HAG khủng long trong tương lai-Tập 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tradingwin, 17/02/2014.

2416 người đang online, trong đó có 59 thành viên. 02:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 61669 lượt đọc và 1166 bài trả lời
  1. herovina

    herovina Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/10/2004
    Đã được thích:
    208
    Hôm nay mà về tham chiếu thì tuần sau lại chen nhau giành giật. Đóng cửa tuần trước 24.9, giá hiện nay 24.8. Thói quen vô ích nhất trong năm 2014 là ngó bảng điện tử :D
    monomini thích bài này.
  2. monomini

    monomini Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    620
    Năm 2014 ngó bảng giống như vào rạp xem phim vậy

    Thưởng thức là chính :))
    herovina thích bài này.
  3. Daigia2011

    Daigia2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2011
    Đã được thích:
    1.153
    Chứng khoán: Hạn chế đừng bao giờ Yêu -OR - Ghét 1 cổ phiếu nào đó. Hãy suy nghĩ bình tĩnh, phán đoán cho riêng mình dựa trên những sự tham khảo với người khác.

    HÃY YÊU CHÍNH MÌNH VÀ YÊU CHÍNH TIỀN CỦA MÌNH (Tiền mồ hôi mà mình kiếm được)

    http://cafebiz.vn/thi-truong/bau-duc-trong-bap-2014022113571803311ca101.chn

    Bầu Đức trồng bắp



    [​IMG]

    Sau thành công từ việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp như cao su, mía đường, cọ dầu, mới đây Bầu Đức đã bổ sung thêm cây bắp vào danh sách này khi cho trồng thí điểm thành công gần 5000 ha tại Campuchia.
    [​IMG]
    Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Sự - Tổng Giám đốc Tập đoàn HAGL, cho biết ngoài cây cao su và cây cọ dầu, tập đoàn cũng đang tính toán sẽ tổ chức đầu tư thêm một số cây ngắn ngày khác như cây bắp, trong thực tế cây bắp đã qua giai đoạn thí điểm rất thành công, năng suất dự kiến có khả năng gấp đôi ở địa phương và kể cả ở Việt Nam. Trong 2013 và đầu 2014, diện tích gieo trồng vào khoảng 5.000 ha. Riêng trong niên vụ 2014, tập đoàn có thể sẽ nâng diện tích lên từ 8.000 – 10.000 ha.
    Hiện cây bắp đang trồng rất thành công với năng suất gấp đôi, đồng nghĩa với hiệu quả tăng lên gấp đôi. Cùng với đó là vòng quay vốn của cây ngắn ngày này là 4 tháng, do vậy theo tính toán, nếu làm tốt một năm tập đoàn có thể làm từ 2 - 3 vụ. Năng suất vào khoảng 14 tấn/ha, mỗi năm làm 2 vụ nên năng suất có thể lên 28 tấn/ha/năm, giá bán ra thị trường vào khoảng 6.000/kg, từ đó có thể tính ra doanh thu vào khoảng 168 triệu/ha. Và nếu năm 2014, Tập đoàn HAGL nâng diện tích trồng cây bắp lên 8.000 ha mỗi năm thì doanh thu có thể lên đến 1344 tỷ đồng.
    Đây được xem là một chiến lược thông minh của HAGL và nếu dự án trồng bắp được thực hiện và thành công thì năm 2014 này, bên cạnh mía và cao su, bắp cũng sẽ là một trong những nguồn thu chính của tập đoàn này. Bên cạnh đó, hiện nay mỗi năm Việt Nam nhập khẩu tới 2 triệu tấn bắp nên trong tương lai Việt Nam có thể là thị trường tiềm năng cho sản phẩm bắp của Bầu Đức.
    Theo số liệu thông kê do Tổng cục hải quan công bố, trong năm 2013 kim ngạch nhập khẩu bắp về Việt Nam từ các thị trường đạt 2.188.979 tấn, trị giá 674.843.566, tăng 35,6% về lượng và tăng 34,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, Ấn Độ vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp bắp cho Việt Nam với khoảng 1 triệu tấn. Thị trường lớn thứ hai là Braxin, Thái Lan đã vượt qua thị trường Achentina đứng ở vị trí lớn thứ ba cung cấp bắp cho Việt Nam. Ba thị trường trên chiếm 86,3% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng bắp về Việt Nam trong năm 2013.
    Cũng theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV năm 2013 của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa công bố, việc đầu tư vào mía đường trong năm đầu tiên đi vào hoạt động đã mang về cho HAGL xấp xỉ 840 tỷ đồng doanh thu chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 30%. HAGL đang có vùng trồng mía nguyên liệu lên đến 10.000 ha và nhà máy ép có công suất 7.000 tấn mía/ngày.
    Trong khi mía đường thu được thành công ngoài mong đợi thì doanh thu từ cao su vẫn còn khá khiêm tốn. Theo dự kiến ban đầu, HAGL sẽ thu về 512 tỷ đồng từ cao su nhưng kết quả chỉ đạt 239 tỷ đồng – chiếm 9% tổng đoanh thu. Như vậy, mảng nông nghiệp gồm mía đường đã đóng góp 39% tổng doanh thu năm 2013. Dự kiến, nguồn thu từ 2 sản phẩm này sẽ tăng đáng kể trong năm 2014 và có thể các nhà đầu tư sẽ không bất ngờ nếu HAGL công bố thêm nguồn thu từ việc trồng bắp trong thời gian tới.
    >>Năm 2013: Hoàng Anh Gia Lai kiếm tiền nhiều nhất từ đâu?
    Theo Nguyễn Phú
    Đất Việt
    Goodstocksmonomini thích bài này.
  4. monomini

    monomini Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    620
    HAG bg là tập đoàn nông nghiệp lớn

    Phủ xanh đất trống, đồi trọc, mang lại việc làm cho người lao động và lợi nhuận cho cổ đông

    Keep faith! Keep moving foward!
    herovinaDaigia2011 thích bài này.
  5. toc0bay

    toc0bay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2009
    Đã được thích:
    3.834
    DN sản xuất cao su ngon rùi các cụ

    http://cafef.vn/nong-thuy-san/cac-c...truong-cao-su-2014-201402211348527472ca52.chn


    Các chuyên gia lạc quan về thị trường cao su 2014


    Giá cao su sẽ chạm đáy trong thời gian tới và sau đó sẽ tăng dần lên, nhờ nhu cầu từ nước tiêu thụ hàng đầu là Trung Quốc sau khi lượng tồn kho giảm dần.

    Tại hội thảo về ngành cao su thế giới đang diễn ra ở bang Kerala (miền Nam Ấn Độ), các chuyên gia dự báo tiêu thụ cao su toàn cầu năm 2014 sẽ tăng nhanh hơn năm trước nhờ nhu cầu gia tăng ở châu Á, nơi mà nước tiêu thụ hàng đầu là Trung Quốc gần đây chủ yếu sử dụng cao su dự trữ thay vì nhập khẩu nên sẽ đến lúc phải khôi phục lượng dự trữ.

    Các chuyên gia lạc quan về triển vọng thị trường cao su bất chấp hiện giá đang ở mức thấp nhất nhiều năm do lo ngại kinh tế Trung Quốc tăng chậm lại khiến lượng tồn trữ ở nước này tăng cao, và giá cao su kỳ hạn tại Sở giao dịch Hàng hóa Tokyo (TOCOM) – được dùng tham chiếu cho thị trường cao su toàn cầu – sụt giảm.

    Chủ tịch tập đoàn kinh doanh hàng hóa Olam International, Sunny Verghese, nhận định giá cao su sẽ chạm đáy trong vòng 6-12 tháng tới và sau đó sẽ tăng dần lên, nhờ nhu cầu từ nước tiêu thụ hàng đầu là Trung Quốc sau khi lượng tồn kho giảm dần.

    Ông Verghese tính toán rằng: “Nếu Trung Quốc tăng trưởng 7-7,5% thì nhu cầu cao su sẽ hồi phục trở lại” trong vòng khoảng 6-12 tháng tới, bởi “Lượng tồn trữ dư thừa hiện cần khoảng 6-12 tháng để tiêu thụ hết, sau đó các điều kiện cung – cầu sẽ cân đối trở lại”.

    Tồn trữ cao su tại kho dự trữ của Sở giao dịch Kỳ hạn Thượng Hải hiện đang cao nhất kể từ 2004, trong khi tồn trữ ở các kho ngoại quan của cảng Thanh Đảo ước khoảng 304.000 tấn, so với mức 250.000 tấn hồi tháng 10 năm ngoái. Chỉ trong vòng một tháng qua, tồn trữ ở các kho của Thanh Đảo tăng tới 11%.

    Tuy nhiên, nhập khẩu cao su vào Trung Quốc gia tăng trở lại từ quý IV/2013 và vẫn đang tiếp diễn. Số liệu mới nhất của Hải quan Trung Quốc cho thấy nhập khẩu cao su Trung Quốc trong tháng 1/2014 tăng tới 23% so với cùng tháng năm trước, ngay cả khi hàng tồn kho của nước mua cao su lớn nhất thế giới tiếp tục tăng, chứng tỏ thị trường cao su Trung Quốc đang có dấu hiệu ấm lên.

    Thị trường ô tô Trung Quốc – lớn nhất thế giới – có thể tăng trưởng hai con số năm thứ hai liên tiếp. Hiệp hội Sản xuất Ô tô Trung Quốc dự báo thị trường sẽ tăng trưởng 8-10% trong năm 2014.

    Tập đoàn Nghiên cứu cao su Quốc tế (IRSG) dự báo tiêu thụ cao su toàn cầu sẽ tăng 4,4% lên 11,9 triệu tấn trong năm 2014 sau khi tăng 2,5% trong năm ngoái, nhờ nhu cầu mạnh ở châu Á.

    Nhu cầu cao su thiên nhiên và tổng hợp dự báo sẽ đạt 27,7 triệu tấn năm nay, trong đó tiêu thụ ở Ấn Độ chắc chắn sẽ tăng 8,5% lên 1,56 triệu tấn bởi nhu cầu ô tô dự kiến tăng.

    Với thị trường Trung Quốc, “Dựa theo số liệu của IMF chúng tôi dự báo tiêu thụ của Trung Quốc sẽ tăng trong năm 2014. Cho đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy nhu cầu ở Trung Quốc sẽ chậm lại”, Stephen Evans, tổng thư ký của tập đoàn cho biết.

    Dự báo của IRSG dựa trên một số kịch bản kinh tế và nhận định về năm nay trên cơ sở báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về triển vọng tăng trưởng kinh tế.

    IMF dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng 7,5% trong năm nay và 7,3% trong năm 2015, nhưng số liệu mới nhất đã được điều chỉnh chút ít do lo ngại về kinh tế nước này.

    Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Thiên nhiên (ANRPC) dự báo nhập khẩu cao su vào Trung Quốc năm nay có thể tăng 11% lên 4,26 triệu tấn, thấp hơn mức tăng 14% của năm ngoái song vẫn đạt hai con số.

    Nhập khẩu cao su vào Ấn Độ, nước tiêu thụ cao su lớn thứ 3 thế giới, có thể tăng lên mức cao kỷ lục 300.000 tấn trong năm kết thúc vào 31/3, theo dự báo của chủ tịch Ủy ban Cao su Quốc gia Ấn Độ, Sheela Thomas.

    Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo đã giảm hơn 4% trong phiên 19/2 sau khi Trung Quốc công bố số liệu về sản xuất gây lo ngại nhu cầu giảm sút.

    Giá cao su giảm đã buộc tổ chức International Rubber Consortium (IRCo) – với các thành viên là Thái Lan, Indonesia và Malaysia – phải giữ hàng lại không bán ra ở mức giá thấp hiện tại để ngăn giá giảm nữa.

    IRSG dự báo sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2014 sẽ tăng 3,4% đạt 12,1 triệu tấn. Sản lượng được dự báo sẽ tăng ở Ấn Độ và Việt Nam nhưng sẽ giảm ở Thái Lan.

    Sản lượng cao su Thái Lan năm 2013 ước đạt 4 triệu tấn. Hiệp hội các nước Sản xuất Cao su (ANRPC) nhận định sản lượng cao su Thái Lan chắc chắn sẽ giảm trong năm 2014 do bất ổn chính trị và giá giảm thấp khiến nông dân không mặn mà với việc thu hoạch mủ.

    Theo ông Kamarul Baharain bin Basir, tổng thư ký ANRPC, việc sản lượng giảm ở nước sản xuất lớn nhất thế giới sẽ góp phần kéo giá hồi phục từ mức thấp nhất trong vòng nhiều năm.

    ANRPC bao gồm các nước thành viên chiếm khoảng 92% tổng sản lượng cao su toàn cầu. Sản lượng của Hiệp hội năm 2013 đạt 11 triệu tấn.

    Vân Chi

    Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg
    Daigia2011 thích bài này.
  6. toc0bay

    toc0bay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2009
    Đã được thích:
    3.834
    http://sbv.gov.vn/portal/faces/vi/v..._afrWindowMode=0&_adf.ctrl-state=185crodwmu_4

    Xử lý nợ xấu: Cần giải pháp đồng bộ (21/02/2014)






    [​IMG]








    Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để triển khai có hiệu quả và đồng bộ các giải pháp của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo hệ thống các TCTD đẩy mạnh các giải pháp xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm dẫn đến nợ xấu gia tăng.




    Qua Ban Dân nguyện của Quốc hội, NHNN nhận được kiến nghị của một số cử tri TP. Đà Nẵng và tỉnh Long An bày tỏ lo ngại về tình hình nợ xấu hiện nay tại các ngân hàng và nêu câu hỏi: “Với tình hình nền kinh tế hiện nay, liệu Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, có đạt được những mục tiêu đề ra hay không?”. Thống đốc NHNN đã có ý kiến trả lời cử tri bằng văn bản.

    TBNH trân trọng tóm lược những nội dung chủ yếu ý kiến trả lời của Thống đốc Nguyễn Văn Bình về vấn đề mà cử tri quan tâm trên.


    Nợ xấu phát sinh từ chủ quan và hoàn cảnh nền kinh tế

    Nợ xấu của TCTD phát sinh do các nguyên nhân khách quan và chủ quan của TCTD. Nếu TCTD vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu, thất thoát vốn thì phải xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu nợ xấu phát sinh từ nguyên nhân khách quan ngoài tầm kiểm soát của TCTD thì pháp luật đã quy định xử lý bằng các biện pháp khác nhau, như: dự phòng rủi ro, cơ cấu lại nợ, xử lý tài sản đảm bảo...

    Trong hoạt động cấp tín dụng, các TCTD có trách nhiệm xây dựng, ban hành các quy định nội bộ để hướng dẫn, kiểm tra và giám sát đối với việc định giá tài sản bảo đảm trong quá trình cho vay. Tuy nhiên, việc xem xét giá trị tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định để cấp tín dụng. Trong điều kiện thị trường hiện nay, việc định giá, đánh giá giá trị thị trường của tài sản bảo đảm là rất khó khăn do có các yếu tố định tính, vì vậy phát sinh trường hợp có sự thông đồng trong việc nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi làm hồ sơ vay để trục lợi và gây tổn thất cho ngân hàng. Đây là hành vi vi phạm các quy định của NHNN về cấp tín dụng.

    Trong thời gian qua, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, NHNN đã yêu cầu các TCTD rà soát và tăng cường quản trị rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng và quy định về xác định giá trị tài sản bảo đảm; Tích cực hoàn thiện quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD thể hiện qua việc ban hành Thông tư số 02/2013/TT-NHNN.

    Trong đó, NHNN yêu cầu các TCTD phải: Có quy định về việc tự định giá tài sản bảo đảm bao gồm nguyên tắc, phương pháp, quy trình và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc định giá tài sản bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm; Tài sản bảo đảm có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên đối với khoản nợ của khách hàng là người có liên quan của TCTD và các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng hoặc có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên phải được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

    Đồng thời, NHNN cũng thường xuyên chỉ đạo các TCTD thực hiện đúng quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng và giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD phù hợp với năng lực hoạt động, quản trị, điều hành của TCTD; Tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

    Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để triển khai có hiệu quả và đồng bộ các giải pháp nêu tại các Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo hệ thống các TCTD đẩy mạnh các giải pháp xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm dẫn đến nợ xấu gia tăng.

    5 nhóm giải pháp xử lý nợ xấu

    Được sự chấp thuận của Bộ Chính trị và Chính phủ, ngày 31/5/2013 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 843/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu và Đề án thành lập Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). Trên cơ sở đánh giá thực trạng nợ xấu và nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, Đề án xử lý nợ xấu đưa ra 5 nhóm giải pháp tổng thể xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai cần triển khai từ nay đến năm 2015, gồm: nhóm giải pháp đối với TCTD, nhóm giải pháp đối với khách hàng của TCTD, nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nhóm giải pháp về thanh tra, giám sát và giải pháp thành lập VAMC; với sự tham gia rộng rãi của hệ thống các TCTD, khách hàng vay vốn và các cấp, các ngành, chính quyền các địa phương.

    Về phía ngành Ngân hàng, NHNN và các TCTD đã, đang cơ cấu lại nợ, tiếp tục hỗ trợ vốn tín dụng cho khách hàng vay phục hồi sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro, thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu qua VAMC, tăng cường chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu gia tăng, hoàn thiện cơ chế, chính sách… Tuy mới đi vào hoạt động từ tháng 7/2013 nhưng đến ngày 31/12/2013, VAMC đã mua được tổng số nợ xấu của các ngân hàng với số dư nợ gốc 39.307 tỷ đồng và giá mua là 32.739 tỷ đồng, chiếm khoảng 40-50% nợ xấu của các TCTD.

    Với trách nhiệm là cơ quan quản lý trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, thời gian qua, NHNN đã chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí, hạn chế chi trả cổ tức... để tăng trích lập dự phòng và tích cực sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, áp dụng các biện pháp xử lý đối với các khoản nợ xấu đã mất khả năng thanh toán; củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra ngân hàng; tích cực thanh tra, giám sát đối với các TCTD thông qua các cuộc thanh tra tại chỗ, giám sát từ xa, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm túc các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm.

    Trong đó, qua công tác thanh tra, NHNN đã phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nhiều trường hợp vi phạm pháp luật dẫn đến nợ xấu.

    Những giải pháp xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng trong thời gian vừa qua đã đem lại kết quả quan trọng bước đầu là nợ xấu đã được xử lý một bước, tốc độ tăng nợ xấu chậm lại, doanh nghiệp tiếp tục được vay vốn ngân hàng với lãi suất hợp lý góp phần giảm bớt chi phí hoạt động cho khách hàng vay do không phải chịu lãi suất phạt quá hạn và được vay với lãi suất thấp hơn. Đây là các giải pháp thực sự có ý nghĩa đối với cả doanh nghiệp và ngân hàng.

    Tuy nhiên, để việc tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì các bộ, ngành cũng cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp về hỗ trợ đầu tư, tăng tổng cầu và hỗ trợ các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện vay vốn ngân hàng, như: rà soát các công trình để tiếp tục ưu tiên bố trí vốn cho các công trình trọng điểm, cấp bách, hiệu quả; giải quyết tình trạng nợ đọng của ngân sách đối với doanh nghiệp nhằm khơi thông nguồn vốn đầu tư; hoàn thiện thủ tục pháp lý về đầu tư và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...

    Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh chậm phục hồi, chỉ bằng các giải pháp xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng nói trên chưa bảo đảm nợ xấu của các TCTD được xử lý một cách vững chắc, triệt để, đồng thời ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ nợ xấu gia tăng trở lại. Nhưng nếu 5 nhóm giải pháp tổng thể xử lý nợ xấu nêu tại Đề án xử lý nợ xấu và Đề án thành lập VAMC được triển khai đồng bộ, quyết liệt và với sự tham gia tích cực của tất cả các bộ, ngành, địa phương, TCTD, khách hàng vay thì Việt Nam có thể xử lý thành công được nợ xấu theo mục tiêu đã đề ra trong Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    (Theo Thoibaonganhang.vn)
  7. VinaG

    VinaG Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2014
    Đã được thích:
    1.440
    Kiểu này đội lái không cho em nó ngóc đầu lên rồi, vì khó lắm nó mới có cơ hội đè HAG để múc , nên khả năng em này đang bị đè,
  8. Daigia2011

    Daigia2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2011
    Đã được thích:
    1.153
    Tôi lập lại:

    Sự sợ hãi là tâm lý và suy nghĩ của bày cừu!
    VinaG thích bài này.
  9. VinaG

    VinaG Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2014
    Đã được thích:
    1.440
    Sự hoảng sợ lúc có cáo rình rập cũng là giải pháp an toàn
  10. toc0bay

    toc0bay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2009
    Đã được thích:
    3.834
    đúng tầm 51.000 ha cao su của HAG vào kì thu hoạch tăng mạnh sản lượng nhỉ các cụ

Chia sẻ trang này