Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ. Chiến!!!!!!!!!! - Tập 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi zzzzvozzzz, 27/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3108 người đang online, trong đó có 37 thành viên. 04:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 147328 lượt đọc và 2525 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thằng Tàu nó cũng ký đầy ra đấy , rồi nó vi phạm đấy , nó có sợ mắc quai đâu ?
    Khi mình chưa có nấm , thì mình cứ công khai làm nhà máy điện , còn khi có nguyên liệu làm men nấm rồi thì ta làm nấm . Có nấm chính thức rồi thì ta công bố , xem nó có sợ nấm không ? :-"
  2. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Bài thơ hay về tổ quốc: Tổ quốc nhìn từ biển

    Tổ quốc nhìn từ biển
    Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
    Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
    Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
    Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
    Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
    Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
    Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
    Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
    Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
    Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
    Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
    Trong hồn người có ngọn sóng nào không
    Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
    Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
    Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
    Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
    Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
    Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
    Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
    Thương Hòn Mê bão tố phía âm u
    Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
    Những đau thương trận mạc đã qua rồi
    Bao dáng núi còn mang hình goá phụ
    Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi
    Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
    Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
    Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử
    Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng
    Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
    Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
    Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
    Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân
    Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
    Những chàng trai ra đảo đã quên mình
    Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước *
    Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
    Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
    Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
    Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
    Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi
    (Trại viết Văn nghệ Quân đội Hạ Long 4/2009)

    Nguyễn Việt Chiến


    Sẵn sàng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh !

  3. thamlathang

    thamlathang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2009
    Đã được thích:
    9
    http://my.opera.com/forever7040/blog/show.dml/3608485



    Việt Nam nằm sát khu chứa vũ khí hạt nhân của Trung Quốc ???

    Saturday, 26. April 2008, 15:50
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Xin được trí ch nguồn từ BBC tin tức quân đội Trung Quốc xây dựng căn cứ Quân sự mà người ta nghi ngại là kho chứa tàu ngầm hạt nhân và vũ khí hạt nhân chỉ cách Việt Nam chừng 200 km ! ..[/FONT]
    link trực tiếp :
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/04/080424_chinanuclea...

    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][​IMG][/FONT][FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][​IMG][/FONT]

    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Căn cứ tàu ngầm hạt nhân Tam Á của Trung Quốc trên đảo Hải Nam[/FONT]

    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Tạp chí chuyên tin tức quốc phòng, Jane’s Defence, mới đây trích các nguồn tình báo nói rằng Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ cho tàu ngầm hạt nhân ở Tam Á nhằm kiểm soát vùng biển Nam Trung Hoa.[/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Báo Úc trích nguồn từ tạp chí uy tín này viết rằng: “Ở vị trí chỉ cách bờ biển Việt Nam 200 km, tầm vóc công trình đang xây dựng nhìn thấy qua không ảnh DigitalGlobe chỉ ra rằng Ngọc Lâm (Yulin) sẽ trở thành một căn cứ trọng yếu cho các hàng không mẫu hạm và tàu ngầm”. [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Nguồn tin mà tạp chí Jane’s Defence xác tín nói tháng 12 năm ngoái, một tàu ngầm hạt nhân thế hệ hai hạng 094 chở tên lửa đạn đạo đã được Trung Quốc đưa đến căn cứ này. [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Trung Quốc không hề giải thích trước công luận về các công trình xây dựng, mở rộng ở căn cứ trên đảo Hải Nam này cũng như ở Hoàng Sa và Trường Sa. [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Bình luận về diễn biến này, báo Úc The Australian hôm 24.04.2008 viết một cách mỉa mai rằng Tam Á lại chính là nơi được tổ chức thi hoa hậu hoàn vũ nhiều lần và cũng là nơi thủ tướng Kevin Rudd gặp chủ tịch Hồ Cẩm Đào chưa đầy hai tuần trước. [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Tạp chí Jane’s Defence nêu ra những lo ngại về an ninh khu vực kể từ khi có tin Trung Quốc xây dựng căn cứ cho tàu ngầm hạt nhân từ năm năm về trước. [/FONT]

    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][​IMG][/FONT][FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][​IMG] Sự phát triển (hải quân) ngay gần các hải lộ trong vùng biển Nam Trung Hoa vốn có ý nghĩa sống còn cho các nền kinh tế châu Á gây lo ngại vượt xa khỏi các tuyến đường này.[/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][​IMG][/FONT]

    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Richard D Fisher, chuyên gia của Jane's Defence[/FONT]




    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Nay thì sự việc được xác nhận và trong bài “Bí mật Tam Á - Tiết lộ về căn cứ hải quân hạt nhân mới của Trung Quốc”, nhà nghiên cứu Richard D Fisher đưa ra các điểm chính như sau: [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]“Căn cứ Tam Á có thể dùng để làm bến đỗ cho tàu ngầm hạt nhân loại mới 094 được phát triển song song với sự bành trượ́ng quân sự trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.” [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]“Dù điều này không chứng tỏ sẽ có một cuộc xung đột trong vùng, căn cứ Tam Á là dấu hiện rõ ràng hơn về việc chuyển biến cán cân chiến lược ở châu Á và cho thấy mong muốn của Trung Quốc nhằm nắm những tuyến hải lộ ở vùng biển Nam Trung Hoa”. [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Đầu năm 2008, Trung Quốc công bố con số chi cho quốc phòng trong vòng một năm tới là 59 tỷ đôla nhưng giới phân tích Hoa Kỳ tin rằng chỉ trong năm 2007, Trung Quốc chi cho mục tiêu quân sự từ 97 đến 139 tỷ đôla. [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Các căn cứ và mục tiêu[/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Tạp chí Jane’s Defence cũng nhìn lại quá trình tăng cường sức mạnh hải quân của Trung Quốc từ 1974, khi họ chiếm Hoàng Sa từ tay hải quân Nam Việt Nam, qua các vụ đụng độ trên biển với Việt Nam năm 1988, vụ chiếm đảo Mischief năm 1995 cho đến nay. [/FONT]

    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][​IMG][/FONT][FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][​IMG][/FONT]

    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Ảnh vệ tinh chụp căn cứ của Trung Quốc ở Trường Sa[/FONT][FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Đến những năm 2004/2005, các nguồn tin châu Á và cả từ Trung Quốc đã cho hay về kế hoạch xây căn cứ cho tàu ngầm hạt nhân ở đảo Hải Nam với mục tiêu chứa được tới tám tà̉u ngầm. [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Tuy thế, nguồn tin từ giới quân sự Trung Quốc năm 2004 không nói chi tiết về việc xây cất. Đến tháng Tám 2005, ảnh vệ tinh cho thấy phần đầu của công trình được tiến hành, gồm một bến đỗ, hai cầu cảng, một số đường hầm và lối vào cho tàu ngầm. [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Nhưng các ảnh vệ tinh 17.12.2007 và 28.02.2008 đã cho thấy có một tàu ngầm Type 094 trong bến. [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) cũng hoàn tất một bến đỗ 800 mét, đủ sức vào các tên lửa đạn đạo loại phóng đi từ tàu ngầm, cũng như có khả năng sửa chữa các tàu lớn, chuyển phương tiện nặng cùng quân lính lên hàng không mẫu hạm và các tàu liên hợp thủy bộ. [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Bên cạnh đó người ta cũng xác định được những phần xây cất cho mục tiêu hậu cần, bộ chỉ huy và doanh trại.[/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Hiện quân đội Trung Quốc có 57 tàu ngầm, trong đó năm chiếc có động cơ hạt nhân.[/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Theo báo The Australian, nhiều tàu ngầm của Trung Quốc có hỏa tiễn chống tàu chiến Yingji-8 có thể phóng được cả khi đang lặn dưới mặt nước. [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Vụ chiếc tàu Song S20, đóng ở Vũ Hán, có động cơ diesel rất im tiếng của Đức đột nhiên xuất hiện giữa hạm đội Hoa Kỳ không xa đảo Okimawa của Nhật 18 tháng trước cho thấy khả năng của tàu ngầm Trung Quốc. [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Củng cố cơ sở[/FONT]

    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][​IMG][/FONT][FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][​IMG][/FONT]

    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Một tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc[/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Jane’s Defence cũng nói đến việc tăng cường xây cất ở Hoàng Sa và Trường Sa. [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Cuối thập niên 1990, Trung Quốc được nói đã có một đường băng 2600 mét ở đảo Woody, Hoàng Sa có khả năng đón phi cơ ném bom. Các ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc đã có thêm một cầu cảng 350 mét để đón tàu chiến và các tháp sử dụng vào cho thông tin vệ tinh và radar. [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Các nguồn chưa được kiểm chứng cũng nói Trung Quốc duy trì căn cứ thu thập tin tình báo ở đảo Rocky, phía Bắc của Woody. [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Ảnh vệ tinh tháng 12.2007 cho thấy ở đảo Fiery Cross, quần đảo Trường Sa Trung Quốc đã có một công trình 116x90 mét và một điểm 34x34 mét có thể cho trực thăng hạng Change Z-8 hạ cánh. Phần xây cất lớn hơn có thể dùng vào việc sử dụng tàu chiến và tên lửa đạn đạo. [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Theo báo Úc, ngoài các nước ASEAN thì việc tăng cường hải quân của Trung Quốc là để tạo khả năng bao vây Đài Loan và kiểm soát Biển Đông. [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Riêng với các nước như Việt Nam và Philippines, Jane’s Defence nhận định dù việc thỏa thuận ba bên với Trung Quốc nhằm cùng phát triển vùng Nam Trung Hoa (Biển Đông) có làm giảm đi khả năng xung đột nhưng “nhìn từ góc độ khu vực và ngoài khu vực, khó có thể coi thường việc Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ hải quân lớn tại Tam Á.” [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Hơn nữa, tạp chí này viết: “Trung Quốc có thể đang chuẩn bị biến đây thành nơi chứa một phần lớn kho vũ khí hạt nhân của họ, và thậm chí có thể dùng chúng từ nơi này.” [/FONT]
  4. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.540
    [r2)][r2)]
  5. thaisonjapan

    thaisonjapan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Tin nóng . Có bác làm môi giớ ở một cty ck danh tiếng đang đi in cờ của tàu cộng có hình hải tặc .
  6. thamlathang

    thamlathang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2009
    Đã được thích:
    9
    tẩy chay mua điện của trung quốc
    đêề nghị phát triển điện lực việt nam.. cứ CP điện mà múc [r2)]
  7. suaDHA

    suaDHA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2010
    Đã được thích:
    0
    May quá, nick của em là sữa của DHA chứ không phải sữa của Võ tắc Thiên hay Dương quí Phi.=))
  8. intelinvest

    intelinvest Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Thằng "chóa" nào để Tàu khựa tấn công Việtnam trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế?

    Đại tá Quách Hải Lượng: Phải vạch rõ cái phi nghĩa của TQ
    Là một chuyên gia nghiên cứu đã hàng chục năm về Trung Quốc, Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tùy viên quân sự Việt Nam tại Trung Quốc (ảnh), cho rằng sự cố cắt cáp tàu Bình Minh 02 vừa rồi là hành động tất yếu sẽ xảy ra.
    >> Tàu Bình Minh 02 đã về đến Cảng Nha Trang
    >> Việt Nam có thể khiếu nại lên Hội đồng Bảo an
    Việc Việt Nam cần làm bây giờ là: Về đối ngoại, ngay lập tức vạch rõ tính phi chính nghĩa của Trung Quốc và nêu rõ tính chính nghĩa của ta, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế; về đối nội, lãnh đạo phải tin vào nhân dân.

    Ông Quách Hải Lượng khẳng định: Không nên quá lo sợ và chỉ tập trung chú ý vào tiềm lực quân sự của Trung Quốc, mà nên cảnh giác với cả các lĩnh vực khác có sự tham gia rất mạnh mẽ của Trung Quốc như đầu tư, kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng… ở Việt Nam.
    Đối phó với nhiều mũi

    Vì sao ông lại cho rằng việc Trung Quốc gây hấn với Việt Nam qua sự cố tàu Bình Minh 02 vừa rồi là tất yếu?

    Để trả lời câu hỏi này, phải phân tích chiến lược toàn cầu của Trung Quốc. Đối với riêng vấn đề biển Đông, Trung Quốc có hai lợi ích: Một là muốn có một chỗ đứng chân chiến lược để phát triển vào Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và nói chung là đi ra thế giới. Hai là thèm khát năng lượng. Hai yếu tố đó trở thành động cơ cho chiến lược chung của Trung Quốc, cả toàn cầu lẫn khu vực. Và Trung Quốc đã có nhiều hoạt động nhằm thực thi chiến lược ấy bao nhiêu năm qua.
    Thứ nhất là họ tăng cường sức mạnh quân sự để đe dọa và giữ quyền khống chế, chủ động trên toàn bộ biển Đông.

    Thứ hai, họ tham gia các dự án đầu tư lớn và các khối thị trường tự do để xâm nhập Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Họ xây dựng hạ tầng cơ sở, làm những con đường chiến lược xuyên Đông Dương, xuyên Á và liên Á, để có thể phát triển ra thế giới bằng đường bộ và đường sắt. Cộng thêm vào biện pháp kinh tế-đầu tư là chính sách di dân của Trung Quốc: Ở tất cả những nơi Trung Quốc đến làm ăn kinh tế, họ đều muốn người của mình ở lại.

    Với riêng Việt Nam, thật ra vấn đề nổi cộm giữa ta và Trung Quốc là biển Đông nhưng để ép ta về vấn đề biển Đông thì Trung Quốc sử dụng nhiều mũi nhọn: kinh tế, đầu tư, xây dựng hạ tầng cơ sở… Cho nên, việc Việt Nam xử sự với Trung Quốc là phải đối phó lại rất nhiều mũi nhọn chứ không phải chỉ riêng biển Đông.

    Trung Quốc đối xử với tất cả các nước đều như vậy hay với mỗi nước một khác?

    Tôi cho rằng họ đối xử với mỗi nước mỗi khác, rất khác biệt nhau. Với Philippines thì họ hơi chờn, nhất là từ khi Philippines trở thành đồng minh của Mỹ. Với một số nước khác như Myanmar, Indonesia thì họ có cách đối xử khác. Riêng đối với Việt Nam thì họ coi như đối tượng để bắt nạt, lợi dụng. Trong quan hệ thương mại, ta nhập siêu của Trung Quốc gần đây tới hơn 12 tỉ USD. Họ còn gạ Việt Nam làm “một trục hai cánh”, “một hành lang hai vành đai”, thì cũng nhằm thâm nhập kinh tế Việt Nam, đưa Việt Nam vào tiểu vùng kinh tế của Trung Quốc, là Quảng Tây - Vân Nam, hai tỉnh lạc hậu nhất...

    Tin vào nhân dân

    Trở lại chuyện căng thẳng mấy hôm nay, ông nghĩ Trung Quốc được lợi gì, bị thiệt hại gì?

    Thực sự là Trung Quốc đã làm điều rất không có lợi cho chính Trung Quốc: Thứ nhất là phá tình hữu nghị Trung-Việt. Thứ hai là phá luật pháp quốc tế, làm cho quốc tế lên án. Thứ ba là phá lòng tin. Họ yêu cầu xây dựng lòng tin mà bây giờ họ làm thế thì ai tin họ? ASEAN, Việt Nam, cộng đồng quốc tế không thể tin Trung Quốc được.

    Sâu xa hơn nữa, cái rất nguy hiểm là họ làm cho dân tộc hiểu nhầm dân tộc, dân tộc oán thù dân tộc. Một vài người, một tập đoàn, một nhóm người mà oán hận Trung Quốc là chuyện cứ cho là nhỏ đi. Nhưng nếu cả dân tộc này oán hận Trung Quốc thì họ sẽ nghĩ như thế nào về cái lợi trước mắt và lâu dài của họ?

    .Bây giờ Việt Nam nên ứng xử như thế nào?

    Trước mắt ta phải vạch rõ cái phi nghĩa của Trung Quốc, nêu cái chính nghĩa của ta, tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế.
    Về dài hạn là đấu tranh pháp lý. Đấu tranh vô hiệu hóa “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đòi hỏi ta phải có tài liệu nhiều nữa và phải phát biểu nhiều, phải huy động toàn thể nhân dân, cả trong và ngoài nước. Phải đấu về pháp lý, về lịch sử, về ngôn luận, truyền thông và ngoại giao, rồi phải làm cho sức mạnh quân sự lên nữa.

    Cuối cùng tôi muốn nói rằng: Trước hết ta phải để cho thế giới thấy Trung Quốc đã tự bỏ cái mặt nạ của họ và họ trở thành không chính nghĩa. Việc ta làm tốt nhất hiện nay là để cho chính trị đi trước: Vạch mặt bằng hết cái không chính nghĩa của Trung Quốc, làm thật rõ sự chính nghĩa của Việt Nam. Như thế là tạo lợi thế trên trường ngoại giao quốc tế. Thứ nữa là phải tin vào nhân dân. Cũng phải thấy rằng, nhân dân Việt Nam, quân đội Việt Nam với Đảng và Nhà nước phải là một. Nhân dân cũng như quân đội hết sức tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước cũng không bao giờ ngăn cản, cấm đoán lòng yêu nước của người dân.

    Xin cảm ơn ông!

    Theo Đoan Trang

    Pháp luật Tp HCM
  9. thachanhisc

    thachanhisc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Giả sử Thượng nghị sĩ McCain giờ là tổng thống Mỹ chắc giờ này VN đỡ khổ hơn:-??






    Trung Quốc đe dọa: các nhà lãnh đạo Việt Nam và Hoa Kỳ họp tại Hawaii để xây dựng một quan hệ đối tác chiến lược mới


    Bởi Richard Halloran

    Khi Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Lê Công Phụng, đã bay tới Hawaii 10 ngày trước để hội ý với các chỉ huy lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô đốc Robert Willard , ông mang một thông điệp ngắn gọn: "Hãy cẩn thận của Trung Quốc."
    Trong nhiều ngôn ngữ ngoại giao, cho biết các quan chức Mỹ và Việt Nam, Đại sứ khẳng định: ". Việt Nam và Hoa Kỳ nên làm việc cùng nhau để chống lại chủ quyền lãnh thổ và nỗ lực của Trung Quốc cản trở hướng tự do trong biển Nam Trung Hoa"
    Willard, Tư lệnh Thái Bình Dương có được tính phí với các mối quan hệ quân sự với Trung Quốc - và răn đe xâm lược Trung Quốc nếu các mối quan hệ biến chua - được cho là dễ tiếp thu.
    Willard mình không thể đạt được bởi vì, nhân viên của ông cho biết, ông đã buộc chỉ đạo Mỹ nỗ lực cứu trợ sau trận sóng thần ở phía đông bắc Nhật Bản.
    Hoa Kỳ và Việt Nam đã từng bước được xây dựng một sự hòa giải mà chỉ có thể được gọi là đáng kể, do cuộc chiến lâu dài họ đã chiến đấu 1954-1973, trong đó 58.000 người Mỹ chết và 1,1 triệu người Việt Nam được ước tính đã thiệt mạng.
    Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates thiết lập các giai điệu trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng Mười.
    "Chiến tranh kết thúc," ông nói tại Đại học quốc gia Việt Nam.
    "Quốc đủ khôn ngoan để đưa cay đắng trong quá khứ và đau khổ đằng sau họ có thể tìm thấy ở mỗi người bạn và đối tác khác trong tương lai."
    Đại sứ Phùng phản ánh quan điểm của Hà Nội nhìn và những kỷ niệm dài của Việt Nam.
    Trung Quốc chiếm phần lớn của Việt Nam trong một ngàn năm, kết thúc vào năm 939.
    Gần đây, Trung Quốc tấn công Việt Nam vào năm 1979 và đã chiến đấu cuộc giao tranh trong gần 10 năm sau đó.
    Đối với Mỹ, Trung Quốc đã được tăng cường belligerence từ sự phun trào của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc trong thời gian Olympic vào tháng Tám năm 2008.
    Bắc Kinh có vẻ như hướng đến việc lái xe lực lượng Mỹ và ảnh hưởng trong khu vực châu Á.
    Hoa Kỳ chỉ huy đã lặng lẽ nhưng nhiều lần cảnh báo của Trung Quốc không để trù hoạch như Hoa Kỳ dự định sẽ vẫn là một quyền lực Thái Bình Dương.
    Để nhấn mạnh quan hệ an ninh mới nổi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, hòa 13 quân tại Căn cứ không quân Hickam ở đây có kế hoạch triển khai một "Red Horse" đội ngũ kỹ sư tiên phong tại Việt Nam vào mùa hè này để làm việc với các kỹ sư Việt Nam về tân trang lại các trường học và bệnh viện.
    Các quan chức Mỹ nói rằng kế hoạch cho Không quân và các dịch vụ của Mỹ khác là thiết lập quan hệ với Việt làm việc với đơn vị sự chiến đấu, sau đó di chuyển dần vào các bài tập huấn luyện cho lực lượng chiến đấu. Cuối cùng, quân đội Mỹ muốn được truy cập vào không khí cơ sở tại Việt Nam.
    Quân đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Ft. Shafter kế hoạch để mang lại cùng các đại diện từ Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác trong một hội thảo về nâng cao phản ứng với các thảm họa tự nhiên.
    Kế hoạch này kêu gọi mở rộng các cuộc hội thảo như vậy trong hai năm tiếp theo.
    Quân đội cũng có kế hoạch hỗ trợ các cơ quan y tế và kỹ thuật của các dịch vụ khác.
    Các Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng, đã gửi một nửa tá tàu chiến trên các ghé cảng tại Việt Nam trong những năm gần đây, kế hoạch tổ chức một cuộc họp nhân viên với các đối tác Việt Nam mùa xuân này để sắp xếp cho các chuyến thăm nhiều hơn nữa.
    Trong một bước đột phá, Việt Nam đã công bố cảng tại Cam Ranh đã được mở ra cho lực lượng hải quân nước ngoài.
    Đối với một tàu sân bay, 90.000 tấn máy bay chạy bằng hạt nhân đến thăm Cam Ranh sẽ là một biểu tượng sinh động của Việt Nam-hòa giải, như là bay đã được trang web của một cơ sở lớn ở Mỹ trong chiến tranh.
    Các cảng sẽ được dùng để báo hiệu quốc gia châu Á rằng Mỹ tìm kiếm an ninh khu vực và để nhắc nhở Trung Quốc rằng Mỹ sẽ là một kẻ thù ghê gớm.
    Năm ngoái, chiếc máy bay từ các tàu sân bay USS George Washington vài bay quân sự và chính trị lãnh đạo Việt Nam ra đứng tàu ngoài khơi.
    Các tàu sân bay USS John Stennis đã cùng năm trước, cả hai hành động vẽ biểu tình từ Bắc Kinh, mà tuyên bố chủ quyền trên những vùng biển này.
    Cùng thời gian, các tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain cập cảng tại Đà Nẵng.
    Con tàu mang tên ông nội của Hoa Kỳ Thượng nghị sĩ John McCain, một đô đốc, và cha của mình, đô đốc người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương trong Chiến tranh Việt Nam.
    Thượng nghị sĩ McCain, một phi công hải quân, bị bắn rơi ở Hà Nội và dành sáu năm như một tù nhân chiến tranh.
    Một dấu hiệu ít thấy nhưng vẫn nói với các nhà ở từng bước đã được mở một văn phòng liên lạc tại Hà Nội do Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ.
    Không phải Việt nào cũng đều là tâm về hòa giải với Hoa Kỳ, đặc biệt là các thành viên cũ của Đảng Cộng Sản, kẻ sợ Mỹ sẽ làm suy yếu quyền của họ.
    Một quan chức Việt Nam chỉ trích một nghị quyết của Mỹ về tự do tôn giáo trong tháng mười hai, nói rằng nó không phản ánh đúng tình hình tại Việt Nam.
    Tại Mỹ, nhiều cựu chiến binh Việt Nam những người có thể được dự kiến ​​sẽ được quan trọng của hòa giải, đặc biệt là những tù nhân chiến tranh đã được những người, có thay vì chỉ ra rằng họ đang vô tư hoặc hỗ trợ.
    "Chúng tôi không có nhiều tình trạng thù địch đối với kẻ thù", một biển đã về hưu người đã chiến đấu hai lần tại Việt Nam.
    "Chúng tôi đã chiến binh gửi các nhà lãnh đạo chính trị của chúng tôi để chiến đấu chống chiến tranh nhưng sau đó chúng tôi, không phải là chính trị gia, đã đổ lỗi cho chiến tranh Chúng tôi đã cho phép giảm công chúng Mỹ.."
  10. Linda_Kieu

    Linda_Kieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Đã được thích:
    34
    nhà báo Việt Chiến được đặc xá vụ PMU 18 giờ thành nhà thơ nổi tiếng rùi...
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này