Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ. Chiến!!!!!!!!!! - Tập 1

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gongrom, 29/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4949 người đang online, trong đó có 421 thành viên. 21:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 95641 lượt đọc và 1868 bài trả lời
  1. sieulo

    sieulo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    29
    Tàu phóng tên lửa lớp Tarantul I ( Project 1241RE ) [​IMG]
    Tàu tuần tra tên lửa thuộc dự án 1241 RE (lớp Tarantul I) với tổ hợp tên lửa Termit (VN có 4 chiếc)

    [​IMG]
    Tàu phóng tên lửa lớp Tarantul I ( Project 1241RE ) lúc chiến đấu


    Sơ lược về Tàu phóng tên lửa lớp Tarantul I ( Project 1241RE )

    Độ giãn nước: 392 tấn _ 455 – 469 tấn full load
    Kích thước: 56.1 x 10.2 x 2.14 mét
    Sức đẩy: 2 trục; 2 động cơ gas turbines, 8 000 shp khi chạy bình thường ; 2 động cơ đẩy gas turbines, 24 000 shp; 32 000 shp khi chạy tăng tốc tối đa , vận tốc lớn nhất 43 hải lý/ giờ hoặc ở chế độ tiết kiệm nhiên liệu là 13 hải lý / giờ . Tầm họat động tối đa là 760 hải lý ở tốc độ tối đa và ở tốc độ trung bình là 1400 hải lý .
    Thủy thủ đoàn: 39 người
    Fire Control: Garpun-E/Plank Shave missile control
    Radar: Radar tìm kiém mục tiêu "Monolit" cho tên lửa đối hải, radar "Vympel" MR-123 cho pháo AK-176, Radar "Kivach-2" dùng để định vị đường đi, hễ thống nhiễu điện tử REB "Vympel - R2"
    Vũ khí: 4 hỏa tiễn SS-N-2C Styx SSM, 1 súng 76.2mm/59cal DP_ AK-176, 1 bệ phóng tên lửa SA-N-8 SAM (1 bệ phóng tên lửa Igla "Strella-3" mang theo 16 tên lửa), 2 pháo súng 30AA _ AK-630 là lọai pháo tốc độ cao ( 30 mm ), hai bệ phóng mồi bẫy PK-16 dùng để chống ra-đa và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 mét đến 1800 mét.
  2. sieulo

    sieulo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    29
    Tàu Tarantul 5 - SSN-25 Project 12418 “Thần Sấm" Tarantul 5 - SSN-25 đang trên đường về Việt Nam. Đây chính là 2 tàu đầu tiên thuộc Project 12418 “Thần Sấm".Tarantul 5 có tầm hoạt động và hệ thống vũ khí tấn công ngon hơn hẳn Tarantul 1.
    2 chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul 5 mà VN đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do VN tự đóng theo công nghệ được chuyển giao.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Hình tàu vận tải chở chiếc Tarantul 5 về VN

    [​IMG]
    Tàu Tarantul 5 - SSN-25

    Tàu phóng tên lửa lớp Molnya-project 1241.8 mà Việt Nam sẽ đóng thuộc họ tàu sau

    Tàu chiến đấu Molnya:

    - Hải quân Nga đã được trang bị thế hệ tàu tên lửa chiến đấu mới mang tên Môn-ni-y-a dùng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Tàu Môn-ni-y-a trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội.

    - Tàu tên lửa Môn-ni-y-a được phát triển theo dự án số 12421 của Nga, bao gồm: Tàu chiến đấu, tàu bổ trợ và tàu tuần tra tại các vùng cửa biển, ven bờ. Tàu tên lửa Môn-ni-y-a trang bị đầy đủ các thiết bị trinh sát và truyền tin, các hệ thống ra-đa trinh sát và kiểm soát bắn. Ra-đa có tầm bao quát toàn bộ vùng tác chiến trong tầm bắn của tên lửa, bám tín hiệu 15 mục tiêu và khoá tới 6 mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử. Hệ thống ra-đa kiểm soát bắn của pháo và tên lửa trên tàu có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển, tự động dò tìm các tín hiệu đặc trưng của mục tiêu và sử dụng hệ thống dữ liệu bắn trên máy tính.

    * Vũ khí chính trang bị trên tàu Môn-ni-y-a gồm:

    - Trang bị hệ thống tên lửa chống tàu với giàn phóng tên lửa U-ran phóng tên lửa hành trình Kh-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình Kh-35 dẫn bằng ra-đa chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg

    - Hoặc tên lửa hành trình chống tàu Moskit _ SS-N-22 với 2 giàn phóng (2 tên lửa/giàn), tầm xa 90 – 120 km, tốc độ siêu âm _ Moskit: Tầm bắn tối đa 250km, tốc độ mach 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ 320 kg

    - 12 tên lửa phòng không Igla-1M;

    - 1 pháo tàu 76mm AK-176M ( Cơ số 316 viên đạn pháo ), tầm xa 15 km

    - hai pháo phòng không 30mm AK-630M.

    Hệ thống ra-đa trên tàu có: Ra-đa trinh sát băng HF, UHF, ra-đa nhận biết mục tiêu không-biển, ra-đa điều khiển, kiểm soát bắn cho tên lửa. 2 hệ thống phóng mồi bẫy và mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120 mm hoặc PK – 16 dùng để chống ra-đa và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 mét đến 1800 mét..
    Tàu tên lửa Môn-ni-y-a có lượng giãn nước 550 tấn, trang bị máy chính 2 trục, động cơ tua-bin khí 32.000 sức ngựa, 3 động cơ đi-ê-den, công suất 500kW mỗi động cơ. Tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý, hoạt động liên tục trong thời gian 10 ngày. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên tàu 44 người. Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
  3. sieulo

    sieulo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    29
    Phát hiện ,đánh trả và tiêu diệt tàu ngầm trong trương hợp xảy ra xung đột toàn diện trên Biển Đông là một vấn đề đau đầu của Hải Quân VN.Có 2 nguyên nhân chính : 1. Trang bị quá thiếu ; 2.Kinh nghiệm tác chiến không có .
    Tàu ngầm là lực lượng không thể thiếu của 1 quốc gia có lực lượng hải quân hùng mạnh.Tàu ngầm lợi hại ở chỗ nó có thể tấn công đối phương 1 cách bất ngờ .Sức mạnh này càng phát huy nếu đối phương không có phương tiện chống ngầm hiệu quả.
    Ngày nay có hai loại tầu ngầm chính là tầu ngầm chiến lược và tầu ngầm tấn công.
    1.Tầu ngầm chiến lược có nhiệm vụ chính mang tên lửa có đầu đạn chiến lược, ẩn nấp sâu trong biển dự phòng chiến tranh hạt nhân. Tầu ngầm chiến lược mang ngư lôi đường kính lớn, phóng tên lửa từ ống phóng lôi thường hoặc từ các ống phóng thẳng đứng đường kính lớn. Ngư lôi mang tên lửa lên mặt nước để tên lửa phóng đi. Các tầu ngầm này có thể phóng cả tên lửa đạn đạo và có cánh.

    2.Tầu ngầm tấn công là tầu ngầm dùng đánh chìm các tàu khác của đối phương. Các tầu này nhỏ, chạy nhanh, rất ít ồn và có sonar rất nhậy. Thông thường nó nằm im chờ đối phương đến gần, bắn ngư lôi và điều khiển ngư lôi đến gần tầu địch bằng thụ động, rồi bật chủ động lên công kích. Các tầu ngầm tấn công lớn ngày nay không khác tầu ngầm chiến lược, diệt tầu địch bằng tên lửa.

    Có 2 phương thức chống ngầm chính :
    1.Thụ động : thả mìn tại các khu vực quan trọng như ven đảo , cảng v.v..nhằm ngăn chặn tầu ngầm địch xâm nhập.Hoặc có thể dùng biện pháp thô sơ hơn như..thả lưới.Chân vịt tầu ngầm bị lưới cuốn vào đồng nghĩa với việc tàu ngầm đó bị loại khỏi vòng chiến đấu.(Tai nạn bi thảm của tàu ngầm nguyên tử Kursk của Nga cũng do nguyên nhân bị mắc lưới này.)
    2.Chủ động : dùng tàu săn ngầm , máy bay chống ngầm thả mìn ,ngư lôi tiêu diệt. Tàu ngầm lợi hại ở sự bất ngờ, nhưng nó cũng dễ dàng bị săn đuổi và tiêu diệt một khi bị tàu săn ngầm phát hiện. Đối phương khi phát hiện tàu ngầm có thể nhanh chóng huy động nhiều tàu khác + máy bay chống ngầm để tiêu diệt mục tiêu .Trong trường hợp bị phát hiện , tàu ngầm chủ yếu bỏ chạy, lặn càng sâu càng tốt.Với tốc độ nhanh hơn, tàu săn ngầm có thể rải hàng loạt mìn phong tỏa khu vực phát hiện tàu ngầm ,sau đó phóng ngư lôi tiêu diệt.Chú ý : do mật độ vật chất ở dưới mặt nước dày nên 1 quả mìn nổ cách tàu ngầm hàng chục mét vẫn có thể phá hủy, gây hư hỏng cho tàu ngầm.Mà một khi tàu ngầm đã bị hỏng hóc, tức khả năng lặn, cơ động lẩn trốn không còn ,thì việc tiêu diệt nó chỉ là vấn đề thời gian.

    Không quân ,Hải Quân Việt Nam diễn tập săn ngầm

    [​IMG]
    Hiện nay ,về phương tiện chống ngầm, Hải Quân và Không quân Việt Nam được trang bị các phương tiện sau.

    1.Tàu hộ vệ chống ngầm : 5 chiếc lớp Petya trọng tải 1000 tấn , trang bị pháo, ngư lôi, rocket chống ngầm.

    [​IMG]
    [​IMG]

    2.Trung đoàn trực thăng chống ngầm : gồm 3 chiếc Ka-25,10 chiếc Ka-28, 2 chiếc Ka-32 .Tuy nhiên ,Ka-25 do quá cũ , đã không còn được đưa vào trực chiến.


    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    3.Máy bay trinh sát biển ,chống ngầm M-28 thuộc biên chế Không quân .
    VN đã đặt mua và đưa vào sử dụng 4 chiếc M-28 của Ba Lan từ năm 2003.Theo hợp đồng tiếp theo ,VN sẽ nhận thêm 10 chiếc vào cuối 2007.Rất tiếc ,năm 2006 , ta bị mất 1 chiếc M-28 do tai nạn khi huấn luyện,phi công là thượng tá trung đoàn trưởng hy sinh (đau thế ...).
    Giới thiệu sơ lược về M-28:
    Loại này có tính năng thám thính và tuần tra biển, đường băng cất và hạ cánh đòi hỏi cực ngắn, phi hành đoàn gồm sáu người nhiệm vụ từng phi công : pilot-in-command, co-pilot, radar operator-navigator, technician, tactical officer, co-ordinate officer.
    M-28 do công ty PZL Ba Lan sản xuất . Nó có hai loại , loại dùng chuyên chở lính , nhảy dù ....và loại cho trinh sát biển và biên giới . Loại trinh sát biển gọi là M-28 Bryza ( loại cải tiến là M-28B bryza ) . Máy bay có khả năng cất cánh và hạ cánh trên đường băng rất ngắn . Bryza được đánh giá là một cú sốc với nato . Nó trang bị radar ARS-400 hoặc ARS-800 X-band chuyên dùng tìm kiếm mục tiêu trên mặt nước và mặt đất , mapping và cả dự báo thời tiết . Radar dùng kết hợp với hệ thống MSC-400 đây là thiết bị xử lý thông tin , dự trữ thông tin , truyền dẫn thông , và hiển thị . Nó có khả năng display cùng lúc 30 mục tiêu khác nhau trên màn hình màu , tactical data management , data link với tầu biển và đất liền , situation display . Thiết bị quan sát thermal Imaging system (FLIR Laser+IIR tracking ) Magnetometer system MaG-10 ( dùng phát hiện tầu ngầm nhờ đo từ trường ) Hydro-acoustic detection HYD-10 ( phát hiện tầu ngầm nhờ nghe tiếng của nó thông qua phao-tai nghe ) . Loại cải tiến dùng hệ thống MSS-5000 là hệ thống hiện đại nhất ngày nay ( nhập của tây âu ) . Máy bay tầm xa 1230Km , bay nhanh nhất 350Km/h độ cao 6Km , dường băng dài 410mét ( đường băng trên đảo TS dài 600 mét ) tốc độ cát cánh 135Km/h , tốc độ hạ cánh 140Km/h.
    Chiếc này được trang bị radar có tầm quét bán kính 160km, dò tìm đồng thời 30 mục tiêu chủ yếu là phát hiện tàu nổi.....và DÒ TÌM TÀU NGẦM bằng các biện pháp dò từ trường phát ra từ vỏ tàu ngầm, dò bằng tia hồng ngoại (FLIR), và thả phao phát radio xuống biển mà dò tìm tàu ngầm.Tuy không phải là một máy bay săn ngầm thực thụ vì chỉ có tính năng dò tìm là chính nhưng chiếc này có khả năng đeo trên hai cái mấu gắn vũ khí của mình loại ngư lôi A244/S của Ý và tên lửa không đối biển loại MU90 do Ý và Pháp hợp tác. Chuẩn của chiếc M-28 có gắn 2 quả SAB (Luminous bomb) bom, đó là bom định vị phát ra ánh sáng đặc trưng trong bóng tối nhằm đánh dấu mục tiêu để các phương tiện chiến đấu khác tiêu diệt....

    [​IMG]
  4. sieulo

    sieulo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    29
    Diễn tập đổ bộ Trường SA khi có chiến sự [​IMG]

    http://i203.photobucket.com/albums/aa245/melbrich
    /HQNDVNmarines1c.jpg

    [​IMG]

    [​IMG]

    Diễn tập đổ bộ tăng ở Trường Sa

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  5. sieulo

    sieulo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    29
    Tarantul 5 - SSN-25 đang trên đường về Việt Nam. Đây chính là 2 tàu đầu tiên thuộc Project 12418 “Thần Sấm".Tarantul 5 có tầm hoạt động và hệ thống vũ khí tấn công ngon hơn hẳn Tarantul 1.
    2 chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul 5 mà VN đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do VN tự đóng theo công nghệ được chuyển giao.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Hình tàu vận tải chở chiếc Tarantul 5 về VN

    [​IMG]
  6. anhvaem6868

    anhvaem6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Đã được thích:
    9
    nhớ ngày nào, năm 1979 em và các chiến sỹ đánh lui cả 200 vạn quân tàu xâm chiếm Lạng sơn, khi bọn em dồn toàn bộ chúng xuống sông và cắm điện chết 100 vạn tên thì lý tiểu long xuất hiện, đánh nhau với em 300 hiệp mới cứu được 100 vạn quân còn lại chạy về nước. trong số 100 vạn quân thoát chết có mấy tên đang giử chức vụ lúc này nên nó cay lắm. [:D]

    remember how, in 1979 she and soldiers repulsed the 200 thousand Chinese troops invaded in Lang Son, when you put them all plugged them into the river and killed 100 thousand names appear, then Bruce, fought with You can save 100 300 United Left hosts running on water. of the 100 hosts survived with little name now holds it very spicy.

    还记得,在1979年她和士兵击退了200万华人在谅山军队入侵,当你把它们插入到江里,杀死十万名出现,然后布鲁斯,打了您可以保存治国主机100 300联合左翼。与小幸存下来的100台主机的名字现在拥有非常辣。
  7. thaisonjapan

    thaisonjapan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2008
    Đã được thích:
    0
    quan trọng là mang ra sử dụng để răn đe những kẻ nhòm ngó đất nước . DÁM KHÔNG
  8. sieulo

    sieulo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    29
    Trang bị không quân Việt Nam KQNDVN có 3 vạn người,biên chế thành 3 sư đoàn : B70 : Lê Lợi, B71 : Thăng Long, B72 : Hải Vân. 2 đoàn công kích,2 đoàn tiêm kích,3 đoàn vận tải,3 đoàn huấn luyện,4 lữ đoàn cao pháo,6 lữ rada,hơn 100 trận địa rada,66 trận địa tên lửa không đối không.
    Trang bị không quân Việt Nam theo bản dưới đây


    [​IMG]

    Các sân bay quân sự chính của Việt Nam

    [​IMG]

    Mig-21 Chiến đấu cơ không hề già

    [​IMG]

    Tuy nhiên, nhiều phi công KQND Việt Nam thích bay loại MiG-17 hơn, vì tỷ lệ nâng trên khối lượng cao của loại MiG-21. Tỷ lệ lớn đồng nghĩa với việc MiG-21 không linh hoạt hay có tính năng cơ động cao như MiG-17. Đây là máy bay Sô viết đầu tiên thành công trong việc áp dụng loại cánh tam giác cho cả hai mục đích, chiến đấu và đánh chặn. Mặc dù những phiên bản MiG-21 đầu tiên thiếu rada tầm xa, tên lửa và bom hạng nặng so với những máy bay chiến đấu cùng thời của Hoa Kỳ, nhưng nó đã chứng tỏ là một đối thủ đáng gờm với sự điều khiển của những phi công dày dặn kinh nghiệm. MiG-21 là máy bay chiến đấu loại nhỏ, đạt tốc độ Mach 2 với một động cơ turbin phản lực đốt lần hai khá nhỏ và so với trọng lượng và so với loại F-104 Starfighter của Hoa Kỳ và Dassault Mirage III của Pháp. Những phi công của Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam đều được huấn luyện để đối phó với những chiến thuật bay của MiG, những phi công này được đào tạo tại trường huấn luyện máy bay chiến đấu của hải quân với tên gọi trong nội bộ là "Top Gun", ở đây họ được bay tập với những mục tiêu giả làm MiG là A-4 Skyhawk và F-5 Tiger II.

    Trong chiến dịch Linebacker II, không quân Mỹ đã sử dụng B-52 Stratofortress để phá hủy các thành phố ở miền bắc Việt Nam năm 1972. Một chiếc MiG-21MF của không quân Việt Nam do Phạm Tuân lái đã bắn hạ một chiếc B-52 Stratofortress khi đang thực hiện nhiệm vụ. Đây là chiếc B-52 duy nhất bị bắn hạ khi thực hiện nhiệm vụ bởi một máy bay chiến đấu trong lịch sử.

    Loại máy bay này cũng được sử dụng rộng rãi trong những cuộc xung đột tại Trung Đông ở thập kỷ 1960 và 1970, bởi không quân Ai Cập, Syri và Iraq chống lại Israel. Trong những cuộc chiến vào những năm 1960-1970 MiG-21 đã chế áp hoàn toàn đối với F-4 Phantom II và A-4 Skyhawks. Nhưng sau đó, chúng lại bị những chiếc máy bay khác hiện đại hơn chế áp là F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon vào cuối những năm 1970, khi không quân Israel được Hoa Kỳ bán cho những loại máy bay này.

    Hiện nay không quân Việt Nam đang cải tiến những chiếc MiG-21 của mình thành MiG-21 Lancer I,II và MiG-21-93 theo hợp đồng với Aerostar SA, Elbit (của Rumani và Israel) và xí nghiệp sản xuất máy bay Mikoyan (của Nga).

    Về MiG-21 ở chiến tranh Việt Nam.

    MiG-21 hồi đó khá cũ, nó vẫn là máy bay không chiến tầm ngắn trong khi F-4 đã có khả năng không chiến bằng radar khá mạnh. Tuy nhiên, MiG-21 vẫn là máy bay hiện đại nhất Không Quân Việt Nam có.

    Không phải phi công Việt Nam thích MiG-17 hơn. Do thay đổi cách chiến đấu, nên trong chiến tranh Việt Nam, MiG-21 đã qua nhiều thử nghiệm chiến thuật, với các thời kỳ thắng lợi và hạn chế xen kẽ. Có hai thời kỳ ngắn, khi mà các phi công Mỹ thử nghiệm được chiến thuật tốt hơn, thì MiG-17 ưu thế hơn. Nhưng đại thể, MiG-21 vẫn là máy bay mạnh hơn MiG-17, lúc đó đã được gọi là "out of date", quá cổ. Đến cuối chiến tranh thời kỳ 1970-1972 thì phi công Việt Nam hầu như lập công bằng MiG-21. Một trong những trận đánh cuối dùng MiG-19 là trận đánh ngày 2 tháng 9 năm 1972, hai chiếc MiG-19 đánh đuổi 12 chiếc F-4, hạ 2 chiếc trên "Thung lũng MiG". Nhưng trận này, MiG-19 lập công được do MiG-21 hỗ trợ, kéo các máy bay hộ tống về phía Tây. MiG-21. ở chiến tranh Việt Nam đã ba lần bắn hạ pháo đài bay B-52, bằng các chiến công của Vũ Đình Rạng, Vũ Xuân Thiều và Phạm Tuân, đều bằng MiG-21. Các phi công Việt Nam đã tạo ra phương thức chiến thuật ngày nay là kinh điển của MiG-21. Chiến thuật này tận dụng ưu thế của động cơ và gia tốc, tiến công và thoát hiểm theo chiều thẳng đứng. Ban đầu, các MiG-21 phục kích trên cao, tấn công và thoát hiểm phía sau địch, xuống dưới. Sau này, chiến thuật hiệu quả nhất được áp dụng là các MiG-21 tiếp cận bí mật ở độ cao thấp, vọt lên cao rồi tấn công từ trên cao phía sau, lao xuống thấp thoát trở về. Phi công Phạm Thanh Ngân là người đề nghị và lần đầu tiên thử nghiệm thắng lợi chiến thuật này. Trận đầu, anh ở vị trí số một trong tốp 2 chiếc, bắn rơi một máy bay trinh sát điện tử RF-101C được bảo vệ chặt chẽ. Phạm Thanh Ngân là phi công tài ba, anh đã chỉ huy tốp với các phi công giỏi nhất của Việt Nam, trong đó có Nguyễn Văn Cốc. Phạm Thanh Ngân là phi công thử nghiệm chiến thuật, bắn rơi nhiều loại máy bay nhất trong các phi công Việt Nam. Sau chiến công RF-101C trên, Phạm Thanh Ngân trở thành Anh Hùng của nước Việt Nam năm 1969. Từ năm 1989 đến năm 1996, ông là Tư lệnh Quân chủng Không quân. Từ năm 1998 đến năm 2001, ông là Chủ nhiệm Tổng cục Chinh trị, Uỷ viên Bộ Chính trị (Cơ Quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng Sản), Thượng tướng. Hiện ông là Trưởng ban chỉ đạo tổng kết chiến lược về quân sự và quốc phòng trực thuộc Bộ Chính Trị.
    Máy bay Su-22
    Sukhoi Su-17 (tên ký hiệu của NATO 'Fitter') là một máy bay tấn công của Liên Xô, được phát triển từ máy bay tiêm kích/ném bom Su-7
    Loại máy bay này rất thành công, với một thời gian dài phục vụ trong không quân Xô Viết và không quân Nga. Dòng máy bay này được xuất khẩu rộng rãi tới các nước Đông Âu, Châu Á, và Trung Đông.

    '''Su 22''' là máy bay ném bom của Liên Xô( được phát triển từ loại máy bay ném bom Su -17 ).Đây là loại máy bay ném bom ( được trang bị tên lửa không đối không ).Là loại máy bay ném bom thành công nhất và phục vụ trong quân đội Xô Viết lâu nhất. Su -22 là phiên bản để xuất khẩu cho các nước .Việt Nam sử dụng các loại Su -22 M3/M4 và Su – 22 UM3 (hình dạng gần giống máy bay tiêm kích Mig -21).

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    Trong các năm từ 1990-98, KnAAPO và AVPK "Sukhoi" đã tiến hành hiện đại hoá 32 chiếc Su-22M4 một chỗ và 2 chiếc Su-22UM3 hai chỗ cho Việt Nam.

    • Các ứng dụng hiện đại hóa nâng cấp được đưa ra như sau:

    1. Sử dụng rađa xung Doppler đa hệ có antenna đường kính 500mm để đảm bảo việc sử dụng vũ khí tấn công các mục tiêu trên mặt đất hay biển. Rađa này có thể đặt ở mũi hình côn hoặc trong khoang dưới cánh có nguồn điện và hẹ thống làm lạnh bằng chất lỏng mới.

    2. Màn hình nhìn lên (HUD)có góc rộng, gắn một panel điều khiển chế độ dẫn hướng tấn công cũng như có camera để quan sát ngay lập tức khoảng không gian bên ngòai cabin và hiển thị các thông tin về vũ khí.

    3. Hệ thống lái FLIR (forward looking infrared) có hiển thị các thông tin tới HUD.
    4. Một hoặc 2 màn hình tinh thể lỏng đa chức năng, đơn sắc hoặc màu hiển thị các thông tin về rađa của máy bay, các thông tin về chuyển động, trạng thái vũ khí và các dữ liệu khác

    5. máy tính tổng hợp sử dụng để dẫn đường và tấn công

    6. hệ thống dẫn đừong quán tính có độ chính xác cao dựa trên cơ sở con quay hồi chuyển vòng lazer.

    7. Hệ thống dẫn đường qua vệ tinh đa kênh có độ chính xác cao

    8. Hiện đại hóa cần điều khiển bay và hộp số kiểm soát lực đẩy dựa trên khái niệm NOTAZ (lái, điều khiển hệ thống âm thanh và vũ khí bằng tay trong kjhi bay và kiemẻ soát lực đẩy).
    9. Các dữ liệu đầu vào được lập trình để tự động tạo đầu vào của nhiệm vụ bay

    10. Hệ thống xử lý số liệu mặt đất dùng cho khi bay sử dụng bộ nhớ xử lý nhanh (có thể lắp cố định hoặc xách tay)

    4 cấp hiện đại hóa này nâng cấp khả năng chiến đấu cho máy bay theo từng cấp:
    - Lắp đặt rađa để nâng cao khả năng chiến đấu cho máy bay khi tấn công các mục tiêu trên biển bằng tên lửa kh-31A có đầu dò dẫn hướng bằng rađa chủ động và khi tấn công mục tiêu trên không bằng tên lửa không đối không R-27T với đầu dò tia hồng ngoại và tên lửa RVV-AE có đầu dẫn bằng rađa chủ động.

    - Thay thế tên lửa không đối không tầm ngắn R-60 bằng tên lửa R-73 với các tính năng đã được cải tiến

    - Có giá treo 2 quả bom dẫn hướng KAB-500KR dẫn đường bằng đầu dò vô tuyến dùng để phá hủy các boongke đã được đánh dấu trên mặt đất

    Có nguồn tin cho rằng vào năm 2005 Việt Nam đã mua vài chục chiếc Su-22 "Second Hand" từ Ba Lan

    L-39 máy bay huấn luyện đa năng

    Aero L-39 Albatros là một chiếc máy bay huấn luyện đa tính năng được phát triển tại Tiệp Khắc để đáp ứng các yêu cầu cho loại "C-39" (C viết tắt của Cvičný - huấn luyện) trong thập niên 1960 để thay thế chiếc L-29 Delfín.

    [​IMG]

    Đây là chiếc đầu tiên của thế hệ máy bay huấn luyện phản lực thứ hai, và là chiếc máy bay huấn luyện sớm nhất được trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt, và sau này được nâng cấp thành loại L-59 Super Albatros và L-139. Mẫu thiết kế này vẫn đang được chế tạo ở tình trạng được nâng cấp thành L-159 Alca, 2,800 chiếc L-39 vẫn hoạt động trong hơn 30 lực lượng không quân trên khắp thế giới. Chiếc Albatros rất linh hoạt, có thể đảm đương các phi vụ tấn công hạng nhẹ ban ngày cũng như vai trò huấn luyện phi công, và vai trò thông thường nhất của nó là máy bay huấn luyện.

    L-39 cất cánh lần đầu ngày 4 tháng 11 năm 1968, và được sử dụng như loại máy bay huấn luyện cơ bản tại Liên bang Xô viết, Tiệp Khắc, và tất cả các nước thuộc Khối hiệp ước Warsaw (ngoại trừ Ba Lan, nước này sử dụng loại máy bay phản lực thế hệ đầu tiên TS-11 Iskra của họ) từ năm 1971 trở về sau. L-59, tên định danh trước kia là L-39MS, một bản thiết kế cải tiến, được trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt DV-2, vẫn còn được chế tạo đến tận năm 1999.

    Hiện Việt Nam có khoảng 23 chiếc L-39 đóng tại Học viện Không quân Nha Trang. Ngày 6 tháng 6 năm 2007, một chiếc L-39 bay huấn luyện thuộc Học viện Không quân Nha Trang thuộc Quân chủng Phòng không Không quân - Bộ quốc phòng xuất phát từ sân bay Nha Trang thì bị trục trặc và đâm xuống vùng biển thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách bờ 2 km. Tai nạn làm hai phi công là Trần Văn Deo và Lê Lâm Phương bị thiệt mạng.

    Mi-8 lực lượng không vận chủ yếu của Việt Nam

    [​IMG]

    Mil Mi-8 (tên hiệu NATO "Hip") là một máy bay trực thăng lớn hai động cơ. Mẫu một động cơ đầu tiên (AI-24W), W-8, cất cánh ngày 9 tháng 7, 1961. Chiếc thứ hai với hai động cơ AI-24W cất cánh lần đầu ngày 17 tháng 9, 1962. Sau khi được sửa đổi một số chi tiết, nó được đưa vào phục vụ trong Không quân Sô viết năm 1967 với cái tên Mi-8. Có rất nhiều biến thể, gồm Mi-8T ngoài khả năng vận chuyển 24 binh sĩ còn được trang bị các tên lửa điều khiển chống tăng. Kiểu Mil Mi-14 dùng cho hải quân, và kiểu Mil Mi-24 tấn công cũng là biến thể từ loại Mi-8.

    Mi-8 được sử dụng ở hơn 50 quốc gia, gồm Ấn Độ, Trung Quốc và Iran; biến thể mới nhất Mi-8MT/Mi-17 được trang bị nặng hơn và giới thiệu năm 1981. Mi-17 ít được biết đến hơn, hoạt động ở khoảng 20 nước.

    Các đơn đặt hàng gần đây gồm: 40 chiếc trực thăng Mi-8TV cho Ấn Độ được trang bị tên lửa không đối đất Vikhr-M (AT-16), được chuyển giao vào cuối năm 2001, một số Mi-17 cho Iran, 10 cho Malaysia, 20 cho Colombia, sáu cho Ấn Độ, 12 cho Pakistan và 13 cho Venezuela. Tháng 2 năm 2005, Không quân Iraq đặt hàng mười chiếc Mi-17V-5 từ công ty Bumar Ba Lan. Đến tháng 12, quân đội Séc nhận 16 chiếc Mi-17SH như một phần trong sự giải quyết nợ của Nga.

    Tháng 7 năm 2002, Kazan đã ký một thoả thuận thị trường quốc tế với BAE Systems của Anh Quốc và Kelowna Flightcraft của Canada về một phiên bản cải tiến, máy bay lên thẳng vận tải và các mục đích khác Mi-172. Chiếc The Mi-172 có một hệ thống nhiệm vụ mới từ BAE Systems Avionics, kính buồng lái mới với hệ thống công cụ bay điện tử mới từ Honeywell và tháp đa cảm biến ổn định Titan 385 của BAE Systems.

    Trực thăng vận tải MI-8T

    Chiếc trực thăng vận tải quân sự Mi-8T có một pod and boom quy ước và một rotor đuôi và cơ cấu hạ cánh ba bánh không co lại được. Cánh quạt năm cánh được làm từ hợp kim nhôm. Buồng lái ba người - chỉ huy, hoa tiêu và thợ máy. Các hệ thống làm ấm cho buồng lái và cabin chính còn điều hoà không khí thì tuỳ chọn. Các phiên bản cứu hộ và cấp cứu có một hệ thống oxy cho tổ lái và người bị nạn. Mi-8 có các đặc điểm tồn tại tuyệt vời gồm bình chứa nhiên liệu có nạp bọt chống nổ, buồng lái bọc thép, hệ thống chữa cháy và các mạch điều khiển chính dự trữ, hệ thống năng lượng và nước.

    Trực thăng chở hàng MI-8

    Thiết bị đỗ và vận chuyển của máy bay trực thăng có thể được dùng để treo những vũ khí chiến tranh nhẹ và đạn dược nhờ vào các tời và cứu hộ người dưới mặt đất hay trên biển bằng một tời kéo hoạt động điện (khả năng 200kg). Cabin có các điểm cài trên sàn. Các thang lên máy bay có thể dùng cho xe lên. Cabin có thể chứa 12 litters (stretchers). Dây đeo hàng bên ngoài có thể mang 3,000kg.

    Các động cơ trục Turbo Klimov TV-2117

    Máy bay trực thăng Mi-8T có hai động cơ trục Turbo Klimov TV2-117. Bộ làm lệch được lắp trên các cửa hút gió của động cơ nhằm ngăn chặn sự thâm nhập của bụi khi cất cánh từ những khoảng đất không được chuẩn bị trước. Máy bay cũng có bộ phận phát năng lượng dự bị (Auxiliary Power Unit - APU) cho những nhiệm vụ độc lập. Máy bay chứa 1,870 lít nhiên liệu trong hai bình chứa đàn hồi bên trong và hai bình bên ngoài. Tổng dung tích nhiên liệu có thể lên đến 3,700 lít bằng cách lắp thêm hai bình chứa bằng sắt trong cabin.
    Trực thăng vũ trang MI-8TV

    Mi-8TV vũ trang là một phiên bản của Hip. Nó được trang bị súng máy gắn sẵn bên trong và sáu giá vũ khi với các rocket S-5 bên ngoài. Máy bay cũng có thể mang tên lửa chống tăng AT-2 Swatter 9M 17P Skorpion. Để điều khiển vũ khí, nó dùng ống ngắm vũ khí chuẩn PKV. Mi-8 cũng có khả năng rải mìn. Các máy bay Mi-8TV vũ trang được trang bị động cơ TV3-117VMA mạnh hơn cải thiện trần bay (3,950m so với 1,760m của Mi-8MT). Khả năng treo hàng tối đa của phiên bản vũ trang tăng lên đến 4,000kg.

    Theo thông tin từ nhà sản xuất thì Mi-171 có thể mang được :
    - 2 súng máy 2,62mm hoặc 1 súng 12,7mm.
    - 4 đến 6 tên lửa chống tăng AT-2C hoặc AT-3.
    - 4 đến 6 thùng rocket 57mm (16 ống phóng) hoặc 2 thùng rocket 80mm (20 ống phóng).
    - 2 bom 500kg hoặc 4 bom 250kg.

    Trực thăng tìm kiếm và cứu hộ MI-8MPS

    Chiếc Mi-8MPS tìm kiếm và cứu hộ được phát triển từ máy bay trực thăng vận tải quân sự. Trong các nhiệm vụ tìm kiếm, tổ lái thả các đèn hiệu radio để đánh dấu vùng tai hoạ và chuyển đội cứu hộ tới giúp đỡ và cứu người bị nạn. Máy bay có thể nhấc mười người một lúc bằng dây treo qua bè cứu hộ PSN-10 và cũng có thiết bị hạ cánh khẩn cấp đảm bảo khả năng nổi tới 30 phút khi bắt buộc phải hạ khẩn cấp xuống biển.

    Những sửa đổi đặc biệt của Mi-8MPS cho các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn ở thân gồm hai cửa mạn, một bè chứa, một cửa vào lớn và các bình nhiên liệu phụ. Các trang thiết bị lắp thêm gồm hệ thống radar YuR-40.1, thiết bị tầm nhiệt TAPAS, hệ thống lái/định vị PNKV-8PS và thiết bị cứu nạn, một cần trục bên trong với tời LPG-300 và cán dài.

    [​IMG]
  9. sieulo

    sieulo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    29
    Trực thăng Ka-28 và Ka-32


    Trực thăng Ka-28 và Ka-32 được Việt Nam đưa vào sử dụng với nhiệm vụ tuần tra bờ biển và cứu hộ, đây là loại trực thăng có cánh quạt đồng trục rất đặc biệt.
    Ka-32 có khả săn tàu ngầm do được trang bị các loại ra đa sau: Radar; MAD; dipping sonar; 12 sonobuyoys, RWR RWR, directional ESM, dorsal EW pod. Việt Nam hiện có khoảng 8 chiếc Ka-28 và 4 chiếc Ka-32 làm nhiệm vụ chủ yếu là vận tải và cứu hộ.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Ưu điểm của Sơ đồ "hai cánh quạt nâng đồng trục"

    Sơ đồ "hai cánh quạt nâng đồng trục" còn gọi là sơ đồ Kamov theo tên của tổ hợp thiết kế – chế tạo Kamov của Liên Xô và Nga chuyên chế tạo trực thăng loại này và ngày nay cũng chỉ có hãng này làm máy bay trực thăng theo sơ đồ này, đây là "đặc sản" trực thăng Kamov của Liên Xô (tuy không phải do Liên Xô phát minh ra). Đặc điểm của sơ đồ này là không có cánh quạt đuôi mà có 2 bộ cánh quạt nâng đồng trục quay ngược chiều nhau để triệt tiêu mô men quay thân máy bay. Khi máy bay muốn quay đầu để rẽ hướng phi công ấn pê đan "anti-torque" sẽ tạo ra chênh lệch vận tốc quay của hai tầng cánh quạt đồng trục và máy bay sẽ quay thân tương ứng theo chiều cánh quạt quay chậm hơn.

    Loại máy bay này có nhiều ưu điểm lớn: vì có 2 cánh quạt nâng nên đường kính, vận tốc quay của cánh quạt không cần lớn lắm cho phép cánh quạt hoạt động trong khoảng hiệu suất cao nhất, và độ an toàn chống cộng hưởng, chống rung giật cánh quạt tốt, không mất phần công suất hoang phí như loại Sikorsky. Đặc biệt tính cơ động của nó là hoàn hảo, tốt nhất trong các phương án trực thăng: nó có thể trong một khoảnh khắc đột ngột di chuyển theo nhiều hướng phải – trái, tiến – lùi và lên – xuống một cách rất linh hoạt (Loại Kamov Ka-50 của Nga có thể bay ngang thân sang phải, trái 80 km/giờ, bay lùi 90 km/giờ thay đổi chế độ bay trong vài giây), loại máy bay này có thể bay các loại hình pilotage (hình nhào lộn) mà các loại trực thăng khác không thể thực hiện được, rất dễ điều khiển. Vì không có cánh quạt đuôi nên loại này không ngán ngại gió thổi ngang, có thể cất cánh hạ cánh, bay treo và hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, và một ưu điểm nữa là vì kích thước cánh quạt nhỏ, không đuôi nên loại này có kích thước rất nhỏ gọn. Vì các ưu thế trên nên loại máy bay này là trực thăng chủ yếu của Hải quân xô viết và Nga ngày nay nhất là trên các hạm tàu chống tàu ngầm của nước này.

    Loại này đồng thời có những nhược điểm: cánh quạt với hệ thống biến bước "collective" và "ciclic" bản thân đã là phức tạp nay lại thêm cơ cấu "trục trong trục" ngược chiều quay thì là quá phức tạp. Hệ thống đồng trục là bộ phận hay gặp nhiều rủi ro nhất của loại máy bay này. Và vì có 2 tầng cánh quạt, có độ cơ động tốt nên khi có chuyển động đột ngột có thể gây ra chạm cánh quạt vào nhau.
    Phạm Tuân sau trở thành người Việt Nam đầu tiên bay lên quỹ đạo. Nhìn chung, các phi công Việt Nam sau chiến tranh phát triển tốt.

    Một trong những thời kỳ khó khăn của MiG-21 trong chiến tranh Việt Nam là chiến dịch Bolo. Một phi công kỳ cựu từ Thế chiến 2 Mỹ là Đại tá Robin Olds đã sử dụng các F-4 không chiến giả làm F-105 mang bom, lừa MiG đến bắn hạ. Chiến dịch bắt đầu ngày 2 tháng Giêng năm 1967, chiến thật này của F-4 gây khó khăn cho MiG-21 nửa năm. Nhìn chung, MiG-21 là máy bay được phi công Việt Nam sử dụng tốt nhất.
  10. saigonchiutroi

    saigonchiutroi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2010
    Đã được thích:
    89
    Viêt nam phải mua Tomahawk thằng 3tàu nó mới sợ

    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này