HAH - chuỗi logistic hoàn thiện cảng -> vận tải biển > kho bãi - hưởng lợi từ dịch chuyển từ TQ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Ben1803, 05/05/2021.

7901 người đang online, trong đó có 983 thành viên. 15:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 20950 lượt đọc và 107 bài trả lời
  1. Ben1803

    Ben1803 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/06/2019
    Đã được thích:
    572
    Trên 1000 tỷ là ko liệt vào SME rồ seabell, hihi, tàm này tự bơi ko có nhà nc nào hỗ trợ hết. anyway thì mình cũng là làm tốt hơn các bên khác trong sử dụng vốn hiệu quả. GMD bị vướng cao su chưa thanh lý dc, vsc thì vướng cảng cạnh tranh quá mà ko có business khác bù vào
    TrongVQBinh Yen thích bài này.
    Ben1803 đã loan bài này
  2. Ben1803

    Ben1803 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/06/2019
    Đã được thích:
    572
    https://cafef.vn/doanh-nghiep-logis...g-hop-tang-hon-chuc-lan-20210511172201925.chn
    Doanh nghiệp logistics thể hiện sức mạnh trong quý 1, lợi nhuận tăng hàng chục phần trăm, thậm chí có trường hợp tăng hơn chục lần
    12-05-2021 - 08:07 AM | Doanh nghiệp





    [​IMG]
    Sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất, nhập khẩu thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics tăng mạnh trong quý đầu năm.


    Ngành logistics chứng kiến kết quả kinh doanh khởi sắc trong quý 1/2021, thống kê của người viết cho thấy hầu hết các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán đều cải thiện mạnh mẽ so với cùng kỳ.

    Các doanh nghiệp vận hành cảng biển báo cáo sản lượng hàng hoá qua cảng tăng mạnh, điều này kéo theo doanh thu khai thác cảng tăng.

    CTCP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (DVP) cho biết sản lượng qua cảng tăng 24%, doanh thu quý 1 đạt 132 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đem về 65 tỷ đồng, tăng 17%.

    Kịch bản tương tự diễn ra tại CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH), doanh thu 359 tỷ đồng, tăng 28%; lợi nhuận trước thuế 102 tỷ đồng, tăng mạnh 183%. Hải An cung cấp dịch vụ cảng biển, kho bãi, và vận tải đường biển nội địa – quốc tế (chủ yếu đi Trung Quốc). Công ty này vừa mới đầu tư tăng công suất đội tàu.

    CTCP Container Việt Nam (Viconship – VSC) khai thác các cảng GreenPort, bãi container và vận tải container đường bộ. Doanh thu quý 1 đạt 435 tỷ đồng, tăng 6%; lợi nhuận trước thuế 89 tỷ đồng, tăng 9%.


    [​IMG]

    Đáng chú ý là trường hợp của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines – MVN) tên tuổi lớn trong ngành. Cơ sở hạ tầng của công ty này rất lớn với nhiều cảng biển phân bổ khắp cả nước. Doanh thu quý 1 của Vinalines đạt 2.630 tỷ đồng, tăng 11%; lợi nhuận trước thuế tăng mạnh đạt 431 tỷ đồng, gấp 12 lần cùng kỳ.

    CTCP Cảng Hải Phòng (PHP), hoạt động kinh doanh cảng tăng 72 tỷ đồng doanh thu, tương ứng tăng 16%. Lợi nhuận gộp cải thiện và tăng doanh thu tài chính giúp lợi nhuận trước thuế tăng mạnh 40%, đạt 215 tỷ đồng.








    CTCP Cảng Sài Gòn (SGP) báo doanh thu dịch vụ khai thác cảng tăng hơn 73 tỷ đồng, tổng doanh thu quý 1 ghi nhận 317 tỷ đồng, tăng 30%. Lợi nhuận gộp tăng tới 40%, cùng với lợi nhuận trong liên doanh liên kết cải thiện mạnh mẽ (từ lỗ 19 tỷ đồng thành lãi 26 tỷ đồng) giúp cho lợi nhuận trước thuế thu về 115 tỷ đồng, tăng 153%.

    Đối với những công ty chuyên về vận tải đường biển, như trường hợp của CTCP Vận tải biển Việt Nam (Vosco – VOS), doanh thu dù giảm 26% đạt 255 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận gộp báo dương 4 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 24 tỷ đồng. Hệ quả là mức thua lỗ giảm từ 86 tỷ đồng xuống chỉ còn lỗ hơn 19 tỷ đồng.

    Hay như tại Tổng công ty Vận tải Dầu khí (PV Trans – PVT) sở hữu đội tàu vận tải hàng lỏng lớn nhất Việt Nam, doanh thu quý 1 đạt 1.717 tỷ đồng, tăng 9%. Lợi nhuận gộp tăng 16%, tiết giảm chi phí và giảm lỗ tỷ giá, lãi thanh lý tài sản 39 tỷ đồng giúp cho lợi nhuận trước thuế công ty này tăng mạnh 95%, đạt 234 tỷ đồng.

    Chuyên cung cấp dịch vụ vận tải, logistics đường bộ, doanh thu mảng dịch vụ của Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post – VTP) tăng 16% đạt 1.608 tỷ đồng. Nhưng công ty cho biết lợi nhuận quý 1 tăng đến từ việc tối ưu và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận trước thuế quý 1 ghi nhận 136 tỷ đồng, tăng 12%.

    Nhóm các công ty cung cấp dịch vụ logistics đa dạng (từ khai thác cảng, kho bãi, vận tải..) quy mô tương đối lớn tại Việt Nam như Tổng công ty Kho vận Miền Nam (Sotrans – STG), CTCP Gemadept (GMD), hay CTCP Transimex (TMS) cũng thể hiện được sức tăng trưởng ấn tượng.

    Doanh thu của Sotrans đạt 588 tỷ đồng, tăng 42%; lợi nhuận trước thuế 75 tỷ đồng, gấp 8 lần cùng kỳ. Bên cạnh hoạt động kinh doanh chính khởi sắc, một phần công lớn cũng đến từ nhóm liên doanh liên kết đang lỗ 27 tỷ đồng thành lãi 7 tỷ đồng.

    Doanh thu của Gemadept đạt 687 tỷ đồng, tăng 14%. Việc giảm chi phí tài chính, tiết giảm chi phí hoạt động và lợi nhuận khác giúp cho công ty báo lãi trước thuế 192 tỷ đồng, tăng mạnh 36%.

    Hay như Transimex doanh thu quý 1 ghi nhận 1.085 tỷ đồng, tăng 106% so với cùng kỳ. Lãi trong công ty liên kết đạt 44 tỷ đồng, tăng 51%, giúp cho lợi nhuận trước thuế đạt 116 tỷ đồng, tăng 78%.


    Quý 1/2021 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất, nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 152,65 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ. Trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22%; nhập khẩu hàng hóa đạt 75,31 tỷ USD, tăng 26,3%
    Ben1803 đã loan bài này
  3. MVC8990

    MVC8990 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/09/2020
    Đã được thích:
    127
  4. Ben1803

    Ben1803 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/06/2019
    Đã được thích:
    572
    https://phaata.com/thi-truong-logis...t6iMfxfwMcWt3GOwZ1esVsIJ9C6YFWoq3MMx4TMiqD9vY

    Cước vận chuyển container quốc tế tiếp tục tăng cao kỷ lục mới

    Giá cước vận chuyển container theo hợp đồng được công bố trên Chỉ số CCFI ở Trung Quốc vào thứ Sáu tuần trước đã đạt mức 2.074 điểm và xác lập một kỷ lục mới.


    [​IMG]



    Giá cước vận chuyển container theo hợp đồng được công bố trên Chỉ số Vận tải Hàng hóa Container ở Trung Quốc (CCFI) vào thứ Sáu tuần trước đã ở mức kỷ lục mới với 2.074 điểm. Chỉ số này đã từng đạt đỉnh 2.072 điểm vào ngày 19 tháng 2 sau Tết Nguyên đán.

    Kể từ khi kỷ lục mới là 2.072 được thiết lập vào tháng 2, CCFI từ từ giảm xuống 1.853 vào ngày 16 tháng 4, sau đó hiện tượng ảnh tưởng gợn sóng từ sự tắc nghẽn của Kênh đào Suez bắt đầu có tác động.

    Lars Jensen, người sáng lập công ty tư vấn Vespucci Maritime, đã lưu ý trong một bài đăng trên LinkedIn rằng giá hợp đồng thường thấp hơn giá giao ngay. Giá giao ngay đã ở mức kỷ lục mới trong phần lớn thời gian tháng trước.

    Với độ tin cậy trong vận tải container giảm mạnh và các lô hàng giao ngay ngày càng khó đặt chỗ; vì vậy khả năng đặt được booking đã trở thành một sự quan tâm lớn khi ký kết hợp đồng trong năm nay.

    Dữ liệu từ New York Shipping Exchange (NYSHEX) cho thấy khái niệm hợp đồng có hiệu lực thi hành đã được quan tâm lớn trên tuyến vận chuyển xuyên Thái Bình Dương trong năm 2021.



    Nhận định và Dự báo thị trường


    “Nhìn trong bối cảnh thị trường rộng lớn hơn, điều này phản ánh một thị trường với dự báo cho năm 2021 nhìn từ góc độ chủ hàng thì rõ ràng thị trường đã chuyển sang trạng thái phục hồi của chuỗi cung ứng, và có mối lo ngại thực sự rằng có thể có những giai đoạn mà không phải ai cũng có thể đảm bảo việc đặt chỗ vận chuyển”, Jensen của Vespucci Maritime lưu ý hôm thứ Sáu.

    Các kỷ lục trong ngành vận tải container liên tục bị phá vỡ. Ví dụ, giá thuê tàu container tiếp tục tăng - các tàu loại 4.400 teu hiện có thể đạt mức 48.000 USD một ngày.

    “Không chỉ chủ tàu luôn đạt được giá cao hơn lần cho thuê trước mà họ còn đạt được trong thời gian dài hơn,” những người tạo ra chỉ số ConTex của Hamburg cho biết vào thứ Sáu tuần rồi.

    Mặc dù đã có số lượng rất lớn các đơn đặt hàng đóng tàu đã được đặt trong 8 tháng qua, nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng tình hình cung / cầu trong lĩnh vực này vẫn thuận lợi.

    Theo Braemar ACM - nhà môi giới của Anh - ước tính khả năng mở rộng của đội tàu thế giới là 4,4% cho cả năm 2021, tăng từ 2,8% trong năm 2020. Trong 5 năm tới với sổ đặt hàng hiện tại, Braemar ACM dự đoán tăng trưởng đội tàu trung bình hàng năm ở mức 3%. Trong giai đoạn 5 năm trước, tốc độ tăng trưởng đội tàu trung bình hàng năm là 3,5%.

    “Với giả định tăng trưởng thương mại trung bình hàng năm là 3,5% trong 5 năm 2021-2025 và tăng trưởng đội tàu trung bình hàng năm ước tính là 3% (với sổ đặt hàng hiện tại), chúng ta có thể thấy rằng ngay cả khi có thêm 1,5 triệu TEU được bàn giao trong năm 2024 và năm 2025, đường cung sẽ mở rộng đến cuối năm 2025. Có vẻ khá hợp lý khi đầu tư đóng tàu mới đi trước khi bong bóng nguồn cung xuất hiện,” Braemar ACM đề xuất trong một báo cáo mới về container.

    Trong khi đó, Công ty Tài chính Tàu biển Đan Mạch dự báo nhu cầu container có thể tăng 5-6% trong năm 2021; và sản lượng container cuối năm 2021 sẽ tăng 4% nếu so với năm 2019.

    Cuối cùng, VesselsValue nhận thấy tăng trưởng nhu cầu trong năm 2021 tăng 5,3% so với mức trước Covid năm 2019, so với năm 2020 giảm 0,7%.

    “Sự gia tăng nhu cầu được hỗ trợ bởi việc tiếp tục mua hàng trực tuyến, nhưng dự kiến sẽ giảm bớt khi các chương trình tiêm chủng được giữ vững và trạng thái di chuyển trở lại bình thường. Khả năng sản xuất được phục hồi ở các nền kinh tế phương Tây có thể hỗ trợ nhu cầu trong nửa cuối năm và đến năm 2022 ”, VesselsValue dự đoán trong một báo cáo mới, cho thấy năm 2022 sẽ tăng trưởng nhu cầu ở mức lành mạnh khoảng 4%.



    Nguồn: Phaata (theo Splash247)
    TrongVQ thích bài này.
    Ben1803 đã loan bài này
  5. Ben1803

    Ben1803 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/06/2019
    Đã được thích:
    572
    https://ndh.vn/ket-qua-kinh-doanh/g...an-gemadept-hai-an-mvn-tang-manh-1290886.html
    Giá cước container tăng và giao thương nhộn nhịp, lợi nhuận Gemadept, Hải An, MVN...tăng mạnh

    Giao thương “nhộn nhịp”

    Bất chất diễn biến dịch bệnh trên thế giới, xuất nhập khẩu Việt Nam tiếp tục ghi nhận kết quả khả quan, giao thương “nhộn nhịp”. Theo số liệu của Cục hàng hải Việt Nam, trong quý I, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 154 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 75,6 tỷ USD, tăng 27%; nhập khẩu đạt 78,4 tỷ USD, tăng 24%.

    Trung Quốc vẫn thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch chiếm tỷ trọng 24%, tiếp đến là Mỹ đạt 16%, Hàn Quốc 12%...

    Tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển cả nước quý I đạt 172,45 triệu tấn, tăng 7%. Riêng hàng container ghi nhận mức tăng 17% đạt hơn 5,9 triệu Teu, là mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây.

    [​IMG]
    Đơn vị: 1.000 Teu

    Bên cạnh đó, từ tháng 10/2020 đến tháng 2/2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và nhu cầu hàng hóa tăng cao tại Trung Quốc dẫn đến tình trạng thiếu container rỗng cục bộ đi Mỹ, châu Âu khiến giá cước vận chuyển đường biển tăng cao.

    Trong hội thảo do Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) và Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức vào giữa tháng 1, các doanh nghiệp xuất khẩu báo cáo giá cước container tăng phi mã từ 600-800 USD lên mức 7.000-8.000 USD mỗi container 40 feet, có thời điểm giá cước đi thị trường Anh lên tới 10.000 USD/container.

    Theo khảo sát của Người Đồng Hành, các đơn vị xuất khẩu phản ánh container rỗng không còn quá khan hiếm nhưng giá cước vẫn duy trì ở mức cao. Giá cước container đi khu vực Đông Nam Á ổn định tương đương với đầu năm và tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, đối với thị trường Anh hay Mỹ giá cước cực kỳ cao chưa có dấu hiệu hạ.

    Lợi nhuận doanh nghiệp cảng và vận tải biển cải thiện
    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Tổng công ty hàng hải Việt Nam (UPCoM: MVN) ghi nhận doanh thu quý I đạt 2.630 tỷ đồng, tăng 11%; giá vốn tăng thấp hơn nên lãi gộp đạt 575 tỷ đồng, tăng 54%. Biên lãi gộp tăng từ 15,7% lên 21,8%.

    Đồng thời, doanh thu tài chính tăng mạnh từ 62 tỷ lên 154 tỷ đồng, chi phí tài chính giảm từ 201 tỷ về 133 tỷ đồng. Nhờ vậy, doanh nghiệp báo lãi sau thuế 341 tỷ đồng, quý I/2020 lỗ 45 tỷ đồng.

    Trong cơ cấu doanh thu của tổng công ty, dịch vụ cảng biển và hàng hải vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 1.773 tỷ đồng, tăng 20,4%. Dịch vụ vận tải lớn thứ 2 với 689 tỷ đồng, giảm 9%.

    Trong quý đầu năm, Gemadept (HoSE: GMD) báo cáo doanh thu thuần đạt 687 tỷ đồng, tăng 14%; lợi nhuận trước thuế 192 tỷ đồng, tăng 36% và lợi nhuận sau thuế 147 tỷ đồng, tăng 29%.

    2 mảng kinh doanh chính của Gemadept cùng tăng trưởng, doanh thu khai thác cảng đạt 582 tỷ đồng, tăng 15,4%; doanh thu logistics, cho thuê văn phòng tăng nhẹ 8% lên 105 tỷ đồng.

    Đáng chú ý, Gemadept cho biết mảng vận tải biển (shipping) có sự trở lại ấn tượng với lợi nhuận sau thuế tăng 195% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân đến từ sự phục hồi trong nhu cầu hàng hóa tính từ cuối năm 2020 và xu hướng tăng giá cước của thị trường.

    Doanh thu Vận tải và xếp dỡ Hải An (HoSE: HAH) quý I đạt 359 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp đạt 27% tăng mạnh so với con số 19,3% quý I/2020. Theo đó, lợi nhuận sau thuế đạt 86 tỷ đồng, gấp 2,8 lần.

    Doanh nghiệp lý giải nhu cầu vận tải tăng cùng việc đầu tư thêm tàu HA View vào tháng 7/2020 đã giúp sản lượng đội tàu tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng đội tàu tăng dẫn tới sản lượng hoạt động khai thác cảng và depot cũng tăng. Cùng với đó, giá cước vận tải đường biển tăng và giá dầu nhiên liệu giảm giúp cải thiện biên lợi nhuận. Ngoài ra, thu nhập bất thường từ bán tàu HA Song vào quý I góp phần giúp lợi nhuận tăng mạnh.

    Quý I, Sotrans (HoSE: STG) đạt doanh thu 587 tỷ đồng, tăng 41% so với quý I/2020; lợi nhuận sau thuế 62 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số 1,4 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

    Sotrans cung cấp dịch vụ kho bãi, cảng, vận chuyển đường bộ, đường biển và hàng không. Doanh nghiệp không thuyết minh rõ nguồn thu từng hoạt động. Theo lý giải của ban lãnh đạo, doanh thu và lợi nhuận cải thiện nhờ thị trường đã khởi sắc và phục hồi trong khi cùng kỳ năm trước hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19.

    Ngoài ra, Cảng Đình Vũ (HoSE: DVP) báo cáo lãi sau thuế quý I tăng 17,5% đạt 52 tỷ đồng, Cảng Đà Nẵng (HNX: CDN) ghi nhận lãi đạt 60 tỷ đồng, tăng 7%.
    TrongVQ thích bài này.
  6. Ben1803

    Ben1803 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/06/2019
    Đã được thích:
    572
  7. Ben1803

    Ben1803 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/06/2019
    Đã được thích:
    572
  8. Ben1803

    Ben1803 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/06/2019
    Đã được thích:
    572
    Hàng hóa container thông qua cảng biển 04 tháng đầu năm 2021 tăng 22%
    18/05/2021
    • [​IMG]
    • [​IMG]
    Theo báo cáo số liệu thống kê tháng 5/2021 của Cục Hàng hải Việt Nam, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 04 tháng năm 2021 đạt 236.504.000 tấn (không bao gồm hàng quá cảnh không xếp dỡ tại cảng) tăng 8% so với cùng kỳ năm 2020.

    [​IMG]

    Hình ảnh minh họa

    Đây là mức tăng trưởng tương đối cao so với những tháng gần đây. Cụ thể, hàng xuất khẩu đạt 60.970.000 tấn, tăng 7% với cùng kỳ năm 2020; hàng nhập khẩu đạt 73.797.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020; hàng nội địa đạt 100.996.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020 và hàng quá cảnh bốc dỡ 741.000 tấn.

    Một số khu vực cảng biển có khối lượng hàng hóa thông qua tăng cao, gồm: khu vực Thái Bình tăng 105%; khu vực Đồng Tháp tăng 58%; khu vực Kiên Giang tăng 40% so với cùng kỳ năm trước; khu vực Quảng Ngãi tăng 30,8% và khu vực Thừa Thiên Huế tăng 29%. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng một số khu vực lớn nhất là: TP. Hồ Chí Minh đạt 56,8 triệu tấn; Vũng Tàu đạt 38 triệu tấn, Quảng Ninh đạt 30,84 triệu tấn và Hải Phòng đạt 31,05 triệu tấn.

    Đáng chú ý, khối lượng hàng hóa container thông qua cảng biển 04 tháng đầu năm 2021 là 8.142.000 Teus, tăng 22% so với năm 2020. Trong đó, hàng xuất khẩu đạt 2.594.000 Teus, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020; hàng nhập khẩu đạt 2.710.000 Teus, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020 và hàng nội địa đạt 2.838.000 Teus, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2020.

    Thống kê cho thấy, 22% là mức tăng trưởng cao của hàng hóa container thông qua cảng biển trong vài năm gần đây
    91AN9 thích bài này.
    Ben1803 đã loan bài này
  9. Ben1803

    Ben1803 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/06/2019
    Đã được thích:
    572
    Và đây là tháng 5 2021
    [​IMG]
    Binh Yen, TrongVQ91AN9 thích bài này.
    Ben1803 đã loan bài này
  10. Ben1803

    Ben1803 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/06/2019
    Đã được thích:
    572
    Vượt "bão" Covid-19, hàng container qua cảng biển tăng ấn tượng

    19/05/2021 16:38
    Sản lượng hàng container qua cảng biển Việt Nam tiếp tục có sự tăng trưởng ấn tượng dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
    Tin tức trong ngày hôm nay
    [​IMG]

    Gần 2 năm qua, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động hàng hải vẫn dai dẳng, song, cảng biển Việt Nam vẫn hút được lượng hàng hóa thông qua lớn - Ảnh minh họa

    Container nhập và xuất đồng loạt tăng trưởng hai con số

    Đại diện Cục Hàng hải VN cho biết, 5 tháng đầu năm 2021, dù ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, tuy nhiên tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đạt gần 296 triệu tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020.

    “Tăng mạnh nhất là hàng container, khi khối lượng thông qua cảng đạt hơn 10 triệu Teus, tăng tới 20% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng hàng hóa container xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng trưởng hai con số với mức tăng lần lượt là 12% và 25%. Đây cũng là mức tăng cao kể từ khi hoạt động hàng hải chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch Covid-19”, vị này thông tin.
    ANGUYENBinh Yen thích bài này.

Chia sẻ trang này