Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ. Chiến!!!!!!!!!! - Tập 1

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gongrom, 29/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2793 người đang online, trong đó có 36 thành viên. 03:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 95750 lượt đọc và 1868 bài trả lời
  1. krazyvn

    krazyvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Đã được thích:
    226
    Lên, đi càng đông càng hay, gọi mấy đồng chí ngoại quốc đi nữa
  2. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394
  3. edtddp

    edtddp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/08/2004
    Đã được thích:
    0
    Cận cảnh hệ thống vũ khí của Gepard Đinh Tiên Hoàng
    Cập nhật lúc :9:27 AM, 31/05/2011
    Là chiến hạm hiện đại bậc nhất trong biên chế Hải quân Nhân dân Viêt Nam, chiến hạm Đinh Tiên Hoàng sở hữu hệ thống vũ khí có uy lực tương đối mạnh.

    >> Việt Nam sắp có hệ thống huấn luyện Gepard, Kilo
    >> Chiến hạm Gepard thứ 2 sắp về Việt Nam
    >> Xem chiến hạm Gepard 3.9 'thử lửa'
    >> Các chiến hạm tiêu biểu ở Đông Nam Á

    [​IMG]
    Thượng tầng cấu trúc của Gepard Đinh Tiên Hoàng là các hệ thống radar phòng không, đối hải.
    [​IMG]
    Hệ thống radar này sẽ phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển từ xa để đưa ra cảnh báo, đồng thời cung cấp các tham số cho các hệ thống vũ khí của chiến hạm tiêu diệt mục tiêu như hệ thống phòng không Palma, hệ thống phòng thủ tầm cực gần AK-630...

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Palma có thể chống trực thăng, máy bay, tên lửa hành trình chống hạm. Palma gồm hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18KD/6K30GSh và 8 tên lửa siêu vượt âm dẫn bằng laser Sosna-R (lắp trên hai cụm ống phóng 3R-99E).

    [​IMG]
    Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m; thời gian phản ứng của hệ thống là 3-5 giây. Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút.

    [​IMG]
    Pháo hạm đa năng AK-176M, được sử dụng cho nhiệm vụ phòng không, đối hải.
    [​IMG]
    Đối tượng của AK-76M là các mục tiêu mặt nước, mặt đất và trên không tầm thấp.

    [​IMG]
    Pháo bắn nhanh AK-630 gồm 6 nòng cỡ 30mm, có tốc độ khai hỏa lên tới 6.000 phát/phút. AK-630 là "lá chắn" cuối cùng của Gepard, được sử dụng trong trường hợp hệ thống Palma không tiêu diệt hết các tên lửa diệt hạm đe dọa Gepard.

    [​IMG]
    Vũ khí uy lực nhất của Gepard Đinh Tiên Hoàng là hệ thống tên lửa diệt hạm Uran E. Tên lửa sử dụng trong hệ thống Uran E là loại tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển, sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn bay giữa và radar chủ động giai đoạn cuối, có chiều dài 4,2m; đường kính 0,42m, trọng lượng 630kg, đầu đạn 145kg, tầm bắn 5-130km, tốc độ tối đa Mach 0,9, (tốc độ cận âm).
  4. chickenboy07

    chickenboy07 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  5. chuki

    chuki Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    15.407
    đi có lương gì không vậy bác,thua chứng quá,có xôi gà hay cháo gà không?
  6. thanh39

    thanh39 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    0
    :-ss:-ss:-ss:-ss:-ss:-ss:-ss
  7. edtddp

    edtddp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/08/2004
    Đã được thích:
    0
    bọn cẩu trung cộng, lồ cẩm độn

    [​IMG]
  8. hamchoisg

    hamchoisg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Đã được thích:
    1
  9. hungpm

    hungpm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2010
    Đã được thích:
    5.671
    TRUYỀN THỐNG QUÂN SỰ VIỆT NAM


    LẤY NHỎ THẮNG LỚN, LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU, LẤY YẾU CHỐNG MẠNH.​


    Trên mấy nghìn năm lịch sử, từ khi vua Hùng dựng nước Văn Lang đến nay, dân tộc ta đã bao lần chiến đấu chống ngoại xâm phong kiến phương Bắc và đế quốc Âu, Mỹ thường mạnh hơn ta về tiềm lực chiến tranh.


    Biết bao chiến tích oai hùng trước những kẻ thù mạnh nhất thời đại, như các đế chế phong kiến Trung Quốc đời Tần, Đường, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, thực dân Pháp, và đế quốc Mỹ, còn vang dậy trong lòng nhân dân Việt Nam và được nhiều người trên thế giới biết đến và đánh giá cao.


    Nước ta ở vào một vị trí địa lý đặc biệt, nơi tiếp xúc giữa đất liền và hải đảo, nằm ở góc cực Đông Nam của đại lục châu Á, nhìn ra Thái Bình Dương, ở trên con đường giao thông thủy bộ thuận lợi từ Nam lên Bắc, từ Đông sang Tây... Mặt khác nước ta vốn từ xưa đã nổi tiếng là nơi có “rừng vàng biển bạc”. Với vị trí trọng yếu và những nguồn tài nguyên phong phú, nước ta đã trở thành nơi gặp gỡ nhiều nhóm dân cư trên đường thiên di, nơi giao lưu nhiều luồng văn hóa phương Đông và cũng là địa bàn chiến lược, mà nhiều thế lực xâm lược thèm khát, nhòm ngó. Bởi vậy, ngay từ buổi đầu dựng nước, nhiệm vụ chống ngoại xâm đã trở nên cấp thiết trong sự nghiệp giữ nước. Quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước đã ăn sâu trong đầu óc người dân Việt Nam. Bác Hồ yêu quý của chúng ta đã căn dặn quân đội ta ngay từ khi giải phóng hoàn toàn miền Bắc năm 1954: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau ra sức giữ nước”.


    Kẻ thù muốn đánh chiếm nước ta không chỉ để bóc lột nhân dân, vơ vét của cải, khai thác nguồn tài nguyên phong phú, mà còn muốn biến nước ta thành một đầu cầu chiến lược để bành trướng khắp vùng Đông Nam Á. Vì thế, trong tiến trình lịch sử, dân tộc ta phải luôn luôn trong tư thế sẵn sàng chống xâm lược và liên tiếp phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của những thể lực bành trướng cường bạo.


    Trong lịch sử đấu tranh giữ nước nói chung, hầu hết các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta đều diễn ra trong hoàn cảnh so sánh lực lượng rất chênh lệch. Kẻ xâm lược là những quốc gia phong kiến lớn, là những đế quốc cường bạo vào bậc nhất thế giới.


    Cuộc đụng đầu lịch sử đầu tiên giữa dân tộc ta với thế lực phong kiến bành trướng phương Bắc xảy ra vào thế kỷ thứ III trước công nguyên, cũng là một cuộc chiến tranh có quy mô lớn, nhưng lực lượng hai bên rất khác nhau. Bấy giờ, đế chế Tần đã lập ra một đế quốc phong kiến rộng lớn, còn nước Văn Lang mới có số dân khoảng 2 triệu, cư trú chủ yếu trên địa bàn rừng núi phía Bắc tổ quốc; Thế kỷ thứ X - XI, dân tộc ta hai lần kháng chiến chống xâm lược Tống. Lúc đó, nước Tống có khoảng trên 50 triệu dân, còn Đại Việt chỉ có chừng 4 triệu người.


    Ở thế kỷ XIII, giặc Mông - Nguyên ba lần sang xâm lược Đại Việt. Ai cũng biết, đế chế Mông - Nguyên là một đế quốc khổng lồ, tàn bạo nhất thế giới đương thời, đang nuôi tham vọng làm bá chủ thế giới. Trước khi đánh vào Đại Việt, bè lũ Mông - Thát đã kiến lập được một đế quốc rộng lớn từ Bắc Á đến Đông Âu. Khi nhà Nguyên thành lập (1279), chúng đã thu phục cả lục địa Trung - Hoa và trở nên một đế quốc rộng lớn với số dân khoảng 60 triệu. Đến thế kỷ thứ XVIII, dân tộc ta có trên dưới 10 triệu người mà đã anh dũng chống lại và chiến thắng đế quốc Mãn Thanh to lớn, kẻ đã chinh phục thống trị cả một miền rộng lớn với trên 300 triệu dân. Trong thời kỳ cận đại và hiện đại, dân tộc ta đã phải chiến đấu chống đế quốc Pháp, Mỹ. Chúng đều là những đế quốc mạnh, không những đông quân hơn ta, mà còn hơn hẳn ta về trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật, trang bị và vũ khí.


    Là những kẻ thống trị ôm mộng bá chủ thế giới, bọn đế quốc chủ tâm xây dựng những đạo quân lớn mạnh chuyên để đàn áp và xâm lược. Về quân số, kẻ thù bao giờ cũng có số lượng gấp ta nhiều lần.


    Tóm lại, một quy luật phổ biến trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta là kẻ thù thường là những nước lớn, có quân đội đông, còn ta là một nước nhỏ, ít quân. Về số lượng quân đội của kẻ xâm lược bao giờ cũng gấp ta nhiều lần.


    Thực tế trên chiến trường, quân địch đã tạo được một binh lực lớn hơn ta. Tạo nên được ưu thế lớn hơn đối phương về binh lực và hỏa lực là một nhân tố thắng lợi trên chiến trường. Song, trong chiến tranh, dân tộc ta không có điều kiện để thực hiện điểm này. Ta là một nước nhỏ, dân số ít, nên khả năng huy động quân đội ra chiến trường của ta có hạn. Trái lại, do tiềm lực của nước lớn, các đế chế Trung Quốc và Âu, Mỹ có khả năng huy động được những đạo quân xâm lược có ưu thế về số lượng, về trang bị, tiếp tế và có nguồn bổ sung to lớn.


    Do đó, nhìn về binh lực trong các cuộc chiến tranh trước đây, ban đầu bao giờ quân xâm lược cũng có ưu thế hơn ta rất nhiều. Lý chống Tống (1077) ta có 10 vạn, địch có 30 vạn quân. Trần chống Mông - Nguyên lần thứ hai (năm 1285) và lần thứ ba (1288) ta có 20 vạn quân, địch có 50 vạn quân, thời kỳ Quang Trung chống quân xâm lược nhà Thanh: ta có 10 vạn, địch có 30 vạn quân. Trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ ta so với địch cả về số lượng và trang bị đều thua kém nhiều. Trong chiến tranh tháng 2-1979 chống xâm lược biên giới phía Bắc: ta 10 sư đoàn, đối phương 32 sư đoàn.


    Như vậy, dân tộc ta không những phải chống ngoại xâm thường xuyên, mà còn phải chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, ác liệt với so sánh lực lượng hết sức chênh lệch. Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều là một quy luật xuyên suốt trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Phải thắng mọi thế lực xâm lược, bất kể đó là những thế lực to lớn và ********* như thế nào; phải bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc là một yêu cầu khách quan trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước.


    Nhìn lại lịch sử trong suốt hơn 2.000 năm (từ thế kỷ thứ III trước công nguyên đến nay), dù kẻ thù là đế quốc Tần hung ác, dù chúng là Tống, Nguyên, Minh, Thanh, hay Pháp, Mỹ to lớn, đông quân, lắm mưu mô xảo quyệt và tàn bạo, dù chúng là những đội quân đã lừng danh trên thế giới từ những cuộc chiến tranh nội bộ hay từ những cuộc chinh phục Đông - Tây, nhưng khi vào Việt Nam, cuối cùng chúng đều không thoát khỏi thất bại thảm hại. Tại sao vậy? Tại sao một nước nhỏ, dân ít mà lại chiến thắng những đế quốc to lớn gấp nhiều lần? Tại sao một đội quân không đông mà đánh tan những đạo quân viễn chinh khổng lồ, hiếu chiến và tàn bạo? Những kinh nghiệm truyền thống của dân tộc Việt Nam chống xâm lược đối với chúng ta thật có ý nghĩa.
    LÒNG YÊU NƯỚC NỒNG NÀN.​


    Bác Hồ, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.


    “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, là quyết tâm sắt đá của dân tộc Việt Nam.


    “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”1.


    Những lời nói đanh thép của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm rung động lòng người dân Việt Nam, như những lời nhắc nhủ, lời kể chuyện của ông bà, cha mẹ cho trẻ thơ Việt Nam. Đã là người Việt Nam, không ít thì nhiều, ai cũng nhớ trong tâm trí câu chuyện Phù Đổng Thiên Vương, hình ảnh chú bé làng Gióng “roi ngà, mảnh áo nhung, Thiên Vương 3 tuổi đã anh hùng”.


    Ngay từ buổi đầu tiên kháng chiến chống xâm lược của nhà Tần, tinh thần thà hy sinh tất cả, chứ không đầu hàng giặc đã nổi bật trong nhân dân Âu Lạc. Sử ký Tư Mã Thiên chép: “Quân Tần đánh giữ lâu ngày, lương thực bị tuyệt và thiếu. Quân Tần đóng ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong”. Và Hoài Nam Tử thời Hán, trong Nhân gian huấn đã ghi: “Người Việt đều vào rừng ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng, ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá quân Tần và giết được Đồ Thư. Quân Tần thân phơi máu chảy hàng mấy chục vạn người”.


    Tinh thần bất khuất thà hy sinh tất cả, bỏ hết tài sản ruộng vườn, vào rừng sống với cầm thú để kháng chiến, nhất định không chịu sống nô lệ, đã ngày càng ăn sầu vào târn tư dân Việt trong quá trình mấy ngàn năm lịch sử chống ngoại xâm.


    Biết bao lời kêu gọi của các lãnh tụ và hành động quyết hy sinh vì Tổ quốc đã được ghi trong sử sách và đã được thể hiện đậm nét qua cuộc kháng chiến trường kỳ giải phóng và bảo vệ Tổ quốc chống đế quốc Pháp - Mỹ vừa qua. Một câu nói tương truyền là lời Bà Triệu phát ra trên núi Nghĩa nghìn thu còn vang: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người ta”.


    Bài thơ của Lý Thường Kiệt từ thể kỷ XI, đã nói lên quyền độc lập thiêng liêng của dân tộc Đại Việt.


    Nam quốc sơn hà nam đế cư,

    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,
    Như hà nghịch lỗ, lai xâm phạm
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”


    Bài hịch kêu gọi tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã rung động lòng quân dân thời Trần:


    “Từ xưa đến nay, trung thần nghĩa sĩ dâng mình cho nước, đời nào lại không có?... Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ giận không được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Tuy trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thân ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm... Làm sao bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở nơi cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai”.


    Trong Đại Cáo Bình Ngô sau thắng lợi chống xâm lược nhà Minh năm 1427, có viết về tinh thần không đội trời chung với giặc thù như sau:


    “Như nước Đại Việt ta từ trước

    Vốn dựng nền văn hiến đã lâu,
    Cõi bờ sông núi đã riêng,
    Phong tục Bắc Nam cũng khác.
    Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước,
    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương.
    Tuy mạnh, yếu có lúc khác nhau,
    Mà hào kiệt không bao giờ thiếu.
    Quân Minh cường bạo thừa dịp hại dân,
    Đảng ngụy gian tà, manh tâm bán nước…
    Tát cạn nước Đông Hải không rửa sạch tanh hôi,
    Chặt hết trúc Nam Sơn khó ghi đày tội ác…
    Nghĩ khó đội trời cùng quân địch,
    Thề không chung sống với giặc thù”…


    Trước khi xuất quân tiêu diệt quân Mãn Thanh xâm lược, Quang Trung đã kêu gọi tướng sĩ “Đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.


    Các lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc từ xưa đến nay đều nói lên quyết tâm của nhân dân Việt Nam quyết giữ quyền độc lập của dân tộc và trong hành động thực tế của quá trình lịch sử, biết bao anh hùng đã hy sinh cho Tổ quốc.


    Lời của Trần Bình Trọng “thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” trong kháng chiến chống Mông -Nguyên năm 1285 còn hòa vang với lời hô cuối cùng của Nguyễn Văn Trỗi và biết bao người con anh hùng của dân tộc trên đoạn đầu đài, trước khi bị kẻ thù xử tử. Biết bao người Việt Nam sẵn sàng đem hết tài sản và cả tính mạng mình hiến dâng cho Tổ quốc. Không phải bất cứ đâu trên trái đất này, người dân đều sẵn sàng làm thanh dã, phá cửa nhà, phá bỏ các thành phố để đánh giặc. Nhưng nhân dân Việt Nam đã thực hiện tiêu thổ kháng chiến trong chống Pháp, phá các đô thị không cho địch lợi dụng, tản cư đi kháng chiến. Hàng triệu bà mẹ Việt Nam đã hiến dâng những đứa con thân yêu của mình cho Tổ quốc.


    Truyền thống anh dũng bất khuất, yêu nước nồng nàn đã cứu dân Âu Lạc (Việt) khỏi bị Hán hóa đã hun đúc tinh thần quyết chiến quyết thắng, đánh Pháp, Nhật, Mỹ, quét sạch bóng quân xâm lược ra khỏi nước ta. Truyền thống đó là lời cảnh cáo với mọi kẻ thù muốn xâm lược, bắt dân Việt Nam lệ thuộc, dù chúng mạnh như thế nào đi chăng nữa. Những kẻ còn có ảo tưởng muốn xâm chiếm biên giới, hải đảo, lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, muốn bắt chúng ta khuất phục trước sức của chúng.
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Mời các bác cùng suy ngẫm :

    Có một đền thờ tên giặc cướp nước đã sát hại Hai Bà Trưng của chúng ta là Mã Viện đang nằm chình ình ở phố cổ Hội An !

    Đây lại là nơi được bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch cấp bằng công nhận di tích văn hóa lịch sử cấp nhà nước ( ngày 17-02-1990 , chọn đúng ngày kỉ niệm Trung Quốc đánh Việt Nam để cấp bằng cho nơi thờ tên xâm lược ! Bó tay ! ~X )


    Link : http://www.tuoitredatquang.com/f/hoi/43686-pho-co-hoi.html

    Trích :

    Hội quán Phúc Kiến

    [​IMG] [​IMG]
    Hội quán Phúc Kiến


    Địa chỉ: 46 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài ... hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.
    Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) ... tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.
    Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990
    Được Hoa kiều bang Triều Châu xây dựng năm 1845, hội quán thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện một vị thần chế ngự sóng gió giúp cho việc buôn bán trên biển được thuận lợi. Hội quán có kết cấu kiến trúc đặc biệt với bộ khung gỗ trạm gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.


    Láo toét ! Nó , Mã Viện chính là tên ăn cướp , thần thánh gì ?

    Đề nghị bộ Văn Hóa cho dẹp ngay bàn thờ và tượng Mã Viện ở hội quán Phúc Kiến Hội An , đừng để dân ta phải bái lạy thằng xâm lược !

    Các bác không làm thì dân chúng tôi sẽ san thành bình địa cái đền thờ ô nhục ấy !

    Thử hỏi đi tìm khắp Do Thái , có nơi đâu thờ Hitler không ? [r37)]
    [r37)][r37)]
  11. chichunguyen

    chichunguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Người Trung Quốc ăn cua

    Tue, 05/31/2011 - 07:15 — trandongduc [​IMG]Trong khi trình bày quan điểm và bình luận trong bài "Hãy Biến Biển Đông trở thành vấn đề biên cương của Trung Quốc", tôi lục lại một số bài cũ để làm luận cứ và tìm thấy bài tổng hợp dưới đây dựa theo một bài viết ký tên là Thuỷ Tinh Lang Nha đăng rộng rãi trên các trang web Hoa ngữ vào 05.05.2007. Bài đã dược dịch sang tiếng Việt đăng trên BBC Việt Ngữ cho mục đích tham khảo. Tuy nhiên BBC thời đó đã thận trọng cân nhắc với ban tiếng Trung Quốc và không coi nguy cơ xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc là thực tế. Trong lúc đó, trên các luận đàm Trung Quốc phái diều hâu (ưng phái) tự hào coi những ý tưởng như vậy đã lay chuyển ý chí và chiến lược trung ương đầu não. Bốn năm sau, có sự tình cờ nào mà gần đây quan hệ Trung Quốc Đài Loan nồng ấm lên‼!. Trung Quốc lại ngang cho tàu hải giám (không phải là hải quân) xâm phạm bờ biển Việt Nam đúng như kiến nghị của tác giả (ngũ mao) này.
    Xin giới thiệu lại bài viết này trên facebook và blog RFA một lần nữa để các bạn thấy rõ đường đi của Trung Quốc mà đề phòng. Bài viết dạng này có ý đồ ngang ngược ngạo mạn nhưng thu hút được rất nhiều ý kiến khác nhau trong dư luận Trung Quốc. Tuy nhiên, bài viết vẫn có sự biểu lộ dè chừng các thế lực như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ.... Tựa đề nguyên thủy của bài này là "Trung Quốc nên to gan ăn cua một lần, không phải Đài Loan mà là Việt Nam là Nam Hải" 中国应该大胆的吃一次螃蟹,不是台湾而是越南是南海 nhắm vào Việt Nam là mục tiêu cho chiến lược quân sự của Trung Quốc. Đây cũng là một trong những bài mở đầu cho trào lưu mở các chiến lược xâm chiếm Việt Nam lan tràn trên mạng Trung Quốc như Hoàn Cầu Thời Báo. Trần Đông Đức dịch nguyên văn để thể hiện bản chất ngang ngược thô lỗ của lối viết trên mạng của lực lượng ngũ mao.
    ============================
    Trung Quốc nên to gan ăn cua một lần, không phải Đài Loan mà là Việt Nam là Nam Hải
    Điều này có mười phần ý nghĩa quan trọng:
    Thứ Nhất: Vị trí chiến lược của Nam Hải hiện tại vẫn chưa có sự xung động nguyên do là xung quanh chưa xuất hiện một cường quốc nào. Một khi xuất hiện rồi, vị trí chiến lược của Nam Hải sẽ tức tốc nổi lên. Trung Quốc mất đi Nam Hải, cũng giống như là mất hẳn sự tự do ra vào Ấn Độ Dương uy hiếp đường biển thông qua eo biển Malacca.
    Thứ Hai: Vị trí địa lý của Nam Hải, điều kiện thuỷ văn thích hợp cho hải quân Trung Quốc đặc biệt là chuyện sống còn của hạm đội tàu ngầm. Nếu như Nam Hải vào tay ai khác, họ sẽ thành lập căn cứ quân sự, gài đặt hệ thống thành sonar thăm dò dưới đáy biển. Đầu này Nam Hải, đầu kia Nhật Bản, ở giữa Đài Loan là coi như là hải quân Trung Quốc chết cứng.

    Thứ Ba: Một khi Việt Nam khống chế một bộ phận lớn của Nam Trung Quốc Hải, hay là âm thầm được thừa nhận, Trung Quốc sau này sẽ rất khó lòng mà lấy lại, trừ khi phát động xâm lược. Có lẽ điều này sẽ khiến một số quốc gia lo lắng (ai chưa từng chiếm lãnh qua lãnh thổ của Trung Quốc). Nếu Trung Quốc lớn mạnh thì những chuyện này đều cần được nhắc tới1. Nước Nga lo lắng cho vùng Tây Bá Lợi Á của họ, Mông Cổ tự lo lắng cho nền độc lập, Ấn Độ tự lo lắng cho vùng chiếm đóng ở Tạng Nam (phía Nam của Tây Tạng). Sợ rằng rồi Trung Quốc không thấy là dại thế nào, cũng như không thể làm gì, để chuyện xảy ra rồi thật khó mà thay đổi.
    Thứ Tư: Vị trí của Việt Nam đang có một bộ phận lớn các đảo ở Nam Hải, Việt Nam tại khối ASEAN, và việc Việt Nam nằm trong chiến lược đối đầu với Trung Quốc của Mỹ đang nhanh chóng gia tăng. Sau này cục diện thiết tưởng sẽ không còn đối đầu với một quốc gia Việt Nam. Vấn đề Nam Hải sẽ càng trở nên phức tạp. Tôi dám quả quyết rằng, một khi Việt Nam chiếm hữu thành công Nam Trung Quốc Hải, hải quân Việt Nam lớn mạnh rồi họ sẽ thành một lực lượng quan trọng ở khối ASEAN. Mỹ sẽ đồn trú ở Vịnh Cam Ranh, như vậy Trung Quốc phải làm sao đây?  
    Thứ Năm: Hiện tại hoặc càng sớm càng tốt phải giải quyết vấn đề ở Nam Hải, đối với Việt Nam phải cứng rắn, phải sớm đánh tan những dòm ngó của quốc gia này đối với Trung Quốc để chặn đứng việc ác hóa vấn đề Nam Hải. Vả lại từ việc cứng rắn đối với Nam Hải để xem xét thái độ của Mỹ. Nếu như Mỹ mạnh dạn can thiệp thì cũng đừng kỳ vọng là là Mỹ đứng yên để Trung Quốc dùng vũ lực giải phóng Đài Loan, mà hòa bình giải phóng đến khi nào mới được, ma quỷ mới biết? Cho nên cứng rắn đối với Việt Nam có thể giúp giải quyết vấn đề Đài Loan. Thăm dò nước khác phản ứng thế nào đối với việc Trung Quốc bảo vệ lãnh thổ có tác dụng quan trọng như việc ném đá hỏi đường.
    Thứ Sáu: Hiện tại điều kiện sẵn có để cứng rắn với Việt Nam như sau:
    [​IMG]Đầu tiên: Việt Nam đơn phương phá hoại hiệp định. Chúng ta xuất binh đều dựa vào căn cứ và lý do là buộc Việt Nam tôn trọng hiệp định mà không phải là lý do thu phục Nam Hải (làm khối ASEAN và các nước phải im miệng) mà trên thực tế là mục đích lấy lại tuyệt đại đa số đảo ở Nam Sa (Trường Sa). Phần còn lại thông qua đàm phán để giải quyết.
    Điều thứ hai: Thực lực hải quân Việt nam vẫn còn rất yếu, chúng ta có thể dùng lực lượng nhỏ để đủ thắng hải quân Việt Nam. Ưu thế lớn nhất của chúng ta là tàu ngầm và chúng ta cần phải lợi dụng điều này. Anh Quốc đối với cuộc chiến Mã Lai hy sinh phải nói là không ít. Chúng ta không quản hy sinh mà được Nam Hải thì giá trị của nó cũng như giá trị của Mã Đảo (Eo biển Malacca!!!) đối với Anh quốc.   
    Điều thứ ba: Việt Nam và Trung Quốc là quốc gia tiếp giáp biên giới, Trung Quốc tăng cường bố trí quân lực sát biên giới để uy hiếp Việt Nam. Do Hà Nội cách biên giới Việt Trung chưa đầy hai trăm dặm, điều này làm cho Việt Nam mất đi ý chí đề kháng, tự biết sức của mình. 
    Điều thứ Tư: Hoa Kỳ đang bận rộn với nhiều chiến trận; ngoại giao và quân sự đều đang mệt mỏi. Quan trọng nhất là làn sóng phản chiến trong nội bộ Hoa Kỳ đang lên cao. Hoa Kỳ chỉ còn cách biểu lộ “quan tâm”, “lo lắng” nhưng Hoa Kỳ sẽ không chủ động can thiệp.  
    Điều thứ Năm: Nhật Bản không vì chuyện Việt Nam và Trung Quốc mà can dự, cùng lắm thì đòi lấn tới các khu dầu khí thuộc Đông Trung Quốc Hải. Chúng ta có thể vòng vo uyển chuyển. Nhưng đối với Việt Nam thì phải giải quyết nhanh chóng. Khi Nhật Bản vẫn chưa định thần, chúng ta đã giải quyết xong vấn đề Nam Hải và tuần tra vùng biển này.  
    Điều thứ Sáu: Khối ASEAN gồm mười nước là Lào, Cambodia, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Mã Lai, Singapore, Brunei, Phillipines, và Indonesia. Bốn nước chiếm các đảo của Trung Quốc gồm có Việt Nam (29 đảo), Mã Lai (3 đảo), Indonesia (2 đảo), Phillipines (7 đảo) trong lúc đó nước chủ quyền Trung Quốc chỉ có 6 đảo. Trong các nước đó chỉ có Philippines là cường liệt phản đối còn các quốc gia khác đều lấy vị trí trung lập thông qua ngoại giao như Mã Lai, Indonesia.
    Chúng ta có thể tranh thủ sự ủng hộ của các nước như Cambodia, Lào, Miến Điện và Thái Lan. Một bên im lặng, một bên lên tiếng thì ASEAN không có gì phải lo sợ. Chúng ta không có sự lo sợ nào cả. Chỉ cần đứng thế trung lập với chúng ta thì mọi chuyện đều có thể vượt qua như tình huống của Cambodia, Miến Điện, Lào… Chúng ta đâu cần Việt Nam và ASEAN đối xử tốt? Tại sao lại phải lo lắng cho mình?
    Tổng kết cuối cùng như sau: Việt Nam chiếm lĩnh Nam Hải trên mặt pháp lý không trụ được (phá hoại hiệp định 1958 trên bản đồ ghi rằng Nam Hải là của Trung Quốc) + hải quân Việt Nam yếu nhỏ + Việt Nam tiếp giáp biên giới với Trung Quốc sợ rằng khi có chiến tranh bùng nổ, kinh tế suy sụp ngay lập tức + không có Mỹ Nhật thực sự can thiệp giúp đỡ + khối ASEAN phản ứng yếu, lại có bộ phận ủng hộ chúng ta = Việt Nam không dám cùng Trung Quốc khai chiến cũng như không có thực lực để khai chiến (họ phải lo lắng về phần lục địa). Cho nên, chiến tranh đánh là không đứng lên được. Phía chúng ta cũng cần tự hỏi, tại sao Nam Hải lại quan trọng như vậy (tất chiến) và chúng ta có khả năng thu phục Nam Hải (khả chiến) mà chúng ta lại không đi đánh, vậy thì sao lại vất đi cơ hội đó, để vấn đề Nam Hải tiến tới ác hóa, quốc tế hóa?"
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này