Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ. Chiến!!!!!!!!!! - Tập 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi zzzzvozzzz, 27/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5276 người đang online, trong đó có 499 thành viên. 20:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 147257 lượt đọc và 2525 bài trả lời
  1. huaren81_2006

    huaren81_2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2006
    Đã được thích:
    280
    " Nếu như sự thực giàn khoan khổng lồ của Tàu khựa có thể hút hết hoặc gần hết trữ lượng dầu ở Biển Đông thì tôi xin thưa là TQ sẽ tiếp tục đong đưa kiểu như thế này cho đến khi...hết dầu".

    Vậy chúng ta phải làm gì? Để nó hút trước hay mình hút trước???
  2. kipsailam68

    kipsailam68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2010
    Đã được thích:
    1.265
    Ông PQT này đc ! Biết nhẫn nhục chờ thời cơ , rất xứng đáng học trò của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp . Giả si bất điên , tiếu lý tàng đao . Vote nào ! [r2)][r2)][r2)]
  3. tuananhdientu

    tuananhdientu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    4.449
    Vấn đề biển Đông lãnh đạo cấp cao đã thảo hiệp

    Việt Nam, Trung Quốc là đối tác tốt' Cập nhật lúc :7:49 AM, 04/06/2011
    Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam và Trung Quốc là anh em tốt, đối tác tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt khi ông gặp đồng nhiệm Trung Quốc Lương Quang Liệt bên lề hội nghị Đối thoại Shangri-La ở Singapore, vào hôm qua, Xinhua đưa tin.

    Theo TTXVN, Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ với người đồng cấp Trung Quốc về sự việc tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 ngày 26/5 bị tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp khi tàu Bình Minh 02 đang hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: “Vụ việc đang gây bức xúc trong dư luận nhân dân và khiến lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam lo ngại.”

    Ông đánh giá quan hệ Việt-Trung đang phát triển tốt đẹp. Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quan hệ tốt đẹp giữa hai nước còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và đôi khi vẫn xảy ra những vụ việc đáng tiếc mà hai bên không mong muốn.

    Đại tướng Phùng Quang Thanh đề nghị các cơ quan cấp dưới của hai bên chấp hành nghiêm chỉnh những cam kết của lãnh đạo hai nước, đồng thời nhấn mạnh: “Hai bên cần bình tĩnh giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thông qua đàm phán dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), một văn kiện đã được ký giữa ASEAN và Trung Quốc” .

    Đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng hai bên cần tích cực hợp tác, hết sức kiềm chế để không xảy ra những vụ việc tương tự, điều đó sẽ ảnh hưởng tới quan hệ song phương và hình ảnh của Trung Quốc trong khu vực.
    [​IMG]
    Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt (phải) vừa gặp đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang thanh bên lề hội nghị Đối thoại Shangri-La ở Singapore. Ảnh minh họa.
    Đáp lại, theo Xinhua, tại buổi hội đàm, hai nhà lãnh đạo bàn về quan hệ song phương, trong đó có quan hệ quân sự và những vấn đề hai nước cùng quan tâm. Theo Xinhua, ông Lương khẳng định hai nước có lợi ích lớn và lâu dài trong việc duy trì, phát triển quan hệ. Những nỗ lực của mỗi bên theo hướng đó sẽ phát triển chủ nghĩa xã hội của từng nước.
    Ông Lương cũng tuyên bố là Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục trao đổi mọi vấn đề với quân đội Việt Nam, kể cả vấn đề biên giới, bảo vệ lãnh hải cũng như hợp tác đào tạo quân nhân.
    Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng khẳng định, các nghị định thư về quan hệ quốc tế như Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển và các thỏa thuận song phương, sự đồng thuận trong hợp tác trên biển cần được tôn trọng khi các nước hợp tác về an ninh trên biển. Các nước cũng nên giải quyết tranh chấp trên biển thông qua đối thoại hữu nghị và song phương.

    Tuy Trung Quốc liên tục ra những tuyên bố có tính xây dựng nhưng họ lại nhiều lần “quấy rối” tàu thuyền Việt Nam, vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam. Điển hình là vụ việc tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp của Việt Nam hôm 26/5.

    TS Trần Công Trục - Nguyên Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ nhận định,3 tàu giám hải của Trung Quốc tiến hành phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, điều đó căn cứ trên tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982, căn cứ vào những tuyên bố của Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua.

    Ngược lại với thái độ của Trung Quốc, Việt Nam xử lý rất hợp tình hợp lý: không dùng đến các biện pháp vũ lực để xử lý dù về mặt tự vệ chúng ta có quyền. Chúng ta có những tuyên bố để khẳng định việc đó là sai, chúng ta yêu cầu họ không được có những hành động tiếp theo. Nếu không có sự kiềm chế, không vì mục tiêu gìn giữ ổn định khu vực, không tôn trọng các thỏa thuận chính trị, chắc chắn đã có tiếng súng, có máu đổ và có những đụng độ đáng tiếc.

    Bộ trưởng Phùng Quang Thanh dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam dự Hội nghị An ninh châu Á lần thứ 10 tại Singapore, diễn ra từ ngày 3 đến 5/6.

    Chiều 2/6, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam, do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu đã đến Singapore để tham dự Hội nghị An ninh châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 10) tại Singapore từ ngày 3 đến 5/6.

    Tham gia đoàn còn có: Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Vũ Văn Hiển, Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng; Đại tá Nguyễn Vân Hải, Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Singapore...

    Tham dự Đối thoại Shangri-La 10 sẽ có đại diện từ 28 quốc gia gồm Tổng thống, Thủ tướng, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Quốc vụ khanh Quốc phòng, Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao và đông đảo học giả các nước.

    Trong số đó có: Phó Thủ tướng Nga Sergey Ivanov, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gerald Longuet, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa…

    Tại Hội nghị, các đại biểu sẽ trao đổi, thảo luận về chính sách quốc phòng và tình hình an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


    >> Toàn cảnh đụng độ giữa Trung Quốc với các nước trên biển Đông

    Nam Việt (tổng hợp)


    http://baodatviet.vn/Home/thegioi/Viet-Nam-Trung-Quoc-la-doi-tac-tot/20116/148476.datviet
  4. huaren81_2006

    huaren81_2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2006
    Đã được thích:
    280
    ----------------------------------------------------

    Bác nói chỉ đúng 50%...Bác bảo là CHỜ THỜI CƠ? Xin hỏi THỜI CƠ ở đây là gì? Táng Tàu hay là ...Tàu? [-X
  5. edtddp

    edtddp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/08/2004
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc - Mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc xã

    Thứ sáu, 03 Tháng 6 2011 15:42 dinh tuan anh
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Khi các hành động được coi là hung hãn của Trung Quốc thời gian gần đây ở Biển Đông khiến nhiều người cảm thấy hoài nghi về tuyên bố "trỗi dậy hòa bình" của Bắc Kinh, hai học giả người Mỹ đang chuẩn bị cho ra mắt cuốn sách “Death by China”, trong đó đề cập đến cái mà họ cho là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc xã.
    [​IMG]
    Trong cuốn sách, Tiến sĩ Peter Navarro của trường Đại học California ở Irvine và chuyên gia về Trung Quốc, Thạc sỹ Greg Autry, cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang đe dọa tới kế sinh nhai của người dân ở các nước phát triển, gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng của vô số người trên khắp thế giới, kể cả những người dân bình thường ở Trung Quốc. Hai tác giả cho rằng “hòa bình và thịnh vượng của thế giới đang đối mặt với mối đe dọa lớn nhất kể từ thời Đức Quốc xã, đó là một đảng Cộng sản Trung Quốc hùng mạnh, giàu có và ngày càng táo bạo hơn do chủ nghĩa dân tộc cực đoan mỗi ngày một tăng".
    Cũng như nhiều nhà kinh tế và lập pháp khác ở Mỹ, ông Autry tố cáo Trung Quốc thao túng tỉ giá đồng Nhân dân tệ để hàng hóa Trung Quốc chiếm ưu thế cạnh tranh bất công trên thị trường thế giới, xuất khẩu các loại sản phẩm thiếu an toàn, kể cả các loại thực phẩm và đồ chơi trẻ em, và thực hiện nhiều quyết định khác có hại cho cộng đồng quốc tế. Theo ông Autry, Trung Quốc đang mưu toan hủy hoại các ngành công nghiệp của Mỹ bằng nhiều cách khác nhau. Ông nói: “Họ đang thận trọng nhắm tới các ngành công nghiệp chiến lược và tìm mọi cách để các ngành công nghiệp đó được phát triển ở Trung Quốc, gây phương hại cho các ngành công nghiệp ở Mỹ thông qua một mạng lưới chương trình trợ cấp xuất khẩu trái phép, thao túng đồng nội tệ, làm hàng giả, hàng nhái và đánh cắp bản quyền; duy trì các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe lao động ở mức rất thấp để không ai có thể cạnh tranh, và tạo ra mọi loại rào cản để ngăn, không cho các doanh nghiệp Mỹ tiến vào thị trường Trung Quốc”.
    Thạc sĩ Autry cho rằng các chính sách kinh tế và thương mại của Trung Quốc chẳng những đe dọa tới các nước khác mà còn gây thiệt hại trực tiếp cho chính người dân nước họ. Ông giải thích: “Trung Quốc đang tạo ra một áp lực lạm phát vô cùng lớn trong nền kinh tế thông qua việc thao túng tỉ giá. Họ làm giảm 40% sức mua của người lao động Trung Quốc đối với các loại hàng hóa nhập khẩu và những loại nông khoáng sản được mua bán trên thị trường quốc tế. Đó chính là lý do tại sao tài xế xe tải đình công ở Thượng Hải và công nhân ở Thâm Quyến biểu tình đòi tăng lương để có thể có đủ tiền mua rau”.
    Ông Bchung Tsering, Phó Chủ tịch của một tổ chức đấu tranh ở Mỹ có tên là Chiến dịch Quốc tế cho Tây Tạng, nói: “Trung Quốc dường như không sẵn sàng trở thành một thành viên có trách nhiệm trong đại gia đình các nước trên thế giới. Việc cộng đồng quốc tế không xem xét tới thực tế này không những gây bất lợi cho các nước khác mà còn bất lợi nhiều hơn cho người Trung Quốc, Tây Tạng và những người khác đang phải đối mặt với hậu quả của tình trạng này trong cuộc sống hàng ngày”.
    Ông Autry cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc đã tạo ra một xã hội kim tiền, trong đó đạo đức bị suy đồi, người dân phải sống trong sợ hãi, và các quyền dân sự, xã hội và môi trường bị chà đạp. Ông nói: “Trong quá khứ, khi những nước khác trải qua những 'phép lạ' kinh tế y hệt như vậy - chẳng hạn các các cường quốc châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản - chúng ta thấy xuất hiện những cộng đồng dân chủ, và những nước chia sẻ các giá trị với chúng ta có thể trở thành những đối tác thương mại có qua có lại với chúng ta. Chúng ta không nhận thấy điều này ở Trung Quốc và vì vậy đó là một điều rất đáng lo ngại”.
    Ông Autry cho biết điều khiến ông và ông Navarro lo ngại nhiều hơn là Trung Quốc đang tìm cách xuất khẩu mô thức phát triển này, đe dọa các nước láng giềng và bóc lột các nước đang phát triển trên khắp thế giới với chủ nghĩa đế quốc mới. Jon Gallinetti, Thiếu tướng Thủy quân Lục chiến Mỹ đã nghỉ hưu, cho rằng Trung Quốc đang dùng các loại vũ khí kinh tế kết hợp với hoạt động gián điệp, chiến tranh mạng, vũ khí không gian, chiếm độc quyền khai thác và kinh doanh tài nguyên thiên nhiên và đánh cắp công nghệ để giành quyền chế ngự thế giới. Tướng Gallinetti cho rằng trong quá trình đó, sức mạnh cơ bản về kinh tế và địa chính trị - vốn là cột trụ của ưu thế quân sự của Mỹ - đã bị xói mòn một cách có hệ thống trong lúc Trung Quốc ngày càng hung hãn hơn trong các vụ tranh chấp khu vực.
    Viết Tuấn (gt)
  6. quyphupham

    quyphupham Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi nghĩ 1 số nguyên nhân Trung Quốc muốn gây hấn với các nước Asian:
    1. Muốn thử vũ khí và kéo các nước Asian chạy đua vũ trang để bán vũ khí;
    2. Thử lửa các nước Asian;
    3. Tìm một số nước yếu để thử vũ khí;
    4. Đang nội chiến và muốn gây hấn bên ngoài để dư luận xã hội không để ý bên trong....
  7. manhtd04

    manhtd04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Đã được thích:
    804
    Ông cẩm đao ở trung hoa
    Tại sao ông chiếm trường sa nước mình
    Lại còn là bảo ao nhà
    Đừng làm thế nữa quá đà rồi nghe.
  8. kipsailam68

    kipsailam68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2010
    Đã được thích:
    1.265
    Thứ nhất : 6 tàu kilo là chưa đủ , lực lượng quân đội của ta còn khá yếu . Những vũ khí hại điện như tên lừa Yakhont , máy bay , tàu xxx chưa về , mà có về thì cũng cần thời gian để tập rượt .
    Thứ 2 :Chiến trường trên biển khác hẳn với chiến trường đất liền , nên lợi thế "địa lợi" của ta ko có . Chúng ta đang trong mùa mưa , giông bão nhiều , mà giông bão thường đập miền Trung , mà miền Trung thì Pác biết ở đâu rồi đấy .
    Thứ 3 : chúng ta vẫn đang chiến đấu chứ ko phải án binh bất động 100% . Tụi nó cương dương thì chúng ta âm nhu , chúng nó khiêu khích , nóng ruột thì chúng ta càng giữ bình tĩnh , chúng nó"viễn giao cận công" thì chúng ta "hợp tung" ... Càng tác oai nhiều chúng càng thể hiện sự ngu ngốc . Chúng nó ko thể thắng và sẽ thua khi bị bao vây tứ phía .

    Nói chung , ngoài yếu tố "tinh thần yếu nước , quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" (1 phần của nhân hoà) trong bộ 3 Thiên thời , địa lợi , nhân hoà ra thì chúng ta đều thua thiệt hoặc ko có lợi . Cho nên lúc này nên đấu tranh ngoại giao là tốt nhất . Các Pác hiểu ý tôi chứ ?
  9. newch

    newch Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Đã được thích:
    257
    Tôi nghĩ là ý thứ 4 : sách lược ' đánh giặc ngoại để bình nội loạn' là kế đã rất cũ và được bon khựa áp dụng nhuần nhuyễn.
    Thái Lan cũng vừa giở chiêu này với Cam khi nội bộ bất ổn dâng cao.
  10. quyphupham

    quyphupham Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Lòng yêu nước đến đâu"

    Nếu chiến tranh sảy ra, chúng ta sẽ làm gì?
    Tôi sẽ xung phong đi lính đầu tiên để bảo vệ đất nước.
    Còn bạn thì sao?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này