Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ. Chiến!!!!!!!!!! - Tập 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi zzzzvozzzz, 27/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6951 người đang online, trong đó có 809 thành viên. 16:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 147354 lượt đọc và 2525 bài trả lời
  1. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394
    máy cái hình các chú đưa lên nhìn nhớp nhúa bỏ mị a. Tởm với gái khựa.
  2. chuyentoan

    chuyentoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Tướng Lê Văn Cương: Trung Quốc luôn "mềm nắn, rắn buông"

    Tác giả: Phương Loan
    Bài đã được xuất bản.: 02/06/2011 08:30 GMT+7

    • Recomend
    • Thanks
    • +
    Red


    TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)






    "Trung Quốc lớn nhưng chưa hẳn đã mạnh. Nước mạnh nào cũng có gót chân Asin. Ta vững thì họ lùi, ta lùi thì họ tiến. Mềm nắn, rắn buông, Trung Quốc luôn là như vậy. Người ta gọi sự kiện Bình Minh 02 là phép thử là vì lẽ như vậy. Có hay không những vụ Bình Minh 02 khác hoàn toàn phụ thuộc vào hành xử của chúng ta" - Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ ******* nhận định.
    >> Khi Trung Quốc dùng dàn khoan khủng đe láng giềng
    >> Vụ Bình Minh 02, đủ chứng lý để kiện Trung Quốc!
    >> Tư lệnh Mỹ lo căng thẳng ở BIển Đông
    Chủ ý và có hệ thống
    Mấy ngày qua, dư luận Việt Nam bức xúc trước hành động xâm lấn của Trung Quốc ở vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngang nhiên đưa 3 tàu hải giám xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, lớn tiếng vu cáo Việt Nam tạo cớ, làm căng thẳng tình hình Biển Đông?
    Trước hết, cần xác định rõ vị trí 3 tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp chỉ cách mũi Đại Lãnh, Phú Yên của Việt Nam 120 hải lý, trong khi cách đảo Hải Nam 500 hải lý. Địa điểm này nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. . Vùng này cũng không thuộc vùng chồng lấn với bất cứ Vùng đặc quyền kinh tế hay Thềm lục địa nào của Trung Quốc.
    Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển Quốc tế 1982 (UNCLOS) Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển này. Trung Quốc hay bất kì nước nào khác khác có quyền qua lại trên vùng biển này, nhưng không có quyền khai thác tài nguyên và không có quyền can thiệp vào việc khai thác tài nguyên của Việt Nam.
    Vì thế, hành động của 3 tàu hải giám của Trung Quốc (thực chất là tàu quân sự cải hoán) thực chất là vi phạm luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982, mà Trung Quốc là một thành viên kí kết.
    Việc làm này cũng vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc và 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình mà Trung Quốc là một trong những nước khởi xướng cũng như đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc và ASEAN năm 2002, vi phạm những cam kết quốc tế được công nhận rộng rãi khác mà Trung Quốc đã ký kết và công nhận.
    [​IMG]
    Quan điểm dùng sức mạnh trong các vấn đề chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc khiến nhiều nước lo ngại. Ảnh minh họa: defencetalk
    Hơn nữa, đây là hành động có chủ ý, có tính toán, mang tính tạo cớ của Chính phủ Trung Quốc, không phải phi quan phương. Cần lưu ý, các tàu hải giám này vốn là tàu quân sự của Trung Quốc cải hoán. Đây cũng không phải là hành động đơn lẻ, mà là hành động mang tính hệ thống, nằm trong chiến lược Biển Đông của Trung Quốc, là sự tiếp nối của chuỗi hoạt động thời gian qua nhằm mục đích độc chiếm Biển Đông, biến Biển Đông thành ao nhà.
    Hành động này của Trung Quốc, tự nó đã vạch rõ ý đồ và làm lộ rõ bộ mặt cũng như toan tính của nước này. Trung Quốc đã đi ngược lại những tuyên bố, cam kết của mình, lời nói không đi với việc làm.
    Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo
    Ông có thể làm rõ hơn?
    Trung Quốc là quốc gia kí kết Công ước Luật biển, tham gia Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC. Hành động của 3 tàu hải giám đã đi ngược lại tất cả các cam kết này.
    Cách đây chưa lâu, tháng 10/2010, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã có điện gửi những người đồng nhiệm ASEAN cam kết "Trung Quốc muốn tạo dựng một vùng biển hòa bình và hợp tác".
    Thế nhưng, hành động đã đi ngược lại lời nói. Nói một đằng mà làm một nẻo.
    Ngay cả những phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cũng cho thấy tiền hậu bất nhất. Trong cuộc họp vòng 5 nhóm công tác về tình hình biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN diễn ra tại Côn Minh, Trung Quốc từ 21-23/12/2010, chính bà Khương Du đã công khai tuyên bố Trung Quốc luôn coi trọng cao độ, thực hiện nghiêm túc các cam kết nhằm tăng cường lòng tin chính trị, tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp, cùng nhau giữ gìn hòa bình ổn định ở biển Đông.
    Trong khi đó, với hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của 3 tàu hải giám Trung Quốc, bà Khương Du lại lớn tiếng tuyên bố đó là "việc làm bình thường", là "hợp lý". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tự mâu thuẫn trong những ngát ngôn của mình.
    8 năm qua, trên lời nói Trung Quốc luôn nhấn mạnh chủ trương "phát triển hòa bình", thế nhưng với hành động gây hấn tại Biển Đông, Trung Quốc đã cho Việt Nam, khu vực và thế giới thấy rõ những bất ổn, mất hòa bình có nguồn gốc từ chính nước này.
    Từ lời nói đến hành động, Trung Quốc đều tự mâu thuẫn với chính mình, phủ định chính mình, thế giới liệu ai sẽ tin được Trung Quốc, cường quốc đang lên?
    Sự kiện Bình Minh 02 nhắc nhớ về bài học đắt giá của Philippines trong thỏa thuận hợp tác thăm dò địa chấn với Trung Quốc, khi Trung Quốc đã biến vùng biển không có tranh chấp của Philippines thành vùng biển tranh chấp. Một tháng trước sự kiện Bình Minh 02, trong hội thảo quốc gia lần 2 về Biển Đông, các chuyên gia Việt Nam cũng từng cảnh báo về nguy cơ này. Có vẻ như điều lo ngại đã thành sự thật?
    Đúng thế. Việc tàu hải giám của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam gây hấn, cắt cáp dầu khí là thủ thuật của Trung Quốc để gây hiểu nhầm, và từng bước biến vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thành vùng biển có tranh chấp.
    Hành động này không khác gì việc có anh hàng xóm xấu bụng, chạy sang vườn nhà người ta đào bới, chặt cây, hái quả, sau đó sinh sự để biến cái vườn ấy thành mảnh vườn tranh chấp.
    Mềm nắn, rắn buông
    Trước sự kiện Bình Minh 02, lãnh đạo Trung Quốc đã có một loạt các chuyến công du tới các nước thành viên ASEAN cũng như Mỹ. Dư luận trong nước không ít người đặt câu hỏi, có vẻ như Trung Quốc đã đi đêm với các nước khác trong việc này. Quan điểm của ông?
    Chúng ta không loại trừ khả năng đó. Trung Quốc đã có chuẩn bị dư luận rồi. Và cũng không loại trừ khả năng, Trung Quốc cố tình làm như vậy để gây hiểu nhầm về khả năng họ đã tìm được sự thỏa hiệp với các nước khác để cách ly, cô lập Việt Nam. Do đó, phải theo dõi và tìm hiểu kỹ việc này cũng như động thái tiếp theo của các bên mới có thể biết được.
    Thực ra, các nước cũng vì lợi ích quốc gia của mình. Mọi quyết định đều đưa ra dựa trên bàn cân lợi ích. Việt Nam không thể trách ai. Nếu mình có thái độ rõ ràng, kiên quyết, để bảo vệ lợi ích của họ, liệu họ có bỏ đi?
    Vả lại, Việt Nam cũng không thể trông đợi bên ngoài. Phải dựa vào mình là chính. Ta vững thì họ lùi. Ta lùi thì họ tiến thôi. Đó là quy luật của quan hệ rồi.
    [​IMG]
    Vị trí tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam Còn nhớ, năm 1956, khi Trung Quốc tấn công Đông Hoàng Sa, chính quyền miền Nam Việt Nam không có thái độ mạnh bạo đáp trả, Trung Quốc đã chiếm trọn khu vực này. Đến năm 1958, Trung Quốc đánh tiếp, chính quyền Ngô Đình Diệm đưa quân ra đánh trả, Trung Quốc im lặng rút.
    Mềm nắn, rắn buông, Trung Quốc là như thế.
    Chúng ta cũng cần hiểu rằng, Trung Quốc lớn nhưng chưa hẳn đã mạnh. Hơn nữa, ngay cả dưới chân đèn cũng có vùng tối. Nước mạnh nào cũng có gót chân Asin. Người ta gọi sự kiện Bình Minh 02 là phép thử là vì lẽ như vậy. Có hay không những vụ Bình Minh 02 khác hoàn toàn phụ thuộc vào hành xử của chúng ta.
    Vậy theo ông, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam phải hành xử như thế nào?
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã đưa ra những tuyên bố cần, thiết thực, đúng nhưng chưa đủ. Chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ là tối thượng, bất biến, còn tất cả những khẩu hiệu, phương châm cho mối quan hệ song phương nào cũng là cái "ứng vạn biến", thuộc phạm trù chính sách, đều có hiệu lực trong thời gian nhất định, hoàn toàn không phải trường tồn, vĩnh viễn. Không ai có quyền được mặc cả độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mình. Trách nhiệm pháp lý ở cấp Nhà nước phải làm nhiều hơn nữa.
    Cụ thể, theo tôi, phải nói rõ cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Trung Quốc và thế giới việc làm của Trung Quốc đã vi phạm gì, vi phạm đến đâu sự độc lập và chủ quyền của Việt Nam.
    Đồng thời, Việt Nam cần thúc đẩy trao đổi, thương lượng với Trung Quốc về một mối quan hệ song phương hữu nghị, củng cố quan hệ Việt - Trung. Tôi tin rằng 1,3 tỷ dân Trung Quốc đều là những người hòa hiếu, muốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Tin rằng đa phần lãnh đạo Trung Quốc thiện chí với Việt Nam. Hành động này chỉ là chủ trương của số ít lãnh đạo mang tư tưởng bành trướng Đại Hán. Chúng ta cần thông tin để ngưởi dân Trung Quốc biết đầy đủ những hành động của chính phủ họ. Người dân Trung Quốc đang bị bưng bít thông tin, bị lừa dối về Biển Đông. Chúng ta phải thức tỉnh họ, và tin rằng, khi biết rõ sự thật, nhân dân Trung Quốc sẽ có hành động cần thiết và đúng đắn.
    Việt Nam cũng có thể và cần phải thông báo cho các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên, kể cả Liên Hợp Quốc về hành động vi phạm của Trung Quốc, để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
    Hơn nữa, Việt Nam cần củng cố lực lượng, thúc đẩy kinh tế biển kết hợp với củng cố lực lượng vũ trang... để răn đe kẻ nào có ý định xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta không xâm phạm chủ quyền của bất cứ nước nào nhưng ai xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ta thì ta cũng đủ sức giáng trả tương xứng.
    Cuối cùng, cần phải nhớ lời di huấn của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nói cách đây hơn 700 năm, "Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bản gốc và làm cho vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức. Đó là thượng sách giữ nước". Quan trọng nhất là chúng ta phải tạo được đồng thuận xã hội, tạo lòng tin cho dân. Đó là sức mạnh quyết định để bảo vệ tổ quốc.
  3. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    trungeck[​IMG] 3 giờ trước
    Trưa 1/6, khi đi công tác và dừng chân tại một quán cơm TP Hải Phòng, tôi thật sự bất ngờ vì một người đàn ông tàn tật cụt một chân đang tìm tòi những thức ăn thừa hỏi: “Các chú từ Hà Nội xuống, có gì mới từ Trường Sa không?”. Cái bụng ọp ẹp của người đàn ông trên 60 tuổi này tạm ngừng réo và đôi mắt vốn chỉ chăm chăm đến ít thức ăn thừa khi nhìn thật sâu chờ câu trả lời của chúng tôi. Ông nói ông là một nông dân khu Bốn cũ, đi chiến tranh biên giới phía Bắc, không vợ không con và lang thang đến thành phố cảng ăn xin kiếm sống: “Dù đói cũng phải quan tâm chớ. Đất nước là một mái nhà, mất nó rồi có no đủ cũng chẳng biết ở đâu”.
  4. trancelife

    trancelife Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Lào lo ngại về đầu tư của Trung Quốc


    Conor Woodman
    Phóng viên BBC, tường thuật từ Boten, Lào




    [​IMG]Các cửa hàng của người Hoa với các biển hiệu tiếng Hoa tràn làn ở các làng người Lào tại Boten


    Đầu tư của Trung Quốc tại nước láng giềng Lào đang khiến người dân địa phương lo ngại là các đồn điền cao su và sòng bạc mà Trung Quốc dựng lên đang làm tổn hại tới lối sống của họ.
    Hãy đặt tiền cược của quí vị đi!

    Người hồ lì tại sòng bạc đánh tiếng chuông báo hiệu chấm dứt việc những tờ tiền giấy của Trung Quốc được ném lả tả xuống bàn bạc.

    Mọi người đều ủng hộ một người đàn ông này, người hiện đã đang thắng liên tục các ván bạc.

    Người hồ lì chia 2 con bài và sau đó lật lên cho thấy người đàn ông kia phải thắng là gì: đó là một con chín pích.

    Mọi sự chú ý hướng về phía người đàn ông, người lật một quân bài khác và sau đó đập quân bài xuống mặt bàn trải vải bông.

    Át cơ.

    Mọi người hò reo - ông ta đã thắng và vì thế họ cũng thắng.

    Sòng bạc này là một trong vài sòng bạc tại thị trấn Boten, nơi khách được chào đón với một vẻ cung kính "ni hao", "xin chào" bằng tiếng Trung phổ thông.

    Điều đáng chú ý là sòng bạc này không phải ở Trung Quốc, nơi đánh bạc bị nghiêm cấm, nhưng ở phía bên kia biên giới, tại nước láng giềng Lào.

    Các nhà đầu tư thuê toàn bộ thị trấn và các vùng lân cận từ chính phủ Lào để sử dụng trong 60 năm.

    Mở rộng nhanh chóng

    Tại Boten, các biển hiệu đường bộ đều bằng tiếng Trung Quốc, nhân viên trong các khách sạn nói tiếng Hoa.
    Dọc phố chính của thị trấn là một dãy hàng ăn bán bánh bao và vịt chiên và bên ngoài các quầy hàng là các cô gái bán dâm trẻ người Trung Quốc đi đi lại lại cho tới đêm.
    [​IMG]Chính phủ Lào đã cho các công ty Trung Quốc thuê đất trong 60 năm


    Tôi gặp Robert, một nhân viên bảo vệ làm việc tại sòng bài đang hút thuốc lá bên ngoài vào giờ giải lao.

    "Nơi đây vốn chỉ là một làng khỉ ho cò gáy của Lào", Robert nói với tôi.

    "Họ đưa cho mỗi người dân khoảng $800 và bảo họ hãy ra khỏi đây.

    "Kể từ đó, nay nó về cơ bản đã thành một thị trấn của Trung Quốc."

    Và đầu tư của Trung Quốc ở Bắc Lào còn đi xa hơn nhiều chứ không chỉ dừng lại ở các sòng bạc của Boten.

    Một số công ty cao su của Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng văn phòng ở gần Luang Namtha.

    Chỉ cần vượt qua biên giới, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc là một trung tâm đang rất phát triển ngành công nghiệp chế biến cao su toàn cầu, sản xuất cao su cho tất cả các loại sản phẩm, từ lốp xe đến bao cao su.
    Nhưng không còn chỗ để trồng thêm cây tại đây, các công ty của Trung Quốc đã nhìn ra xa hơn.
    Chính phủ Lào tin rằng họ đã phát hiện một cơ hội.
    Đánh liều với suy nghĩ rằng tiền từ sản xuất cao su của Trung Quốc có thể mở lối "đi tắt đón đầu" cho phát triển tại vùng này, Lào đã đề nghị những khuyến khích rất hào phóng về ưu đãi thuế và giảm giá đất đai.
    Ban Chagnee là một làng nằm trong số những ưu đãi về đất đai này.
    [​IMG]Người dân làng lo ngại trước làn sóng người Hoa do các công ty Trung Quốc đưa tới


    Tôi tới làng này vào đúng lúc trời mưa lớn, và một người đàn ông trẻ gầy gò với khuôn mặt dài khắc khổ tên là Borsai đã mời tôi vào trú mưa.
    Trong khi đàn gà của ông kêu lục cục ngoài sân sau, Borsai ngồi xổm trên sàn và rót ra một chén whisky.
    "Cách đây bốn năm," ông nói, đẩy ly rượu về phía tôi, "quân đội tới đây và nói với chúng tôi là chính phủ đã bán đất của chúng tôi. ai muốn lại trồng lúa ở đây sẽ bị bắt."
    Quân đội đề nghị bồi thường rất ít.
    "Họ trả tôi 15 xu cho công việc tôi làm mỗi ngày," ông nói.
    "Chẳng trả xu nào cho thóc gạo, nói gì đến đất đai."
    Chính phủ Lào lập luận rằng chiến lược đổi đất của dân làng lấy công ăn việc làm là cần thiết vì lợi ích chung của đất nước.
    Nhưng Borsai nói chỉ có các chính trị gia và các tướng lĩnh được lợi nhờ các vụ lại quả và tham nhũng.
    "Chúng tôi thích lối sống cũ," Borsai nói.
    "Đúng vậy, chúng tôi có thể làm ra tiền nếu làm việc cho người Trung Quốc, nhưng chi tiêu của chúng tôi đắt đỏ hơn.
    "Chúng tôi đáng lẽ chi tiền vào lúa gạo nhưng thay vào đó chúng tôi chi tiền vào thẻ điện thoại và rượu."
    Xu thế "đáng lo ngại"
    Không chỉ các công ty Trung Quốc có thể trồng cao su tại Lào.
    Đi thêm hơn 80 cây số nữa, Han Yuang mạnh dạn nói với tôi là trên thực tế ông là người đầu tiên đến Lào trồng cây cao su cách đây 14 năm.
    [​IMG]

    Ông Han nay đã ở độ tuổi trên 60. Ông học được kỹ thuật cần thiết để trồng cao su vào thời gian ông sống lưu vong ở Trung Quốc sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc.
    Nay trở lại Lào, ông và các con trai ông trồng cao su trên 50 mẫu đất và có thể đem lại một thu nhập tốt cho năm nay.
    Ông chia sẻ những kiến thức của mình rất thoải mái nhờ vậy mọi gia đình trong làng này đều được lợi lợi từ trồng cao su.
    "Chúng tôi ở đây không giàu," ông Han nói với nụ cười lộ ra hai chiếc răng duy nhất còn lại.
    "Cứ nói là chúng tôi đủ ăn."
    Nhưng ông Han không hài lòng với tất cả những gì ông đang chứng kiến.
    "Tôi lo ngại về tất cả những gì các công ty của Trung Quốc đang vào Lào," ông nói.
    "Làm sao họ tìm đủ người để làm việc với từng đó cây cao su?"
    Một nông trại cao su cần 3-4 người trên một mẫu để bảo đảm tận dụng hết sản ượng.
    Cộng tất cả đất đai mà các công ty Trung Quốc đã thuê được thì có nghĩa là cần tới một triệu người tại đây.
    "Liệu họ có kế hoạch đưa một triệu người Trung Quốc tới Lào hay không?" ông Han đặt câu hỏi.
    "Điều đó sẽ ảnh hưởng tới văn hóa của chúng tôi ra sao đây?
  5. luotsong6888

    luotsong6888 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2009
    Đã được thích:
    66
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    kingland[​IMG] 16 giờ trước Ta thường nghe:
    Trần Quốc Toản tay ko bóp cam ra bã, hận mình ko đủ tuổi giúp nước
    Thiếu niên Võ Thị Sáu thân là nữ nhi lại khiến lính Pháp ngước nhìn kinh sợ
    Anh hùng Kim Đồng, hi sinh ở tuổi 14 để bảo vệ cán bộ cách mạng
    Rõ ràng từ xưa đến nay, yêu nước đâu cần tuổi
    Anh hùng xuất thiếu niên, thời nào mà chẳng có?


    Ta và các ngươi vốn là tri thức trẻ
    những chuyện trên đều đã nghe qua.
    Ấy vậy mà ko biết lấy điều tốt làm gương
    cứ mãi đắm chìm trong những mộng ảo tầm thường.



    Huống chi, ta cùng các ngươi sinh phải thời hội nhập, kẻ thù lại kề sát bên.
    Văn hóa, chính trị, xã hội như rơm khô gần lửa, chẳng mấy chốc mà bốc hơi.
    Xem TV thấy toàn phim tàu khựa, tức ngang cuống họng
    Đọc tin tức thấy ngư dân bị khựa chơi bẩn, thương trào nước mắt
    Bước vào chợ là lạc giữa mê cung made in china, buồn cho nước nhà
    Thật khác nào: dâng thịt cho hổ, tự kề cổ vào đao


    Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm viết note, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ hận đặng tiểu bình chết quá sớm để nghe ta chửi; còn hồ cẩm đào thì chưa có cơ hội diện kiến để 1 vs 1 với lão ; dẫu cho trăm thân ta lênh đênh tan rã trên biển Đông, nghìn thây ta gởi lại ngoài hải đảo, cũng nguyện xin làm.

    http://linkhay.com/hich-yeu-nuoc-2011/435501/?utm_source=f319&utm_medium=embedded&utm_campaign=f319
  7. chuyentoan

    chuyentoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Đại tướng Lê Đức Anh: Nếu sợ thì mất chủ quyền

    Tác giả: Lương Thị Bích Ngọc
    Bài đã được xuất bản.: 4 giờ trước

    • Recomend
    • Thanks
    • +3
    Red


    TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)






    "Không sợ thì mình có cách đấu tranh để vừa giữ được chủ quyền khu vực đó, vừa giữ được hòa khí. Cách đó phải học lịch sử. Kể cả lịch sử gần đây nhất" - Đại tướng, Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh trò chuyện về câu chuyện biển Đông ngày 2/6/2011.
    Phải cố gắng tối đa để không xảy ra xung đột
    Vài tuần trở lại đây, có những lình xình xung quanh câu chuyện biển Đông, như chuyện tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02, tàu Trung Quốc tấn công tàu ngư dân trong lãnh hải Việt Nam. Ông có nghe chuyện đó không ạ?

    Tôi có nghe. Nghe đài. Biết một số chuyện không vui.

    Trong những trường hợp tương tự như thế này chúng ta phải làm gì, phản ứng thế nào cho đúng để đem lại lợi ích cho nhiều phía?

    Phải đặt chủ quyền đất nước là sự quan tâm số 1. Đồng thời, ta phải sống hòa hiếu với nhân dân tất cả các nước. Lợi ích của tất các bên sẽ được tôn trọng nếu quốc gia nào cũng tôn trọng chủ quyền, bảo vệ sự hòa hiếu, hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới.

    Về chuyện Biển Đông, ta phải xem chủ quyền của ta tới đâu. Và chủ quyền các nước trong khu vực tới đâu. Phải đối chiếu lại với quy định của luật pháp quốc tế. Chỗ nào của ta, ta phải giữ.
    Nếu chúng ta tôn trọng quy định chung mà các nước trong khu vực không tôn trọng thì chúng ta phải làm gì?

    Phải đối thoại với người ta trước khi đưa ra Tòa án quốc tế. Phải cố gắng tối đa để không xảy ra xung đột vũ trang. Trừ trường hợp mất chủ quyền, phải bảo vệ. Bảo vệ Chủ quyền là số 1. Giữ gìn Hữu nghị với họ là số 2. Nói chung, phải giữ gìn Hòa bình, ổn định để phát triển. Ta nói họ không nghe mà họ quyết vi phạm thì ta phải tự vệ, tự vệ để bảo vệ chủ quyền.
    Nước nhỏ mà để mất nhà, mất cửa, mất chủ quyền thì còn gì mà sống


    [​IMG]
    Đại tướng Lê Đức Anh: "Phải đối thoại trước khi đưa ra Tòa án quốc tế" Thưa ông, người ta nói rằng nhỏ thì khó mạnh. Mà yếu thì làm việc gì cũng khó. Với tư cách là một người dân nước nhỏ ở cạnh nước lớn, ý kiến của ông như thế nào?

    Nhỏ không có nghĩa là yếu. So với Ấn độ, Trung Quốc mình cũng là nước nhỏ. So với Mỹ, mình cũng là nước nhỏ. So với EU, mình cũng là nước nhỏ.

    Nhưng nước nhỏ mà để mất nhà, mất cửa, mất chủ quyền thì còn gì mà sống.

    Ngày xưa các ông đánh Mỹ có bao giờ có cảm giác là nước nhỏ đánh nhau với nước lớn không?

    Có biết.

    Có sợ không ạ?

    Không sợ. Sợ làm sao thắng được. Và chiến thắng cuối cùng là "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" - nghĩa là đánh cho Mỹ không còn xâm lược chứ không phải là tiêu diệt hoàn toàn. Chiến thắng đó thể hiện tinh thần là bảo vệ chủ quyền và chiến thắng ngoại xâm. Ông đã từng đảm nhận vị trí Bộ trưởng Quốc phòng ở giai đoạn mà giữ được hòa khí và chủ quyền dân tộc là chuyện không dễ. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm?
    Đó là một quá trình khó khăn. Không sợ thì sẽ hiểu và hóa giải được mọi vấn đề. Nếu SỢ thì mất. Mất chỗ mà người ta muốn chiếm. Không SỢ thì mình có cách đấu tranh để vừa giữ được chủ quyền, vừa giữ được hòa khí. Cách đó phải học lịch sử. Kể cả lịch sử gần đây nhất.
    Đại tướng Lê Đức Anh nhắn tới ngư dân: "Người dân chỉ khai thác trong khu vực quyền được khai thác cho phép. Đừng để va chạm. Nếu có xảy ra chuyện gì kịp thời báo cáo để cấp trên xử lý. Người dân đừng để xảy ra va chạm vũ trang. Nhà nước phải phổ biến cho kỹ với mọi người dân đi ra biển, chủ quyền của ta tới đâu và quyền khai thác đến đâu". Nói về kinh nghiệm của một nước nhỏ bé ở cạnh một nước lớn, ông thích chương nào của lịch sử dân tộc? Thời Ngô Quyền, Bạch Đằng, thời Trần, thời Lý, hay thời Quang Trung - Nguyễn Huệ...?

    Thời nào cũng hay. Thời Lý hay, thời Trần giỏi, thời Nguyễn Huệ đặc sắc. Nhưng đỉnh cao là thời đại Hồ Chí Minh. Phải học từ lịch sử cách làm sao bảo vệ được Tổ quốc mà không bị tổn thất nhiều. Điều đó là rất quan trọng.

    Công khai thông tin là cách thể hiện sự đồng thuận và sức mạnh toàn dân
    Thưa ông, cảm nghĩ của ông về câu chuyện biển Đông tại thời điểm này như thế nào?
    Tin là ta thuộc về lẽ phải. Thế giới bây giờ công khai rồi, có ai giấu được ai chuyện gì đâu, nữa là chuyện trên biển Đông. Nước nào dù có ý đồ không tốt đi nữa cũng phải tôn trọng lẽ phải. Không giấu được. Giấu thì người ta lại tưởng mình sợ.

    Và vì thế, với thế giới ta phải công khai minh bạch và nói rõ thông tin, không những các nước Đông Nam Á sẽ đồng tình và đấu tranh mà cả thế giới nữa. Ngay cả người dân Trung Quốc họ hiểu, họ ủng hộ và tôn trọng lẽ phải. Không phải người dân Trung Quốc bất chấp lẽ phải đâu. Họ cũng muốn hòa hiếu, muốn ổn định, hòa bình.

    Phải tin tưởng ở người dân mà kiên trì đấu tranh công khai. Công khai thông tin là cách thể hiện sự đồng thuận và sức mạnh toàn dân.
  8. dausongngongio

    dausongngongio Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay, thay vì theo dõi và chart trên 4R chứng khoán, hãy tập trung vào công việc chính mang lại giá trị hàng hoá thiết thực cho đất nước[r24)]
  9. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48
    Sáng nay ở gần Sân Bay Đà Nẵng thấy mấy con máy bay chiến đấu mình bay rầm rầm...nhìn mà thấy máu sôi lên. Nhục dân mình ko chịu đc đâu. Oánh nhau thôi[r23)][r23)]
  10. trancelife

    trancelife Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    0
    nếu Lào thành sân sau của Khựa thì khi có biến VN biết chống lại nó = j đây???
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này