Hải chiến 1988!

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi suatuoi, 27/07/2011.

2683 người đang online, trong đó có 35 thành viên. 03:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 2202 lượt đọc và 33 bài trả lời
  1. duccuong123

    duccuong123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2009
    Đã được thích:
    26
    [/QUOTE]

    Từ trước tới nay người ta hô hào chống diễn biến hòa bình để bảo vệ Đảng nhưng còn một cái diễn biến hòa bình của Trung quốc ảnh hưởng đến sự tồn vong của dân tộc thì dường như người ta quên hoặc không biết.
    Diễn biến hòa bình của Trung quốc chống dân tộc Việt nam mới là nguy hiểm gấp vạn lần.[/QUOTE]






    giờ có ai nhắc đến diễn biến hoà bình nữa đâu.Cái lo nhất bây giờ chính là diễn biến ngay trong nội bộ,nhìn thằng Liên Xô mà xem,ko đánh cũng tự sụp đổ.
  2. Raisomoon

    Raisomoon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Đã được thích:
    48

    Chà, hoá ra ko phải là PV nhầm mà là em nhầm. Vụ đảo Len Đao có đụng độ và sau đó Việt Nam đổ quân chiếm lại thì bây giờ mới được công bố. Đọc tin này sướng ghê người, tuy bài báo ko nói rõ chi tiết việc chúng ta đổ bộ chiếm lại Len Đao nhưng quả thật Việt Nam đã đáp trả xứng đáng để đòi lại đảo.

    Xin phép Mod cho tớ kéo cái thớt này lên là post bài này, vì bài này khá nhạy cảm và được đăng ở Vietnamnet nhưng đã bị gỡ xuống, vì VN vẫn chưa chính thức nói về sự kiện ở đảo Len Đao. Sự kiện này cũng khá mù mờ ngay trong các anh em quan tâm tới chủ đề HS - TS bao nhiêu năm nay. Tin này là 1 tin vui và làm rõ ràng hơn về sự kiện năm 1988 ở Trường Sa [r2)][r2)][r2)]



    Hải chiến Trường Sa 1988: giành lại Len Đao (kỳ 5)


    Hoàng Hường: Khi quyết định viết loạt bài Hải chiến Trường Sa, tôi chỉ nghĩ rằng đó là việc cần thiết để nhìn lại một sự kiện lịch sử và có sự vinh danh với các chiến sĩ trẻ tuổi đã ngã xuống vì chủ quyền đất nước. Và loạt bài viết được hưởng ứng nhiều hơn mong đợi.

    Tôi rất vui và đặc biệt cảm ơn những độc giả qua đường dây nóng, liên lạc trực tiếp với tôi và nhiều cách khác đã tìm địa chỉ của các anh để đến thăm hỏi giúp đỡ. Tôi được biết có hai đoàn doanh nghiệp và cựu chiến binh chuẩn bị vào Quảng Bình thăm hỏi và tặng quà những anh hùng đã lặng thầm trong hai thập kỷ nay.
    Vẫn biết sự thăm nom giúp đỡ này là muộn màng và không thấm vào đâu so với mất mát các anh phải chịu, nhưng để giúp các anh được phần nào cá nhân tôi cũng cảm thấy vui mừng.
    Nhân đây tôi xin cung cấp luôn điện thoại và địa chỉ của các anh để độc giả đỡ mất công.
    Kỳ 5 của loạt bài vì một vài lý do đã không được xuất bản trên Tuần Việt Nam, xin được giới thiệu với độc giả tại đây.

    Một lần nữa xin cảm ơn

    Hoàng Hường
    Mai Văn Hải, xóm 2, Thôn Tân Hợi, xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch (01694291533), từ quốc lộ Bắc Nam, đoạn cầu Gianh đi đường đất gần 20 km, các TP Đồng Hới khoảng gần 50 km
    Lê Văn Đông (Thôn Rẫy, xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình) 0983344701
    Nguyễn Văn Thống, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình (ngay chợ Nhân Trạch) 01238681541
    Lê Văn Dũng: (Thôn Rẫy, xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình) 0937000223
    Hải chiến Trường Sa 1988: giành lại Len Đao
    Một tháng sau, bộ đội Việt Nam đi trên tàu chiến hải quân, được trang bị súng 12ly7, DKZ… quyết giành lại Len Đao và Gạc Ma.
    [​IMG]Đảo Len Đao ngày nay
    Kỳ 1: Nhân chứng
    Kỳ 2: Vòng tròn bất tử
    Kỳ 3: Cá mập
    Kỳ 4: Nhà tù Trung Quốc
    Trở lại với sự biến ngày 14/3/1988. Trước đó, ngày 11/3, nhiều chiến sĩ Trung đoàn E83 được lệnh khẩn lên tàu. Trung đội trưởng Đinh Xuân Toại (Đơn vị C7 – D3 – E83) lẽ ra cũng lên tàu HQ-604, nhưng đến giờ cuối, anh cùng một số chiến sĩ khác được điều chuyển sang tàu không số nhỏ hơn, chuyển hướng đến đảo Tốc Tan.
    Khi đang xây dựng nhà trên đảo này, các anh nghe tin đồng đội bên Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao bị tấn công. Cả ngày đó, cùng với lực lượng từ đảo Sinh Tồn và cụm đảo xung quanh đó, các anh đã cố gắng tiếp cận Gạc Ma tiếp cứu đồng đội, nhưng bị tàu Trung Quốc ngăn chặn nên không thể vào được.
    Ngày hôm sau, khi đã đưa được những chiến sĩ thương vong về Sinh Tồn, đơn vị anh Toại được đưa về đất liền, chuẩn bị lực lượng chiến đấu.
    Một tháng sau, các anh đi trên tàu chiến hải quân, được trang bị súng 12ly7, DKZ… quay lại quyết giành lại Len Đao và Gạc Ma.
    Chúng tôi có 35 lính công binh và 7 thủy binh, được Tư lệnh Vùng 4 Hải quân trực tiếp chỉ huy, ra đi với quyết tâm giành lại đảo. Trước khi đi, chúng tôi đã được chuẩn bị tư tưởng có thể xảy ra chiến sự, lực lượng của ta mỏng, trong khi Trung Quốc tàu lớn, quân đông, và họ cũng quyết liệt giành giật đảo của ta. Nhưng chúng tôi vẫn đi, quyết tử. Anh Toại kể lại.
    Từ 2h sáng, các anh bí mật cho xuồng nhỏ vào thăm dò, rồi cho người tiếp cận Len Đao và Gạc Ma. Tuy nhiên chỉ có thể cắm cờ lên đảo Len Đao, tại Gạc Ma, phía Trung Quốc đã xây nhà cấp tốc và giăng lưới điện xung quanh đảo. Các chiến sĩ không tiếp cận được.
    [​IMG]Anh Đinh Xuân Toại
    Buổi sáng ra, tình huống trước lặp lại: Trung Quốc cho tàu áp sát uy hiếp, lần này nhiều hơn: 7 tàu chiến Trung Quốc và vô số xuồng nhỏ vây quanh uy hiếp. Hải quân Việt Nam vẫn kiên quyết bám đảo dù lực lượng của Việt Nam ít hơn rất nhiều. Hai bên liên tiếp gọi loa sang nhau khẳng định chủ quyền.
    Lúc đó không khí căng như dây đàn, cả hai bên cùng chĩa súng vào nhau, sẵn sàng nhả đạn. Chỉ huy hai bên gọi loa sang nhau nói rất nhiều bằng tiếng Trung Quốc, tôi không hiểu lắm. Nhưng sau được nghe lại là phía Trung Quốc nói đây là đảo thuộc chủ quyền của họ, yêu cầu Việt Nam tránh xa. Phía mình cũng nói lại đây là chủ quyền của nước Việt Nam và chúng tôi đang thực hiện của chủ quyền của Việt Nam. Hai bên cứ trao đổi một hồi, chúng tôi sẵn sàng chiến đấu. Được một hồi, 7 máy bay chiến đấu của Việt Nam bay từ đất liền ra quần đảo, phía tàu Trung Quốc tản ra và chúng tôi được yên ổn làm việc. Rất may hôm đó không xảy ra xung đột, không bên nào nổ súng”, anh Toại cho biết.
    Trước đó, các anh đã được huấn luyện xây nhà cấp tốc trong đất liền. Một ngôi nhà kiên cố trung bình phải xây trong vài tháng, các anh được huấn luyện xây hoàn thiện trong hai tháng. Nhưng khi làm tại Len Đao, các anh phải làm nhanh hơn nữa, chỉ trong mười mấy ngày đã xây xong ngôi nhà tại đảo.
    Sau khi xây xong nhà tại Len Đao, nhóm anh Toại tiếp tục di chuyển xây nhà tại đảo Đá Nam rồi gặp bão. Tàu của các anh bị xô dạt, chìm nổi trong bão 25 ngày mới quay lại được đất liền. Toàn bộ cán bộ, chiến sĩ trên tàu được Ban chỉ huy Vùng 4 Hải quân khen thưởng.
    Từ 1988 đến nay, Trung Quốc chiếm giữ Gạc Ma. Việt Nam bảo vệ thành công Cô Lin và Len Đao.
    Hiện nay trên quần đảo Trường Sa có mặt lực lượng của 4 nước 5 bên và yêu sách về chủ quyền có 5 nước 6 bênh, cụ thể:
    + Trung Quốc: Đánh chiếm 7 đảo đá: Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma, Xu Bi, Huy Gơ, Ga Ven năm 1988, và tháng 1/1995 đánh chiếm bãi đá Vành Khăn.
    + Đài Loan: Chiếm đóng đảo Ba Bình năm 1956, cắm mốc bãi cạn Bàn Than năm 2005.
    + Philipin: Chiếm đóng 9 đảo: Song Tử Đông, Thị Tứ, Đảo Dừa, Loại Ta, Loại Ta Tây, Bình Nguyên, Vĩnh Viễn, Công Do, Bãi cạn Cỏ Mây.
    +Malayxia: Chiếm đóng 7 đảo: Lusia, Sắc Lốt, Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân, Én Ca, Thám Hiểm.
    + Bruney: Không có đảo nào song vẫn yêu sách chủ quyền.
    + Việt Nam: Thực hiện chủ quyền và đóng giữ 21 đảo: gồm 9 đảo nổi, 12 đảo đá ngầm với 33 điểm đóng quân (9 đảo nổi: Đảo Trường Sa, Trường Sa Đông, An Bang, Sinh Tồn Đông, Phan Vinh, Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca. 12 đảo đá ngầm: Đá Nam, Đá Lớn, Đá Lát, Đá Đông, Đá Tây, Đá Thị, Thuyền Chài, Cô Lin, Len Đao, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan).
    Vài thông tin về cụm đảo Cô Lin và Len Đao:
    Đảo đá Cô Lin nằm cách đảo Sinh Tồn 9 hải lý về phía Tây Nam, cách bãi đá Gạc Ma khoảng 1,9 hải lý về phía Tây Bắc và cách bãi đá Len Đao 6,8 hải lý về phía Tây – Tây Nam. Đảo Cô Lin có hình dạng tam giác hơi cong, mỗi cạnh dài 1 hải lý. Khi thủy triều lên đảo chìm ngập trong nước, khi thủy triều xuống đảo chỉ lộ ra vài viên đá. Ở đảo Cô Lin và khu vực đảo Trường Sa có nhiều loài chim sinh sống, đặc biệt là cò và chim di cư theo mùa. Xung quanh đảo có thềm san hô có nhiều loài cá quý như chim, thu, ngừ và nhiều loài hải sâm có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện nay lực lượng hải quân đã xây dựng ở đây một nhà lâu bền và một nhà cao chân, cách nhau khoảng 100 met. Với vị trí tiền tiêu, Cô Lin phối hợp với các đảo khác của quần đảo Trường Sa tạo thành thế trận liên hoàn, vững chắc; là lá chắn vòng ngoài bảo vệ biển, đảo; bảo vệ hướng phía Đông của các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Bộ.
    Đảo Len Đao cách Cô Lin 6,4 hải lý về phía Đông. Cách đảo Sinh Tồn 6,5 hải lý về phía Đông Nam. Bề mặt Len Đao tương đối bằng phẳng, khi nước thủy triều xuống bãi san hô nổi lên 0,5 met, khi triều lên nước ngập 1,8 met. Bãi sản hô trên đảo lấy tâm là nhà lâu bền cứ xoay một vòng là hết một năm. Vào tháng 3, tháng 4, gió mùa Đông Bắc bãi cát dịch chuyển về phía Tây Nam của đảo.

    Trích cuốn “Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Khu vực thềm lục địa phía Nam (DK1)” do Cục chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân xuất bản năm 2011.
    Cả 5 bài GỐC ở đây:https://hoanghuongvnn.wordpress.com/...E1%BB%A7a-toi/
  3. Riseall

    Riseall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2008
    Đã được thích:
    962
    Chúng tôi có 35 lính công binh và 7 thủy binh, được Tư lệnh Vùng 4 Hải quân trực tiếp chỉ huy, ra đi với quyết tâm giành lại đảo. Trước khi đi, chúng tôi đã được chuẩn bị tư tưởng có thể xảy ra chiến sự, lực lượng của ta mỏng, trong khi Trung Quốc tàu lớn, quân đông, và họ cũng quyết liệt giành giật đảo của ta. Nhưng chúng tôi vẫn đi, quyết tử
    Bây giờ không biết có mấy đồng chí nói được thế này!!!
  4. girl_baby88

    girl_baby88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/08/2011
    Đã được thích:
    0
    @Raisomoon : Cảm ơn bác cho mình hiểu thêm về lịch sử VN ;))

Chia sẻ trang này