cây ngô lai, trồng rau màu và nuôi trồng thủy sản.

    Huyện Cù Lao Dung có diện tích mía lớn nhất tỉnh (khoảng 7.400ha, năng suất đạt 130 tấn/ha), nhưng vài năm trở lại đây người dân đã chủ động chuyển đổi khoảng 4.200ha sang trồng hoa màu, ngô lai và nuôi thủy sản nước lợ.

    Theo ông Nguyên Trường Chinh, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh), Trà Vinh có diện tích mía không lớn, khoảng 7.000ha, nhưng niên vụ này người dân cũng đã chuyển hơn 500ha sang trồng màu và nuôi trồng thủy sản, bởi năng suất mía thấp, giá bán bấp bênh.

    Ông Dương Quốc Xuân, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cho biết, báo cáo của các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến tháng 4/2015 cho thấy, hầu hết các tỉnh có diện tích trồng mía nhiều như Long An, Hậu Giang, Sóc Trăng... đều giảm từ 500-3.000ha.

    Tỉnh có diện tích mía giảm nhiều nhất là Long An hơn 3.000ha/12.200ha của niên vụ 2014-2015; Sóc Trăng cũng giảm từ 11.000ha xuống còn hơn 9.000ha; Hậu Giang từ 12.300ha xuống còn gần 11.000ha...

    Con số thông kê của ngành nông nghiệp các địa phương có thể thấy tốc độ giảm diện tích trồng mía là rất lớn, trong khi các doanh nghiệp chế biến đường lại không có vùng nguyên liệu ổn định, nên nguy cơ thiếu mía cho sản xuất của các nhà máy niên vụ 2015-2016 là điều khó tránh khỏi.

    Chủ động ổn định vùng nguyên liệu

    Trước tình hình vùng mía nguyên liệu giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp đã có những giải pháp cụ thể nhằm giữ được vùng nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu sản xuất.

    Ông Trương Văn Phỉ, Phó Giám đốc phụ trách nông nghiệp Công ty cổ phần mía đường Thành Thành Công (Tây Ninh) cho biết, diện tích mía nguyên liệu của công ty có giảm nhưng vẫn duy trì khoảng 8.000ha.

    Để đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất của nhà máy, công ty đã sang Campuchia thuê đất trồng khoảng 3.000 ha và niên vụ 2015-2016, công ty dự định ký kết với bà con trồng mía ở Long An khoảng 2.000ha nữa.

    Đến tháng 5/2015, công ty đã ký bao tiêu sản phẩm với bà con ở Long An được hơn 1.000 ha. Theo ông Phỉ, việc thuê đất trồng mía ở Campuchia hay mua mía từ Long An cũng chỉ là giải pháp tình thế để đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhà máy đường với công suất trên 8.000 tấn mía cây/ngày.

    Về lâu dài, Công ty Thành Thành Công đang đẩy nhanh việc phối hợp với ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh để quy hoạch và triển khai xây dựng cánh đồng lớn. Nếu làm được điều này thì nhà máy mới có điều kiện đầu tư giống tốt, khoa học công nghệ và máy móc vào sản xuất, nhằm giảm giá thành và đặc biệt là ổn định vùng nguyên liệu để phát triển bền vững.

    Theo ông Nguyễn Thành Long, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ (Casuco), vùng nguyên liệu mía của công ty ở Hậu Giang và Sóc Trăng có giảm khoảng 1.000ha, nên không đáng lo ngại lắm.

    Tuy nhiên, niên vụ mới, vùng nguyên liệu mía của Công ty trách nhiệm hữu hạn mía đường cồn Long Mỹ Phát đóng trên địa bàn huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang giảm khoảng hơn 1.000ha (từ 6.000ha xuống hơn 4.900ha) thì có nhiều khả năng Long Mỹ Phát sẽ mua mía vùng nguyên liệu của Casuco.

    Đây cũng là một trong những lý do để lãnh đạo của Casuco lo lắng về việc giảm nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất của hai nhà máy đường Vị Thanh và Phụng Hiệp, với tổng công suất 6.500 tấn mía cây/ngày.

    Ông Long cho biết để giữ ổn định vùng nguyên liệu đáp ứng sản xuất của hai nhà máy thuộc Casuco, niên vụ đường 2015-2016 này công ty tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ nông dân về giống, phân bón và kỹ thuật canh tác để nâng cao năng suất, giảm giá thành cây mía, cái chính là làm sao bà con nông dân phải có lãi thì mới tiếp tục trồng mía được.

    Bên cạnh đó, công ty cũng ủng hộ chủ trương của tỉnh Hậu Giang chuyển đổi những vùng trồng mía năng suất thấp, không hiệu quả sang trồng các cây trồng khác, theo chương trình tái cơ cấu nông nghiệp đang triển khai ở Hậu Giang.

    Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang cho biết trong quy hoạch sản xuất nông nghiệp từ 2015-2020, tỉnh sẽ giữ ổn định khoảng 10.000ha trồng mía.

    Với diện tích này mà áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm tăng năng suất từ trên 100 tấn/ha thì các nhà máy vẫn đảm bảo đủ nguyên liệu hoạt động, người trồng mía mới có lời được.

    Còn năng suất thấp trên dưới 70 tấn/ha như hiện nay, cộng với diện tích vùng nguyên liệu giảm thì nguy cơ thiếu mía sản xuất là khó tránh khỏi.

    Đồng quan điểm với ông Nguyễn Thành Long, ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội mía đường Việt Nam cũng cho biết Hiệp hội chỉ có khuyến cáo với các công ty sản xuất đường và nông dân, cần đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất và giảm giá thành thì mới mong phát triển bền vững. Việc nhiều địa phương ở khu vực phía Nam đang chuyển đổi từ cây mía sang các cây trồng khác trong bối cảnh giá mía đường không ổn định cũng là xu hướng tất yếu.

    Điều quan trọng là ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và các tỉnh nói riêng cần sớm có quy hoạch lại ngành sản xuất mía đường theo hướng nâng cao giá trị cây mía, đáp ứng đủ lượng đường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Những nhà máy nhỏ dưới 1.000 tấn mía cây/ngày và vùng nguyên liệu nhỏ lẻ cần sớm cơ cấu lại theo hướng sáp nhập vào các nhà máy lớn hơn, vùng trồng mía kém hiệu quả nên chuyển sang cây trồng khác.

    Theo ông Nguyễn Hải, trước xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, ngành mía đường Việt Nam phải tự vươn lên bằng cách nâng cao giá trị doanh nghiệp, để làm ra những sản phẩm tốt nhất cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài.

    Việc tổ chức lại sản xuất theo hướng tinh, gọn, hiệu quả là rất cần thiết để tăng sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ ngành mía đường phát triển bền vững trước sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà sản xuất đường Thái Lan, Ấn Độ./.

    TTXVN
    http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=27271&idcm=49
  6. cohoidautu

    cohoidautu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    1.086
    Kỳ lạ Myanmar
    24/03/2015

    Những câu chuyện kỳ lạ ở xứ sở chùa vàng Myanmar.

    [​IMG]

    Máy bay chúng ta vừa hạ cánh xuống sân bay quốc tế Yangon. Hiện tại giờ địa phương là 14h15 phút. Nhiệt độ bên ngoài là 45o C”. Thông báo của cơ trưởng cũng chính là ấn tượng đầu tiên mà người viết đặt chân xuống đất nước Myanmar: Yangon khá nóng.

    Sân bay quốc tế Yangon khá nhỏ so với Tân Sơn Nhất của Việt Nam và vẫn đang trong quá trình nâng cấp. Tuy nhiên, phía trong nhà ga thoáng đãng và những hành khách không mất nhiều thời gian để làm thủ tục xuất nhập cảnh.

    Ngoài cái nóng, ấn tượng thứ hai của người viết là ở các quầy đổi tiền tại sân bay. Có khoảng 5 quầy đổi tiền tại sân bay Yangon, tuy nhiên giá niêm yết của 5 cửa hàng này đều khác nhau. Cửa hàng đầu tiên, 1 USD có giá mua vào là 10.330 Kyat (ở đây đọc là Chạt) và chỉ cách đó 2 mét, một cửa hàng khác lại niêm yết 10.100 Kyat ăn 1 USD. Ngạc nhiên hơn là vẫn có người vào quầy thứ hai này để đổi tiền.

    Một điều khác lạ nữa ở Myanmar là đồng Kyat có 2 mặt, một mặt sử dụng tiếng Myanmar và mặt còn lại sử dụng tiếng Anh. Trước đây Myanmar sử dụng song song 2 đồng tiền là Kyat và USD. Tuy nhiên, để xóa bỏ hiện tượng đô la hóa, Chính phủ Myanmar chỉ cho phép sử dụng Kyat.

    Phần lớn người Myanmar vẫn mặc trang phục truyền thống là Longy (ở Việt Nam hay gọi là xà rông). Tuy nhiên, đây không phải là một điều gì đó ấn tượng, bởi hình ảnh nguyên thủ quốc gia của họ vẫn đi dép lê, mặc Longy thường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Mà điều đáng ngạc nhiên là văn hóa ăn trầu của đàn ông Myanmar. Hầu hết đàn ông ở đây đều nhai trầu bỏm bẻm ở bất cứ đâu. Điều này khiến cho những con đường ở Yangon loang lỗ những vết màu đỏ. Những anh lái xe taxi thò đầu ra cửa kính và toẹt xuống lòng đường là hình ảnh khá phổ biến trên đường phố.

    Nếu như hành vi nhổ bã trầu không được đẹp cho lắm thì đường phố của Yangon lại khá ấn tượng, được quy hoạch bài bản. Đặc biệt, ở Yangon không hề có xe máy. Phương tiện đi lại chủ yếu là xe buýt, taxi và xe tải nhỏ. Việc cấm xe máy cùng hạ tầng quy hoạch khá đồng bộ khiến người viết cảm giác Yangon giống như một thành phố hiện đại. Dù mới mở cửa 2 năm nhưng xe hơi đời mới khá phổ biến ở Myanmar và phần lớn xe có nguồn gốc từ Nhật.

    Không hiện đại như Yangon, Bagan (hành trình thứ hai tại Myanmar của người viết) lại cho thấy một hình ảnh thực của Myanmar. Người dân ở đây vẫn còn rất nghèo khổ. Nhiều người trong đoàn khách du lịch từ Việt Nam đều nhận xét rằng, hình ảnh những làng quê ở Bagan giống như những làng quê ở Việt Nam vào những năm cuối thập niên 80 của thế trước. Đây có lẽ là một trong điều hấp dẫn khách du lịch đến với Myanmar bên cạnh những yếu tố lễ hội và các di sản của vùng đất này.

    Những ngồi đền, chùa xuất hiện dày đặc trên những con đường chúng tôi đi qua. Hướng dẫn viên của đoàn cho biết tất cả 2.217 ngôi đền chùa của Bagan chỉ nằm trong diện tích 42 km2 bên trái bờ sông Ayeyarwady. Bagan từng là thủ đô của Myanmar trong vòng 230 năm, giữa thế kỷ XI và XIII.

    Những con đường bụi mù mịt khi những chiếc xe tải ‘buýt’ với vài chục người chen chúc chạy qua. Những em bé và phụ nữ với khuôn mặt đầy các vệt trắng như bùn hay vẽ bằng sơn khiến tôi tưởng mình đang ở một vùng đất nào đó ở châu Phi trong các chương trình Discovery.

    Trong khi đàn ông Myanmar có văn hóa ăn trầu thì phụ nữ Myanmar lại có văn hóa sử dụng bột thanakha, loại “mỹ phẩm” dùng để dưỡng da mặt. Bột thanakha được tạo ra từ một loại gỗ cùng tên, được trồng rất nhiều ở thành phố cổ Bagan. Khi chế biến bột thanakha, người ta cắt thân cây thành các khúc và mài vào miếng đá có thấm nước. Phần bột được mài ra này được dùng để bôi lên mặt, có tác dụng làm mát da, xóa tàn nhang, mụn trứng cá, mụn nhọt, mụn đầu đen, sự đổi màu da, da phát ban ngứa và phát ban mặt.

    Bên cạnh những đền đài, những lễ hội cũng là một nét văn hóa độc đáo ở Myanmar. Ở một đất nước có đến hơn 2 ngàn ngôi chùa thì đa số (95%) người dân theo đạo Phật cũng không có gì là lạ và vì thế những lễ hội nơi đây đều phần lớn liên quan đến đạo phật. Và một trong số đó là lễ xuất gia mà người viết có dịp chứng kiến.

    Những đứa trẻ xuất gia ăn mặc đẹp sặc sỡ được che lọng ngồi trên những con ngựa, voi, xe bò được rước đi quanh làng. Đây cũng là dịp cha mẹ tự hào cho làng xóm biết con em họ đã xuất gia. Ngay sau đoàn ngựa là những cô gái xinh xắn, đội trên đầu hoặc cầm trên tay các giỏ hoa hoặc đồ vật cúng dường cho trẻ xuất gia. Người thân sẽ xếp thành hàng và đi theo sau các cô gái rồi dẫn đến chùa hoặc tu viện trong làng. Đây là lễ quan trọng nhất trong cuộc đời một người ở Myanmar.

    Những di tích và đền đài ở Bagan là những nơi đáng để khám phá. Tuy nhiên, để đến được Bagan là một hành trình bay khó có thể quên đối với những du khách lần đầu tiên đến Myanmar như tôi. Đi máy bay mà tôi cảm giác như đi xe buýt và tôi gọi vui là máy bay “buýt” hay máy bay “xe đò”.

    Từ Yangon đi Bagan nếu bay thẳng chỉ mất khoảng 1 tiếng đồng hồ, nhưng hãng hàng không Yangon Airways lại mất 2 tiếng bay vòng qua nhiều sân bay nội địa khác để đón và trả khách và trong 2 tiếng đó chiếc ART72 phải cất và hạ cánh đến 6 lần.

    Việc cất cánh hạ cánh liên tục khiến nhiều hành khách cảm thấy mệt, nhưng phần lớn vẫn vui vẻ, bởi những trải nghiệm thú vị cùng nụ cười luôn nở trên môi của 3 cô tiếp viên xinh đẹp.

    Mặc dù vẫn còn khá ít máy bay, nhưng quan sát cho thấy, hầu như các sân bay ở Myanmar đều đang trong quá trình mở rộng hoặc sửa chữa. Hiện nay hạ tầng là một trong những lĩnh vực đang được đầu tư mạnh mẽ ở Myanmar.

    Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Myanmar đang là nền kinh tế mới nổi hàng đầu tại Đông Nam Á với nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn dành cho doanh nghiệp nước ngoài. Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho thấy, kinh tế Myanmar có thể tăng quy mô gấp 4 lần, lên 200 tỉ USD vào năm 2030.

    Một số chuyên gia kinh tế cho rằng hiện tại nền kinh tế Myanmar đang đi sau Việt Nam khoảng 10 năm, nhưng với sự mở cửa kinh tế cũng như sự hỗ trợ của đòn bẩy internet, họ có thể thu hẹp khoảng cách với Việt Nam trong vòng 5 năm. Myanmar cũng đang tích cực cử các chuyên gia sang Việt Nam để học về kỹ thuật trồng lúa. Họ đặt mục tiêu quay trở lại là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Myanmar có diện tích gấp đôi Việt Nam nhưng chỉ có khoảng 51 triệu người.

    Tuy nhiên, thách thức cho sự phát triển của Myanmar, theo các tổ chức quốc tế, là có thể đến từ sự bảo thủ của chính người dân nơi đây. Myanmar đang mở cửa, nhưng họ vừa muốn hiện đại hóa nền kinh tế, vừa muốn bảo vệ lợi ích doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở sự thống trị của các doanh nghiệp nhà nước cũng như việc hạn chế đầu tư nước ngoài vào nhiều lĩnh vực.

    Mặc dù nhiều doanh nghiệp Việt Nam đến tìm cơ hội ở Myanmar nhưng đến nay rất ít doanh nghiệp tiếp cận được thị trường này, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư. Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) hiện là dự án đầu tư lớn nhất tại Myanmar. Sự thành công của HAGL được cho là do họ đã tiếp cận thị trường này từ rất sớm. Bởi lẽ, những chính sách đầu tư vào Myanmar hiện tại là rất khó khăn.

    Nguồn lao động chất lượng cao tại Myanmar cũng là một thách thức lớn cho những doanh nghiệp muốn đầu tư tại đây. Người Myanmar hiền nhưng họ lại không chăm chỉ và có tính kỷ luật rất kém. Hiện nay, để phục vụ cho dự án tại Myanmar, HAGL phải đưa hơn 400 người từ Việt Nam sang.

    Ngoài ra, do sự ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ, lao động chủ yếu ở Myanmar phần lớn cũng là nữ giới. Trong một công trình tại Yangon do công ty xây dựng Hòa Bình của Việt Nam làm quản lý dự án, có tới 90% kỹ sư xây dựng là nữ
    Theo : nhipcaudautu.vn
    Last edited: 20/06/2015
  7. nhocuquynhon

    nhocuquynhon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/05/2015
    Đã được thích:
    1.322
    thứ 3 mua HAG đước đó
  8. cohoidautu

    cohoidautu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    1.086
    Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam - Myanmar
    14:50, 29/05/2015

    (Chinhphu.vn) - Sáng 29/5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar U Wunna Maung Lwin đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương Việt Nam- Myanmar (UBHH) tổ chức tại Thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar.

    [​IMG]
    Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ký Biên bản Kỳ họp. Ảnh: VGP/Hải Minh

    Kỳ họp diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (28/5/1975 - 28/5/2015). Hai bên vui mừng nhận thấy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Myanmar đã có nhiều bước phát triển thực chất và hiệu quả; đồng thời cũng nhất trí còn nhiều lĩnh vực tiềm năng cần được thúc đẩy hơn nữa trong thời gian tới.

    Hai bên khẳng định tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, thông qua các kênh Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, giao lưu nhân dân, đồng thời phát huy hiệu quả của các cơ chế hợp tác song phương hiện có như Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương, Tham khảo Chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao, Tiểu ban Hỗn hợp Thương mại.

    Myanmar thông báo đã thành lập Hội hữu nghị Myanmar - Việt Nam do một Thứ trưởng của Văn phòng Tổng thống làm Chủ tịch để tăng cường sự hiểu biết và giao lưu giữa nhân dân hai nước.

    Hai bên hài lòng về sự tăng trưởng nhanh của kim ngạch thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây và quyết tâm cùng nỗ lực để đạt mục tiêu 500 triệu USD trong năm 2015.

    Myanmar đánh giá nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam có hiệu quả kinh tế cao, mang lại lợi ích thiết thực như Dự án xây dựng khu phức hợp khách sạn, văn phòng và trung tâm thương mại của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tại Yangon, Dự án hợp tác khai thác dầu khí giữa Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty Dầu khí Myanmar (MOGE)...

    Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực hai bên có thế mạnh, tiềm năng như thủy sản, dầu khí, thông tin - truyền thông, sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu, du lịch. Phía Myanmar thông báo Chính phủ nước này đang xem xét cấp giấy phép cho BIDV mở chi nhánh ngân hàng tại Myanmar trong đợt xét duyệt sắp tới để tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Myanmar, và ghi nhận đề nghị của Việt Nam về việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn tại Myanmar, trong đó có FPT, Viettel, VinaCapital, PVEP

    Hai bên nhất trí tăng cường phối hợp triển khai hiệu quả Bản Thỏa thuận về hợp tác quốc phòng ký tháng 9/2011; nâng cao hiệu quả các cơ chế như Đối thoại An ninh thường niên, sớm thiết lập cơ chế Đối thoại chính sách quốc phòng, đẩy mạnh hợp tác về công nghiệp quốc phòng, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đào tạo, quân y, hợp tác phòng chống tội phạm.

    [​IMG]
    Toàn cảnh Kỳ họp. Ảnh: VGP/Hải Minh

    Ngoài ra, hai nước cũng nhất trí đẩy mạnh quan hệ trên các lĩnh vực khác như văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, trong đó có hợp tác nghiên cứu sản xuất vải.

    Về các vấn đề quốc tế và khu vực, hai bên khẳng định tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương; cùng phối hợp với các nước thành viên ASEAN khác trong việc thành lập Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015, duy trì vai trò trung tâm và tiếng nói chung của ASEAN trong giải quyết các vấn đề khu vực.

    Myanmar khẳng định lập trường mong muốn các bên liên quan ở Biển Đông cùng giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, phấn đấu đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

    Kết thúc Kỳ họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar U Wunna Maung Lwin đã ký Biên bản Kỳ họp. Hai bên nhất trí Kỳ họp lần thứ 9 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương giữa Việt Nam - Myanmar sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2017.

    Hải Minh
    http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Tang-cuong-quan-he-hop-tac-Viet-Nam-Myanmar/228116.vgp
  9. cohoidautu

    cohoidautu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    1.086
    [​IMG]

    http://www.hagl.com.vn/UserFiles/file/BCTC HN 1_2015/HAG-BCTCHN-Quy-I-2015.pdf
    =================================================

    Trả lời về các khoản dư nợ, bầu Đức phản biện: "Có ai kinh doanh mà không nợ? 20 năm qua tập đoàn chưa bao giờ trễ hạn thanh toán nợ. Thêm nữa, tổng nợ 18.000 tỷ đồng vẫn chưa thấm vào đâu so với tổng tài sản gần 40.000 tỷ đồng của doanh nghiệp".
    ....
    Tổng giám đốc HVS giải thích thêm, mặc dù nợ của HAGL khá lớn nhưng không đáng kể so với tổng tài sản gần 40.000 tỷ đồng, đặc biệt tài sản này chưa được định giá theo giá thị trường. Ví dụ: 100.000 hecta cao su, cọ dầu, bắp, mía trên báo cáo tài chính chỉ có giá trị khoảng 7.000 tỷ đồng nhưng giá thị trường tối thiểu là 20.000 tỷ đồng, gấp 3 lần giá trị sổ sách. Tương tự khu phức hợp Myanmar và nhiều dự án khác cũng đang bị định giá thấp hơn giá trị thật.
    ....
    Vũ Lê
    http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-...hoang-anh-gia-lai-vo-no-day-ac-y-3228355.html

    ====================================================

    - Giá trị chỉ riêng miếng đất ở Myanmar, chưa tính phần xây dựng trên đó :
    [​IMG]
    ================================================

    Mua vào đất giá 3 triệu/m2, bầu Đức có thể thu về 70 triệu/m2

      • Thứ Năm, 04/06/2015 | 11:16 GMT+7

        Sau khi bị trích dẫn sai và “biến hóa” câu chữ với ý đồ xuyên tạc, HVS Việt Nam đã có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, Tập đoàn HAGL để giải thích, phủ nhận những thông tin trong báo cáo của mình và cho rằng các trang mạng trên đã trích dẫn sai ý đồ của công ty này nhằm làm xấu hình ảnh của HAGL.
        ................
        Cụ thể, bầu Đức nêu ví dụ : “Như các khu đất ở Đà Nẵng lúc chúng tôi mua thì giá 3 triệu/m2 hơn 10 năm trước, giá trị thể hiện trên sổ sách bây giờ vẫn chỉ để 3 triệu. Trong khi giá trị thực của lô đất này xung quanh khu vực giờ đã dao động từ 50 – 70 triệu đồng/m2".

        Nên bầu Đức khẳng định, cho đến nay, họat động của HAGLvẫn diễn ra bình thường, các dự án đang triển khai vẫn tiếp tục được đẩy nhanh đúng tiến độ. Dự án nuôi bò triển khai nhanh hơn kế họach. Dự án tại Myanmar đang dần hoàn thiện giai đoạn một và đã có doanh thu. Dự án trồng mía đường, cao su, cọ dầu vẫn đang phát triển.

        Riêng cao su thì tỉ suất đầu tư của HAGL rất thấp khi giá hiện nay xuống thấp không tạo ra lợi nhuận nhiều thì chúng tôi tập trung chăm sóc, hạn chế khai thác để rừng cao su phát triển tốt, sau này sẽ cho mủ nhiều hơn. Riêng dự án tại Myanmar mới đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng, nhưng đã đựơc các nhà đầu tư nước ngoài định giá hơn chục ngàn tỷ và đang đàm phán để mua.

        Các cổ đông lớn của chúng tôi hiểu được những điều trên nên vẫn sát cánh cùng HAGL. Tất cả khỏan nợ ngắn hạn đều được thanh tóan đầy đủ, đúng thời điểm. Cho đến nay HAGL chưa hề bị đồng nợ xấu nào. Các khoản trái phiếu của một số nhà đầu tư đều đã được gia hạn đến năm 2017, không có “ông” nào đòi rút như một số thông tin các trang mạng đã đưa mấy ngày qua.

        “Tôi khẳng định HAGL vẫn phát triển bình thường và đang trên đà thu lợi nhuận sau chặng đường tái cơ cấu, chuyển hướng đầu tư” - bầu Đức khẳng định.
        http://vtc.vn/mua-vao-dat-gia-3-trieum2-bau-duc-co-the-thu-ve-70-trieum2.1.556550.htm
    Last edited: 21/06/2015
  10. cohoidautu

    cohoidautu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    1.086
    Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài :
    [​IMG]

Chia sẻ trang này