Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ. Chiến!!!!!!!!!! - Tập 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi zzzzvozzzz, 27/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3518 người đang online, trong đó có 310 thành viên. 06:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 148223 lượt đọc và 2525 bài trả lời
  1. happyyeyes

    happyyeyes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Đã được thích:
    130
    mình chỉ thích chơi tàu có sợi chỉ kéo đi mà thoai[r2)]
  2. 60cb

    60cb Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2010
    Đã được thích:
    0
  3. lamhoang7577

    lamhoang7577 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Hành động tẩy chay có lẽ là hành động thiết thực nhất lúc này.
  4. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Đi mà ko báo thì làm gì được nhau =))=))=))
    Hay lại chơi trò : gọi SV tập trung đến trường ngồi không tới trưa như 2007 nhỉ???
    Chả bù cho ở Pháp, loáng cái lại biểu tình. Mà biểu tình ở Pháp lại quá đoàn kết : ngành nào biểu tình, ngành đó hôm đó khỏi hoạt động.
  5. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Quân đội Mỹ không dễ 'buông' Biển Đông

    Bộ Quốc phòng Mỹ đang có nguy cơ bị cắt giảm ngân sách trong bối cảnh quân đội Trung Quốc rầm rộ mở rộng vùng hoạt động bao gồm Biển Đông, nhưng giới chức Washington cho thấy họ không dễ 'buông xuôi".

    Trong hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La đang diễn ra tại Singapore, giới quan sát nhận định phái đoàn Mỹ do Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates dẫn đầu có thái độ về vấn đề Biển Đông bớt mạnh mẽ hơn so với năm ngoái, khi ông tuyên bố Mỹ có mối quan tâm đặc biệt tới Biển Đông và khẳng định quyền lợi kinh tế và an ninh của Mỹ gắn liền với khu vực này.
    Ngoài ra, trong năm ngoái hàng loạt quan chức cấp cao của Mỹ cũng nhấn mạnh đến quyền lợi quốc gia của nước này trong vấn đề an ninh hàng hải ở Biển Đông. Khi đó quan hệ quân sự Mỹ - Trung đang ở mức độ căng thẳng và quan điểm về Biển Đông của Mỹ đã gặp phải sự phản đối gay gắt từ Bắc Kinh.
    [​IMG]
    Giới chức Philippines lên thăm tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson ghé thăm Manila hồi tháng trước. Ảnh: AP. Còn quan hệ quân sự Mỹ - Trung hiện nay đã có những cải thiện rõ rệt kể từ đầu năm, với liên tiếp các cuộc gặp song phương giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước. Trên đường tới dự Đối thoại Shangri-La 2011, ông Gates cũng nhấn mạnh đến mong muốn cải thiện hơn nữa quan hệ đối thoại với quân đội Trung Quốc.
    Quan điểm không muốn làm mất lòng Trung Quốc của ông Gates, cộng với việc Bắc Kinh cử phái đoàn rầm rộ nhất từ trước đến nay dự Đối thoại Shangri-La do Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt dẫn đầu, càng khiến giới quan sát có cơ sở khẳng định Mỹ sẽ không có có tiếng nói mạnh mẽ như trước về vấn đề Biển Đông.
    Thêm vào đó, ngân sách quốc phòng Mỹ đang đối mặt với nguy cơ bị cắt giảm mạnh, cũng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chính sách quân sự của nước này. Lầu Năm Góc được cho là đang trong quá trình sắp xếp lại lực lượng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Đông Nam Á. Mức độ thành công kế hoạch này sẽ phụ thuộc lớn vào việc ngân sách Lầu Năm Góc sẽ bị cắt giảm nhiều hay ít.
    Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 13/4 công bố một kế hoạch giảm chi tiêu cho quốc phòng xuống mức 400 tỷ USD trong 12 năm tới. Trong khi đó một số nghị sĩ và cả các nhà phân tích độc lập của Mỹ còn kêu gọi phải cắt giảm thêm. Với việc cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan dần kết thúc, tiết kiệm chi tiêu cho quốc phòng là trung tâm trong giải pháp ngăn chặn thâm hụt của chính phủ Mỹ hiện nay.
    Trong bối cảnh trên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates trong chuyến dự Đối thoại Shangri-la lần cuối cùng trước khi nghỉ hưu được dự đoán sẽ mang theo sứ mệnh trấn an các đồng minh châu Á. Theo đó ông sẽ làm rõ rằng không nên coi việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Mỹ sẽ dẫn tới việc thu hẹp sự hiện diện của quân đội nước này tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
    Bản thân giới chức Mỹ cũng lo ngại việc một số khu vực tại châu Á sẽ ngả về phía Trung Quốc, nếu Washington khiến họ nghĩ rằng Mỹ đang bỏ rơi nơi đó hoặc giảm sự ủng hộ về quân sự. Đáp lại điều này, trước thềm hội nghị an ninh tại Singapore, ông Gates tuyên bố sẽ sử dụng diễn đàn này để tăng cường quan hệ quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á, bất chấp nguy cơ phải cắt giảm ngân sách quốc phòng.
    "Đã có nhiều nước tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ, từ Singapore, Indonesia, Việt Nam, Phillippines, Malaysia, Australia cho đến các đồng minh truyền thống của Mỹ như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Mỹ cần phải linh hoạt khi phát triển mối quan hệ với các quốc gia này", Foreign Policy dẫn lời ông Gates.
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh việc đang tìm kiếm cách xây dựng mối quan hệ với những nước châu Á để giải quyết những thách thức đa dạng trong tương lai tại khu vực này, đồng thời cam kết duy trì vai trò của Mỹ như là một đối tác đáng tin cậy của các đồng minh trong khu vực.
    Nói cách khác, Mỹ đang muốn thể hiện rõ thông điệp họ không dễ dàng "buông" khu vực châu Á bao gồm Biển Đông để Trung Quốc có thể tự do hành động, bất chấp những khó khăn nội tại. Ông Gates không úp mở về điều này khi bình luận trước khi đến Singapore: "Người Trung Quốc không có ý định cố gắng cạnh tranh với chúng tôi trên tất cả các khả năng, nhưng tôi nghĩ họ đang có ý định phát triển các khả năng nhằm giúp họ có quyền tự do đáng kể trong hành động ở châu Á và mở rộng ảnh hưởng".
    Tuy nhiên, thế khó của Mỹ lúc này là vừa muốn khẳng định tiếp tục hiện diện quân sự tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương như trước, vừa không muốn làm tổn hại mối quan hệ với Trung Quốc đang được cải thiện. Trong hơn 4 năm lãnh đạo Lầu Năm Góc vừa qua, ông Gates cũng coi quan hệ với Bắc Kinh là vấn đề ưu tiên đặc biệt.
    Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington cũng luôn nóng lạnh thất thường vì chứa đầy những va chạm trên nhiều lĩnh vực, mà gai góc nhất là vấn đề Đài Loan. Đầu năm 2010, Bắc Kinh ngừng mọi liên hệ quân sự với Washington để phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Từ đầu năm nay quan hệ quân sự song phương đang có tiến triển và giới quan sát cho rằng ông Gates sẽ nhân Đối thoại Shangri-la 2011 để thúc đẩy xu hướng này trước khi rời nhiệm sở.
    Trong khi đó, trước nhận định Trung Quốc và Mỹ đang tranh giành ảnh hưởng tại châu Á, bao gồm Biển Đông, lãnh đạo một số nước châu Á đã tuyên bố rõ họ không cần phải lựa chọn giữa Bắc Kinh hay Washington. Thủ tướng Malaysia Najib Razak trong bài phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La hôm qua đã nêu rõ điều này.
    Ông Najib Razak cho rằng "cần phải tránh tình trạng đơn cực kiểu Chiến tranh Lạnh trong khu vực", do đó các châu Á không nên đặt mình trước sự lựa chọn làm đồng minh của Mỹ hay Trung Quốc. Theo đó các nước châu Á cần hợp tác với cả hai bên gồm một là siêu cường quân sự truyền thống và một là quyền lực đang lên của thế giới.
    Mỹ cũng tỏ ra khôn khéo khi Đô đốc Robert Willard, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, tuyên bố trước khi đi Singapore: "Mỹ không đứng về bên nào trong một cuộc tranh chấp. Đây là một cam kết chắc chắn để cho thấy rằng các bên liên quan tới tranh chấp cần phải cùng nhau giải quyết vấn đề một cách hòa bình và thông qua đối thoại, chứ không phải bằng những va chạm trên biển hoặc trên không".
    Đình Nguyễn
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2011/06/quan-doi-my-khong-de-buong-bien-dong/
  6. sontraha

    sontraha Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Đã được thích:
    2

    B52 là một trong sự ngạc nhiên của toàn TG về VN. Bí mật quân sự không tiết lộ. Khi đó vũ khí Nga mang sang VN là không thể bắn hạ B52. Nhưng đã được VN cải tiến ( cái này e chỉ nghe 1 bác trong quân đội kể vậy)

  7. stocktrader1

    stocktrader1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2009
    Đã được thích:
    465
    Tin em mới nhận


    Chiều nay, Bộ ******* đã gửi công văn cho tất cả hiệu trưởng các trường Đại Học
    Trung học trên cả nước về việc Sinh Viên -Học Sinh nghe lời xúi dục của kẻ gian, lợi dụng tình hình nhạy cảm của đất nước để kịch động biểu tình vào Chủ Nhật[5/6] tới... .... Các bạn ai là HS-SV, nếu nhận được lời kêu gọi của những người đó qua email, YH!, truyền đơn.....Tuyệt đối không được đi biểu tình....nếu có sẽ bị đuổi học và còn chịu rất nhiều hậu quả khác...[Yu]. Ai nhận được mess này xin gửi cho người khác. TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐI BIỂU TÌNH, SẼ BỊ LỢI DỤNG BỞI BỌN ************** VIỆT TÂN
  8. Dainam68

    Dainam68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Đại tá Quách Hải Lượng: Phải vạch rõ cái phi nghĩa của TQ
    Là một chuyên gia nghiên cứu đã hàng chục năm về Trung Quốc, Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tùy viên quân sự Việt Nam tại Trung Quốc (ảnh), cho rằng sự cố cắt cáp tàu Bình Minh 02 vừa rồi là hành động tất yếu sẽ xảy ra.
    >> Tàu Bình Minh 02 đã về đến Cảng Nha Trang
    >> Việt Nam có thể khiếu nại lên Hội đồng Bảo an
    Việc Việt Nam cần làm bây giờ là: Về đối ngoại, ngay lập tức vạch rõ tính phi chính nghĩa của Trung Quốc và nêu rõ tính chính nghĩa của ta, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế; về đối nội, lãnh đạo phải tin vào nhân dân.

    [​IMG]Ông Quách Hải Lượng khẳng định: Không nên quá lo sợ và chỉ tập trung chú ý vào tiềm lực quân sự của Trung Quốc, mà nên cảnh giác với cả các lĩnh vực khác có sự tham gia rất mạnh mẽ của Trung Quốc như đầu tư, kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng… ở Việt Nam.
    Đối phó với nhiều mũi
    Vì sao ông lại cho rằng việc Trung Quốc gây hấn với Việt Nam qua sự cố tàu Bình Minh 02 vừa rồi là tất yếu?

    Để trả lời câu hỏi này, phải phân tích chiến lược toàn cầu của Trung Quốc. Đối với riêng vấn đề biển Đông, Trung Quốc có hai lợi ích: Một là muốn có một chỗ đứng chân chiến lược để phát triển vào Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và nói chung là đi ra thế giới. Hai là thèm khát năng lượng. Hai yếu tố đó trở thành động cơ cho chiến lược chung của Trung Quốc, cả toàn cầu lẫn khu vực. Và Trung Quốc đã có nhiều hoạt động nhằm thực thi chiến lược ấy bao nhiêu năm qua.
    Thứ nhất là họ tăng cường sức mạnh quân sự để đe dọa và giữ quyền khống chế, chủ động trên toàn bộ biển Đông.
    Thứ hai, họ tham gia các dự án đầu tư lớn và các khối thị trường tự do để xâm nhập Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Họ xây dựng hạ tầng cơ sở, làm những con đường chiến lược xuyên Đông Dương, xuyên Á và liên Á, để có thể phát triển ra thế giới bằng đường bộ và đường sắt. Cộng thêm vào biện pháp kinh tế-đầu tư là chính sách di dân của Trung Quốc: Ở tất cả những nơi Trung Quốc đến làm ăn kinh tế, họ đều muốn người của mình ở lại.
    Với riêng Việt Nam, thật ra vấn đề nổi cộm giữa ta và Trung Quốc là biển Đông nhưng để ép ta về vấn đề biển Đông thì Trung Quốc sử dụng nhiều mũi nhọn: kinh tế, đầu tư, xây dựng hạ tầng cơ sở… Cho nên, việc Việt Nam xử sự với Trung Quốc là phải đối phó lại rất nhiều mũi nhọn chứ không phải chỉ riêng biển Đông.
    Trung Quốc đối xử với tất cả các nước đều như vậy hay với mỗi nước một khác?
    Tôi cho rằng họ đối xử với mỗi nước mỗi khác, rất khác biệt nhau. Với Philippines thì họ hơi chờn, nhất là từ khi Philippines trở thành đồng minh của Mỹ. Với một số nước khác như Myanmar, Indonesia thì họ có cách đối xử khác. Riêng đối với Việt Nam thì họ coi như đối tượng để bắt nạt, lợi dụng. Trong quan hệ thương mại, ta nhập siêu của Trung Quốc gần đây tới hơn 12 tỉ USD. Họ còn gạ Việt Nam làm “một trục hai cánh”, “một hành lang hai vành đai”, thì cũng nhằm thâm nhập kinh tế Việt Nam, đưa Việt Nam vào tiểu vùng kinh tế của Trung Quốc, là Quảng Tây - Vân Nam, hai tỉnh lạc hậu nhất...
    Tin vào nhân dân
    Trở lại chuyện căng thẳng mấy hôm nay, ông nghĩ Trung Quốc được lợi gì, bị thiệt hại gì?
    Thực sự là Trung Quốc đã làm điều rất không có lợi cho chính Trung Quốc: Thứ nhất là phá tình hữu nghị Trung-Việt. Thứ hai là phá luật pháp quốc tế, làm cho quốc tế lên án. Thứ ba là phá lòng tin. Họ yêu cầu xây dựng lòng tin mà bây giờ họ làm thế thì ai tin họ? ASEAN, Việt Nam, cộng đồng quốc tế không thể tin Trung Quốc được.
    Sâu xa hơn nữa, cái rất nguy hiểm là họ làm cho dân tộc hiểu nhầm dân tộc, dân tộc oán thù dân tộc. Một vài người, một tập đoàn, một nhóm người mà oán hận Trung Quốc là chuyện cứ cho là nhỏ đi. Nhưng nếu cả dân tộc này oán hận Trung Quốc thì họ sẽ nghĩ như thế nào về cái lợi trước mắt và lâu dài của họ?
    .Bây giờ Việt Nam nên ứng xử như thế nào?

    Trước mắt ta phải vạch rõ cái phi nghĩa của Trung Quốc, nêu cái chính nghĩa của ta, tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế.
    Về dài hạn là đấu tranh pháp lý. Đấu tranh vô hiệu hóa “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đòi hỏi ta phải có tài liệu nhiều nữa và phải phát biểu nhiều, phải huy động toàn thể nhân dân, cả trong và ngoài nước. Phải đấu về pháp lý, về lịch sử, về ngôn luận, truyền thông và ngoại giao, rồi phải làm cho sức mạnh quân sự lên nữa.
    Cuối cùng tôi muốn nói rằng: Trước hết ta phải để cho thế giới thấy Trung Quốc đã tự bỏ cái mặt nạ của họ và họ trở thành không chính nghĩa. Việc ta làm tốt nhất hiện nay là để cho chính trị đi trước: Vạch mặt bằng hết cái không chính nghĩa của Trung Quốc, làm thật rõ sự chính nghĩa của Việt Nam. Như thế là tạo lợi thế trên trường ngoại giao quốc tế. Thứ nữa là phải tin vào nhân dân. Cũng phải thấy rằng, nhân dân Việt Nam, quân đội Việt Nam với Đảng và Nhà nước phải là một. Nhân dân cũng như quân đội hết sức tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước cũng không bao giờ ngăn cản, cấm đoán lòng yêu nước của người dân.
    Xin cảm ơn ông!
    Theo Đoan Trang
    Pháp luật Tp HCM
  9. 60cb

    60cb Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2010
    Đã được thích:
    0

    Vì thiếu chữ ĐẠO nên phải xoắn:)):)):)):)) Nhìn đâu cũng thấy địch
  10. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Hôm nay thứ 7 - nhiều trường đã nghỉ học. Mai chủ nhật lại càng nghỉ. Mà chiều nay Bộ CA mới gửi văn bản - các bác ko thấy lạ sao??? Trong khi cái tin rủ đi biểu tình có cả tuần nay rồi. Lần này phản ứng chậm vậy chả lẽ Bộ CA định "làm cho có" - tạo điều kiện cho các bạn SV "không biết tin nên vẫn đi biểu tình" à???. Chậc, cái vụ này ly kỳ quá nha. Sao ko đăng béng lên bản tin VTV cho gọn nhể???

    Mình là NDT CK, ko biết UBCKNN có đăng cái thông báo:" Ai đi biểu tình thì cấm gd" không nhỉ? =))=))=))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này