Hải quan nhầm lẫn hay Bộ Tài Chính nhầm lẫn? Đúng là nhầm lẫn có thể "Giết chết hệ thống ngân hàng"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi handcock, 18/01/2009.

7217 người đang online, trong đó có 822 thành viên. 16:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2537 lượt đọc và 33 bài trả lời
  1. AQUARIIUZZ

    AQUARIIUZZ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Đã được thích:
    0
    Đíu phải hải quan nhầm. Nó làm theo lệnh.

    Bài báo ở trên cho thấy qui định do Ngân hàng nhà nước, là nơi nắm dự trữ ngoại hối, ký văn bản gửi Bộ TC để Bộ TC ra quyết định về thuế gửi cho Hải quan để Hải quan thi hành.

    Dù sự việc có được lấp liếm là nhầm lẫn thì thấy trong bộ máy quan chức chính phủ của VN ta có nhiều nhợn quá.
  2. wildcard

    wildcard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Chia sẻ với bác Đọc bài của bác hài ko chịu nổi, haha...
  3. vni5000

    vni5000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Chuyện đau lòng như vậy nhưng nó vẫn đang diễn ra hàng ngày với các doanh nghiệp Việt nam. Mấy hôm nay cứ vào các cơ quan quản lý thuế mà xem chúng nó ăn hối lộ.
    ăn công khai minh bạch, ăn xong đếm luôn
  4. hahanhi

    hahanhi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2007
    Đã được thích:
    1
    Toàn là chuyện có thật kg đấy các bác ....em đã từng bị rồi mà kg làm được gì bọn nó mới tưc chứ
  5. nguyenuong

    nguyenuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Tham gia với các bác tý cho đời nó tươi !!!!!.

    *******, Phòng thuế, Hải quan
    Ba thằng ngu (Tham) ấy chém đi thằng nào????
    Chém thằng phòng thuế cho tao
    Hai thằng còn lại chém luôn hai thằng.

    Bút tre tham nhũng.
  6. nt01011980

    nt01011980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/05/2008
    Đã được thích:
    0
    Các Bác làm lộ giải pháp của CP rồi đấy, thôi, ra NH rút hết ngoại tệ về chôn hoặc chuyển thành gold đi. Cái này sớm muộn rồi cũng xảy ra thôi, cú này chắc tài sản chứng của tui đi tong rồi. Sắp mua báo giá 3tr/tờ rồi.
  7. vni5000

    vni5000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Thời bao cấp tuy nghèo nhưng quan chức nó ít ăn bẩn. Hồi đó một ông quan tham nhũng một cái phích bị bắt .Khi được thả về làng nhục lắm phải lấy cái non mê che mặt mỗi khi ra đường. Bây giờ nó ăn công khai minh bạch, ăn xong xây biệt thự mời cả làng nước , cơ quan xuống khánh thành. Cho con đi du học ăn khao , khoe khoang, tỉnh bơ cứ như không có gì.
    DCM ! đứt dây thần kinh nhục hết rồi, bại hoại, hại dân
  8. vni5000

    vni5000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Báo cáo kết quả điều tra tham nhũng ở Việt Nam:

    Lần đầu tiên, một danh sách 10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất đã được công bố, trong đó ba cơ quan dẫn đầu là: Địa chính nhà đất; Hải quan/quản lý xuất nhập khẩu; và cảnh sát giao thông.



    ?oMục đích cuối cùng của những người tham nhũng là làm giàu và giàu hơn nữa
    Danh sách do Ban Nội chính TW Đảng công bố ngày hôm nay, 30/11.
    Người quen cũng không chừa!

    Trong danh sách này, có thể kể thêm: Cơ quan tài chính, thuế; Cơ quan quản lý/các đơn vị trong ngành xây dựng; Cơ quan cấp phép xây dựng; y tế; cơ quan kế hoạch và đầu tư; cơ quan quản lý/các đơn vị trong ngành giao thông; ******* kinh tế.

    Nhóm nghiên cứu đã ?obầu chọn? danh sách này từ đánh giá của các nhóm xã hội về mức độ tham nhũng ở 21 cơ quan công quyền và dịch vụ công.

    Một so sánh thú vị về tỷ lệ cán bộ, công chức đánh giá tình trạng tham nhũng ở mức ?orất phổ biến hoặc tương đối phổ biến? đối với cơ quan báo đài và Địa chính-nhà đất ở Hà Nội, là 8,6% cho báo đài (có tỷ lệ đánh giá thấp nhất) và 66,5% cho Địa chính-nhà đất (có tỷ lệ đánh giá cao nhất).

    Những hành vi tham nhũng nào thường xảy ra trong các cơ quan ở danh sách ?otop ten? nêu trên?

    Từ những quy định trong Pháp lệnh Chống tham nhũng năm 1998, nhóm nghiên cứu đã cụ thể hoá thành 17 hành vi tham nhũng. Ở 7 tỉnh mà nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra đã có một tỷ lệ đáng kể cán bộ công chức thừa nhận đã gặp cả 17 hành vi trong một năm qua.

    Còn ở 3 Bộ, các cán bộ công chức tuy chưa chứng kiến xảy ra tất cả 17 hành vi tham nhũng nhưng cũng đã gặp trên 10 loại hành vi tham nhũng trong năm.

    Đặc biệt phổ biến là: ?oSử dụng phương tiện của cơ quan phục vụ nhu cầu riêng của cá nhân hoặc gia đình?.



    Người dân đang chỉ những lô đất trị giá tiền tỷ được các quan chức chia nhau ở TX Đồ Sơn
    Ở cả 3 Bộ đều có trên 40% số công chức được hỏi cho biết họ đã chứng kiến hành vi ?oNgười có chức vụ, quyền hạn cố tình gây khó khăn khi giải quyết công việc để buộc người cần giải quyết phải chi tiền hoặc quà biếu?.
    Trong các hành vi tham nhũng, thì hành vi: ?oGọi điện, viết thư tay can thiệp nhằm mưu lợi cho người thân quen khá phổ biến. Tỷ lệ công chức chứng kiến hành vi này, tính chung trong 7 tỉnh là 24,6% (tức khoảng 1/4 số người được hỏi và gần 30% số người trả lời).

    Gọi điện, viết thư tay, nếu dẫn đến hành vi tham nhũng bị phát hiện thì tác giả của những cú điện thoại, những bức thư này là ?ovô can? vì về mặt hình thức, gọi điện, viết thư tay không phải là văn bản pháp lý (về mặt nội dung, họ đủ trình độ để viết sao cho đạt được mục đích nhưng tránh né được pháp luật).

    Các hành vi tham nhũng được che giấu bởi các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng ?othật 100%?, nhưng đằng sau là các thỏa thuận ngầm mà cơ quan bảo vệ pháp luật rất khó kiểm tra, phát hiện.

    Chẳng hạn, hình thức ?othỏa thuận tăng giá trị hợp đồng để nhận tiền trích % từ bên B? được 35,7% công chức Bộ GT &VT, 30,07% công chức tỉnh Sơn La chứng kiến. Nếu tính chung ở 7 tỉnh, 3 Bộ thì tỷ lệ này là 20,9%!

    Vừa tinh vi, tham nhũng lại vừa trắng trợn thể hiện ở chỗ: Người nhận hối lộ không cần che giấu. Họ nhận cả của người quen, để giải quyết công việc nào đó, tức là không sợ tố cáo, không cần che giấu danh tính, địa chỉ của mình.

    Theo thống kê, đa số (khoảng 60-70%) người nhận tham nhũng nhận tiền, quà của người quen ở các mức độ khác nhau, trong đó quen lâu năm cũng lên tới10%! Điều đáng lo ngại là nhóm nghiên cứu nhận định khoảng 1/3 cán bộ công chức có thể nhận hối lộ nếu có người đưa.

    Chống tham nhũng không hiệu quả vì chưa quyết tâm

    Mặc dù cho rằng tham nhũng về cơ bản là hành vi riêng lẻ của từng cá nhân, nhưng nhóm nghiên cứu cũng đi đến nhận định một số trường hợp tham nhũng mang tính tập thể, liên kết thành mạng lưới. Rất khó xác định hành vi tham nhũng là của tập thể hay chỉ là một cá nhân.

    Tuy nhiên, ở những nơi nhũng nhiễu, lấy tiền của dân phổ biến hơn thì tỷ lệ cho hành vi cá nhân thường cao nhất, còn ở những vụ lớn, dễ lộ như đất đai (Vụ Đồ Sơn, vụ đảo Phú Quốc?) thì tham nhũng lại thường mang tính tập thể.

    Ngay công chức cũng có tới 38% hoàn toàn đồng ý rằng ?oDo bè cánh, nếu ai không tham nhũng sẽ bị loại ra?. Minh chứng cho tính liên kết, theo kết quả điều tra có tới 21,8% công chức cho rằng trong năm qua đã chứng kiến hiện tượng cấp trên bao che, bảo lãnh cho người vi phạm; Tương tự, 24,6% chứng kiến các quan chức gọi điện, viết thư tay can thiệp vào các vụ việc nhằm giảm nhẹ hoặc gỡ tội cho kẻ vi phạm.

    Đối với chủ thể của hành vi tham nhũng, nhóm nghiên cứu cho rằng những người nhận hối lộ đa số là nam giới; đa số là trung niên; những người tham nhũng không nhất thiết phải có chức vụ; tham nhũng xảy ra ở nhiều cấp; và tuyệt đại bộ phận những người tham nhũng là do lòng tham chứ không phải do thu nhập thấp hoặc nghèo đói.

    Về hậu quả của tham nhũng, nhóm nghiên cứu đã có nhận định: ?oMục đích cuối cùng của những người tham nhũng là làm giàu và giàu hơn nữa, nên tham nhũng không có giới hạn cuối cùng. Nó tăng lên cùng cơ hội.

    Chính vì vậy, tài sản của Nhà nước, của nhân dân bị chiếm đoạt tăng dần theo ?ocấp số nhân?, từ tiền tỷ ở cấp xã đến hàng trăm tỷ trong phạm vi cả nước.

    Ngoài thất thoát ở các địa phương, tham nhũng ở các ngành mới là điều đáng kể. Nếu như khoản tiền mà doanh nghiệp bị mất do tệ tham nhũng được coi là chi phí ?ođen? trong tổng số chi phí của doanh nghiệp, thì theo

    Nhóm nghiên cứu hầu hết cán bộ doanh nghiệp đều biết doanh nghiệp của mình hàng năm vẫn có khoản chi phí không chính thức, bất hợp pháp, chỉ có điều là họ không thể biết được chính xác là bao nhiêu.

    Đáng chú ý là 8% cán bộ doanh nghiệp đánh giá những khoản chi không chính thức chiếm từ 1% đến trên 10% tổng chi phí, riêng TP.HCM lên đến 13%. Tham nhũng làm cho doanh nghiệp mất chữ tín, chữ tài (tài chính), chữ thời (thời cơ và giới hạn), nghĩa là làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.


    Dự án ?oNghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng?. Cơ quan thực hiện: Ban Nội chính Trung ương. Cơ quan tài trợ: Sida - Thụy điển.

    Nhóm nghiên cứu (chuyên gia trong nước và tư vấn Thụy Điển) đã thực hiện điều tra về tình hình tham nhũng và phòng chống tham nhũng ở 7 tỉnh/thành phố: Sơn La, Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, TPHCM, Đồng Tháp và 3 Bộ: Công nghiệp; Xây Dựng, GT-VT.

    Đây là cuộc điều tra về nhận thức, hiểu biết, thái độ, đánh giá của người dân và cán bộ về vấn đề tham nhũng.

    Khi đề cập đến nguyên nhân của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, nhóm nghiên cứu đã trích dẫn phát biểu của Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu vào trong báo cáo của mình như sau: ?oTham nhũng ở nước ta là do cả cơ chế lẫn con người?.
    Một câu hỏi cần đặt ra là: Vì sao ở nước ta có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Luật, Pháp lệnh, Nghị định?của Nhà nước liên quan đến phòng, chống tham nhũng; Chúng ta từng có Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, bên cạnh đó, bộ máy Đảng và Nhà nước có đầy đủ các cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm sát, xét xử có chức năng phòng, chống tham nhũng; Đảng và Nhà nước cũng đã phát hiện, xử lý hàng nghìn vụ tham nhũng, hàng vạn cán bộ, nhưng tình trạng tham nhũng vẫn nặng nề và kết quả phòng, chống tham nhũng vẫn còn hạn chế?

    Đại đa số các nhóm xã hội đều thống nhất đánh giá người có trách nhiệm chưa quyết tâm chống tham nhũng sẽ gây hạn chế lớn đến thành công của sự nghiệp này.

    Trên 80% cán bộ công chức và cán bộ doanh nghiệp (tỷ lệ cao nhất) thống nhất với nhận định như vậy. Đối với người dân, tỷ lệ này xếp thứ hai, nhưng cũng đạt tới 78,1% và gần sát với tỷ lệ cao nhất (78,3% chọn ?oxử lý chưa nghiêm minh người tham nhũng làm nguyên nhân số 1).

    Song, việc xử lý chưa nghiêm minh người tham nhũng cũng chỉ là một biểu hiện của quyết tâm chống tham nhũng chưa cao? mà thôi.

    Võ Văn Thành

    Việt Báo (Theo_Tien_Phong
  9. damcamau

    damcamau Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/05/2008
    Đã được thích:
    0
    Ngoại tệ nhập khẩu bị đánh thuế oan

    Để nhập 10 triệu USD, Ngân hàng Ngoại thương VN (Vietcombank) chi nhánh TP HCM tá hỏa vì hải quan TP HCM yêu cầu phải cam kết nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) khoảng 17 tỷ đồng.

    Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) Trần Phương Bình cũng cho biết, nhà băng này đã ký một hợp đồng nhập khẩu 20 triệu USD và đang chuẩn bị làm thủ tục. Tuy nhiên, do gặp yêu cầu này của hải quan nên đã cho ngưng việc nhập khẩu lại, chấp nhận chịu mất phí.

    Đại diện một ngân hàng thương mại khác tại TP HCM cũng tỏ ra dè dặt: "Cần phải chờ đến khi có thông tin một cách rõ ràng về vụ đánh thuế VAT ngoại tệ nhập khẩu mới mua hàng trở lại".
    Ngoại tệ nhập khẩu không bị đánh thuế VAT 10%. Ảnh: Hoàng Hà.

    Trước quy định thu thuế VAT đối với ngoại tệ tiền mặt được nhập khẩu của Hải quan TP HCM, các ngân hàng đã có văn bản kiến nghị với cơ quan tài chính. Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết sẽ có văn bản chính thức gửi Bộ Tài chính đề nghị xem xét cụ thể.

    Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, Phó Cục trưởng Hải quan TP HCM Lê Kiên Trung cho biết, hải quan yêu cầu đóng thuế VAT nhập khẩu ngoại tệ là do nhầm lẫn với mã hàng nhập khẩu giấy in tiền.

    Cũng theo ông Trung, Hải quan thành phố đã có văn bản gửi Tổng cục Hải quan xin ý kiến chỉ đạo của ngành về vụ việc này. "Sau khi có văn bản hồi đáp của Tổng cục, chúng tôi sẽ nhanh chóng giải quyết trường hợp bị đánh nhầm thuế của Vietcombank. Còn hiện tại, việc nhập ngoại tệ của các ngân hàng vẫn được tiến hành bình thường theo quy định từ trước", ông Trung nói.

    Thời điểm cuối năm 2008 việc nhập ngoại tệ để phục vụ nhu cầu thanh toán, chi trả kiều hối của một số nhà băng tăng cao. Tuy nhiên, do lần đầu tiên có ngân hàng bất ngờ bị áp thuế giá trị gia tăng đến 10% trên số ngoại tệ nhập khẩu, khiến các nhà băng khác đã lập tức dừng ngay thủ tục lại để chờ diễn biến tiếp theo.

    Ngày 26/12/2008, Thông tư 131 do Bộ Tài chính ban hành có quy định hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo danh mục hàng hóa của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Theo đó, mã hàng 4907 sẽ chịu thuế giá trị gia tăng 10%. Đó là hàng hóa như: các loại tem thư, tem thuế, tem tương tự hiện hành hay mới phát hành, chưa sử dụng tại nước mà chúng có, hoặc sẽ có giá trị bề mặt được công nhận; giấy có dấu tem sẵn; các loại giấy bạc (tiền giấy); mẫu séc, chứng khoán, cổ phiếu, chứng chỉ trái phiếu và hàng tương tự.

    Trong khi đó, theo các nhà băng, ngoại tệ mà các ngân hàng nhập về Việt Nam là tiền tệ chứ không phải hàng hóa. Vì thế không thể tính thuế giá trị gia tăng đối với ngoại tệ.

    Trước bức xúc của ngân hàng, ngày 17/1, Bộ Tài chính đã có công văn hỏa tốc gửi các đơn vị hải quan giải thích cụ thể các quy định trong Luật Thuế VAT có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009. Trong đó khẳng định: Không có trường hợp nào bị đánh thuế 10% VAT, việc một số ngân hàng bị thu thêm khoản thuế này chỉ là sự nhầm lẫn về từ ngữ trong văn bản hướng dẫn. Cơ quan hải quan đã nhầm lẫn việc đánh thuế 10% đối với giấy in tiền thành ngoại tệ tiền mặt (cũng là giấy).

    Xem bọn của nợ làm trò này. Hố hố, bây giờ iem mới biết Việt Nam in cả Dollar, quả này sắp giầu to rồi
  10. xxxmarsxxx

    xxxmarsxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Đã được thích:
    44
    Cứ cho là nhầm lẫn đi, chứng tỏ nghiệp vụ quá kém.
    Mọi người đang chờ hình thức kỷ luật buộc thôi việc, những cán bộ yếu kém cần được loại bỏ khỏi bộ máy

Chia sẻ trang này