Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ. Chiến!!!!!!!!!! - Tập 1

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gongrom, 29/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7056 người đang online, trong đó có 1075 thành viên. 12:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 94892 lượt đọc và 1868 bài trả lời
  1. Quemua_taptoe8

    Quemua_taptoe8 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    2
    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  2. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    :-bd:-bd MANY THANKS TO YOU :-bd:-bd ,. Chưa bjờ lòng yêu nứoc của chúng ta lại lớn và cao như time này, lúc mà chủ quyền đã bị xâm pham nghiêm trọng và hơn hết là lòng tự tôn dân tộc của chúng ta đã bị coi thường! Bác Thanh, bác Vịnh đâu nhỉ? hãy phất cờ khởi nghĩa đi các bác ! Ngày xưa quân thù của cta hùng mạnh hơn cả ngàn lần nhưng chúng ta đều chién thắng! Đó là lòng yêu nước
  3. vicaren

    vicaren Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/05/2009
    Đã được thích:
    3.618
    Sư đoàn 319 xung phong .

    Chúng ta phải phản đối mạnh mẽ nhất và sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.

    Chúng ta nhất định chiến thắng :)>-
  4. GBlock

    GBlock Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    09/08/2009
    Đã được thích:
    63

    Để làm được điều này thì phải biết được trong tay có những gì? thực lực đến đâu? manh động là mong manh dễ đi lắm bác ạh. Có bác bảo cho Mỹ vào cam ranh lại hoá ra cõng rắn cắn gà nhà. Chúng ta đã hy sinh bao máu xương để đánh đuổi Pháp mỹ giờ lại muốn chúng quay lại để chúng ta lại làm tay sai nô lệ tiếp àh[-X[-X[-X
  5. spooling

    spooling Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta lên cho Nga trở lại Cam Ranh & cần xem lại mối quan hệ chiến lược với TQ, liên kết mật thiết với Nga tôi thấy là hợp lý nhất vì:
    1- Về địa lý Nga & TQ giáp nhau, tranh chấp đường biên giới cũng có, TQ sẽ phải gườm
    2- Về Kỹ thuật quân sự Nga cũng hiện đại và là nguôn cung cấp khí tài quân sự lớn nhất của Vn từ xưa đến nay. Mỗi quan hệ giữa truyền thống tốt đẹp giữa VN và Nga đã có từ thời LX.
    Ngoài việc thiết lập quan hệ mật thiết với Nga chũng ta cũng cần sự ủng hộ của Mỹ & Nhật.
    Ngoài những biện pháp cấp bách cần làm thì NN cần phát triến triển kinh tế bền vững dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, làm lành mạnh hóa nền kinh tế.
    Xây dựng một quân đội tinh nhuệ với vũ khí khí tài hiện đại và tiên tiến, hãy phát triển như một ISRAEL. Thì bố thằng TQ cũng ko giám động đến VN.
  6. Quemua_taptoe8

    Quemua_taptoe8 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    2
    có cần ko Anh???? em giúp ;));));));))
  7. durex07

    durex07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2007
    Đã được thích:
    299
    Tại Genève1954 Trung Quốc không cho Việt Nam thống nhất:

    trích vn_2x Box Lịch sử
    " Hoàn cảnh:
    Ngày 20 tháng Bảy, 1954, tại hội nghị Genève, bốn nước Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc sau khi giúp Pháp đạt được thỏa hiệp ngưng chiến, đã đồng tình cắt nước Việt Nam làm đôi ở vĩ tuyến 17 nơi sông Bến Hải - miền Bắc dành cho phía chính phủ cộng sản và miền Nam thuộc chính phủ quốc gia dưới sự lãnh đạo của Hoàng Ðế Bảo Ðại. Vì sự chia cắt này, gần 1 triệu người đã di cư từ Bắc vào Nam và 80 nghìn người từ Nam ra Bắc.

    Việc thua trận ở Ðiện Biên Phủ đã khiến Pháp phải chấp nhận ngồi vào bàn hội nghị để tìm một thỏa ước đình chiến và đáng lẽ phía ***********, tên thường được quen gọi cho phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, với tư cách kẻ thắng trận đáng lẽ sẽ phải dành được ưu thế nhưng mọi việc đã không xẩy ra như vậy. Việc phải chấp nhận chia đôi đất nước để chờ đợi tổng tuyển cử không phải là một mong ước của phía *********** mà đó là một thất bại chính trị chỉ vì *********** đã bị chính các đại đồng chí lãnh đạo cộng sản quốc tế Liên Xô và Trung Quốc ép phải nhận giải pháp bất lợi này. Sau này, khi bất hòa với phương Bắc trong cuộc chiến biên giới 1979, chính Hà Nội đã phải lên tiếng cho rằng mình đã bị Trung Quốc phản bội ở hội nghị Genève.

    Hội nghị Genève 1954 nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh Việt-Pháp kéo dài gần chín năm, tàn phá điêu linh với tổn thất chết và bị thương tới khoảng gần 1 triệu người.

    Hội nghị này đã chia cắt đất nước Việt Nam thành hai và đó là một sự sắp xếp với nhiều âm mưu quốc tế để chia chác ảnh hưởng tại Ðông Dương. Trong khi phía *********** phải cay đắng chấp nhận kết quả hội nghị dưới sức ép của hai đồng chí Liên Xô và Trung Quốc thì phía chính phủ miền Nam không chịu công nhận hiệp định này.

    Cần lưu ý rằng, trong suốt thời gian hội nghị Genève, các ông Chu Ân Lai (Trung Quốc) và Vyacheslav Molotov (Liên Xô) đã bí mật gặp riêng với phái đoàn Pháp, đến khi họ Chu hội kiến với Thủ Tướng Pháp Mendès France ở Berne, Thụy Sĩ, ngày 23 tháng Sáu, 1954, thì mọi thỏa thuận đã gần xong. Ta thử nhìn lại ý đồ của các thành phần chính khi tới bàn hội nghị ở Genève.

    Về phía Ba Lê, trước tình hình nguy ngập về quân sự sau trận Ðiện Biên Phủ, các nhà lãnh đạo Pháp đều chỉ mong đạt được một thỏa hiệp đình chiến với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), trong khi tiếp tục duy trì Quốc Gia Việt Nam (QGVN) trong khối Liên Hiệp Pháp. Ðể đạt mục đích ấy, Ngoại Trưởng Georges Bidault và Thủ Tướng Joseph Laniel (Pháp) đều không bỏ lỡ một cơ hội nào có thể hù dọa đối phương về khả năng Hoa Kỳ sẽ can thiệp quân sự vào Việt Nam nếu hội nghị Genève thất bại. Ngay cả sau khi chính phủ Laniel sụp đổ vì không thể thuyết phục được chính quyền Eisenhower công bố ý định tham gia cuộc chiến ở Ðông Dương, Thủ Tướng Mendès France vẫn không quên nhắc nhở Liên Xô và Trung Quốc về hiểm họa quốc tế hóa chiến tranh Ðông Dương với sự tham gia không thể tránh được của Hoa Kỳ.

    Trong khi đó thì phía Bắc Kinh, mục tiêu chính của Trung Quốc ở Genève là ngăn chặn Hoa Kỳ lập căn cứ quân sự ở Ðông Dương. Vì vậy, hợp tác với Pháp để giải quyết chiến tranh Ðông Dương sẽ đem lại cho Trung Quốc một vùng đệm an toàn ở biên giới phía nam.

    Ngoài ra, việc duy trì tình trạng hai nước Việt Nam sẽ giúp cho Trung Quốc tiếp tục củng cố ảnh hưởng với chính phủ cộng sản ở miền Bắc trong khi lại có thể giao thiệp ngay cả với chính phủ quốc gia ở miền Nam. Thái độ phản bội trắng trợn này được biểu lộ trong bữa tiệc do ông Chu Ân Lai khoản đãi để tiễn phái đoàn *********** trước khi về nước. Chuyện bất ngờ là trong số thực khách lại có một đại diện của phái đoàn QGVN là ông Ngô Ðình Luyện em trai của Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm, người lãnh đạo miền Nam sau đó. Bất ngờ hơn nữa là giữa những ly rượu trao đổi tình hữu nghị, ông Chu Ân Lai đã gợi ý với ông Ngô Ðình Luyện về khả năng thiết lập một phái bộ ngoại giao tại Bắc Kinh: "Dĩ nhiên là đồng chí Phạm Văn Ðồng gần với chúng tôi hơn về ý thức hệ nhưng điều đó không loại trừ việc miền Nam có đại diện. Cả hai bên đều là người Việt Nam và tất cả chúng ta đều là dân Á Châu, có phải không?"
    Như vậy Trung Quốc luôn vì lợi ích của mình và không muốn có 1 nước Việt Nam thống nhất và hùng mạnh.

    Còn về phía Matxcơva, cũng như Trung Quốc, Liên Xô không xem thường lời đe dọa của Hoa Kỳ sẽ can thiệp bằng quân sự nếu hội nghị Genève thất bại. Lời đe dọa này đã được Ngoại Trưởng John Foster Dulles (Hoa Kì) gióng lên hai lần (ngày 11 tháng Năm và 10 tháng Sáu) và được Ðô Ðốc Robert Carney hưởng ứng ngày 27 tháng Năm.

    Viễn tượng về một "cuộc hành quân Vautour" như đã được Mỹ dự tính yểm trợ cho Pháp trong trận Ðiện Biên Phủ nay có thể được đem ra thực hiện là một nỗi lo ngại vẫn ám ảnh trong đầu óc của hai ngoại trưởng Liên Xô và Trung Quốc.

    Các tài liệu quốc tế viết về hội nghị Genève 1954 đều đề cập tới việc phía *********** bị hai nước lãnh đạo cộng sản thế giới ép phải chấp nhận hiệp định Genève. Nhưng mới đây, một tài liệu có thể do chính một nhân viên của phái đoàn *********** tham dự hội nghị hồi đó đã viết. [Tác giả hiện ở trong nước, xin được giấu tên, và tài liệu mang tên Hội Nghị Genève 1954 về Ðông Dương đã được chuyển qua Luân Ðôn xác nhận những dữ kiện trên.] Tác giả, trong một chương đã cho biết rõ: "Chúng ta đã bị các nước bạn ép như thế nào và tại sao?"

    Theo cuốn tài liệu trên, tác giả đã giải thích "Các nước bạn Liên Xô và Trung Quốc, nhất là Trung Quốc, đã vì lợi ích riêng muốn đến gần các nước phương Tây, nên đã không chú ý gì tới chủ nghĩa quốc tế vô sản và lợi ích của nhân dân Việt Nam, mà hy sinh những quyền lợi cơ bản của Việt Nam trong cuộc đàm phán Genève. Chính họ đã chọn phương thức đàm phán đa phương, trong khi bản thân Hồ Chủ Tịch, trong câu trả lời cho báo Thụy Ðiển Expressen, muốn đàm phán song phương giữa ta và Pháp. Ðây là một điểm mấu chốt... Trong quá trình hội nghị Genève, Trung Quốc đã liên hệ khá mật thiết với Pháp để cùng Pháp thoả thuận trước về các điểm mấu chốt của hiệp nghị: nào là có bàn chung hay bàn riêng các vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia, các vấn đề quân sự và chính trị, rồi đến những vấn đề cụ thể, như: khu tập kết của các lực lượng quân sự chống đối nhau ở ba nước Ðông dương, thời hạn rút quân của các nước chống đối nhau, vấn đề tổng tuyển cử và hiệp thương tổng tuyển cử ở ba nước, vấn đề kiểm soát đối với việc thi hành hiệp định.

    "Trung Quốc ép ta mạnh nhất là về vấn đề giới tuyến chia cắt Việt Nam và cùng với Liên Xô ép ta cả về các vấn đề khác như hiệp thương tổng tuyển cử..."

    Về quan hệ Việt-Hoa, tác giả cuốn tài liệu nêu trên đã đưa ra cái nhìn của Hà Nội về người đồng chí phương Bắc qua một bạch thư của Bộ Ngoại Giao Hà Nội đưa ra hồi 1979: "Các nhà lãnh đạo Trung Quốc chủ trương một giải pháp kiểu Triều Tiên để chấm dứt chiến tranh Ðông Dương, nghĩa là không còn chiến sự mà không có giải pháp chính trị. Thủ Tướng Chu An Lai ngày 24 tháng Tám, 1953 nói rằng hoà ước Triều Tiên có thể lấy làm kiểu mẫu cho việc giải quyết những cuộc xung đột khác. Với một giải pháp như vậy, họ hy vọng tạo ra một khu đệm ở Ðông Nam Á, tránh được việc người Mỹ thay người Pháp ở Ðông Dương, tránh được một sự đối mặt với Mỹ, đảm bảo an ninh cho vùng biên giới phía Nam của họ, và cùng một lúc hạn chế luôn thắng lợi của Việt Nam và chia rẽ nhân dân ba nước Ðông Dương, trong một cố gắng để làm suy yếu ba nước và rồi sau này sẽ chiếm đóng cả ba nước và biến ba nước thành một đầu cầu cho họ lấn chiếm vùng Ðông Nam Á.

    "Tại hội nghị Genève, Pháp cũng chủ trương có một việc đình chiến kiểu Triều Tiên, để chia cắt Việt Nam và duy trì chế độ thực dân Pháp ở Ðông Dương."

    Về hội nghị Genève, cuốn bạch thư trên đã kết luận rằng: "Giải pháp Genève, kết quả của việc liên kết giữa Trung Quốc và Pháp, ngăn cản Việt Nam, Lào và Campuchia không giành được thắng lợi hoàn toàn, mà đó rõ ràng là một khả năng thực tế, nếu ta xem xét tương quan lực lượng trên chiến trường. Ðấy là điều mà các người lãnh đạo Trung Quốc biết rõ hơn ai hết. Ðấy là lần thứ nhất mà các người lãnh đạo Trung Quốc phản lại cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia." Cuối cùng, ta cũng phải đặt ra một câu hỏi là tại sao phải đợi tới 50 năm, đúng dịp Hà Nội ăn mừng 50 năm chiến thắng Ðiện Biên Phủ và dịp 50 năm hội nghị Genève 1954, cuốn tài liệu tố cáo các nước lãnh đạo cộng sản hồi đó, đặc biệt là Trung Quốc, mới được tung ra?

    Hội nghị quốc tế nhóm họp ở Genève vào tháng Tư, 1954 có mục đích bàn cách nào làm giảm thiểu căng thẳng giữa hai khối Cộng sản và Thế giới Tự do ở Ðông Á (Triều Tiên và Việt Nam) nhưng cũng có mục đích, do Liên Xô và Anh thúc đẩy, là đưa Bắc Kinh (Trung Cộng) vào thành một tay chơi trong bàn cờ quốc tế. Vì Liên Xô lúc bấy giờ nhắm thuyết phục Pháp không nên vào Cộng đồng Phòng thủ Au châu (European Defense Community) chống Nga còn Trung Cộng lần đầu tiên muốn được xem là ngang hàng với bốn cường quốc kia trên thế giới lúc bấy giờ nên cả hai đều sẵn sàng thỏa hiệp khi lợi ích của đàn em như Bắc Triều Tiên hay Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của ông Hồ Chí Minh được bàn đến. Và cũng vì *********** lúc bấy giờ, tuy thắng Ðiện Biên Phủ song không có khả năng tiếp tục chiến đấu một mình nếu không có sự yểm trợ của Liên Xô và Trung Quốc, nên đã phải chấp thuận những điều khoản được xem là thiệt thòi như:

    -Chấp nhận lằn ranh phân chia Nam Bắc ở vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) thay vì ở vĩ tuyến 13 (giữa Qui Nhơn và Nha Trang) như Phạm Văn Ðồng đòi khi mới tới hội nghị.

    -Chấp nhận một cuộc ngưng bắn (tức là một giải pháp quân sự thuần túy) thay vì được cả một giải pháp chính trị lẫn quân sự như lúc đầu *********** đòi hỏi.

    -Vì chấp nhận hoãn giải pháp chính trị nên phải chấp nhận một thời gian là 300 ngày để cho những người dân trong hai miền có quyền lựa chọn đi về phe mình ưng (cuối cùng là có gần 1 triệu người miền Bắc chọn vào Nam và khoảng 80 nghìn người CS tập kết ra ngoài Bắc).

    -Ði kèm với việc chấp nhận hoãn giải pháp chính trị kia là việc phải hoãn vô hạn định giải pháp tổng tuyển cử sau 2 năm có ghi trong Lời Tuyên bố cuối cùng ("Final Declaration") mà không có quốc gia nào ký tên, kể cả *********** và Pháp. Riêng miền nam Việt Nam, đại diện bởi Ngoại trưởng Trần Văn Ðỗ lúc bấy giờ, thì cũng như Mỹ, không ký kết bất cứ tài liệu nào và chỉ hứa là không phá mà thôi.

    -*********** cũng còn phải chấp nhận rút quân ra khỏi Lào và Cao Miên, để toàn quyền cho chính phủ của hai quốc gia này thương thuyết với các nhóm phiến loạn ở nước họ.

    Ai đòi phân chia đất nước làm hai?
    Khi hội nghị mới nhóm họp và vấn đề ngưng bắn được đặt ra, phía Pháp đòi hỏi hai bên phải định nghĩa những khu vực nằm trong quyền kiểm soát của mình. Theo đề nghị này thì phần lớn những vùng thành thị và ở trong Nam thì cả số lớn vùng nông thôn thuộc về phe không Cộng sản. Nếu ngưng bắn theo kiểu này thì sẽ thành một sự thu xếp theo hình "da beo," nghĩa là một hình thức tự bản chất là bất ổn.

    Chính vì thế mà trong cuộc họp Pháp-Việt để bàn về các vấn đề quân sự ngày 9 tháng Sáu, ông Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Quốc phòng của ***********, đã khai thông vấn đề bằng cách đề nghị dành cho *********** hẳn một lãnh thổ với "một nhà nước... một thủ đô... một hải cảng." Phía Pháp đồng ý ngay và đó là nguyên nhân của việc chia cắt lãnh thổ quốc gia ra làm hai để sau này thành hai nước.

    Song thực sự nguyên tắc chia đôi nước đã được ông Phạm Văn Ðồng, trưởng phái đoàn ***********, đề nghị từ hai tuần trước đó, trong buổi họp ngày 23 tháng Năm. Sau này, khi chuyện tổng tuyển cử được dự phòng vào tháng Bảy, 1956 không thành thì chính Liên Xô, vào tháng 1/1957, đã đề nghị cho cả hai miền Nam Bắc, tức là hai quốc gia mà tên chính thức là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hà Nội) và Việt Nam Cộng hòa (Sài Gòn), được vào Liên hiệp quốc. Việc này chứng tỏ là từ Phạm Văn Ðồng đến Tạ Quang Bửu đến đề nghị của Liên Xô, phía CS "nhất trí" trong quan niệm là hai quốc gia Việt Nam không có gì mâu thuẫn cả và có thể tồn tại lâu dài bên nhau. Vì đó là một khuynh hướng mà thế giới lúc bấy giờ muốn giải quyết trường hợp những quốc gia như Ðức (chia thành Ðông Ðức và Tây Ðức), Triều Tiên (Bắc và Nam TT), rồi sau Việt Nam thì đến Lào (vào năm 1960).

    Tóm lại, vì hòa bình thế giới, các cường quốc sẵn sàng chia một số nước ra thành hai phần đối nghịch, miễn là không có chiến tranh. Trường hợp Trung Quốc và Ðài Loan cũng thế.

    Vấn đề thống nhất bằng vũ lực

    Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa bí mật đưa quân vào Nam (Nam tiến) biết rất rõ là vi phạm những điều khoản của Hiệp định ngưng chiến ký kết ở Genève năm 1954. Do vậy nên trong nhiều năm, Hà Nội phủ nhận là có đưa quân vào miền Nam. Và cũng vì Washington hiểu như vậy nên năm sau, 1960, Bộ Ngoại giao Mỹ mới đưa ra bạch thư mang tên "Invasion from the North" ("Xâm lăng từ miền Bắc").

    Về cuộc tổng tuyển cử năm 1956
    Trong nhiều năm và cho đến bây giờ, người Cộng sản ở Hà Nội vẫn tìm cách quy trách nhiệm về cho ông Ngô Ðình Diệm việc phá vỡ cuộc tổng tuyển cử tự do mà Hiệp định Genève dự kiến trong Tuyên bố Cuối cùng vào tháng Bảy, 1956. Ở trong phe phản chiến và nói chung ở Mỹ, không ít người cũng tin theo lời giải thích này.

    Song sự thực thì sao? Sự thực là vào giữa năm 1955 khi ông Phạm Văn Ðồng nêu ra vấn đề này, chính quyền Ngô Ðình Diệm đã trả lời là không tin Hà Nội có thể tôn trọng một cuộc bầu cử thực sự tự do, công bằng và có giá trị. Mọi sự ngưng ở đây, và vì thế đã không thể có được cuộc bầu cử trên.

    Tại sao Hà Nội lại không quyết liệt đòi tổng tuyển cử bằng mọi giá? Thưa, vì ít nhất bốn lý do:

    ........
    Giá như năm 1954 nước ta không bị chia cắt làm đôi thì có lẽ là Việt Nam sẽ không có cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm và hiện nay chúng ta đang đứng ở đâu so với thế giới:
    • Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới, xếp hạng 108/152 nước.
    • Việt Nam là một trong những nước tham nhũng nhất thế giới, xếp hạng 94/143
    • Việt Nam là một trong những nước mất dân chủ nhất thế giới, xếp hạng 138/143.
    • Việt Nam là một trong những nước có chỉ số tự do báo chí tồi tệ nhất thế giới, xếp hạng 135/143 nước.
    • Việt Nam là một trong những nước có chỉ số kinh tế tự do kém nhất thế giới, xếp hạng 137/161 nước.
    • Việt Nam là một trong những nước có chỉ số phát triển con người kém nhất thế giới, xếp hạng 112/177 nước.
    • Việt Nam là một trong những nước có khả năng cạnh tranh kém nhất thế giới, xếp hạng 77/104 nước[v].
    "
  8. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Lý thuyết về địa chính trị vẫn còn giá trị. Biển đông là quan trọng với các tuyến hải trình, CR là nơi tốt nhất để quan sát BD.
  9. bluestar6868

    bluestar6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    8
    Em đề xuất ý kiến, ta chưa đủ tiền mua máy bay, chiến chạm, vì thế nên tiền trang bị vũ khí kỳ này nên đặt mua toàn bộ tên lửa tầm ngắn tầm dài các loại. cứ thằng nào xâm phạm vùng biển vùng trời là tiu pỏ mịa chúng hết. có được không các bác nhẩy .....
  10. thaisonjapan

    thaisonjapan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2008
    Đã được thích:
    0
    chơi với TÀU là bốc DPM ăn rồi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này