Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ. Chiến!!!!!!!!!! - Tập 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi zzzzvozzzz, 27/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3761 người đang online, trong đó có 162 thành viên. 06:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 147284 lượt đọc và 2525 bài trả lời
  1. sontraha

    sontraha Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Đã được thích:
    2

    Lên kế hoặch rồi đó Anh em sẵn sàng có hiệu lệnh là ôm súng thôi. [:D]. Theo e thì TQ vẫn không thể đánh vì hiện nay ĐCS VN Và TQ nếu tan rã thì khác nào để các nước TB hả hê về sự tan rã của ĐCS. Nếu bỏ ĐCS biết đâu TQ đi theo mô hình CN phát xít

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/05/080526_china_fascism.shtml


    Khi đó TQ thành kẻ thủ của cả TG [:D]




  2. sontraha

    sontraha Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Đã được thích:
    2
    Tần Thuỷ Hoàng nếu không thống nhất TQ thì có phải tốt không hix hix. Biết đâu h mảnh đất Trung nguyên chia 5 sẻ 7 cho nhiều nước
  3. stockkhanh.

    stockkhanh. Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/03/2011
    Đã được thích:
    0
    tất cả âm mưu đánh sập thị trường ck cả năm nay đều có bàn tay thế lực của thằng khựa và sự áp phe của quan tham, chúng cũng làm giá kích giá bds lên cao để cho nhà nhà , từ tập đoàn đến bà nông dân... lao đầu vào BDS thổi bong bóng không màng tới sx chúng hút tiền mặt đến nỗi ngân hàng huy động đến 22% cũng ko hút được tiền về hệ thống ,chỉ trong vòng một tháng gần đây hết vụ mường lé có bàn tay của thằng khựa nó kích dộng đến thanh hoá bị mất mùa ,đều có bàn tay của thế lực thù địch đó là thằng khựa , làm cho kinh tế bất ổn lòng dân giao động để chúng thừa nước thả câu. nhiều chuyện xảy ra dồn dập trong vòng 1 tháng nay và chúng đã chuẩn bị kế hoạch .....
  4. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.540
    Hay[};-
  5. Nguyen_coi

    Nguyen_coi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2004
    Đã được thích:
    0
    Em vừa nhận 1 email spam này

    Sub: Change the name "South China Sea" to "Southeast Asia Sea"

    From: ho quang thiep


    ý nghĩa trong mail em hiểu nhưng liệu có thể đổi tên đc nếu có 1/2 TR chữ ký?
  6. truongbank99

    truongbank99 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2008
    Đã được thích:
    47
  7. hieukbhn

    hieukbhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2011
    Đã được thích:
    0

    Vũ khí "made in China” trong quân đội CampuchiaJun 7, '10 12:30 AM
    for everyone [​IMG]- Sau sự kiện Trung Quốc tặng Campuchia 257 chiếc xe quân sự hồi đầu tháng 5 vừa qua, không ít người đã đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa hai nước này và đặc biệt là về sự viện trợ quân sự mà Trung Quốc dành cho Campuchia. Trung Quốc đã viện trợ cho Campuchia những loại vũ khí gì, với số lượng bao nhiêu và vào những thời gian nào?

    Sẽ không bao giờ có thể tìm được câu trả lời chính xác tuyệt đối cho những câu hỏi trên. Tuy nhiên, qua những động thái của giới quân sự Campuchia trong những năm qua, người ta có thể lờ mờ hiểu được mối quan hệ về quân sự giữa Campuchia với Trung Quốc và những loại vũ khí “made in China” được trang bị cho quân đội Đất nước chùa tháp này.

    Hồi tháng 10/2009, Lữ đoàn 70 thuộc Quân đội Hoàng gia Campuchia đã tiến hành lễ kỷ niệm 15 năm thành lập với một lễ duyệt binh hoành tráng trước sự chứng kiến của Thủ tướng Hun Sen. Cuộc duyệt binh này đã phần nào phô trương những loại vũ khí do Trung Quốc sản xuất hiện có trong trang bị của Quân đội Hoàng gia Campuchia: Từ súng tự động đến súng chống tăng và các loại vũ khí hạng nặng khác.

    Bắt đầu từ năm 1997, Trung Quốc trở thành nước viện trợ quân sự lớn nhất của Campuchia với khoản tiền viện trợ hàng năm lên tới hơn 5 triệu USD. Nếu so với GDP của Campuchia thì con số này là quá lớn (tính đến cuối năm 2007, GDP của Campuchia mới đạt khoảng 8,4 tỷ USD với thu nhập bình quân đầu người đạt 589 USD/người. Mức này mới chỉ gần gấp hai lần năm 1997).

    Trung Quốc cũng đầu tư nhiều tiền bạc để xây dựng cơ sở hạ tầng cho quân đội Campuchia, như cơ sở vật chất của trụ sở Bộ tư lệnh tối cao trên đường cao tốc số 4, Trường Sĩ quan Lục quân tại tỉnh Kampong Speu và các dự án quân sự khác. Hàng năm, Bắc Kinh còn tài trợ 40 suất học bổng dành cho các sĩ quan Quân đội Hoàng gia Campuchia sang học tập tại Trung Quốc.
    Tất nhiên, hai nước luôn tuyên bố rằng không có bất cứ sự ràng buộc nào đối với các khoản viện trợ quân sự mà Trung Quốc dành cho Campuchia.
    Một sự kiện quan trọng đánh dấu sự gia tăng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng giữa Trung Quốc với Campuchia là tháng 11/2008, tàu chiến Trung Quốc đã lần đầu tiên cập cảng Campuchia với sự chào đón của cả Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia.
    Hiện trong trang bị của Quân đội Hoàng gia Campuchia còn có rất nhiều loại vũ khí do Trung Quốc sản xuất và viện trợ như xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59 (200 chiếc), Type 62 (30 chiếc), Type 63 (20 chiếc); Xe chiến đấu WZ 501 được Trung Quốc sản xuất theo mẫu BMP-1 của Liên Xô; Roket giàn 107 mm Type 63, 122 mm Type 81/83; Pháo M1954, Type 59-1 130 mm, pháo Type 60 122 mm; Cối Type 56 75 mm, cối Type 53 82 mm. Cũng phải kể đến nhiều loại súng bộ binh và súng máy phòng không các loại.
    Trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi Mỹ tuyên bố cắt viện trợ quân sự cho Campuchia hồi tháng 4 vừa qua, Trung Quốc dường như đang tăng cường viện trợ quân sự mạnh hơn cho đất nước thuộc bán đảo Đông Dương này. Sau chuyến thăm của Thủ tướng Hun Sen đến Trung Quốc để tham dự Triển lãm Expo Thượng Hải đầu tháng 5, Trung Quốc đã tuyên bố tặng 257 xe tải quân sự cho Campuchia và viện trợ 50.000 bộ quân phục kèm theo 16 triệu USD.

    Một số hình ảnh về vũ khí Trung Quốc trong quân đội Campuhia:
    [​IMG]
    Súng tự động Type-56 (sản xuất theo nguyên mẫu AK-47 của Liên Xô)
    [​IMG]
    [​IMG]
    Súng chống tăng PF-89 do Trung Quốc sản xuất
    [​IMG]
    Tên lửa đối không FN-6 của Trung Quốc
    [​IMG]
    Xe bọc thép BMP-1 do Trung Quốc viện trợ
    [​IMG]
    Lính thông tin với máy móc điện đài của Trung Quốc
    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực do Trung Quốc viện trợ Ngọc Biên (Tổng hợp)
  8. hieukbhn

    hieukbhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2011
    Đã được thích:
    0

    Trong cái khó, ló sự…sáng tạoJun 5, '10 10:25 PM
    for everyoneQĐND Online - Trời xanh xanh thắm biển xanh xanh thắm những luống rau xanh của người lính đảo Trường Sa/Chúng tôi là bộ đội Trường Sa, xa quê hương vẫn nhớ cuốc nhớ cày/Như ngày nào An Tiêm tạo lập, gieo xuống đất những hạt giống yêu thương…Tạm biệt Trường Sa rồi mà những giai điệu của bài hát Chúng tôi là những An Tiêm của Trường Sa như vẫn còn đọng mãi trong tôi cùng sự cảm phục ý chí tự lực, tự cường, sự sáng tạo của những người lính trong tổ chức cuộc sống, bảo đảm hậu cần…
    Vượt khó
    Trước khi ra Trường Sa, tôi đã đọc rất kỹ Đảo chìm của Trần Đăng Khoa - một trong những tác phẩm rất hay nói về Trường Sa. Từng trang, từng trang hiện lên mồn một cuộc sống kham khổ nhưng đầy ý chí của bộ đội Trường Sa: nào là ngày 4 lít nước, nào là chỉ ngửi thấy mùi thịt hộp đã…kinh, nào là thiếu xà phòng, anh nào anh nấy đầu trọc như…sư cụ…Nhưng Trần Đăng Khoa viết Đảo chìm cách nay đã mấy chục năm. Giờ đây, cuộc sống ở Trường Sa, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, quân đội và sự nỗ lực vươn lên của những người lính, đã không còn dấu ấn kham khổ như xưa. Nhưng như thế không có nghĩa là không còn khó khăn vất vả. Năm ngoái, Đại tá Nguyễn Văn Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Chính trị Tổng cục Hậu cần được giao phụ trách kiểm tra, theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình công tác hậu cần, kỹ thuật trong chuyến công tác ra thăm và kiểm tra đảo. Đi tới từng điểm đảo, mỗi con số anh đọc lên, đều làm mọi người kinh ngạc và cảm phục.
    [​IMG]
    "Đũa cả” dùng nhiều thập kỷ của bộ đội đảo Đá Đông
    Điểm A đảo Đá Tây là một hòn đảo chìm giữa mênh mông sóng nước đại dương. Đất không có, nhà cửa chật chội, ấy vậy mà anh em vẫn trồng, thu hoạch được hơn 2000 kg rau xanh/ năm, nuôi hàng trăm con vịt, thu hàng ngàn quả trứng. Quân số khoẻ luôn trên 99.7%.
    Đảo chìm Tiên Nữ nằm ở cực đông xa nhất của Tổ quốc, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt không kém; bộ đội làm những vườn rau nhỏ dạng “vườn treo Babilon”, cũng thu được gần 900 kg rau xanh mỗi năm. Ở đây, anh em còn tích cực thả lưới bắt cá, mỗi năm thu 300-400 kg cá biển. Và cũng như nhiều đảo khác, chó nuôi được rất nhiều, vừa để giữ đảo, vừa là nguồn thực phẩm “chất lượng cao”. Mỗi năm, cả đảo đã có tới hơn 200-250 kg thịt chó. Tính ra, số tiền tăng gia, đưa vào bữa ăn tính trên đầu người không hề nhỏ: hơn 1,3 triệu đồng/ người/ năm. Tính ra, cứ mỗi người lính có tới hơn 6 cái khay trồng rau, mỗi tháng 1,2 kg thịt chó/ người.
    Đảo An Bang hàng chục năm trước còn vắng vẻ, chỉ có cát và dày đặc một lớp phân chim. Bây giờ đã tràn ngập màu xanh của cây, của rau, cho dù có lúc, sóng biển xô cao tận mái nhà. Mỗi năm, cả đảo thu hoạch hơn 4000 kg rau xanh, đánh bắt hơn 1200 kg cá biển, bình quân tiền tăng gia hơn 1,2 triệu đồng/ người.
    Ở đảo Trường Sa Lớn, Thượng tá Nguyễn Xuân Phùng, đảo trưởng cho biết: mỗi năm, toàn đảo đã thu hoạch được gần 24 nghìn -25 nghìn kg rau, chế biến được hơn 3.500kg đậu phụ… Trên đảo Trường Sa đã đào được 10 giếng nước ngọt, không chỉ bảo đảm nhu cầu nước ngọt cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo mà còn giúp đỡ cho bà con ngư dân khi cần.
    Đảo Trường Sa Đông tuy là đảo nổi nhưng không rộng và nhiều đất màu như Trường Sa Lớn, nhưng “mùa nào thức ấy”, đủ chủng loại rau không khác gì một vùng rau chất lượng cao trong đất liền: rau muống, mùng tơi, cải xanh, bầu, bí, mướp đắng, thậm chí còn có dọc mùng, lá lốt, lá mơ... “Từ đầu năm 2009 đến nay, rau thu hoạch mỗi tháng thường tính bằng đơn vị tạ. Ban đầu chỉ có rau muống chịu được khí hậu nhưng nhờ khéo che chắn gió, muối biển và chăm sóc tốt, đến nay, mùa nào thức ấy, chúng tôi đã có đủ loại rau” – trung tá Vũ Quốc Cờ, chính trị viên đảo cho biết.
    Sáng tạo
    Ra Trường Sa, đi đâu cũng gặp dấu ấn sáng tạo của những người lính để vượt khó, tự lực tự cường, bảo đảm cuộc sống. Đảo Thuyền Chài, nơi hàng chục năm trước các nhà văn, nhà báo đã viết về sự thiếu thốn trăm bề thì nay không chỉ nhiều rau xanh, nhiều thịt chó mà còn có một “công cụ” tăng gia sản xuất rất hay: những khẩu “súng”…bắn cá! Gọi là “súng”, nhưng dụng cụ này được chế tạo rất đơn giản và sáng tạo, dựa trên nguyên lý và hoạt động của những chiếc “ná, nỏ” mà đồng bào dân tộc miền núi thường hay sử dụng.
    Thân “súng” làm bằng gỗ lấy từ những thùng hàng, dây “cung” làm bằng cao su bện lại. Còn “đạn” là những thanh inox ngắn được mài nhọn. Súng dài gần 1 mét nhưng có thể bắn xa 5-6 mét. Bộ đội dùng để săn, bắn những con cá vào thềm san hô gần bờ, nhất là khi về đêm. Có khi, đứng trên bờ cũng có thể bắn được cá, con to nhất mà loại súng này hạ được lên tới gần 10 kg. Đại tá Nguyễn Văn Thuận nói với chúng tôi: khẩu súng bắn cá là một trong những dẫn chứng điển hình, sinh động nhất về sáng tạo trong công tác bảo đảm hậu cần tại chỗ của bộ đội Trường Sa. Đó không phải là một sự sáng tạo “cho vui” mà có ý nghĩa rất lớn. Có ở vị trí của những người tổ chức cung cấp bảo đảm hậu cần mới hiểu ở những nơi xa xôi, gian khổ như Trường Sa thì dù công tác bảo đảm của trên là đúng, đủ nhưng vẫn cần hậu cần tại chỗ càng nhiều bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu, vừa đảm bảo cuộc sống, vừa bảo đảm sức mạnh, khả năng chiến đấu tại chỗ.
    Đảo trưởng đảo Trường Sa Đông, thiếu tá Đỗ Thế Tuyến được mọi người đặt cho biệt danh “kỹ sư nông nghiệp”. Ra Trường Sa Đông hai lần, Tuyến trăn trở vì đảo có nhiều cây, nuôi được nhiều động vật nhưng anh em vẫn thèm một tiếng gà cục tác. Thời tiết khắc nghiệt, gà vịt mang ra nuôi mười thì chết chín, con nào còn sống thì chỉ béo quay béo tròn, không chịu sinh sản. Làm thế nào để Trường Sa Đông nuôi được gà vịt thực sự là bài toán khó? Tuyến đọc sách mới vỡ ra phải nhân giống để chúng lớn lên trong nắng gió Trường Sa thì mới ổn! Nhưng ở Trường Sa đào đâu ra gà mẹ để ấp trứng. Thế là anh mày mò, chế ra “máy” ấp trứng rất đơn giản: đóng một chiếc thùng gỗ, bên dưới có thắp 4 ngọn đèn dầu và ống dẫn nhiệt đẩy nhiệt lên trên. Có “máy”, Tuyến nhờ anh em từ đất liền gửi ra hơn 30 quả trứng ấp thử. Tỷ lệ trứng đậu tới 70%. Lứa gà con đầu tiên ra đời, trưởng thành, sinh sản ngoài đảo, trở thành những con giống mới khoẻ mạnh, quen với thời tiết, khí hậu trên đảo. “Quân số” gà ngày một phát triển. Thành công, anh chuyển sang ấp cả vịt. Đến nay Trường Sa Đông đã rộn rã tiếng gà...
    Những kỷ vật hậu cần từ quần đảo bão tố
    Trở lại câu chuyện về Đại tá Nguyễn Văn Thuận. Ngày nào, các báo cáo của ông cũng được đoàn công tác và anh em phóng viên báo chí chăm chú lắng nghe với sự thích thú. Bởi nó không chỉ đầy ắp thông tin về nghị lực vượt khó của người lính mà ông Thuận còn có một “sáng kiến” rất hay. Đi tới đảo nào, ông cũng ngó nghiêng, kiếm tìm để “sưu tầm” những kỷ vật độc đáo về công tác Hậu cần của bộ đội Trường Sa. Ông bảo: những kỷ vật ấy là dẫn chứng sinh động chứng minh ý chí và sự sáng tạo của người lính; cùng với thời gian, nó sẽ “đi vào lịch sử”.
    [​IMG]
    Trường Sa đã rộn rã tiếng gà​
    Vì vậy, ông Thuận không quản ngại vất vả, “cõng” tất cả những kỷ vật ấy mang về tận Hà Nội, rồi ông sẽ tặng cho Bảo tàng Hậu cần mới được thành lập. Nhờ những hiện vật này, toàn quân, rộng hơn là cả nước sẽ biết đến câu chuyện bộ đội Trường Sa đã vượt khó và sáng tạo như thế nào? Chúng tôi xin được ghi lại câu chuyện về một vài hiện vật. Ở đảo Đá Đông, thiếu tá Hoàng Minh Sơn, đảo trưởng đã gửi tặng Bảo tàng Hậu cần hiện vật là một chiếc…đũa cả. Nhưng đây không phải là một đũa cả bình thường mà nó to, dài, nhìn giống một con dao, lại “nhang nhác” một thanh gươm. Sơn lý giải: nắng, gió biển Trường Sa như thế này thì khó mà có loại đũa gỗ nào “trụ” lâu được. Anh em tự chế một mảnh nhôm đặc chủng, vừa dùng đảo cơm, lật cá khi rán, vừa có thể đảo rau, múc cơm…. Cái “đũa cả” này không rõ ai làm từ bao giờ, nhưng nghe nói đã được “lưu truyền” trên đảo hàng chục năm qua, đã gắn bó với bữa ăn của biết bao thế hệ người lính từng công tác trên đảo.
    Còn ở đảo Phan Vinh, hiện vật mà những người lính gửi tặng đại tá Nguyễn Văn Thuận lại là một chiếc quạt điện chỉ có ở…Trường Sa bởi nó không thể…nhỏ hơn được nữa. Cái quạt này cũng có đầy đủ bộ phận như một chiếc quạt bình thường nhưng thân quạt chỉ nhỏ bằng quả quýt và cánh của nó thì là một miếng nhôm mỏng tang, y như 2 cái lá tre ghép lại. Cũng có công tắc, khi bật lên chỉ mát lơ phơ thoang thoảng.
    “Thuyết trình” về sản phẩm độc đáo này, chủ nhân của nó, đại uý Đinh Trọng Bảy cho biết: thời tiết ở Trường Sa rất nóng, nhất là vào mùa hè, các đảo đều thiếu điện, nhất là những năm trước đây. Điện dùng sinh hoạt phải phát máy nổ, mỗi ngày 5 giờ (buổi trưa 2 giờ, buổi tối 3 giờ). Mặc dù anh em đã được cấp quạt loại tích điện nhưng cũng không đủ điện để dùng, để nạp. Thế là anh em đã chế ra loại quạt “mi-ni” của riêng mình. Cần quạt được lấy từ bát bếp dầu Trường Sa đã hư hỏng, không sử dụng được. Còn cánh quạt được lấy từ vỏ thịt hộp cắt nhỏ, uốn “tạo thế”. Dĩ nhiên là quạt sẽ chỉ sử dụng nguồn điện ắc quy khô. Vậy thì mô-tơ ở đâu ra? Anh em suy ngẫm rồi kiếm từ những chiếc ra-đi-ô hỏng, lấy luôn mô-tơ của nó thế vào. Những chiếc quạt như thế đã ra đời và gắn bó với anh em đảo Phan Vinh từ năm 1999 đến nay. Hiện nay, nhiều đảo khác anh em cũng làm loại quạt tự chế tương tự. Tuy nhiên, những “hậu duệ” quạt đời sau có được cải tiến linh hoạt hơn. Như ở đảo Tiên Nữ, anh em kiếm luôn quạt làm mát của máy vi tính đưa ra thế vào, khá là…hữu dụng.
    Còn rất nhiều, rất nhiều câu chuyện sáng tạo của bộ đội Trường Sa mà chúng tôi chưa ghi hết được ra đây do khuôn khổ bài báo có hạn như: cách bảo quản thịt hộp, rau quả; cách bảo vệ, phương thức tổ chức một bữa ăn; “nghệ thuật” câu cá, dự trữ cá, ốc để cải thiện; bảo quản hạt giống, “công nghệ trồng rau”; “công nghệ” nuôi từng loại bò, lợn, gà, chó…trên đảo…Một Trường Sa thiếu thốn đến mức cơ cực đã lùi xa cho một Trường Sa trẻ đầy tự tin, nghị lực. Một Trường Sa chưa hết gian lao nhưng bằng sức trẻ, sự sáng tạo của người lính thì mọi gian khó sẽ luôn bị đẩy lùi và họ luôn vững vàng tay súng. Thật đúng như lời một bài hát: Chúng tôi là bộ đội Trường Sa, giữ biên cương và yêu lao động/Như cha ông thuở nào đi trước vừa đánh giặc vừa cày cuốc tăng gia
    Ghi chép của Nguyên Minh
  9. bi04virgo

    bi04virgo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2009
    Đã được thích:
    14.104
    Đoàn quân VN đi... chung lòng cứu Quốc, Bước chân dồn vang trên đường gập gềnh xa ....
  10. thaingocj

    thaingocj Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2010
    Đã được thích:
    0
    bác coi thường hacker VN thế, đừng nhầm sang mấy anh chuyên sao chép đĩa lậu bẻ khoá phần mềm nhé. Xem ra bác cũng ko biết gì hơn mấy cái tool sẵn có. ;));))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này