Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ. Chiến!!!!!!!!!! - Tập 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi zzzzvozzzz, 27/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6553 người đang online, trong đó có 629 thành viên. 20:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 147856 lượt đọc và 2525 bài trả lời
  1. tietn3honquy

    tietn3honquy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2007
    Đã được thích:
    0
    TQ vỡ ra làm nhiều mảnh như liên bang xô viết thì chúng ta mới hoạ may ăn ở yên dc..
  2. doccotham

    doccotham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2010
    Đã được thích:
    5.627
    ---> Rất hay
    Vậy nếu tàu khựa bắn ngư dân và tàu thăm dò địa chất ta thì sao? Chẳng nhẽ chịu nhịn nhục?
  3. TTVNBK

    TTVNBK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Đã được thích:
    1.933
    Ng dân Việt mình nói chung cũng ác độc ko kém bọn khựa, sẵn sàng vì lợi nhuận bất chấp tất cả để sử dụng các hóa chất cực kỳ độc hại của khựa mà cố tình quên mất rằng làm như thế gây tổn hại cho đồng loại và cho các thế hệ sau của đồng bào mình. Những việc có thể làm lúc này là tuyệt đối ko dùng đồ TQ, vận động ngưười thân,bạn bè và xã hội xung quanh ko dùng hàng TQ (gián tiếp bóp chết hàng tàu), ko chọn bất kỳ công ty TQ nào làm đối tác hay nhà cung cấp dù giá có rẻ, dùng tiếng anh đến mức tối đa tham gia các mạng XH bóc trần âm mưu bọn khựa mọi.
  4. hoalanrung

    hoalanrung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    40
  5. tietn3honquy

    tietn3honquy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta nên nhìn nhận chủ quyền của Đài Loan - Tây Tạng - Nội Mông...
  6. Orientpro

    Orientpro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    801
    1. Về lực lượng, người Trung Quốc hoàn toàn tự tin vào sức mạnh quân sự của mình; đã tiến hành tập trận với cự ly xa hàng vạn Km mà báo chí đã đề cập tới trong vài năm qua.

    Trung Quốc tự tin có thể gây ra một cuộc chiến toàn diện, không chỉ trên Biển Đông với mục đích “thu hồi Nam Sa”, mà kể cả một số nơi trên bộ, và rất có thể trên toàn cõi Việt Nam, nhằm làm nhụt ý chí của người Việt, do đã đánh thẳng vào hậu phương của Việt Nam.

    2. Trong vòng ba năm qua, Trung Quốc đã kích hoạt một tinh thần dân tộc cực đoan Đại Hán; cuộc chiến với Việt Nam lần này gần như được toàn dân Trung Quốc ủng hộ. Một việc làm hoàn toàn trái ngược với lãnh đạo Việt Nam trong những năm qua là việc cấm đoán các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền ở Biển Đông.

    3. Người Trung Quốc nhận thức được rằng, Chủ nghĩa cộng sản mà họ đã lôi kéo được lãnh đạo Việt Nam đi theo, đã chuẩn bị đến hồi kết thúc; các cuộc cách mạng mang tên các loài hoa xẩy ra ở Trung Đông, Bắc Phi là sự kiện ngoài ý muốn; vì vậy, rất có thể sẽ đến Việt Nam và cả Trung Quốc trong tương lai gần, gây bất lợi cho việc thôn tính Biển Đông, nếu như ở Việt Nam thay đổi chế độ chính trị, với một thể chế dân chủ…

    4. . Biến nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào Trung Quốc. Một cuộc khủng hoảng và sụp đổ của nền kinh tế tại Việt Nam sẽ diễn ra trong nay mai cũng là lúc họ ra tay ở Biển Đông.

    5. Rất có thể, vào cuối năm 2011 và sang đầu năm 2012 Hội Đồng Bảo an LHQ có thay đổi về tổ chức; trong đó, các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Brazil sẽ là các ủy viên thường trực, điều này sẽ bất lợi cho Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế. Vì vậy, giới lãnh đạo Bắc Kinh sẽ ra tay sớm khi còn có thể.

    6. Tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển giao quyền lực sau bầu cử; bên cạnh việc “đưa người của mình” vào bị trí then chốt, Trung Quốc còn phải nghĩ đến trường hợp nếu không đạt được ý muốn; vì vậy, rất có thể Trung Quốc ra tay sớm hơn trước khi Quốc hội khóa XIII của Việt Nam nhóm họp phiên đầu tiên.

    7. Theo suy nghĩ của Trung Quốc, thế nước và lòng dân tại Việt Nam hiện đang rất có lợi cho Trung Quốc.

    8. Điều băn khoăn cuối cùng của Trung Quốc trong việc chọn thời điểm khởi sự, chính là dư luận quốc tế.

    Có vẻ như, đến thời điểm cuối ngày 31/5 tình hình đang có lợi cho Trung Quốc, vì chưa có nước nào phản đối, đặc biệt là Mỹ. Chuyến đi Mỹ vừa rồi của tướng Trần Bỉnh Đức - Tổng Tham mưu trong mấy ngày thượng tuần tháng 5/2011 vừa qua là một trong các tín hiệu đáng nghi.

    Cuộc chiến được người Trung Quốc dàn dựng như thế nào?

    Lực lượng không quân Việt Nam - yếu tố quan trọng quyết định chiến thắng trong cuộc chiến lần này

    Rõ ràng, cuộc chiến lần này đối với người Trung Quốc chủ yếu là để “thu hồi Nam Sa”, nhưng với địa thế Việt Nam chạy dài theo hướng Bắc – Nam, cách xa đảo Hải Nam hơn 1500 km, cho nên nếu chỉ tập trung trên Biển thì Trung Quốc sẽ gặp bất lợi; vì vậy, rất có thể sẽ có một cuộc chiến ở một số nơi trên đất liền nhằm phân tán lực lượng quân sự Việt Nam.

    Bên cạnh việc dàn quân ở Biên giới để phân tán lực lượng quân sự Việt Nam; Rất có thể Trung Quốc sẽ có đổ bộ bất ngờ vào một vài thành phố lớn để phủ đầu, dây rối loạn (mọi việc đều có thể xẩy ra trong chiến tranh, thậm chí đây là phương án táo bạo của Trung Quốc, nếu chủ quan trong phương án này có thể sẽ là sai lầm lớn?!). Địa điểm nào để Trung Quốc có thể đổ bộ và đổ bộ như thế nào…, đây là việc của các chuyên gia quân sự Việt Nam.

    Sự rối loạn của Việt Nam ở thời khắc ban đầu có ý nghĩa quyết định đối với Trung Quốc; cho phép Trung Quốc “thu hồi Nam Sa” nhanh gọn, sau đó tập trung lực lượng để chiếm giữ.

    Cùng với bọn Việt gian mà Trung Quốc đã nắm được ở cấp cao, rồi sẽ có một thỏa thuận nhượng bộ của Việt Nam v.v.. và v.v.. trên cơ sở Việt Nam chấp nhận mất Trường Sa (hoặc những gì gần như thế).

    Việc Trung Quốc tập trận hành quân xa như mọi người đã biết qua báo chí trong vài nam qua… rất có thể Việt Nam là nơi “thực tập” đầu tiên cho chiến lược bành trướng sau này ra khắp thế giới của Bắc Kinh.

    Các sân bay trên đất liền sẽ là mục tiêu đánh phá của Trung Quốc trong cuộc chiến này. Tiêu diệt hoặc làm tê liệt được lực lượng không quân của Việt Nam sẽ giúp cho Trung Quốc giữ được các đảo chiếm đóng, trước khi tính đến một giải pháp “mang tính quốc tế” để chấp nhận sự chiếm đóng của Trung Quốc ở Trường Sa.

    Vì thế, đảm bảo cơ số máy bay và đạn dược, tên lửa…để tiêu diệt lực lượng không quân Trung Quốc tham chiến và tiêu diệt hàng trăm (có thể là hàng ngàn) tàu chiến ngoài khơi của Trung Quốc là yếu tố tiên quyết để người Việt thắng giặc Trung Quốc lần này.

    Có thể nói: Lực lượng không quân của Việt Nam trong cuộc chiến này là sự quyết định thành bại của Việt Nam.

    Mặc dù, qua báo chí, người Việt Nam ta được biết, hiện Việt Nam trang bị hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion. Tuy nhiên, do chưa quả kiểm nghiệm chiến trường nên người viết chưa giám bàn đến.

    phải làm gì đó nhằm đánh thức dư luận Quốc tế, thì mới có hy vọng ngăn chặn một cuộc chiến do Trung Quốc phát động. Đây là hy vọng cuối cùng để kéo lùi thời gian Trung Quốc phát động chiến tranh.

    Có vẻ như lịch sử đã không chiều lòng người?!
  7. BONUS

    BONUS Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/05/2011
    Đã được thích:
    0
    http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Trung-Quoc-Khong-co-bo-bien-lai-doi-vung-bien/44536

    Bọn TQ Bành chướng muốn sâm lược chúng ta.
    Trung Quốc: Không có bờ biển lại đòi vùng biển?
    Thứ Ba, 31.5.2011 | 08:00 (GMT + 7)
    Vụ tàu hải giám của Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp thăm dò của tàu địa chấn Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đang khiến dư luận hết sức bất bình.
    Tàu hải giám Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam
    Trung Quốc cố tình ngụy biện cho hành động vi phạm
    Việc Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố yêu sách đối với khu vực mà tàu Bình Minh 02 hoạt động là không thể chấp nhận được, bởi nó không dựa trên bất cứ một cơ sở nào trong pháp luật quốc tế hiện đại về biển.
    Việc xác định vùng biển theo pháp luật quốc tế bắt nguồn từ nguyên tắc rất cơ bản: “Đất thống trị biển”. Nội hàm của nguyên tắc này đó là quốc gia nào có bờ biển ở đâu thì sẽ có vùng biển ở đó. Có thể minh hoạ một cách sinh động nguyên tắc này bằng “hình” và “bóng”: Không có hình (bờ biển) thì làm sao có bóng (vùng biển)?
    Chỉ khi đáp ứng được tiêu chí đầu tiên và cơ bản nói trên, đó là có bờ biển, thì một quốc gia mới có thể nói đến chuyện có được các yêu sách vùng biển theo quy định của Công ước Luật Biển - thông thường không quá 200 hải lý. Với thực tế địa lý của mình, Trung Quốc không thể có yêu sách về vùng biển theo quy định của Công ước Luật Biển tại khu vực xảy ra vụ tàu Bình Minh 02 - nơi cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 340 hải lý.

    Ngư dân Việt Nam luôn bám biển, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo tổ quốc. Ảnh: TTXVN.
    Thậm chí, nếu Trung Quốc cố tình cho rằng vị trí hoạt động của tàu Bình Minh 02 sáng 26.5 nằm trên thềm lục địa kéo dài vượt ra ngoài 200 hải lý thì cũng phải phù hợp nguyên tắc đó là yêu sách về thềm lục địa kéo dài ngoài 200 hải lý không được chồng lấn lên vùng biển nằm trong phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của quốc gia khác.
    Nguyên tắc này là nguyên tắc tiến bộ của luật biển quốc tế hiện đại hình thành sau khi thông qua Công ước Luật Biển - công ước Trung Quốc cũng là một thành viên. Tính bất hợp lý của một yêu sách về thềm lục địa kéo dài (trên cơ sở đặc thù địa chất) để tạo tranh chấp tại một khu vực hoàn toàn nằm trong phạm vi 200 hải lý của quốc gia ven biển khác từ lâu đã được công nhận bởi Toà án Công lý quốc tế - cơ quan tư pháp uy tín nhất trên thế giới về pháp luật quốc tế.
    Theo các số liệu công bố, nơi xảy ra vụ tàu Bình Minh 02 nằm cách mũi Đại Lãnh không đến 120 hải lý. Cần nhớ rằng mũi Đại Lãnh nằm trên bờ biển của Việt Nam và như vậy nếu có xác định các vùng biển của Việt Nam theo cách “khiêm tốn” đó là dùng đường cơ sở thông thường - tính theo ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển - thì vị trí mà tàu Bình Minh bị cắt cáp vẫn hoàn toàn nằm trên thềm lục địa của Việt Nam theo giới hạn 200 hải lý - một thềm lục địa mà Việt Nam đương nhiên có mà không cần phải tuyên bố với bên ngoài theo quy định của Công ước Luật Biển.
    Với những phân tích như trên, ngay cả những bộ óc giàu trí tưởng tượng nhất cũng khó có thể nghĩ ra được cơ sở nào trong pháp luật quốc tế hiện đại về biển mà dựa vào đó Trung Quốc có thể đưa ra một yêu sách đối với khu vực mà tàu Bình Minh 02 hoạt động sáng 26.5.
    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc:
    Hành động tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam đã thể hiện tính ngang ngược của họ. Trung Quốc tự vẽ đường lưỡi bò, nhận khu vực trong đó là hải phận của họ. Thực tế điểm họ cắt cáp cách rất xa lãnh hải Trung Quốc. Họ vẽ đường lưỡi bò, nhưng họ không được nước nào công nhận cả. Trong khi Trung Quốc nêu 16 chữ trong quan hệ với Việt Nam thì hành động của họ thực tế lại đi ngược lại phương châm đó.
    Việc này cũng cho thấy ta phải đưa vấn đề ra công khai đấu tranh, lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa, đưa các tài liệu chứng cứ. Ta cũng cần phải gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc (LHQ) tố cáo họ vi phạm Luật Biển LHQ, vi phạm vào hải phận của chúng ta.
    Nguyễn Đăng Thắng (nghiên cứu sinh luật tại Vương quốc Anh)
  8. tietn3honquy

    tietn3honquy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta ko nên manh động nếu đối chọi trực tiếp là chúng ta tự lấy dao đâm vào mình,vi sao?

    May tháng nay TQ đang tiến hành tập trận chiếm đảo ==>âm mưu đã rõ nếu ta đánh sẽ mắc mưu TQ ngay ,TQ sẽ chiếm TS ngay tức khắc...
  9. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394
    Cần lắm những bài viết chất lượng như thế này.
  10. lexuantho

    lexuantho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Đã được thích:
    1
    cứ công nhận nền độc lập của Đài Loan là chúng ta sẽ có thêm một đồng minh trước mặt thôi,lúc đó thằng Khựa cũng sợ.Tiếp theo là hãy dùng hàng Việt Nam,từ những cái bình thường nhất như rau,củ,cá thịt đến những vật dụng cao cấp hơn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này