Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ. Chiến!!!!!!!!!! - Tập 1

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gongrom, 29/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5229 người đang online, trong đó có 490 thành viên. 18:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 95739 lượt đọc và 1868 bài trả lời
  1. vobluesea

    vobluesea Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Mình hớ mãi cái lão Giáo sư Hà ĐÌnh Đức tự nhận mình là nhà rùa học, nghiên cứu mấy chục năm về rùa Hồ Gươm đến lúc còn đếch biết cụ rùa là rùa đực hay rùa cái, mấy con??? Vứt mẹ mấy cái danh rởm đi, hóa ra bố toàn nghiên cứu dịch sách chú cũng chưa nhìn thấy rùa bao giờ ạ.
  2. aramis01

    aramis01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/02/2010
    Đã được thích:
    3.336
    kiếm những bác nào cutloss đúng đáy,chắc cũng kha khá(trong đó có mình;)))
  3. CP2010

    CP2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế

    Xét từ góc độ luật pháp quốc tế, vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của PVN trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm luật quốc tế nghiêm trọng. Việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án quốc tế là một sự lựa chọn.
    > Mức độ gây hấn của Trung Quốc 'tăng lên'
    > Trung Quốc gây căng thẳng tại Biển Đông


    Trên đây là nhận xét của Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật TP HCM, trong cuộc trao đổi với VnExpress.
    - Từ góc độ luật pháp quốc tế, ông đánh giá thế nào về vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Việt Nam ngày 26/5?
    - Vụ tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu Bình Minh 02 cho thấy hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế của Trung Quốc. Hành vi này của Trung Quốc đã làm phức tạp thêm tình hình tại biển Đông. Tại biển Đông, tồn tại nhiều tranh chấp khác nhau, nổi bật lên trong đó là tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Vụ Bình Minh 02 không liên quan đến vùng tranh chấp chủ quyền mà xảy ra trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
    - Ông có thể giải thích rõ hơn về quyền chủ quyền của Việt Nam ở địa điểm xảy ra sự việc?
    - Công ước Luật biển năm 1982 đã định ra khung pháp lý cho các quốc gia trong việc xác định các vùng biển và Quy chế pháp lý của chúng; xác định ranh giới, biên giới trên biển giữa các quốc gia. Theo Công ước thì mỗi quốc gia ven biển có 5 vùng biển, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. (Đọc thêm về các khái niệm này).
    Theo thông tin Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra thì tàu Bình Minh 02 bị các tàu hải giám của Trung Quốc bao vây, uy hiếp và cắt cáp thăm dò tại vùng biển cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý. Như vậy, đây là vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế, và vùng đất nằm dưới vùng biển đó là thềm lục địa của Việt Nam, theo các quy định của Công ước.
    Trong vùng đặc quyền kinh tế thì quốc gia ven biển có quyền chủ quyền về kinh tế và quyền tài phán. Quyền chủ quyền về kinh tế bao gồm các quyền đối với khai thác tài nguyên sinh vật (Điều 62), tài nguyên không sinh vật của cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Hoạt động khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế đem lại lợi ích cho quốc gia ven biển như khai thác năng lượng nước, hải lưu, gió… Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế phải có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.
    http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/**/22/lanh-hai.jpg
    Các vùng nước liên quan đến một quốc gia ven biển. Đồ họa: wikipedia. Quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển bao gồm quyền lắp đặt, sửa chữa các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên biển; quyền nghiên cứu khoa học biển; quyền bảo vệ môi trường.
    Công ước quy định quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản không sinh vật (chủ yếu dầu khí, kim loại, cát sỏi…) và tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư; quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việc khoan, đào, nổ... trên thềm lục địa.
    Đối với các quốc gia khác trên thềm lục địa có các quyền về tự do hàng hải; tự do bay; tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm song phải có sự thông báo trước với quốc gia ven biển.
    Như vậy, theo quy định của Công ước, Việt Nam hoàn toàn có quyền đối với việc thăm dò, khai thác các tài nguyên trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế cũng như thăm dò khai thác dầu khí tại thềm lục địa của mình. Việc tàu Bình Minh 02 thăm dò dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình là việc làm hết sức bình thường, theo đúng các quy định của Công ước.
    - Vậy chiếu theo Công ước, các sai phạm của Trung Quốc là gì?
    - Là thành viên của Công ước, có nghĩa là Trung Quốc cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng các quyền của quốc gia ven biển như Việt Nam tại các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ, nhưng Trung Quốc đã phớt lờ các quy định đó, có hành vi uy hiếp đe dọa đối với tàu Bình Minh 02.
    Thêm nữa, theo điều 279 Công ước, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp về giải thích và áp dụng Công ước trên cơ sở trước hết là Hiến chương Liên hợp quốc. Về vấn đề này, Hiến chương Liên hợp quốc yêu cầu các quốc gia phải giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả tranh chấp về biển, bằng biện pháp hoà bình. Như vậy, Trung Quốc đã trực tiếp vi phạm điều 279 của Công ước.
    Ngoài ra, Trung Quốc cũng vi phạm các quy định của Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trong biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã cùng ASEAN ký kết năm 2002. Theo đó, DOC quy định các bên phải tự kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, không được sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp.
    http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/**/22/ban-do_tau_bi_cat_cap.jpg
    Vị trí các tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh 02. Ảnh: TTXVN. - Theo ông, chiến lược mà chúng ta nên theo đuổi trong việc giải quyết vụ việc này?
    - Để chấm dứt các hành động tương tự Việt Nam cần phải quyết liệt phản đối, đồng thời kêu gọi dư luận thế giới phản đối hành vi của Trung Quốc vi phạm luật quốc tế và đi ngược lại những gì Trung Quốc đã cam kết thực hiện trong DOC.
    Việc giải quyết các tranh chấp kiểu như vậy, theo các biện pháp mà Hiến chương đã liệt kê tại điều 33, thì với hành vi vi phạm đó của Trung Quốc, Việt Nam có thể nhờ sự giải quyết của các Tòa án quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
    Cụ thể, vì Trung Quốc đã trực tiếp vi phạm UNCLOS nên Việt Nam có thể nhờ Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) phân xử vì Tòa án này có thẩm quyền rất lớn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng các quy định của UNCLOS, hoặc một Tòa án trọng tài nào đó để giải quyết.
    - Trên thế giới đã có vụ việc nào tương tự tòa án quốc tế từng giải quyết?
    - Các Tòa án quốc tế đều đã giải quyết nhiều vụ án liên quan. Có thể kể đến như Tòa án công lý quốc tế (ICJ) đã giải quyết rất nhiều tranh chấp lãnh thổ, như vụ đền Preah Vihear giữa Camphuchia và Thái Lan năm 1962. Năm 2008 Tòa này có ra phán quyết cho việc tranh chấp chủ quyền trên đảo Pedra Branca giữa Malaysia và Singapore.
    Tòa án quốc tế về Luật biển cũng đã phân xử nhiều vụ án tranh chấp liên quan đến luật biển, gần đây Tòa này cũng đang nhận đơn nhờ phân định biên giới biển giữa Myanmar và Bangladesh trên vịnh Bengal…
    Còn các Tòa trọng tài cũng đã xét xử rất nhiều vụ. Tuy nhiên, cũng chưa có vụ án nào hoàn toàn giống như sự kiện Bình Minh 02 vừa rồi.
    - Trong Đối thoại an ninh châu Á Shangri-la sắp tới (3-5/6) có phần thảo luận về an ninh trên biển. Ông dự đoán như thế nào về vụ việc 26/5 được đưa ra mổ xẻ dưới góc độ an ninh hàng hải quốc tế?
    - Việc đưa ra sự kiện này ra Đối thoại, theo tôi là hết sức cần thiết để thông qua đối thoại, các bên có tiếng nói chung hơn, từ đó có thể giảm thiểu được những căng thẳng trong khu vực, tránh các xung đột quân sự.
    Đối thoại an ninh châu Á lần này chắc chắn thu hút sự chú ý của cả thế giới, bởi có sự hiện diện của cả Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates.
    Tuy nhiên, việc có đưa được sự kiện này ra Đối thoại lại đòi hỏi rất nhiều điều kiện. Các cường quốc chính trị sẽ có thể dùng nhiều biện pháp để ngăn cản việc đưa vụ việc này nếu cảm thấy bất lợi cho họ. Vì thế để đưa ra vấn đề nhằm làm giảm các tranh chấp tương tự, các bên cần phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc.
  4. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394
    Vợ bạn chắc phải phục bạn sát dất đấy. Khựa nó vào nhà xử xong vợ bạn rồi bạn còn mời nước nó =))=))
  5. goldenkey

    goldenkey Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2011
    Đã được thích:
    70
    Bi giờ Việt Nam ở trong thế khó là:
    Nga thì nghèo
    Khựa thì bẩn
    Mẽo thì không dám tin (nguyên tắc đầu tiên là không thể tin kẻ từng là kẻ thù của mình) :D
    Bó tay ^:)^^:)^^:)^
  6. CP2010

    CP2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    0
    'Mức độ gây hấn của Trung Quốc tăng lên'

    Chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông, ông Carl Thayer của Australia, bình luận rằng việc tàu giám hải Trung Quốc cắt cáp của tàu khảo sát của Việt Nam là sự thể hiện mức độ gây hấn ngày càng tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông.
    > Hành động của Trung Quốc gây lo ngại an ninh cả khu vực


    Dưới đây là trích đoạn bài viết của các báo, hãng tin nước ngoài về sự việc.
    Finacial Times
    Báo này dẫn lời ông Carl Thayer, một chuyên gia về biển Đông, tại Học viện Quốc phòng Australia, nói rằng vụ việc mới nhất phản ánh sự leo thang trong hành động gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam.
    "Trung Quốc ngang nhiên khẳng định chủ quyền bằng những hành động như vậy và họ có ưu thế lớn hơn về hải quân để thực thi ý định", Thayer nói.
    Nhà chức trách Trung Quốc thường xuyên bắt ngư dân Việt Nam trong những vùng lãnh hải tranh chấp, song đây là lần đầu tiên tàu giám hải Trung Quốc đụng độ một tàu khai thác dầu khí của Việt Nam trong nhiều năm qua.
    Vụ chạm trán hôm 26/5 sẽ làm tăng sự bất an của những nước gần Trung Quốc tại Đông Nam Á, đối với các "hành vi gây hấn ngày càng tăng" trong vùng biển khu vực.
    [​IMG]
    Một tàu hải giám của Trung Quốc tại Thanh Đảo. Ảnh: China Daily. Vụ xâm phạm này xảy ra chỉ một tuần sau khi Trung Quốc và Philippines cam kết "hành động có trách nhiệm" trong những vùng biển tranh chấp và nhắc lại cam kết về giải quyết các tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hoà bình. Trong chuyến thăm Philippines của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt đã nói sẽ tránh những hành động đơn phương có thể dẫn tới căng thẳng.
    Tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino, nói rằng những vụ va chạm trong vùng biển tranh chấp này có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.
    Bloomberg
    Hãng tin này dẫn lời ông James A. Lyons Jr, cựu tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, nói rằng các nước láng giềng của Trung Quốc - quốc gia có quân lực mạnh nhất châu Á - cũng đã bạo dạn hơn sau khi Mỹ khẳng định có lợi ích trong việc bình ổn tình hình Biển Đông. Ngày 5/4, Philippines gửi kháng thư ngoại giao lên Liên Hợp Quốc để phản đối yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Manila khẳng định rằng yêu cầu của Bắc Kinh "không có cơ sở về trên phương diện luật pháp quốc tế".
    "Tuyên bố của Philippines giúp ai đó nói rằng các quốc gia Đông Nam Á sẽ không để bị chèn ép", Michael Green, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Mỹ, bình luận.
    Trong một diễn đàn an ninh khu vực cách đây đúng một năm, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates từng phản đối các hành động "hăm doạ" các công ty hoạt động trong những vùng biển tranh chấp.
    BBC
    Trước đây Trung Quốc từng có nhiều hành động cản trở Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông.
    Trực tiếp và gián tiếp, nước này đã gây áp lực lên các công ty nước ngoài muốn làm ăn với Việt Nam tại đây như BP hay ExxonMobil.
    Tuy nhiên đây là lần đầu tàu Trung Quốc vào sâu và có hành động mạnh bạo như vậy trong vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
    AFP
    Hà Nội đã tỏ ra cương quyết, khi phát ngôn viên ngoại giao Nguyễn Phương Nga bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc sau vụ va chạm, khẳng định rằng Bắc Kinh đã "đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo hai nước".
    "Trung Quốc đang gây hiểu nhầm với ý định biến một khu vực không có tranh chấp thành một khu vực tranh chấp", bà Nga nói với các phóng viên và yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại.
    ... Việc Trung Quốc đang ngày càng thể hiện sức mạnh trên Biển Đông đã gây căng thẳng với các nước láng giềng cũng như với Mỹ.
    Tổng thống Ben Aquino của Philippines nói: "Khi những vụ việc như thế này xảy ra, chúng châm ngòi chạy đua vũ trang trong khu vực. Và khi chạy đua vũ trang tăng lên, liệu đó có phải là mối nguy cơ đưa đến xung đột tăng lên?". "Ai được lợi?"
  7. vobluesea

    vobluesea Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Ông bạn này chửi thâm quá
  8. CP2010

    CP2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Một đội đặc nhiệm thuộc Hạm đội Biển đen của Nga đã đưa tàu ngầm Alrosa đến bờ biển Tây Ban Nha để tham gia cuộc tập trận hải quân cùng NATO, Bộ Quốc phòng Nga đưa tin.

    Cuộc tập trận mang tên Bold Monarch là cuộc tập trận cứu hộ tàu ngầm lớn nhất thế giới được tổ chức 3 năm 1 lần.

    Cuộc tập trận năm nay sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến ngày 10/6 gần cảng Cartagena của Tây Ban Nha. Cuộc tập trận sẽ có sự góp mặt của nhiều tàu ngầm, tàu chiến và máy bay đến từ các quốc gia thành viên của NATO và các nước không thuộc NATO trong đó có Nga.

    “Đội đặc nhiệm Nga bao gồm một tàu ngầm chạy bằng diesel Alrosa, tàu kéo cứu hộ Shakhtyor, tàu KIL-158 và tàu cứu hộ Epron sẽ tham gia cuộc tập trận”, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nga hôm qua (30/5) cho hay.

    Đây là lần đầu tiên tàu ngầm của Nga tham gia một cuộc tập trận của NATO.

    Alrosa là một loại tàu ngầm hạng Kilo. Tàu ngầm này được trang bị một loạt các hệ thống dọn dẹp tinh vi, một hệ thống lặn điều khiển tối tân. Tàu ngầm này sẽ tham gia vào công tác cứu hộ các tàu ngầm khác cùng thuỷ thủ đoàn.


    Trong khi đó, tàu KIL-158 sẽ mang theo một phương tiện điều khiển từ xa dưới nước Seaeye Panther Plus (ROV) đến cuộc tập trận, người phát ngôn trên cho hay.

    Panter Plus được Hải Quân Nga “cưu mang" sau khi gặp sự cố ở Biển Bering hồi tháng 8/2005. ROV có thể vận hành dưới độ sâu 1000 mét.
  9. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394
    Em chỉ phân tích thôi bác ợ. Đến lúc Khựa nó vào thì trở tay không kịp. Đến lúc đó em cũng bị cái nạn như các bác
  10. CP2010

    CP2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Vào chém gió ah?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này