HAG - Hoàng Anh Gia Lai và thông tin liên quan : cơ sở cho niềm tin

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi cohoidautu, 06/06/2015.

3157 người đang online, trong đó có 322 thành viên. 17:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21283 lượt đọc và 177 bài trả lời
  1. cohoidautu

    cohoidautu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    1.086
    BIDV tiếp tục xin mở ngân hàng tại Myanmar
    Chủ nhật, ngày 05 tháng 7 năm 2015

    [​IMG]
    Ông Trần Bắc Hà phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2015 của BIDV tại TPHCM. (Ảnh: BIDV cung cấp)

    Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết họ tiếp tục theo đuổi kế hoạch mở ngân hàng tại Myanmar và hy vọng năm nay dự định này sẽ thành hiện thực.

    [​IMG]BIDV là ngân hàng Việt Nam đầu tiên có văn phòng đại diện và hoạt động tại thị trường Myanmar và cũng là ngân hàng Việt Nam đầu tiên theo đuổi kế hoạch thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại thị trường này, song năm ngoái khi Chính phủ Myanmar cấp phép đợt đầu cho một số ngân hàng nước ngoài thì BIDV không đạt một số tiêu chí, trong đó có tiêu chí về quy mô vốn.

    BIDV có còn theo đuổi kế hoạch này nữa hay không? Trả lời TBKTSG Online mới đây, Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà cho biết ông hy vọng BIDV sẽ sớm được Myanmar cấp phép.

    “Chúng tôi đã đệ trình đơn lên Tổng thống Myanmar về việc đăng ký xin thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài của BIDV tại Myanmar. Trong đợt đầu (năm 2014), chính phủ Myanmar đã cấp phép cho 8 đơn vị trong đó không có ngân hàng Vệt Nam vì có những lý do tế nhị. Tuy nhiên, trong các cuộc gặp cấp cao khi các nhà lãnh đạo Việt Nam thăm chính thức Myanmar, họ đều khẳng định rằng trong đợt hai sẽ cấp phép cho BIDV”.

    Ông Hà nói tiếp: “Trong bộ hồ sơ xin cấp phép cho ngân hàng tại Myanmar chúng tôi được Ủy ban Giám sát tài chính nhà nước của chính phủ bạn đánh giá là bộ hồ sơ nằm trong top chuẩn nhất. Chúng tôi hy vọng năm nay sẽ mở được ngân hàng tại Myanmar.”

    Trước đó, phát biểu trước đại hội đồng cổ đông năm 2015, ông Hà cho biết, sau khi ngân hàng MHB sáp nhập vào BIDV các kế hoạch và phương án kinh doanh sẽ phải điều chỉnh lại, chắc chắn các chỉ tiêu sẽ đều tăng lên. Ví dụ, đến hết quí 1-2015 tăng trưởng tín dụng của BIDV là hơn 4% và kế hoạch cả năm là tăng trưởng tín dụng 13% song có thể con số này sẽ được nâng lên 16%.

    Bài toán hậu sáp nhập của hai ngân hàng tới đây đầu tiên phải ổn định để phát triển, thứ hai phải xây dựng được kế hoạch kinh doanh trong 3 năm và thứ ba phải đảm bảo ngân hàng sau sáp nhập sẽ mạnh lên cả về quy mô, thị phần, năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh.

    MHB hoàn tất sáp nhập vào BIDV

    Thời báo kinh tế Sài Gòn
    http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/3438/BIDV-tiep-tuc-xin-mo-ngan-hang-tai-Myanmar
    Last edited: 05/07/2015
  2. cohoidautu

    cohoidautu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    1.086
    Sữa chua từ trang trại của bầu Đức chính thức ra thị trường
    Thứ Hai, 29/06/2015 16:41

    (NLĐO) - Nutifood đã giới thiệu sản phẩm mới là sữa chua Nuti có sử dụng nguyên liệu sữa bò tươi từ trang trại bò của Hoàng Anh Gia Lai
    Ngày 29-6 tại TP HCM, Công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood đã giới thiệu sản phẩm mới là sữa chua Nuti có sử dụng nguyên liệu sữa bò tươi từ trang trại bò của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Sản phẩm được bán ở một số cửa hàng tại các thành phố lớn và đang chuẩn bị có mặt tại các siêu thị trong thời gian tới.

    [​IMG]
    Sữa chua Nuti vừa được tung ra thị trường

    Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty NutiFood, cho biết hiện tại, mỗi ngày trang trại bò sữa của Hoàng Anh Gia Lai ở Gia Lai cung cấp cho nhà máy của NutiFood 10 tấn sữa tươi nguyên liệu, tăng gấp 2,5 lần so với một tháng trước và còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.

    Cũng theo ông Hải, trong khi năng suất sữa bò nuôi tại TP HCM, nơi có đàn bò sữa cao nhất cả nước mới đạt 15,4 kg/con/ngày thì bò sữa của bầu Đức (Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) chăn nuôi quy mô tập trung, áp dụng công nghệ cao đã đạt từ 20 – 25 kg/con/ngày, nhờ đó hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh với sữa nhập khẩu.

    NutiFood kỳ vọng sẽ chế biến nhiều sản phẩm từ nguyên liệu sữa tươi như sữa tươi tiệt trùng, sữa chua và các chế phẩm khác từ sữa trong thời gian tới.

    [​IMG]
    Công Phượng và đồng đội trở thành đại sứ thương hiệu sữa Grow Plus của NutiFood

    Cùng ngày, NutiFood cũng công bố chọn đội bóng Hoàng Anh Gia Lai làm đại sứ thương hiệu cho nhãn hàng Grow Plus, đồng thời công bố kết quả nghiên cứu thị trường của Tổ chức Nielsen về sản phẩm Grow Plus của Nutifood là sản phẩm bán chạy số 1 tại Việt Nam trong phân khúc sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.

    Đây là sản phẩm đầu tiên dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại Việt Nam đã được chứng minh hiệu quả thông qua kiểm nghiệm lâm sàng do Công ty NutiFood nghiên cứu trong gần hai năm và tung ra thị trường vào tháng 4-2012.

    Sữa bột pha sẵn Grow Plus đã được các cầu thủ nhí thuộc Học viện bóng đá HAGL-Arsenal-JMG sử dụng từ năm 2013 khi NutiFood trở thành nhà tài trợ dinh dưỡng cho học viện này.

    Tin-ảnh: Ng.Ánh
    http://vnmoney.nld.com.vn/cho-sieu-...hinh-thuc-ra-thi-truong-20150629163503692.htm
  3. cohoidautu

    cohoidautu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    1.086
    Đi "săn" bò Úc
    Cập nhật lúc 09:46, Thứ Ba, 17/02/2015 (GMT+7)

    Bò Úc rẻ, bò Úc an toàn vì chăn thả tự nhiên và chất lượng được giám sát kỹ theo đúng những tiêu chuẩn ngặt nghèo của Úc. Đó là lý do tỷ lệ bò Úc nhập khẩu vào Việt Nam mấy năm qua tăng theo cấp số nhân. Và không chỉ Việt Nam, các nước Trung Đông hay Trung Quốc cũng tranh thủ “hốt” bỏ Úc về bán kiếm lời. Bò mẹ, bò sữa, bò con, bò giống, bò đực…. đều đắt khách chẳng kém.

    [​IMG]
    Đàn bò Úc tại một nông trại ở TP. Koyuga, Úc.

    Hiển nhiên, không phải bò nào cũng ngon, có đủ loại từ thượng vàng đến hạ cám, dù bò nào cũng nuôi ở Úc. Theo chân một doanh nghiệp Việt Nam sang tận Úc “săn” bò, mới thấy để có con bò ngon rẻ, thật cũng lắm nhiêu khê.

    * Tiền nào của đó

    Một trong những bang có ngành nông nghiệp phát triển nhất ở Úc là Victoria - bang có thủ phủ là TP.Melbourne xinh đẹp. Tuy vậy, chúng tôi phải mất nhiều giờ di chuyển bằng xe hơi từ trung tâm TP.Melbourne đến các trang trại thuộc thành phố Koyuga, cách Melbourne khoảng 300-400km.

    [​IMG]
    Dây chuyền vắt sữa bò tại một trang trại.

    Làm nông ở Úc dĩ nhiên “sướng” hơn ở Việt Nam (và nhiều nước khác). Những trang trại trồng cỏ nuôi bò rộng có khi lên đến hàng trăm hécta, trải dài hàng chục km. Bò từng đàn từng đàn được thả tự nhiên trên đồng cỏ không cần người chăn, trên tai mỗi con đeo chip để chủ trại theo dõi nguồn gốc, quá trình sinh trưởng, số lần chích ngừa, bệnh tật… Những cánh đồng cỏ xanh hoa vàng rực rỡ trải dài mút tầm mắt, đến mùa đông, nông dân Úc lại cuộn cỏ thành những búi lớn trên đồng để bò ăn dần, xen kẽ với các thức ăn khác.

    Chủ một trang trại bò tại Koyuga mà chúng tôi ghé thăm là một nông dân trong gia đình đã có truyền thống nuôi bò đến đời thứ 3, tên là Harry. Harry cho biết, khi còn trẻ cũng lăn lộn nghề này nghề nọ, nhưng khi có tuổi, ông quay về trang trại gia đình, nối nghiệp nuôi bò của cha ông. Trang trại của Harry thuộc loại lớn, nhưng nhân sự rất ít do máy móc đảm đương phần lớn, từ khâu trộn thức ăn, chăm sóc bê đến vắt sữa và sơ chế sữa.

    [​IMG]
    Một dây chuyền giết mổ bò Úc tại một doanh nghiệp gần TP. Melbourne.

    Trại của Harry như nhiều trang trại nuôi bò Úc khác, làm “trọn gói” từ khâu nuôi bò giống, chăm sóc bê, nuôi bò thịt… Harry có một khu vực riêng để vắt và sơ chế sữa trước khi chuyển sữa đi bán chỗ khác. Một mình ông quản mọi thứ mà vẫn khỏe re vì máy móc hỗ trợ nhiều. Có máy cho bê uống sữa và theo dõi quá trình sinh trưởng, máy cho bò ăn, máy vắt sữa, máy sơ chế sữa, máy trộn thức ăn… Bò thịt nuôi lớn thì bán, rất đắt hàng vì ngoài tiêu thụ nội địa thì có đến hơn 100 nước đang nhập khẩu bò Úc. Sữa cũng làm đến đâu bán đến đấy vì hàm lượng dinh dưỡng trong sữa bò Úc cao, thị trường cũng ưa chuộng. Mỗi con bò sữa mỗi ngày cho 30-45 lít sữa. Bộ Nông nghiệp của Úc rất “khó chịu” nên chất lượng bò cao. Thêm nữa, do được chăn thả tự nhiên trên những cánh đồng cỏ bạt ngàn nên thịt bò Úc thơm ngon có tiếng.

    “Cháy” hàng bò Úc

    Nhu cầu mua bò thịt từ hơn 100 nước, như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Malaysia…, đặc biệt là những nước theo đạo Hồi, vốn không ăn thịt heo, đã khiến bò Úc sản xuất đến đâu bán đến đấy, nhưng không phải trại nào cũng có thể xuất khẩu bò trực tiếp. Thông thường, bò Úc đi các nước thông qua một số công ty trung gian, chuyên mua gom bò khắp vùng về rồi bán cho khách nước ngoài. Dĩ nhiên, để được Hải quan Úc cấp giấy phép xuất khẩu bò, các doanh nghiệp này cũng phải đáp ứng được những quy chuẩn ngặt nghèo và thường xuyên được giám sát chặt chẽ từ chất lượng đến dịch bệnh để đảm bảo bò Úc xuất ra khỏi biên giới không làm hổ danh nước Úc.

    [​IMG]
    Quy định về giết mổ bò ở Úc rất ngặt nghèo, toàn bộ được thực hiện trong môi trường lạnh. Sau khi pa lóc, thành phẩm được đóng gói và xuất lên container ngay.

    Cách trang trại của Harry hơn 100km là trang trại mua gom và trung chuyển, xuất khẩu bò cũng rộng lớn không kém. Chủ doanh nghiệp có lối làm ăn chuyên nghiệp, thường xuyên tiếp khách mua bò từ Trung Quốc, các quốc gia vùng Trung Đông và gần đây là Việt Nam nên nhanh chóng cung cấp đầy đủ những giấy tờ cần thiết và hướng dẫn thủ tục. Trang trại này chuyên cung cấp bò thịt nguyên con nên nếu nhập đủ số lượng, sẽ có chuyên gia từ Bộ Nông nghiệp của Úc theo sang để hướng dẫn kỹ thuật chi tiết. Richard, chủ doanh nghiệp nói, giá bò thịt trung bình khoảng 3USD/kg cho loại bò nặng 500kg. Bò Úc có nhiều giống, như: Brahman, Angus, Limousin, Charolais… Thông thường, các quốc gia như Việt Nam hay Trung Quốc chuộng giống bò Brahman vì giá rẻ, Trung Quốc có thể mua loại bò 200kg về vỗ béo lên 500kg và giết thịt. Vài năm gần đây, do nhu cầu sử dụng thịt bò Úc tăng quá cao nên không dễ gì mua được bò thịt giống Brahman do hàng có đến đâu, Trung Quốc “hốt” đến đấy. Úc còn có giống bò thịt Angus chất lượng thịt rất ngon, nhưng giá mắc nên mấy quốc gia giàu mới chuộng. Thêm vào đó, còn tùy độ tuổi của bò, thời điểm mua mà giá bò thịt dao động khác nhau, từ đó chất lượng thịt cũng khác nhau. Trong các chợ hay siêu thị ở Úc, thịt bò dao động từ 15-22 AUD/kg thịt phile, có loại lên đến 30-40 AUD/kg.

    [​IMG]
    Bò nuôi trên trang trại ở Úc đều gắn chíp vào tai để theo dõi quá trình sinh trưởng.

    Tại Việt Nam, giá bò Úc bán đại trà tại các siêu thị có thể chỉ trên dưới 300 ngàn đồng/kg, tuy nhiên, chất lượng không bằng các loại thịt nhập khẩu nguyên miếng giá 30-40 USD/kg trong một vài siêu thị bán hàng nhập khẩu. Những ngày ở Melbourne, chúng tôi còn đến thăm một nhà máy giết mổ, phân mảnh bò thịt, tham quan đầy đủ các công đoạn giết mổ bò, phân mảnh, ép chân không, đông lạnh… để cho lên container xuất đi. Một quy trình ngặt nghèo khép kín không khác gì quy trình nuôi, với thị trường ngày càng trải rộng khắp thế giới. Tùy theo vị trí miếng thịt, bò đã phân mảnh cũng có giá cao thấp tùy chất lượng con bò, thời gian nuôi, bò tơ hay bò già, bò đực hay bò cái. Không quan tâm bạn là ai, chỉ cần trả đủ tiền, có thể nhập bao nhiêu tùy thích trừ những lúc khan hàng.

    Nhập khẩu đại trà

    Trong vài năm gần đây, một số doanh nghiệp Việt Nam đã sang tận Úc mua bò về giết mổ rồi bán, do nguồn bò trong nước khan hiếm. Dù quy trình phức tạp và yêu cầu cao, song nhập bò Úc về mổ thịt rồi bán vẫn lãi hơn so với nhập bò từ Thái Lan hay Campuchia. Từ những công ty lớn như Vissan (TP.Hồ Chí Minh) hay Dofico (Đồng Nai), đến những doanh nghiệp tư nhân mới mở như Trung Đồng đã chi hàng chục triệu USD để nhập bò về. Có nơi nhập bò giống về nhân giống rồi thuê nông dân nuôi thả, có nơi chỉ nhập bò thịt về giết mổ, có nơi nhập bò sữa… Một con bò mẹ có giá trung bình từ 3 - 4 ngàn USD và mỗi lần mua phải mua số lượng nhiều, nên số tiền chi ra cho thịt bò Úc không hề nhỏ. Để được nhập khẩu, các nhà kinh doanh trong nước phải xây dựng khu nuôi nhốt bò, nhà máy giết mổ theo tiêu chuẩn Úc. Toàn bộ các khâu này đều có sự giám sát của chuyên gia Úc từ khi khởi động đến khi hoạt động. Úc yêu cầu các nhà giết mổ phải đảm bảo theo quy trình giết mổ nhân đạo, tức là không được làm cho con vật bị hoảng loạn, stress… quy trình phải hoàn thiện từ khi vận chuyển đến giết mổ.

    [​IMG]
    Đoàn DN Đồng Nai tham quan nhà máy giết mổ.

    Bộ Nông nghiệp Úc rất quan tâm, hỗ trợ và kiểm soát rất kỹ khâu nuôi bò, bán bò nhằm để giữ danh tiếng cho bò Úc trong bối cảnh phải cạnh tranh gay gắt với bò New Zealand, bò Mỹ, nên chỉ cần có chút băn khoăn nào về chất lượng, dù ở quốc gia nào, là quan chức Bộ Nông nghiệp Úc liền lên tiếng, chứng minh con bò Úc an toàn, đáng tin cậy. Một cách làm ăn chuyên nghiệp và đầy trách nhiệm, có lẽ vì thế nên nông dân Úc ai nấy trông đều hồng hào và hạnh phúc, vì bò nuôi đến đâu bán đến đấy, lại được Chính phủ khuyến khích hỗ trợ đủ đường.

    Vi Lâm
    http://baodongnai.com.vn/bao-xuan-2015/201502/di-san-bo-uc-2370793/
  4. cohoidautu

    cohoidautu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    1.086
    Có Bác cho rằng Myanmar có nhiều người vượt biên là do nghèo, làm gì có tiền mua nhà ?!
    =====================
    Myanmar gay gắt tại hội nghị di cư

    29/05/2015 15:21


    (NLĐO) – Các đại biểu từ 17 chính phủ cùng với các tổ chức quốc tế đã gặp nhau ở Thái Lan hôm 29-5 để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư ở Đông Nam Á.

    Tại cuộc họp liên chính phủ tổ chức hôm 29-5, Ngoại trưởng Thái Lan Thanasak Patimaprakorn kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á hợp tác giải quyết cuộc đàn áp người Rohingya Hồi giáo ở Myanmar, khiến hàng ngàn người Rohingya phải bỏ đi. Cuộc di cư này sau đó có thêm sự tham gia của người Bangladesh.

    Đoàn đại biểu từ 17 chính phủ cùng với quan sát viên của Mỹ, Thụy Sĩ, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR), Văn phòng Liên Hiệp Quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC), Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã tụ họp ở thủ đô Bangkok – Thái Lan để tìm biện pháp cứu những người di cư đang dạt vào bờ biển Malaysia, Indonesia và Thái Lan, cũng như mắc kẹt trên thuyền của bọn buôn người tại Vịnh Bengal.

    Theo các tổ chức cứu trợ quốc tế, vẫn còn khoảng 2.600 người di cư trôi dạt sau khi hơn 3.000 người đã lên được bờ ở Indonesia và Malaysia trong tháng này.



    [​IMG]
    Đại biểu từ 17 chính phủ cùng với các tổ chức quốc tế gặp nhau ở Thái Lan hôm 29-5. Ảnh: Reuters

    Ngoại trưởng Patimaprakorn nhấn mạnh đây là vấn đề chung của tất cả các quốc gia Đông Nam Á mà không có chính phủ nào có thể tự mình giải quyết. Ông cũng nhận xét “dòng người di cư bất thường ở Ấn Độ Dương đã lên tới mức báo động”, phải giải quyết từ gốc rễ, ám chỉ Myanmar và Bangladesh để dòng người di cư bùng phát.

    Myanmar, nơi người Rohingya Hồi giáo không được công nhân quyền công dân và phải đối mặt với làn sóng bài trừ của cộng đồng Phật tử chiếm số đông trong xã hội, đã rũ bỏ trách nhiệm của nước này trong cuộc khủng hoảng.

    Tại cuộc họp, một quan chức Bộ Ngoại giao Myanmar, ông Htin Lynn, phản ứng quyết liệt trước tuyên bố của UNHCR rằng Myanmar phải “hoàn toàn chịu trách nhiệm” cho cuộc khủng hoảng di dân này. Ông Lynn phát biểu: “Về vấn đề di cư bất hợp pháp của những thuyền nhân, không thể chỉ đổ lỗi cho đất nước chúng tôi. Cứ đứng chỉ tay năm ngón sẽ không có ích lợi gì và chẳng đi tới đâu cả”.



    [​IMG]
    Trưởng Bộ phận Ngoại giao Myanmar, ông Htin Lynn. Ảnh: AP

    Trước đó, trong cuộc họp, trợ lý ủy viên cấp cao của UNHCR Volker Turk yêu cầu Myanmar đối phó với dòng chảy người Rohingya xuống phía Nam bằng cách cấp quyền công dân cho họ. Tuy nhiên, đại diện của Myanmar gọi đề xuất kể trên là một sự “chính trị hóa”, đồng thời nói thêm rằng “một số vấn đề là công việc nội bộ” của nước này. Phần lớn trong số 1,3 triệu người Rohingya Hồi giáo bị chính phủ Myanmar từ chối công nhận là công dân.

    Riêng Thái Lan hôm 29-5 đồng ý cho máy bay do thám của Mỹ tìm kiếm người di cư mắc kẹt trong vùng lãnh hải của mình, một bước tiến không mấy rõ ràng nhưng cũng là điểm sáng của cuộc họp.

    Các nhà quan sát lo ngại cuộc thảo luận không có sự tham dự của tất cả các nước liên quan ở cấp Bộ trưởng sẽ khó tìm được giải pháp cho vấn đề nhức nhối trong nhiều năm qua, trong khi các chính phủ đều muốn làm ngơ.

    P.Nghĩa (Theo AP, Reuters, BBC)
    http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/myanmar-gay-gat-tai-hoi-nghi-di-cu-2015052914510372.htm
    Last edited: 05/07/2015
  5. hoanghon2000

    hoanghon2000 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    100
    Biển là tốt rồi, khổ lắm nói mãi
  6. cohoidautu

    cohoidautu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    1.086
    Gần 80 doanh nghiệp Việt tìm cách thâm nhập thị trường Myanmar
    18/05/2015 16:10

    (TNO) Từ ngày 20 đến 24.5, gần 80 doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ triển lãm Thương mại Dịch vụ Du lịch Việt Nam - Myanmar 2015 (Ho Chi Minh City Expo 2015) tại trung tâm Tatmadaw Hall, TP.Yangon (Myanmar).

    [​IMG]
    Myanmar là thị trường tiềm năng của doanh nghiệp Việt Nam - Ảnh: C.N

    Doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ với 125 gian hàng, gồm các nhóm hàng thực phẩm chế biến, nông sản chế biến, đồ gia dụng, đồ điện, hàng dệt may, hóa mỹ phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị công nghiệp… Tại đây, doanh nghiệp sẽ giới thiệu sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, đồng thời tìm kiếm đối tác kinh doanh, hình thành kênh phân phối hàng hóa Việt Nam tại Myanmar.

    Đây là lần thứ năm Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM tổ chức Ho Chi Minh City Expo tại Myanmar với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp hai nước.

    Đình Quân
    http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te...cach-tham-nhap-thi-truong-myanmar-563780.html
  7. cohoidautu

    cohoidautu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    1.086
    HAG: Nghị quyết HĐQT về việc thay đổi phương án mua cổ phiếu quỹ
    06/07/2015 | 17:36


    Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai thông báo Nghị quyết HĐQT về việc thay đổi phương án mua cổ phiếu quỹ như sau:

    Tài liệu đính kèm:
    20150706_20150706 - HAG - NQ HDQT vv THAY DOI PA MUA CP QUY.pdf
    HOSE
    http://viet stock.vn/2015/07/hag-nghi-quyet-hdqt-ve-viec-thay-doi-phuong-an-mua-co-phieu-quy-737-427646.htm
    [​IMG]
  8. hugiha

    hugiha Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/02/2015
    Đã được thích:
    374
    Chơi trò lừa mua cp quỹ giống GAS sẽ chuốt lấy hậu quả.
  9. cohoidautu

    cohoidautu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    1.086
    Mua cp quỹ khi giá cp HAG xuống thấp cần bình ổn , còn khi nó tăng lên rồi cộng với nhiều tin tốt tung ra thì mua cp quỹ ở giá cao không có lợi cho cổ đông.
    Số tiền mua cp quỹ đó để dành nuôi bò có lợi nhuận gộp trên 30%/ năm sẽ tốt hơn mua cp quỹ ở giá 19.0 (tăng 30 % có giá khoảng 25.0).
    Last edited: 07/07/2015
  10. caolapthien89

    caolapthien89 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    21/03/2014
    Đã được thích:
    118
    Niềm tin sẽ không mua được bằng tiền! Mình cũng 1 thời rất thích con này nhưng càng về sau càng nản.

Chia sẻ trang này