Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ. Chiến!!!!!!!!!! - Tập 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi zzzzvozzzz, 27/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7582 người đang online, trong đó có 1061 thành viên. 14:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 147351 lượt đọc và 2525 bài trả lời
  1. ViggY

    ViggY Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Đã được thích:
    1
    Ồ, tham gia CK cũng là 1 cách yêu nước chứ bạn, nếu không thì TTCK sinh ra để làm gì nhỉ???
  2. thachanhisc

    thachanhisc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2010
    Đã được thích:
    0


    Trung Quốc tấn công Việt Nam như thế nào?

    Đăng ngày: 21:22 02-06-2011 Thư mục: Trường sa - Hoàng sa



    Giai đoạn hiện nay, đối thủ của Trung Quốc là Mỹ chứ không phải VN. Hai quốc gia này đang tranh giành nhau vị trí siêu cường số 1 thế giới. Phải nói rằng, hiện tại, có sự hiện diện của Mỹ tại Đông Nam Á, khả năng TQ tấn công VN là rất thấp. Tuy nhiên, sẽ là ngu xuẩn nếu thấy vậy mà chúng ta đã vội yên tâm. Chúng ta phải nhìn xa hơn, khi cuộc đối đầu Mỹ - Trung kết thúc (mà phần thắng sẽ thuộc về người Mỹ), khi đó rất có thể Mỹ sẽ không quan tâm đến biển Đông như hiện nay. Việc tự do đi lại trên biển Đông thực ra không phải là vấn đề của Mỹ, vì TQ không dại gì và cũng không thể nào ngăn được việc Mỹ đi lại trên biển Đông. Thực chất Mỹ can thiệp vào biển Đông chỉ với mục đích chặn bước tiến của TQ, ngăn không cho TQ tranh giành vị trí siêu cường số 1 thế giới của Mỹ. Từ những nhận định trên, ta có thể rút ra nhận xét rằng: một khi mục đích của Mỹ đạt được (kìm chế được TQ) có thể Mỹ sẽ không can thiệp vào biển Đông nữa, vì Mỹ cũng cần buôn bán và làm ăn kinh tế với TQ. Khi đó có thể Mỹ sẽ coi tranh chấp biển Đông chỉ là vấn đề nội bộ giữa các nước trong khu vực với nhau. Người Mỹ vốn rất thực dụng, lịch sử đã chứng minh điều đó, họ sẽ không can thiệp vào việc gì mà không có lợi cho họ.

    Phân tích như trên để thấy rằng, tới một lúc nào đó rất có thể biển Đông sẽ nổi cơn sóng dữ. Chúng ta sẽ phải xác định: chúng ta phải chống lại TQ mà không có sự bảo kê của Mỹ. Chúng ta phải chuẩn bị, phải nghiên cứu cách đánh từ bây giờ. Để tìm hiểu xem TQ tấn công ta bằng cách nào, tốt nhất ta hãy đặt mình vào vị trí của TQ để tìm hiểu cách đánh. Nên nhớ rằng cuộc chiến Mỹ - Trung là cuộc chiến về kinh tế, sau khi TQ thua Mỹ thì kinh tế TQ có thể không tăng tốc mạnh mẽ như bây giờ, nhưng quân sự vẫn rất mạnh do chạy đua vũ trang như hiện nay TQ đang làm.

    Theo người viết, có các kịch bản sau cho việc tấn công của TQ:
    - Kịch bản 1: Tấn công cục bộ trên biển, TQ dùng máy bay, tàu chiến với số lượng áp đảo bất ngờ tấn công Trường Sa. Với ưu thế hơn hẳn về quân sự, TQ có thể sẽ chiếm được Trường Sa sau một thời gian, sau đó điều tàu sân bay đến giữ (khi đó TQ đã có tàu sân bay). VN có lợi thế địa lý với các tàu chiến cao tốc, tàu ngầm, máy bay chắc chắn sẽ dùng lối đánh du kích tấn công bất ngờ lực lượng TQ đồn trú trên các đảo (kể cả Hoàng Sa) và tàu bè TQ đi lại trên biển Đông, có thể gây tổn thất lớn cho TQ. Về chiến thuật đánh du kích trên biển, đó là lối đánh độc đáo, dựa vào lợi thế địa hình bờ biển kéo dài, bất ngờ tấn công kẻ địch rồi rút chạy vào bờ. Với lối đánh như vậy, chắc chắn VN sẽ làm cho TQ bị sa lầy và phải chịu những tổn thất nặng nề. Nếu TQ tấn công theo kịch bản này thì TQ sẽ thất bại, sẽ đến lúc VN phản công giành lại đảo. Chưa biết chừng TQ còn “mất” luôn cả Hoàng Sa về tay VN nữa. Người viết cho rằng TQ cũng hiểu điều đó, do đó nhiều khả năng họ sẽ không đánh VN theo cách này. Tuy nhiên cần phải nói rằng: nếu hải quân, không quân VN quá yếu không đủ khả năng tiến hành chiến tranh du kích, không đủ sức gây thiệt hại đáng kể cho TQ thì đây sẽ là lối đánh tốt nhất của TQ vì ít bị thiệt hại, ít bị quốc tế lên án.
    - Kịch bản 2: TQ tấn công chiếm đảo, đồng thời huy động một lượng lớn máy bay, tàu chiến tấn công hủy diệt các căn cứ quân sự, các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn của VN. Mục đích của TQ là làm cho VN tan rã lực lượng quân sự và sụp đổ về kinh tế, từ đó VN không còn khả năng chiến đấu tranh giành đảo với TQ nữa. Đây là lối đánh nguy hiểm cho VN. Tuy nhiên TQ sẽ bị quốc tế phản đối dữ dội.
    - Kich bản 3: Tấn công tổng lực. TQ sẽ tấn công trên biển, trên không, trên bộ xâm chiếm VN. Sau đó lập nên một nhà nước VN mới thân TQ hoặc bắt lãnh đạo hiện nay đầu hàng và công nhận biển đảo là của TQ. Kịch bản này sẽ làm TQ thiệt hại nặng nề hơn cả nên khó xảy ra. Tuy nhiên phải nhấn mạnh rằng: nếu TQ thắng Mỹ trong cuộc đối đầu Mỹ - Trung thì chắc chắn TQ sẽ tấn công VN bằng lối đánh này. Trung Quốc lúc ấy mạnh nhất thế giới và luật pháp quốc tế sẽ bị TQ vứt vào sọt rác. Tham vọng TQ lúc đó là cả Đông Nam Á (thậm chí cả thế giới) chứ không riêng gì biển Đông.

    Phân tích 3 kịch bản nói trên, mỗi cái có đặc điểm riêng, kết hợp nhận định tình hình Mỹ - Trung mà phần thắng sẽ thuộc về Mỹ. Người viết cho rằng: TQ sẽ tấn công VN theo kịch bản kết hợp giữa 1 và 2. Ban đầu TQ tấn công chiếm Trường Sa, cho tàu sân bay đến giữ đảo. Nếu VN không giành lại đảo thì coi như mất đảo. Nếu VN dùng chiến thuật đánh du kích để giành lại đảo thì cuộc chiến sẽ leo thang rất nhanh, TQ sẽ dùng máy bay, tàu chiến tấn công vào đất liền hủy diệt VN để dập tắt sức chiến đấu của VN. Làm như vậy TQ vừa có cớ đánh vào đất liền, đỡ bị quốc tế lên án đồng thời vẫn đạt được ý đồ là tấn công hủy diệt VN. Đây là lối đánh có nhiều khả năng TQ sẽ áp dụng và là lối đánh nguy hiểm nhất cho VN.

    Việt Nam phải làm gì?
    Hiện nay VN còn có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến của mình (theo người viết thì có lẽ khoảng trên dưới 10 năm), vậy VN cần chuẩn bị như thế nào để đối phó với TQ?

    Trước hết chúng ta hãy nhận định một chút về TQ: thực ra TQ cũng có rất nhiều việc phải lo. Dù 10 năm nữa, hoặc lâu hơn thì TQ vẫn còn các vấn đề trong nước: sự mất cân đối giàu nghèo, vấn đề ly khai ở Tây Tạng, Tân Cương…, bên ngoài còn xung đột biên giới với Ấn Độ, tranh chấp biển đảo với Nhật. Nhìn xa hơn một chút, sau khoảng trên 20 năm nữa, TQ sẽ có một mối nguy mà không cách nào tránh được, đó là sự già hóa dân số. Kinh tế TQ sau 20 năm nữa chắc chắn không thể tăng trưởng tốt do thiếu nhân lực, trong khi đó số người phải nuôi (do tuối già) lại quá đông. Do đó, TQ không thể tiến hành một cuộc chiến tranh lâu dài vì dễ xảy ra bất ổn kinh tế, bạo loạn trong nước hoặc biên giới, đó là điều TQ không muốn thấy. TQ chỉ có thể áp dụng chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh với VN. Phân tích như trên, ta sẽ rút ra được một nhận định quan trọng: nếu khả năng của VN có thể làm cho TQ bị sa lầy trong cuộc chiến tranh thì TQ sẽ không dám đánh VN.

    Có thể thấy ngay, với khả năng tài chính hạn hẹp, VN dù có tích cực mua sắm máy bay, tàu chiến thì cũng không bao giờ có thể là đối thủ của TQ nếu dàn ra trong một trận đánh quy ước. Vì thế chúng ta cần có giải pháp để bảo vệ đất nước trong điều kiện của mình. Chúng ta không muốn chiến tranh nhưng chỉ có chuẩn bị tốt cho chiến tranh thì mới tránh được chiến tranh. Theo ý người viết, VN cần làm các việc sau:

    - Mua sắm vũ khí: Bên cạnh việc mua máy bay, tàu chiến chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh du kích trên biển như hiện nay chúng ta đang làm, VN cần đặc biệt chú ý tới tên lửa phòng không, tên lửa đất đối hạm, pháo binh… nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến phòng thủ trên đất liền. Trước đây trong kháng chiến chống Mỹ, hệ thống phòng không Bắc Việt đã được xem là hệ thống phòng không thiện chiến nhất thế giới, nhờ hệ thống phòng không này mà Bắc Việt trụ vững được trước sự tấn công hủy diệt của không quân Mỹ và mới có thể tiếp tục duy trì cuộc chiến ở miền Nam. Ngày nay, chiến tranh hiện đại với những vũ khí tối tân, VN cần nâng cấp hệ thống phòng thủ của mình cả phòng thủ trên không và phòng thủ bờ biển. Tư duy chiến đấu kiểu này gần giống như chiến tranh chống Mỹ trước đây: miền Bắc làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến ở miền Nam. Chỉ có khác ở đây là: đất liền là hậu phương còn trên biển là tiền tuyến. Chỉ khi có hậu phương vững chắc thì mới mong thắng lợi ở tiền tuyến được. Với lợi thế địa lý, cộng thêm tinh thần và tư duy sắc bén trong chiến đấu của người Việt đã được kiểm chứng nhiều trong lịch sử, người viết tin rằng, nếu chuẩn bị tốt VN có thể xây dựng được một hệ thống phòng thủ vững chắc đủ sức chống trả lại sự tấn công của quân đội TQ.

    Bên cạnh đó VN cần có vũ khí răn đe, đó là các loại tên lửa đất đối đất. Một khi TQ đã bắn vào các căn cứ của chúng ta trên đất liền thì không có lý do gì mà VN không có quyền đáp trả. Chúng ta cần loại vũ khí này. Hãy tưởng tượng, cuộc chiến nếu chỉ nổ ra trên lãnh thổ VN thì kiểu gì VN cũng là nước chịu thiệt hại nhiều hơn: nhà cửa, cầu cống, sân bay, trường học…bị phá hủy, các công ty nước ngoài sẽ rút khỏi VN vì lý do an ninh, sản xuất bị ngừng trệ… Chính vì thế VN cần các vũ khí răn đe để có thể gây thiệt hại cho TQ trên đất nước họ. Nếu VN có vũ khí này thì TQ muốn đánh cũng phải thực sự đắn đo. Xin được nhắc lại là chúng ta không muốn chiến tranh nhưng chúng ta phải chuẩn bị thật tốt cho chiến tranh, đó là cách tốt nhất để tránh chiến tranh thực sự xảy ra.

    - Quan hệ quốc tế:
    - Bề ngoài cần giữ mối hòa thuận với TQ trong chừng mực có thể, tuy nhiên trong mọi mối quan hệ cần tuyệt đối tránh lệ thuộc. Dù một mối hợp tác trước mắt có lợi nhưng nếu có thể dẫn đến sự lệ thuộc về sau cũng cương quyết không làm. Bằng mọi cách tách dần ra khỏi sự lệ thuộc với TQ trên tất cả các mặt, nhất là kinh tế và chính trị, đó là 2 mặt mà hiện nay ta đang có sự lệ thuộc TQ.
    - Hợp tác quốc tế: Cần chú ý quan hệ chặt chẽ mọi mặt với các quốc gia vốn là đối thủ của TQ: Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Luôn duy trì quan hệ với các nước này thật tốt đẹp, để trong trường hợp cần thiết sẽ “nâng cấp” nó lên thành liên minh chống TQ, đồng thời hợp tác với Nga (để mua sắm vũ khí).
    - Xem xét khả năng liên minh quân sự: Tùy theo tình hình diễn biến quốc tế, có thể xem xét khả năng này. Thực ra mà nói, trước đây sau khi Liên Xô tan rã, VN có muốn liên minh quân sự cũng chẳng biết liên minh với ai. Do đó chính sách “không liên minh quân sự” có vẻ hợp lý vào thời điểm đó. Bây giờ thì khác, trường hợp cần thiết, VN có thể phải liên minh mới chống lại được TQ. Chúng ta yêu hòa bình, chúng ta không muốn chiến tranh, nhưng muốn vậy thì trước tiên ta phải có sức mạnh để kẻ thù không dám tấn công. Việc liên minh cũng là nhằm mục đích đó. Các nước có thể liên minh sẽ là các nước có chung kẻ thù là TQ, bao gồm: Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản (có thể thêm cả Hàn Quốc, Mỹ). Trong đó các nước Việt – Nhật - Ấn sẽ là mối liên kết bền vững vì đều ở gần TQ và cùng mối lo như nhau. Riêng Mỹ, Mỹ chỉ thể hiện quan tâm của mình khi còn đối đầu TQ, sau khi TQ không còn là mối đe dọa với Mỹ thì Mỹ sẽ không quan tâm đến liên minh này nữa. Thậm chí nếu có 1 quốc gia khác nổi lên (Nga hay Ấn Độ chẳng hạn) thì chưa biết chừng Mỹ lại “chơi” với TQ để đối trọng lại quốc gia mới nổi cũng nên. Chúng ta cần nhận định trước như vậy để có các bước đi phù hợp cho từng giai đoạn, không bị bất ngờ.

    Riêng về nước Nga, chỉ nên hợp tác song phương Việt - Nga chứ không nên liên minh quân sự (giả sử Nga có ý định này) vì quan điểm của Nga chưa rõ ràng ngả về phe Mỹ hay TQ. Có nhiều khả năng Nga sẽ đứng giữa hưởng lợi theo kiểu “tọa sơn quan hổ đấu”. Hơn nữa TQ chưa phải là mối đe dọa trước mắt của Nga nên dù có liên minh Nga cũng sẽ không nhiệt tình. Một vấn đề nữa là Nga - Nhật có tranh chấp về một số hòn đảo, sẽ ảnh hưởng đến sự đồng thuận.

    - Phần kết: Hiện nay, VN đang đứng trước thời điểm có tính chất lịch sử, bao gồm cả cơ hội và thách thức. Chúng ta có một khoảng thời gian hòa bình quý giá để phát triển đất nước và chuẩn bị cho cuộc chiến. Thời gian này chúng ta có cơ hội tiếp cận nền văn minh Mỹ, cần hợp tác chặt chẽ với Mỹ về mọi mặt, tranh thủ sự chuyển giao công nghệ để phát triển kinh tế, mua vũ khí tối tân mà không sợ TQ đe dọa phản đối. Muốn thành công, chúng ta phải tận dụng bằng được cơ hội này. Làm thế nào để sau khi Mỹ rút đi thì chúng ta đã có một thế và lực hơn hẳn hiện nay, có thể hiên ngang đối chọi lại TQ mà không bị lép vế. Nếu không làm được việc này thì VN sẽ lại vẫn thân phận nhược tiểu, cam chịu yếu hèn trước nước lớn. Có thể nói rằng, lịch sử VN đang đi qua một đoạn đường hẹp với rất nhiều nguy hiểm rình rập nhưng cũng có không ít cơ may. Qua bên kia đoạn đường có thể là vinh quang, độc lập, tự cường, cũng có thể là nỗi ô nhục đắng cay, thậm chí mất nước. Tất cả là nhờ ở trí tuệ, lòng quyết tâm, khả năng vận động của dân tộc Việt. Hơn lúc nào hết, VN đang rất cần một vị lãnh đạo tài ba, có tâm với đất nước và có tầm nhìn sâu rộng để lèo lái con thuyền VN trong chặng đường sắp tới.

    Bài viết của black eagle
  3. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394

    [-X[-X[-X
  4. dausongngongio

    dausongngongio Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn yêu nước bằng cách tham gia TTCK thì cứ cổ phiếu nào phát hành thêm huy động vốn thì mua, nắm giữ và nộp tiền cho họ để họ đầu tư phát triển đất nước nhé[r24)]
  5. Giang_pvsd

    Giang_pvsd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2010
    Đã được thích:
    21
    Nhật ký yêu nước

    THƯA CÁC ANH CHỊ VÀ CÁC BẠN TRẺ YÊU NƯỚC!

    NHẬT KÝ YÊU NƯỚC KÊU GỌI TUẦN HÀNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI TRƯỚC ĐẠI SỨ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI HÀ NỘI VÀ LÃNH SỰ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (vào ngày Chủ Nhật 5/6/2011, bắt đầu lúc 8h sáng)

    Thưa các bạn!

    Trung Quốc đã trưng ra bản đồ 12 đoạn “lưỡi bò” tuyên bố 80% diện tích biển ĐÔNG là của họ trong đó ôm trọn cả 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa CỦA VIỆT NAM!

    Không dừng lại ở tuyên bố chủ quyền bất chấp luật pháp và căn cứ lịch sử ấy, Trung Quốc ngang nhiên bắt ngư dân, tịch thu tàu, ngư cụ và cấm dân ta đánh bắt cá tại ngư trường truyền thống mà ta đã gắn bó hàng nghìn đời nay!

    Mới đây, Trung Quốc đã huy động 3 tàu hải giám tấn công tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ta, điều đáng nói tàu Trung Quốc đã vào sâu trong lãnh hải của Việt Nam, ngang ngược tấn công tàu Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế chứ không phải vùng biển đang tranh chấp chủ quyền, mặt khác, họ trơ tráo gọi đây là hành động “bình thường”.

    Xét thấy những hành động gây hấn từ phía Trung Quốc không hề hiếm hoi mà gần đây ĐANG NGÀY CÀNG GIA TĂNG không những đối với Việt Nam mà còn đe dọa cả những nước trong khu vực đang tranh chấp, trong đó có Philippines.

    Căn cứ lời gợi ý của Thiếu tướng, lão thành cách mạng, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, một lão tướng có thâm làm việc ngoại giao với Trung Quốc, ông cho rằng chính quyền nên tạo điều kiện để dân chúng bày tỏ lòng yêu nước của mình trong đó có cả những cuộc biểu tình, lên tiếng phản đối công khai. Đó cũng là ý kiến của Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch UB Mặt trận TQ TP.HCM. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện – Viện trưởng Viện Hán-Nôm đã phát lời đề nghị các tổ chức đoàn thể tại Việt Nam huy động một cuộc tuần hành tương tự nhưng tới nay vẫn chưa có tổ chức, đoàn thể nào tại Việt Nam lên tiếng ủng hộ.

    Căn cứ vào điều 69 Hiến Pháp năm 1992 của Việt Nam có quy định về quyền được biểu tình của người dân.

    Căn cứ vào cuộc thăm dò mới đây của NHẬT KÝ YÊU NƯỚC với gần 400 người, trong đó có gần 300 người đa số là thanh niên, giới trẻ, cho biết họ sẵn sàng tham gia một cuộc tuần hành ông hòa, với mục đích thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, mong muốn hô to khẩu hiệu phản đối hành động bá quyền, ngang ngược của Trung Quốc.

    TỪ ĐÓ…

    NHẬT KÝ YÊU NƯỚC cho rằng, một cuộc tuần hành như vậy có thể sẽ không làm cho TRUNG QUỐC dừng tay THẾ NHƯNG đó là một cơ hội huy động sự chú ý của QUỐC TẾ, huy động sự chú ý của toàn dân tộc VIỆT NAM bất kể đảng phái, chính kiến, tôn giáo, trong hay ngoài nước…hễ ai mang dòng máu VIỆT NAM đều gánh trên vai trách nhiệm với TỔ QUỐC khi TỔ QUỐC đang lâm nguy!!!

    Chúng ta nhớ rằng năm 2007, một cuộc biểu tình chưa từng có tiền lệ đã diễn ra bởi những thanh niên trẻ yêu nước, họ đã tập trung phản đối trước đại sứ quán Trung Quốc ở cả thủ đô lẫn TP.HCM.

    VẬY NÊN, NHẬT KÝ YÊU NƯỚC KÊU GỌI TUẦN HÀNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI TRƯỚC ĐẠI SỨ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI HÀ NỘI VA LÃNH SỰ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI THÀNH PHỐHỒ CHÍ MINH vào ngày 5/6/2011

    Cuộc tuần hành này KHÔNG CÓ người chỉ huy mà tất cả những ai cảm thấy bất bình, muốn bày tỏ lòng yêu nước đều có thể tham gia và vận động người thân, bạn bè tham gia!

    Đây là một CUỘC TUẦN HÀNH ÔN HÒA, HOÀN TOÀN BẤT BẠO ĐỘNG! Hoàn toàn hợp với HIẾN PHÁP VIỆT NAM.

    Để đảm bảo điều đó, NKYN trân trọng để nghị những người tham gia thực hiện NGHIÊM TÚC những lưu điểm sau:



    Thời gian và địa điểm
    8h sáng ngày 5/6/2011 tại cả hai địa điểm:
    Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội: 46 Phố Hoàng Diệu, Quận Ba Đình.
    Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM: 39 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.



    KHÔNG MANG bất kỳ vật nhọn, hung khí, chất có thể gây cháy, nổ, nào trong người để tránh bị hiểu nhầm là thành phần xấu.



    KHÔNG MANG bất kỳ biểu ngữ nào khác ngoài những biểu ngữ có nội dung “phản đối Trung Quốc”. Những khẩu hiệu NKYN gợi ý gồm: “PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN”, “TRƯỜNG SA, HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM”, “TRUNG QUỐC PHẢI CHẤM DỨT GÂY HẤN”, “TRUNG QUỐC PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO VIỆT NAM”, “TRẢ LẠI TRƯỜNG SA, HOÀNG SA”, “PHẢN ĐỐI ĐƯỜNG LƯỠI BÒ PHI PHÁP”…V..V.. Các biểu ngữ này có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Trung, có thể viết tay trên giấy khổ lớn hoặc in vi tính. Nên là những màu sắc dễ đọc, gây chú ý.



    ĐƯỢC PHÉP đốt cờ TRUNG QUỐC, và các hình ảnh của HỒ CẨM ĐÀO, MAO TRẠCH ĐÔNG, LƯƠNG QUANG LIỆT

    KHUYẾN KHÍCH cầm mang theo cờ Việt Nam, áo in màu cờ Việt Nam, ảnh Hồ Chí Minh…

    CHÚNG TÔI KÊU GỌI CÁC BẠN, NHỮNG AI QUAN TÂM VÀ BẤT MÃN TRƯỚC NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN, NGANG NGƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN QUA THAM GIA CUỘC TUẦN HÀNH NGÀY 5/6/2011. CÁC BẠN CÓ THỂ GIÚP SỨC CHO CUỘC TUẦN HÀNH DIỄN RA BẰNG CÁCH CHUYỀN VĂN BẢN NÀY TỚI BẠN BÈ, NGƯỜI THÂN QUA NHỮNG PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN NHƯ TIN NHẮN SMS, BLOG, FACEBOOK, TWITTER,…V..V… HÃY ĐỪNG SỢ SỆT VÌ CÁC BẠN ĐANG ĐỨNG VỀ PHÍA CHÍNH NGHĨA, VỀ PHÍA TỔ QUỐC!!! VÀ CHÚNG TA KHÔNG THỂ ĐỢI LÂU HƠN NỮA ĐỂ CẤT LÊN TIẾNG NÓI!!!

    “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” – Hồ Chí Minh.

    CHÚC TẤT CẢ CHÚNG TA SỨC KHỎE VÀ CHÚC CUỘC TUẦN HÀNH THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP!

    VIỆT NAM MUÔN NĂM !!!
    Nguồn: Nhật Ký Yêu Nước



    CÁC ANH CHỊ VÀ CÁC BẠN HÃY FORWARD NỘI DUNG THƯ NÀY CHO TẤT CẢ BẠN BÈ CỦA MÌNH ĐỂ CHÚNG TA CÙNG THAM GIA.



    TRÂN TRỌNG



    PHẠM VĂN HIẾN
  6. trancelife

    trancelife Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Ý đồ của TQ


    [​IMG]

    Báo chí Việt Nam một vài ngày nay tràn ngập các thông tin về vụ tàu hải giám Trung Quốc uy hiếp tàu khảo sát địa chấn của Việt Nam, được cho là hành động vi phạm chủ quyền thuộc loại nghiêm trọng nhất mà Trung Quốc từng thực hiện tại vùng biển của Việt Nam.
    Sáng ngày 26/05, ba tàu hải giám của Trung Quốc đã quấy nhiễu và phá hoại thiết bị của tàu khảo sát Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia PetroVietnam.
    Vị trí xảy ra vụ gây hấn được nói là nằm sâu trong vùng biển của Việt Nam, cách mũi Đại Lãnh tỉnh Phú Yên chưa đầy 120 hải lý.
    BBC đã có cuộc phỏng vấn ngắn với một nhà nghiên cứu chủ đề an ninh hàng hải khu vực, Thạc sỹ Iskander Rehman, về vụ việc mới xảy ra.
    Iskander Rehman: Sự kiện mới rồi dường như khá nhất quán với cách ứng xử gần đây của Trung Quốc tại các vùng Biển Đông và Đông Hải, theo đó Bắc Kinh thường sử dụng cả hai biện pháp là cưỡng ép về ngoại giao và ra chỉ dấu mạnh mẽ về quân sự để khẳng định chủ quyền.
    Cách ứng xử này đã dẫn tới sự căng thẳng không chỉ với tàu Việt Nam mà cả các tàu của Mỹ, Nhật và Philippines.
    Cần chú ý rằng cách tiếp cận của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển không chỉ mạnh bạo hơn mà còn trở nên đa dạng hơn trước.
    Đụng độ trên biển mức độ nhỏ chỉ là một trong các biện pháp mà Bắc Kinh đang sử dụng nhằm củng cố chủ quyền trên các đảo đá và bãi cạn tại Biển Đông, vốn được cho là giàu khoáng sản.
    Một biện pháp khác là phát tín hiệu quân sự như tổ chức tập trận và tăng cường tuần tra ngoài khơi gần các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là biện pháp chúng ta thấy được sử dụng ngày càng nhiều trong thời gian gần đây.
    Các hình thức khiêu khích này thường được thực hiện cùng điều mà các nhà phân tích chiến lược Trung Quốc gọi là 'chiến tranh pháp lý', tức người phát ngôn của chính phủ Trung Quốc mang một số điều đã được công nhận trong luật biển quốc tế ra công khai tranh cãi về khía cạnh pháp lý.
    BBC: Có nhận định rằng Trung Quốc đang quan ngại về sự tiến lại gần Mỹ của Việt Nam. Liệu những gì xảy ra cuối tuần trước có phải là phản ứng của Trung Quốc trước sự nồng ấm dần trong quan hệ Việt-Mỹ hay không?
    Iskander Rehman: Cần xem xét vụ đụng độ mới rồi trong bối cảnh địa chính trị đang dần thay đổi ở Đông Nam Á. Việt Nam, với truyền thống dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ và thái độ bất phục tùng xưa nay đối với Trung Quốc, luôn luôn bị nhà cầm quyền Bắc Kinh xem là một quốc gia cứng đầu ở Đông Nam Á.
    Tuy hai nước này đã dàn xếp xong tranh chấp biên giới trên đất liền, căng thẳng vẫn còn đó xung quanh vấn đề chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa.
    Sự căng thẳng này đã dẫn tới một số cuộc đụng độ trên biển trong quá khứ, năm 1974 và 1988, và nói chung chúng ta không thể loại trừ khả năng các cuộc đụng độ tương tự sẽ còn nổ ra trong tương lai không xa.
    Giới chức Trung Quốc đã tỏ ra quan ngại về quan hệ đối tác chiến lược đang phát triển nhanh chóng giữa Washington và Hà Nội, và đã phản ứng rất quyết liệt trước thông tin hai nước này bàn việc tập trận chung tại Biển Đông.
    Bắc Kinh có thể sẽ giữ một lập trường cứng rắn hơn đối với Việt Nam như một hình thức trừng phạt Hà Nội về quan hệ với Hoa Kỳ.
    Iskander Rehman


    Bắc Kinh vì thế có thể sẽgiữ một lập trường cứng rắn hơn đối với Việt Nam như một hình thức trừng phạt Hà Nội về quan hệ với Hoa Kỳ, đồng thời cũng để cảnh báo về cái giá mà Việt Nam sẽ phải trả trong tương lai nếu tiếp tục giữ chính sách xích lại gần với Mỹ.
    BBC: Vậy vụ gây hấn mới rồi cho thấy các xu hướng và tính toán chiến lược gì của Trung Quốc, thưa ông?
    Iskander Rehman: Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc về cả kinh tế và quân sự đang ngày càng lan rộng và Bắc Kinh cũng ngày càng muốn thể hiện quyền lực của mình.
    Đối với nhiều nhân vật trong giới hoạch định chính sách của Trung Quốc, vốn đang ngày càng trở nên hung hăng, việc nắm kiểm soát khu vực trong vòng hải đảo tiền đồn từ quần đảo Kuriles, Nhật Bản chạy xuống Đài Loan, Philippines và Borneo; cùng với nguồn lợi dầu khí bên trong khu vực này và các tuyến hàng hải xuyên qua đó, là điều kiện tiên quyêt để Giải phóng quân Trung Quốc chuyển biến từ "quốc phòng trên biển" sang "quốc phòng ngoài đại dương", tức tăng tầm ảnh hưởng từ khu vực lên thành toàn cầu.
    Đang có thông tin quân đội Trung Quốc đang muốn thiết lập một loạt các trạm theo dõi hải quân gần đảo Hải Nam để bảo vệ cho căn cứ tàu ngầm nguyên tử mà nước này đang xây dựng ở Tam Á. Cũng vì lẽ này mà Trung Quốc đang hướng tới nắm kiểm soát hoàn toàn các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
  7. iumoney

    iumoney Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Mỗi sáng mở yahoo, thay vì status dành cho vợ yêu, em để : No China [r23)][r23)][r23)]
  8. luotsong6888

    luotsong6888 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2009
    Đã được thích:
    66
    Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!
  9. Giang_pvsd

    Giang_pvsd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2010
    Đã được thích:
    21
    Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian, vùng lên ...những ai cơ khổ bần hàn....................
    Quoc tế ca bất diệt[r23)]
  10. saomai789

    saomai789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    40
    Hôm nay xem VTV1 thấy mua ngoài thêm 11% điện. Các bác biết mua ngoài ở đâu kg? Tung Của đó. Trước đây con gái xài hoang giờ còn tiết kiệm điện hơn mẹ. Mặc dù tham ăn nhưng bánh mì, xúc xích, đồ TQ nó tẩy chay luôn...Câu chuyện "Con cẩu Bắc Kinh " là chuyện thật nhà tôi đấy.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này