Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ. Chiến!!!!!!!!!! - Tập 1

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gongrom, 29/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8160 người đang online, trong đó có 964 thành viên. 09:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 95351 lượt đọc và 1868 bài trả lời
  1. redriver2008

    redriver2008 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Đã được thích:
    1
    Với một người láng giềng ồn ào thế thì chúng ta phải tập trung nâng cao chất lượng của răn đe.
  2. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Chúng ta cần hoà bình để phát triển, nhưng cứ dồn ép chúng ta như thế này thì phải hành động thôi.

    Phản ứng của chúng ta vừa rồi rất mạnh mẽ, có thể nếu tái diễn là chơi luôn đó (suy nghĩ cá nhân)
  3. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394
    Báo thế giới nói về việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam
    Sự việc các tàu hải giám Trung Quốc hôm 26/5 đe dọa tàu Bình Minh 02, cắt cáp thăm dò địa chấn tại lô 148 Thềm lục địa Việt Nam, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 120 hải lý đã vi phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động bình thường của Việt Nam trên vùng biển này. Mấy hôm nay, nhiều báo chí quốc tế cũng đã lên tiếng trước hành động vi phạm luật pháp quốc tế này từ phía Trung Quốc.
    Báo Financial Times dẫn lời chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông làm việc tại Học viện Quốc phòng Australia, ông Carl Thayer, cho rằng, sự việc nói trên thể hiện sự gây hấn ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc trên Biển Đông.

    Financial Times cũng viết: Trung Quốc thường xuyên bắt giữ ngư dân Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên trong những năm gần đây tàu hải giám Trung Quốc đụng độ với tàu khai thác dầu khí Việt Nam. Một tàu của Philippines cũng đã phải chịu một cuộc đụng độ tương tự với tàu hải giám của Trung Quốc hồi tháng 3 vừa qua.

    Theo Financial Times, vụ việc nói trên chỉ xảy ra một tuần sau khi Trung Quốc và Philippines cùng thống nhất “ứng xử có trách nhiệm” trong vùng biển tranh chấp và nhắc lại thỏa thuận về việc giải quyết một cách hòa bình.

    Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Liang Guanglie tới Manila mới đây, các quan chức hai nước này cũng đã nhất trí tránh những động thái đơn phương có thể gây căng thẳng thêm trên Biển Đông. Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã tuyên bố sau chuyến thăm rằng, những vụ va chạm này có thể kéo theo một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và buộc Philippines phải tăng cường lực lượng quân sự của mình tại đây.

    Financial Times cũng đưa tin Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hiện nay đang làm việc với nhiều tập đoàn quốc tế lớn, trong đó có ExxonMobil và Chevrong, để khai thác và phát triển nguồn dầu khí tại Biển Đông. Báo này dẫn lời một vị quan chức của Tập đoàn nói rằng vụ việc mới nhất này “sẽ ảnh hưởng đến thái độ của các nhà đầu tư nước ngoài”.

    Hãng tin Reuters cũng đưa tin về vụ việc nêu trên, theo đó 3 tàu hải giám của Trung Quốc đã thách thức một tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông, phá hoại trang thiết bị và còn lên tiếng đe dọa tàu Việt Nam.

    Reuters viết: Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối vụ việc bằng việc gửi công hàm ngoại giao cho các nhà ngoại giao của sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội hôm thứ Năm (tuần trước). Phía Trung Quốc phải "kiềm chế không lặp lại hành động vi phạm chủ quyền trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và cũng phải bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam", Reuters dẫn lại nội dung công hàm khi đưa tin về vụ việc.

    Hãng tin Bloomberg cũng dẫn lại nguồn tin Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam Đỗ Văn Hậu về việc 3 tàu Trung Quốc cắt dây cáp thăm dò của con tàu thuộc sở hữu của Tập đoàn này. Ông Hậu cho biết, tàu Trung Quốc cho rằng tàu Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, song thực tế tàu Việt Nam đang làm việc trong vùng lãnh thổ của mình.

    Hãng tin BBC thì viết: Trước đây Trung Quốc từng có nhiều hành động cản trở Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông. Nước này đã gây áp lực, trực tiếp hoặc gián tiếp, lên các công ty nước ngoài muốn làm ăn với Việt Nam tại đây như BP hay ExxonMobil. Tuy nhiên, đây là lần đầu tàu Trung Quốc vào sâu và có hành động mạnh bạo như vậy trong vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Trên thực tế, hoạt động thăm dò của tàu Bình Minh đã được diễn ra một cách bình thường từ năm 2010 không có tranh chấp.

    “Yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, trái với Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển mà Trung Quốc là một thành viên. Yêu sách này xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, và đã bị nhiều nước phản đối. Việc Trung Quốc tìm cách thực hiện yêu sách này trên thực tế đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”, Nguyễn Duy Chiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia khẳng định.

    BBC dẫn lại rõ ràng tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga chiều 29/5: “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam”.

    Bà Nguyễn Phương Nga cũng yêu cầu Trung Quốc bồi thường: “Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam”.

    BBC viết: Trước đó, PetroVietnam tuyên bố 3 tàu hải giám của Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải của Việt Nam, uy hiếp và phá hoại thiết bị của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của hãng này. Trung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình, nhưng chính hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.

    Trong khi đó, hãng tin AFP cũng dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc sau vụ va chạm, khẳng định Bắc Kinh đã "đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo hai nước". "Trung Quốc đang gây hiểu nhầm với ý định biến một khu vực không có tranh chấp thành một khu vực tranh chấp", bà Nga truyên bố. Theo AFP, việc Trung Quốc đang ngày càng thể hiện sức mạnh trên Biển Đông đã gây căng thẳng với các nước láng giềng cũng như với Mỹ.

    Tại cuộc họp báo chiều 29/5, bà Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh: “Hành động của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc”.

    Bà Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh cần phải làm rõ 3 vấn đề. Trước hết, khu vực Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam theo công ước Luật biển của LHQ 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực “do Trung Quốc quản lý”. Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp.

    Thứ hai, Việt Nam luôn tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Không có nhận thức chung nào nói rằng Trung Quốc có quyền cản trở các hoạt động của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính hành động này của Trung Quốc đã đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước.

    Thứ ba, Trung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình, nhưng chính hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.

    Quang Minh (tổng hợp)
  4. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394
    Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam sẽ sớm được thành lập
    Theo Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ này - ông Cao Đức Phát vừa ký tờ trình gửi Thủ tướng đề nghị phê duyệt đề án “Xây dựng lực lượng kiểm ngư Việt Nam”.

    Theo nội dung đề án, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam sẽ được tổ chức và hoạt động thống nhất trong toàn quốc, được đầu tư trang bị đủ mạnh; là cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghề cá trên các vùng nước nhằm thực hiện tốt chức năng đảm bảo thi hành pháp luật, làm cơ sở để quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đảm bảo phát triển khai thác thuỷ sản hợp lý mà vẫn bảo vệ và phát triển được nguồn lợi thuỷ sản.



    Một tàu kiểm ngư của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. Hồ Chí Minh

    Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam còn là lực lượng hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân trong sản xuất, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động thuỷ sản; góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế nhạy cảm bằng các biện pháp dân sự một cách nhanh chóng, hiệu quả; góp phần bảo vệ an ninh, trật tự, giữ vững chủ quyền quốc gia trên các vùng biển...

    Để thống nhất triển khai thực hiện được chức năng quản lý nhà nước được giao, đề án “Xây dựng lực lượng kiểm ngư Việt Nam” xác định lực lượng Kiểm ngư là lực lượng hạt nhân, nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân trong quá trình hoạt động nghề cá, góp phần giảm áp lực khai thác, kịp thời giải quyết các tranh chấp xảy ra.

    Bên cạnh đó, lực lượng Kiểm ngư đảm bảo tính răn đe của pháp luật thông qua công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm xoát và xử lý các vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, góp phần thực hiện chủ trương “dân sự hoá” ở các vùng biển nhạy cảm mà không thể có sự hiện diện của các lực lượng vũ trang.

    Xuất phát từ những mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ quản lý trong giai đoạn hiện nay, theo các chuyên gia tham gia xây dựng đề án “Xây dựng lực lượng kiểm ngư Việt Nam”, việc xây dựng lực lượng Kiểm ngư cũng như đầu tư trang bị cho lực lượng này là rất cấp bách.
  5. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Chúng ta muốn hoà bình để cùng chung sống và cùng phát triển. Nhưng nếu ai đó có ý đồ cướp bóc và xâm chiếm thì chúng ta sẵn sàng vì sự tồn vong của dân tộc.

    Lịch sử đã cho thấy dân tộc VN, tổ tiên người VN không bị khuất phục bởi vũ lực. Sẵn sàng dấn thân vì tương lai dân tộc, với hậu thế ngày sau.
  6. chickenboy07

    chickenboy07 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Đã được thích:
    0
    tiếng nói của nhân dân giờ có ý nghĩa gì đâu.............
  7. hosino

    hosino Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/06/2009
    Đã được thích:
    2.466
    Đời này chả ai chịu tha ai đâu bác ợ, chỉ có kẻ mạnh thắng kẻ yếu, chân lý là của kẻ mạnh, muốn không bị bắt nạt thì chỉ có nước mạnh nên hoặc là gắn lợi ích với thằng mạnh, vịt ngan mình đã làm rất tốt điều này, không thì nó nuốt từ lâu ròi [r24)]
  8. manforlady

    manforlady Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2009
    Đã được thích:
    1.364
    Sao ko để ông anh làm cả đi. Cứ chống lại thì có khi ăn đòn. Để anh làm có khi dân đen đỡ khổ
  9. lavan

    lavan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2010
    Đã được thích:
    599
    Bác Hồ mất năm 1969 bác ợ, đến năm 1979 ta mới đánh Tàu, lúc đó mới có cách gọi Bành trướng Bắc Kinh, Bác Hồ không gọi là bành trướng bác ợ. Bác Hồ mà còn đến lúc đó nó không dám đánh ta đâu, Bác Hồ rất khôn khéo và đọc vị được thằng Tàu.
    P/S bác nên thay cái Avarta của Tầu đi.
  10. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Phải quốc tế hoá vấn đề này thôi, không chơi song phương với nó được. Nó đang dùng lợi ích kinh tế nhằm chia nhỏ các nước ASEAN.
    Các cụ nhà ta đã đi 1 nước rất hay: kêu Mỹ, Nga, Ấn độ,... vào vấn đề liên quan đến BD hồi hội nghị bộ trường Qp các nước hồi đầu năm. Vừa rồi, lại ép Indo là nước chủ nhà đưa vào văn kiện về tranh chấp BD cần giải quyết đa phương. Điều này làm TQ nó giận và qua đó hiện nguyên hình [r23)][r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]

    ACE có ai là người thân ở NN thì hãy tác động hoặc gửi bài cho báo chí các nước biết đến việc này, cho TG thấy là TQ chơi bẩn và VN là nạn nhân đầu tiên. Sự ủng hộ của quốc tế cho VN là rất cần thiết.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này