Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ. Chiến!!!!!!!!!! - Tập 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi zzzzvozzzz, 27/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2981 người đang online, trong đó có 223 thành viên. 00:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 147368 lượt đọc và 2525 bài trả lời
  1. Emxinduoi

    Emxinduoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Đã được thích:
    7.054
    Thật sự rất thích và khâm phục cách trả lời phỏng vấn của Bác Hồ.

    Trí Thức
    Khôn Khéo
    Tự Tin
    Cứng Rắn
    :)>-:)>-:)>-:)>-
  2. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG VI: QUÂN SỰ



    Trong chương này, chúng tôi không đi vào chi tiết về Hải Quân VN. Điều này sẽ được nói rỏ trong phần tương quan lực lượng. Cũng không nên so sánh tương quan lực lượng giữa TQ và VN nhất là Hải Quân vì TQ phát triển Hải Quân của họ không những để đối đầu với HK mà còn đến các nước có quyền lợi trong vùng Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Đài Loan. VN dù nhỏ nhưng là một mắc xích quan trọng trong nỗ lực ngăn chận Hải Quân TQ mở rộng khu vực hoạt động của họ. Việc phối hợp và nhận sự giúp đỡ của HK và các quốc gia đồng minh là điều cần thiết vì VN là nước hứng chịu áp lực quân sự đầu tiên từ TQ.



    Trong thời gian gần đây đã có những hoạt động dồn dập của các phái đoàn quân sự Việt Nam tại Nga, Hoa Kỳ, Pháp và Ðại Hàn. Thủ tướng Việt Nam *************** đã thăm Nga và hai bên ký hợp đồng lớn cung cấp tàu ngầm, chiến đấu cơ và trang thiết bị quốc phòng cho Việt Nam. Trong thời gian từ 10 đến 15 tháng 12, đại tướng Phùng Quang Thanh đã thăm chính thức Hoa Kỳ và hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates để thiết lập những cơ chế đối thoại trực tiếp giữa bộ quốc phòng hai nước. Sau đó đại tướng Phùng Quang Thanh đã th ăm viếng Pháp, hội kiến người đồng nhiệm Hervé Morin, trong đó ông yêu cầu phía Pháp cung cấp cho Việt Nam "trực thăng và máy bay vận tải" cũng như đã ký thỏa thuận về hợp tác quốc phòng giữa hai nước và thống nhất tiếp tục có các cuộc hội đàm về chủ đề quốc phòng. Tướng Thanh cũng đã có cuộc gặp với đại diện tập đoàn Quốc Phòng và Không Gian Châu Âu (EADS). Từ 12/12-18/12, một đoàn đại biểu cấp cao của Bộ Quốc Phòng Việt Nam do Thứ Trưởng, Thượng Tướng Nguyễn Huy Hiệu, dẫn đầu đã tới thăm Hàn Quốc. Trong chuyến thăm của mình, ông Hiệu đã hội đàm với người tương nhiệm, thăm trường huấn luyện bộ binh, công ty đóng tàu Daewoo và công ty thiết bị quốc phòng LIG Nex 1. Các hoạt động dồn dập và sôi nổi trong lĩnh vực này được giới bình luận cho là chỉ dấu cho thấy sự thay đổi về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong xu hướng đa phương hóa và hiện đại hóa quân đội Việt Nam để đối phó với các thách thức của thời kỳ mới, nhất là sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc.



    PHÒNG THỦ DUYÊN HẢI


    Việc phát triển Hải Quân nên tập trung trong 2 lãnh vực: Phòng thủ cận duyên - Phòng thủ viễn duyên. Vấn đề phòng thủ chiến lược được quyết định ở cấp bậc cao hơn. Vấn đề phòng thủ cũng phải được đặt nặng tại các vị trí đóng quân ở Trường Sa cũng như khu vực thềm lục địa phía Ðông Nam Việt Nam.



    1.[​IMG]PHÒNG THỦ CẬN DUYÊN:



    [​IMG]Hạm đội tàu đánh cá vũ trang: Phát triển hạm đội tàu đánh cá vũ trang để hoạt động trong vùng Biển Ðông nhất là khu vực Trường Sa. TQ đã phát triển rất mạnh hạm đội tàu đánh cá vũ trang của họ với sự hộ tống của Hải Quân cũng như các tàu kiểm soát ngư nghiệp. Chiến thuật du kích chiến trên biển cả chắc cũng đã được các chuyên viên nghiên cứu chiến thuật VN nghĩ tới dù rằng điều này khó hơn trên đất liền nhiều nhất là vấn đề trang bị. Các tàu này sẽ là đội quân tiên phong trong nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải dù rằng phải hy sinh khi đối đầu với hải quân TQ. Dân tộc VN luôn luôn chấp nhận điều này. Cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979 đã chứng tỏ khả năng của lực lượng dân quân VN.

    [​IMG]Không Lực của Hải Quân: HQVN đang tập trung để phát triển không lực riêng để đảm nhiệm việc phòng thủ biển. Ông Robert Karniol, một chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực quân sự ở khu vực, viết trên nhật báo Straits Times của Singapore đưa tin Việt Nam chuẩn bị thiết lập bộ phận không quân nằm trong hải quân và chính phủ Việt Nam sẽ sớm công bố kế hoạch này. Các nước trong khu vực có không quân trực thuộc hải quân là Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Theo tác giả Karniol, Việt Nam đã mua ba máy bay EADS-CASA C212 Series 400 của Tây Ban Nha chuyên tuần tra và theo dõi biển. Các máy bay này có trang bị radar MSS 6000 và bộ phận không quân mới sẽ chịu trách nhiệm vận hành chúng cho mục đích tuần duyên. Nguồn tin của báo này còn cho hay việc thuyên chuyển, điều động nhân sự và trang thiết bị đã bắt đầu diễn ra và đại bản doanh của không lực hải quân sẽ được đặt tại sân bay quân sự (Cát Bi) Hải Phòng. Mười lăm (15) trực thăng Kamov loại Ka-28 sẽ được chuyển sang cho hải quân và bộ phận không quân mới sẽ sẵn sàng hoạt động trong năm 2010. Tuy nhiên, với các chiến đấu cơ được lắp đặt tên lửa chống tàu chiến, bao gồm cả loại hỏa tiễn không-hải AS-17 Krypton cùng với các chiến đấu cơ Su-30MK2 mà VN vừa mua trong thời gian gần đây, không quân Việt Nam cũng vẫn góp phần trong việc phòng thủ duyên hải. Máy bay chiến đấu loại Su-30MK2 được cải biến để có khả năng tấn công và tiêu diệt các mục tiêu trên biển trong mọi điều kiện thời tiết và thời gian. Ngày 1 tháng 5 năm 2010, theo báo trên mạng Times Colonist, tập đoàn chế tạo máy bay Canada Viking Air cho biết là trong tuần qua đã hoàn tất thỏa thuận bán 6 thủy phi cơ Twin Otter cho bộ Quốc Phòng Việt Nam, trị giá mỗi chiếc là 5 triệu đô la Canada. Đây là lần thứ hai, bộ Quốc Phòng Việt Nam đặt mua máy bay do phương Tây chế tạo, đó là loại thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 được thiết kế để phục vụ cho các hoạt động trên biển và sẽ trở thành một thành phần quan trọng cho lực lượng không quân của hải quân Việt Nam. Giới phi công quốc tế đánh giá cao thủy phi cơ Twin Otter về độ bền chắc và khả năng hạ cánh trên phi đạo rất ngắn. Theo tập đoàn Viking, các máy bay nói trên sẽ được giao cho Việt Nam trong thời gian từ 2012 đến 2014. Công ty Pacific Sky Aviation, một chi nhánh thuộc tập đoàn Viking, đặt tại sân bay quốc tế Victoria sẽ chịu trách nhiệm về đào tạo kỹ thuật và huấn luyện bay. Đầu năm nay, trang web của nhật báo The Straits Times tại Singapore cho biết là quân đội Việt Nam mua thủy phi cơ Twin Otter để phục vụ cho các cuộc tuần tra của hải quân Việt Nam. Các phi cơ được trang bị radar và sẽ hỗ trợ cho hạm đội 6 tàu ngầm hạng Kilo do Nga chế tạo mà Việt Nam đã đặt mua hồi tháng 12 năm ngoái.

    [​IMG]Hệ thống phòng duyên: Trong cuộc chiến VN, hệ thống phòng duyên của Bắc Việt có thể xem là hữu hiệu nhất thế giới. Các trọng pháo phải được thay thế bằng các hỏa tiễn địa đối hải tầm ngắn (100 km). Các hỏa tiễn hành trình tầm trung (200-300 km) hướng dẫn bằng vệ tinh cũng là điều nên nghĩ đến. Các loại hỏa tiễn này cũng có thể được trang bị trên các đảo do VN kiểm soát trong vùng Trường Sa. VN đã đặt mua hệ thống phòng không S300PMU1 và 12 giàn phóng tên lửa Project 12418. Các hỏa tiễn phòng không này cũng có thể dùng để phòng thủ duyên hải. Tại Triển lãm các hệ thống quốc phòng diễn ra ở Malaysia 2010, Nga đã trưng bày hệ thống hoả tiển Container Club-K. Ðây cũng là một hệ thống phòng thủ tốt và giá cả vừa phải cho các quốc gia nhỏ, nhiều hải đảo và bờ biển dài như Việt Nam. Tin mới nhất vào tháng 5-2010 cho biết Việt Nam sẽ mua loại hỏa tiễn EXTRA của Do Thái để tăng cường phòng thủ các hải đảo.

    [​IMG]Tàu ngầm: Trong thời gian vừa qua, VN đã đặt mua 6 tàu ngầm loại KILO 636 của Nga. Các tàu này sẽ giúp cho VN tăng cường khả năng phòng thủ chống tàu ngầm, vừa tiêu diệt tàu chiến của đối phương, bảo vệ các căn cứ quân sự trên bờ và tuần thám.

    [​IMG]Hệ thống chống tàu ngầm: Nhật Bản là nước có hệ thống phát hiện và chống tàu ngầm hữu hiệu nhất thế giới. Sự kiện Nhật Bản hạ thủy chiếc Hàng Không Mẫu Hạm hạng nhẹ chở trực thăng chống tàu ngầm loại Hyuga trọng tải 20,000 tấn vào năm 2007 cho thấy hoạt động chống tàu ngầm của Nhật Bản không chỉ giới hạn xung quanh hải phận Nhật Bản. VN nên nhờ sự giúp đỡ của HK và Nhật Bản để thiết lập hệ thống các phao định vị trong việc phát hiện các tàu ngầm TQ dọc theo bờ biển VN cũng như trong vùng biển Đông. Ngoài ra, VN cũng phải phát triển các phương tiện tấn công các tàu ngầm (chiến hạm săn tàu ngầm, phi cơ tầm xa, trực thăng).

    [​IMG]Chiến hạm tuần tiễu cận duyên: Trong thời gian qua, VN đã ký hợp đồng với Nga để mua hay đóng dựa theo thiết kế của Nga các chiến hạm thế hệ mới từ 500 - 2,000 tấn thuộc loại Molniya, Petya, Gepard. Chi tiết về 3 loại chiến hạm này được nói rõ trong phần Tương Quan Lực Lượng - Hải Quân VN.



    2.[​IMG]PHÒNG THỦ VIỄN DUYÊN:



    [​IMG]Trang bị: VN không có các khu trục hạm loại Aegis để phối hợp tuần tiễu xa. Việc vị Tư lệnh Hải quân VN thăm viếng Đại Hàn trong thời gian vừa qua cho thấy VN đã nghĩ đến điều này. Các khu trục hạm loại Aegis do Đại Hàn đóng chắc chắn sẽ rẻ hơn HK và Nhật Bản nhiều. Ngoài các khu trục hạm hạng nhẹ loại Gepard 3.9, HQVN cũng nên có từ 2-4 chiếc khu trục hạm cỡ 5,000 tấn. Các chiến hạm này sẽ được dùng để tuần tiểu chung với chiến hạm đồng minh và cũng có thể trang bị hệ thống lá chắn chống tên lửa. Việt Nam nên nghĩ đến việc phối hợp với Nhật Bản hay Ðại Hàn để đóng phần vỏ các loại này tại Việt Nam để phát triển ngành kỹ nghệ đóng tàu quốc phòng và giảm giá thành.

    [​IMG]Hoạt động: VN không có khả năng tuần tiễu viễn duyên một mình. Trong tương lai, viễn tượng 1 hay 2 Hải Đoàn Đặc Nhiệm Hàng Không Mẫu Hạm với các chiến hạm của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan tuần tiễu Biển Đông chung với VN và các quốc gia ASEAN là điều có thể xảy ra.



    PHÒNG THỦ CHIẾN LƯỢC


    Có 4 vấn đề mà VN cần suy nghĩ:



    [​IMG]Hiệp ước phòng thủ hỗ tương Hoa Kỳ-Việt Nam: Hiện nay trong vùng Đông Á và Đông Nam Á đã có 5 quốc gia (Nhật Bản, Đại Hàn, Phi Luật Tân, Singapore, Thái Lan) đã ký hiệp ước phòng thủ hỗ tương với HK dù rằng các quốc gia này không chịu một áp lực trực tiếp nào từ TQ. Dù rằng hoàn cảnh khác nhau sau 3 cuộc chiến, Nhật Bản và Đại Hàn vẫn để cho HK có các căn cứ quân sự tại nước mình. Hiệp ước phòng thủ hỗ tương Hoa Kỳ-Việt Nam là điều VN cần nghĩ tới trong một thời điểm thích hợp. Ngày 17 tháng 8, 2010, một cuộc họp ở cấp thứ trưởng bộ Quốc Phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã được mở ra tại Hà Nội trong khuôn khổ mang tên Đối thoại Chính sách Quốc phòng.

    [​IMG]Hệ thống lá chắn chống tên lửa: Hiện nay, các quốc gia đồng minh trong vùng, từ Nhật Bản , Đại Hàn , Đài Loan, không nhiều thì ít , đều phát triển quốc gia của mình với sự bảo vệ của chiếc dù nguyên tử của Hoa Kỳ cũng như tham gia hệ thống lá chắn chống tên lửa. VN, nếu cần hoàn thiện hệ thống phòng thủ của mình phải nghĩ đến điều này.

    [​IMG]Hải cảng Cam Ranh: Cam Ranh là một hải cảng thiên nhiên tốt nhất vùng Đông Nam Á. VN rất kín miệng về tương lai của hải cảng này, nhất là về lãnh vực quân sự. Nga Sô thì không đủ khả năng tài chánh để trở lại Cam Ranh. Hải cảng Cam Ranh, hiện nay vẫn còn trực thuộc bộ Quốc Phòng VN, nên được phát triển đúng tiềm năng để biến thành một quân cảng cho tàu chiến cũng như tàu ngầm và trung tâm sửa chữa tàu bè quân sự lớn nhất vùng Đông Nam Á. VN có thể phối hợp với Nga Sô cũng như nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và Nhật Bản về phương diện tài chánh và kỹ thuật để nâng cấp quân cảng Cam Ranh. Các chiến hạm Đồng Minh có thể sử dụng quân cảng này lúc cần thiết. Những lời tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Nga Anatoly Serdyukov ngày 25 tháng 03, 2010 tại Hà Nội cho thấy Việt Nam đang tiến hành dự định này. Trong khi Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ quân cảng Tam Á trên đảo Hải Nam thì thật là điều ngu xuẩn khi họ lại ngăn cản không cho Việt Nam làm điều tương tự. Thủ tướng ***************, trong cuộc họp báo ngày 30-10-2010, tuyên bố “Việt Nam sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các quốc gia, kể cả tàu ngầm tại cảng Cam Ranh khi có yêu cầu”. Báo Tuổi Trẻ trích dẫn lời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tướng Phùng Quang Thanh nói rằng cảng Cam Ranh cũng có thể là nơi lấy nhiên liệu cho hàng không mẫu hạm. Ngày 23-12-2010, chính phủ Việt Nam đã nâng cấp thị xã Cam Ranh lên thành phố Cam Ranh. Nếu thành phố Cam Ranh được phát triển có dân số độ 1 triệu người thì hải-quân cảng Cam Ranh sẽ có vị thế rất quan trọng trong vùng Ðông Á. Trong nhiều khía cạnh, sử dụng quân cảng Cam Ranh đòi hỏi quyết định can đảm của cấp lãnh đạo Việt Nam vì quyền lợi dân tộc. Nếu đợi một biến cố xẩy ra mới quyết định thì phần lớn thiệt thòi sẽ về phía Việt Nam.

    --> -->[​IMG]
    --> -->
    Minh họa hạm đội Sô Viết tại hải cảng Cam Ranh trong thập niên 80


    [​IMG]Vũ khí nguyên tử: Rất ít người đề cập đến vấn đề này. Giáo sư Arthur Waldron thuộc viện Quan Hệ Quốc Tế của đại học Pennsylvania là người độc nhất đề cập đến vấn đề hạt nhân cho VN. Ba quốc gia mà VN cần để ý đến trong vấn đề này:



    -[​IMG]Đại Hàn và Nhật Bản: Hiện này Bắc Hàn có thể xem như đã có vũ khí nguyên tử dù rằng trong giai đoạn sơ khai và đang bị chế tài bởi cộng đồng quốc tế. Lấy ví dụ sau này Triều Tiên được thống nhất thì một nước Triều Tiên thống nhất có thể là một quốc gia có vũ khí nguyên tử. Nhật Bản có thừa khả năng để chế vũ khí nguyên tử nhưng hiện nay vẫn được che chở bằng chiếc dù nguyên tử của HK. Nếu Triều Tiên có vũ khí nguyên tử thì bắt buộc Nhật Bản phải có quyết định thích ứng. Cả hai nước đều ký hiệp ước phòng thủ hỗ tương và được che chở bằng chiếc dù nguyên tử của Hoa Kỳ nên trong tương lai gần, việc 2 nước này có vũ khí nguyên tử là điều chưa thể xảy ra.

    -[​IMG]Do Thái: Ai cũng biết Do Thái có thể có vũ khí nguyên tử mà không phải qua tiến trình phát triển phát triển nguyên tử lực dù cho mục đích dân sự hay quân sự như Bắc Hàn và Iran. VN có thể học hỏi những kinh nghiệm từ Do Thái.



    Bản tin quốc tế ngày 05/08/2010 cho biết bộ ngoại giao Hoa Kỳ đang thương lượng với Việt Nam về chương trình trợ giúp hạt nhân, cung cấp nhiên liệu và công nghệ hạt nhân kể cả việc tinh lọc uranium.



    GIÚP ĐỠ CỦA CÁC QUỐC GIA ĐỒNG MINH


    Việt Nam nên cố gắng liên hệ để nhận sự giúp đỡ quân sự của các quốc gia Đồng Minh:



    [​IMG]Hoa Kỳ: Giúp đỡ quân sự của HK cho VN có tính cách chiến lược hơn là mua bán vũ khí. Các phi cơ và chiến hạm của HK rất là tối tân và mắc tiền, ngoài khả năng của VN. Chiến hạm căn bản của HK là các khu trục hạm Aegis nặng 10,000 tấn với giá 1 tỷ USD một chiếc. Ngoài ra, HK có khuynh hướng viện trợ hay bán lại cho Đồng Minh các chiến hạm cũ không còn thích hợp cho các chiến trường tương lai. VN nên nhờ HK giúp đỡ về vấn đề huấn luyện cũng như các loại vũ khí chiến lược mà các nước khác không có.



    [​IMG]Nga Sô: Khác với HK, Nga Sô cho đến bây giờ vẫn còn sản xuất các chiến hạm loại nhỏ từ 700 tấn cho đến 3,000 tấn dùng để xuất cảng. Đặc điểm của các chiến hạm Nga là rẻ tiền và khả năng tấn công rất mạnh, phù hợp với các quốc gia nghèo. Quan hệ quân sự Nga-Việt trong nhũng năm gần đây đặt nặng về vấn đề mua bán. Thay vì mua bán trọn gói như giữa Nga-Trung, VN chọn giải pháp mua phần vỏ trước, vũ khí và trang bị tiên tiến sẽ được mua sau với giá rẻ hơn mà không bị ràng buộc bởi các hiệp ước quốc tế cũng như sự theo dỏi của các quốc gia thứ ba. Điểm lợi là VN có thể cải tiến hệ thống vũ khí và trang bị khác với TQ. Dù rằng Trung Quốc là khách hàng số một trong việc mua dầu khí cũng như vũ khí mới của Nga; nước này vẫn luôn nhìn Trung Quốc với thái độ dè chừng. Trong nhiều khía cạnh, Nga có thể phối hợp với Hoa Kỳ và Nhật Bản để giúp Việt Nam trong lãnh vực quân sự.



    [​IMG]Nhật Bản: Cũng như HK, những sự giúp đỡ quân sự của Nhật Bản cho VN có tính cách chiến lược hơn là mua bán vũ khí. HK đã chuyển giao kỹ thuật đóng các khu trục hạm trang bị hệ thống Aegis cho Nhật Bản từ lâu. Giá cả đóng các khu trục hạm Aegis tại Nhật Bản chắc cũng mắc như tại HK. VN nên nhờ Nhật Bản giúp đỡ về vấn đề huấn luyện nhất là về khả năng dò tìm và tấn công tàu ngầm.



    [​IMG]Đại Hàn: Đại Hàn đang đóng các khu trục hạm trang bị hệ thống Aegis với sự chuyển giao kỹ thuật từ hải quân HK. VN nên thương lượng với Đại Hàn để mua các khu trục hạm này. Chắc chắn giá cả sẽ rẻ hơn các chiến hạm tương đương đóng tại Hoa Kỳ và Nhật Bản. Ngoài ra, Đại Hàn là quốc gia thứ hai ngoài HK đã thử nghiệm thành công hệ thống hỏa tiễn chống tàu ngầm. Có nguồn tin nói rằng HK và Đại Hàn đang phối hợp để đóng các chiến hạm. VN nên tham gia vào chương trình này. Đại Hàn cũng đang sử dụng hộ tống hạm 400 tấn loại Gumdoksuri-PKX Class trang bị trọng pháo 76 và 40 ly và hỏa tiễn hải-hải mà VN có thể mua. Loại này cũng tương tự như loại Molniya của Nga mà VN đang đóng. Cuộc viếng thăm Đại Hàn của vị Tư Lệnh Hải Quân VN trong thời gian mới đây chắc cũng nhằm mục đích trên.



    Ngày 13-10-2010, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Tae Young thăm chính hữu nghị chính thức Việt Nam và dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) đầu tiên. Bộ trưởng quốc phòng hai nước đã ký Biên bản ghi nhớ về Hợp tác Quốc phòng song phương.



    [​IMG]Ấn Độ: Ấn Độ là nước nhập cảng chiến cụ nhiều nhất từ Nga Sô nên họ có rất nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực này. Các chiến hạm và hỏa tiễn do Ấn Độ sản xuất chắc cũng rẻ hơn HK và Nhật Bản nhiều. VN có thể nhờ Ấn Độ cung cấp các phụ tùng linh kiện cũng như ứng dụng tin học Hải Quân. Ấn Độ cũng có thể giúp huấn luyện sử dụng tàu ngầm loại Kilo mà VN vừa mua của Nga. Hỏa tiễn siêu âm BrahMos của Ấn Ðộ thuộc loại tân tiến nhất thế giới. Đài BBC đầu tháng 6-2010 trong buổi phỏng vấn giáo sư Bharat Karnad, chuyên gia an ninh - quốc phòng từ Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Ấn Độ tại New Delhi, về quan hệ quân sự Việt - Ấn đang tiếp tục được thúc đẩy và cho rằng hai bên đang đi đúng hướng, thuộc loại quy mô nhất mà Ấn Độ có với một nước châu Á khác. Có thể chúng ta không nghe nhiều thông tin về quá trình này, vì tính nhạy cảm của nó nhất là đối với một nước thứ ba.



    Theo tin của tờ Thời báo Kinh tế Ấn Độ, trong lần thăm viếng Việt Nam nhân dịp tham dự hội nghị ADMM+ tháng 10-2010, Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Anthony đã loan báo sự trợ giúp của Ấn Độ tại các cuộc họp song phương với giới lãnh đạo Việt Nam, bao gồm Chủ tịch *****************, Thủ tướng *************** và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Ấn Độ sẽ giúp đỡ quân đội Việt Nam trong việc cải thiện và nâng cấp khả năng của cả ba quân chủng nói chung và đặc biệt là hải quân. Bản tin trích lời ông Anthony nói rằng “Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam trong việc xây dựng năng lực sửa chữa và bảo dưỡng tại các cơ sở hải quân, và quân đội hai nước cũng sẽ hợp tác trong các lãnh vực như công nghệ thông tin và giúp sĩ quan Việt Nam trau giồi tiếng Anh. Ngoài ra, Ấn Độ cũng sẽ giúp Việt Nam đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình để tham gia hoạt động duy trì hòa bình của Liên Hiệp Quốc, một lãnh vực mà Ấn Độ có rất nhiều kinh nghiệm. Điều đáng chú ý trong hiệp định hợp tác vừa qua, đó là đổi lại việc New Delhi giúp hiện đại hóa quân đội và đặc biệt là hải quân Việt Nam, Hà Nội sẽ giúp sửa chữa, bảo trì và cung cấp nhiên liệu cho các chiến hạm của Hải quân Ấn Độ như đã làm với các chiến hạm của Hoa Kỳ. Tuy thông cáo chính thức không nói là cảng nào sẽ được sử dụng, nhưng ai cũng nghĩ ngay đến cảng Cam Ranh, từng là căn cứ quân sự của Mỹ và sau đó là của Nga. Những kế hoạch tăng cường hợp tác quốc phòng Việt-Ấn đã được loan báo sau khi Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Cộng 8 bế mạc tại Hà Nội.



    [​IMG]Pháp: Nhân chuyến công du Hà Nội ngày 25 và 26-11-2010 vừa qua, ông Pierre Lellouche, quốc vụ khanh phụ trách Ngoại thương khẳng định: “Nước Pháp sẽ có mặt trên thị trường này”. Quan hệ quân sự song phương Pháp - Việt đã có một bước tiến quan trọng hồi tháng bẩy năm nay khi ông Hervé Morin, lúc đó là bộ trưởng Quốc phòng đã tới Việt Nam. Chuyến thăm này mang “tính biểu tượng cao” bởi vì đây là lần đầu tiên từ sau thất bại của quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ 1954, một bộ trưởng Quốc phòng Pháp sang Việt Nam. Ông Morin đã tuyên bố là về mặt chính trị, Paris sẵn sàng tham gia vào việc hiện đại hóa quân đội Việt Nam và cho biết là gần đây, Việt Nam đã mua trực thăng, máy bay vận tải quân sự, radar của Pháp. Theo giới quan sát, trong những năm vừa qua, quân đội Việt Nam đã tiến hành nâng cao khả năng tác chiến. Với chiều dài bờ biển gần 3,200 km, Việt Nam đương nhiên chú trọng đến các loại vũ khí, khí tài cho hải quân, nhất là trong bối cảnh các căng thẳng với Trung Quốc ngày càng gia tăng do có những tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.



    [​IMG]Do Thái: Do Thái là đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ với kỹ nghệ Quốc Phòng tiên tiến nhất là phương tiện phòng thủ. Do Thái cũng là một trong những đối tác chiến lược mà Hoa Kỳ đặt các kho vũ khí dự trữ. Việt Nam nên nhờ Do Thái tân trang các chiến cụ cũ như phi cơ và chiến xa cũng như các vũ khí phòng thủ v.v.. Trong nhiều khía cạnh, sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cho Việt Nam qua ngả Do Thái là cách hay nhất mà phe thứ ba cũng chẳng phản ứng gì được.



    [​IMG]Phi Luật Tân: Philippines ở gần các đảo phía Đông Trường Sa. VN nên thương thuyết với Philippines để có những cuộc tuần tiễu hỗn hợp cũng như cho phép hải quân cũng như tàu đánh cá VN được dùng các căn cứ của Phi Luật Tân để sửa chữa và nghỉ ngơi khi cần thiết. Sự kiện tàu ngầm nguyên tử loại Ohio mang 154 hỏa tiễn Tomahawk xuất hiện tại Subic trong thời gian gần đây chứng tỏ hải cảng này vẫn còn sẵn sàng cho các chiến hạm Hoa Kỳ dù rằng hải quân Hoa Kỳ đã rút khỏi quân cảng này từ lâu. Hiệp ước hợp tác nghề cá giữa Philippines-Việt Nam vừa ký cách đây mấy tháng và dù rằng tổng thống Philippines hoãn lại chuyến thăm viếng Việt Nam dự định ngay trước cả Hoa Kỳ cũng nói lên được sự liên hệ chiến lược giữa 2 quốc gia trong thời gian sắp tới.



    [​IMG]Úc Ðại Lợi: Theo tin từ Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, ngày 11-10-2010 Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith và đồng nhiệm Việt Nam đã ký kết tại Hà Nội một thỏa thuận ghi nhớ về hợp tác song phương. Theo phia Úc, văn kiện này sẽ làm khuôn khổ cho việc hợp tác cải thiện giữa hai nước trong các lãnh vực bao gồm đối thoại chính sách chiến lược, huấn luyện và diễn tập quân sự, trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai.



    [​IMG]Các nước khác[FONT=Helvetica, Arial, sans-serif]: Tin trên tạp chí mạng chuyên về quốc phòng DefenceWeb ngày 7-10-2010 chạy tin tập đoàn vũ khí Nam Phi đang chào bán hệ thống tên lửa tầm ngắn Umkhonto cho Việt Nam.
    [/FONT]
    [FONT=Helvetica, Arial, sans-serif]
    [/FONT]
  3. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN



    Một nhà ngoại giao HK đã nói: “Việt Nam có thể chọn bạn nhưng không thể chọn láng giềng”. VN là cái gai ngăn chận con đường Nam Tiến của TQ. Dân tộc VN đã có hai ngàn năm đối phó với người láng giềng khổng lồ ở phương Bắc. Dù TQ có mạnh đi mấy chăng nữa nhưng họ không thể ép VN làm điều họ muốn vì động cơ sống còn của VN chắc chắn mạnh hơn động cơ thống trị của TQ.



    VN, phải rất khôn ngoan và kiên nhẫn, cố gắng nỗ lực phát triển về mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao, quân sự để bảo vệ sự sống còn của mình. Phần còn lại là thái độ của TQ. TQ có thể chọn thái độ hòa hoãn với lân bang để cùng phát triển mang lại thịnh vượng cho dân chúng, giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải bằng giải pháp hòa bình thông qua thương lượng, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. TQ chắc chắc không nuôi mộng trở thành một nước như Đức Quốc Xã hay Nhật Bản trước Thế Chiến thứ 2.



    [FONT=Helvetica, Arial, sans-serif]Nếu có thể tạo dựng cơ chế phù hợp để duy trì và thắt chặt mối cân bằng quyền lợi, khát vọng, và tình cảm của hai bên, VN và TQ sẽ có nhiều cơ hội để cuối cùng có thể loại bỏ chiến tranh, đối địch ra khỏi mối quan hệ để cùng nhau phát triển.
    [/FONT]
    [FONT=Helvetica, Arial, sans-serif]
    [/FONT]
  4. nguyend_uyanh

    nguyend_uyanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Đã được thích:
    116
    Chống Tàu, tốt nhất là nên dùng các PP sau :
    1. Tuyên truyền vận động người Việt Nam tẩy chay toàn diện việc dùng hàng tàu, Chính phủ hỗ trợ bằng cách siết chặt quản lý đường biên giới chống buôn lậu triệt để, có thể thịt vài anh buôn lậu hàng Tàu để thị uy.
    3. Tuyên truyền,vận động toàn bộ người Việt Nam, người gốc Việt ở nước ngoài tẩy chay hàng Tàu, và dùng nguồn lực này để vận động bạn bè quốc tế tẩy chay hàng tàu.
    4. Tập hợp thông tin về độc hại, chất lượng kém của hàng Tàu dịch ra nhiều thứ tiếng tuyên truyền trong và ngoài nước.
    5. nêu rõ cho bạn bè quốc tế bộ mặt đểu giả, dã tâm của Tàu Khựa trong quá khứ và hiện tại : Bảo kê chế độ diệt chủng Pol Pot, Thiên An Môn, chiến tranh, tranh chấp biên giới với hầu hết các nước láng giềng,vụ Hoa Kiều của Indonexia trước đây, *****************,v.v..... nếu xuất bản thành sách được thì tốt.
    6. Phát huy sức mạnh toàn dân , phát huy lòng yêu nước nồng nàn, ghét Khựa sâu sắc của nhân dân ta.
    thế đã,có gì nghĩ tiếp nhể
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Liệu thần hồn , bác mà không đi là không gặp được nính mới đâu đấy !
    Đi mà giữ lấy cục cưng , không đi thằng khác nó bưng mất nàng ! =))
  6. gacvuon

    gacvuon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    6.543
    Đề nghị tất cả các bác tham gia top này đổi avatar, là một cách thể hiện tinh thần yêu nước của chúng ta.
  7. nguyend_uyanh

    nguyend_uyanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Đã được thích:
    116
    Đọc cái này mà thấy chán chán là
  8. typo77

    typo77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2010
    Đã được thích:
    59
    Xem xong youtube máu đang dồn lên não đây...[r37)][r37)][r37)][r37)][r37)]
  9. supperstarvn

    supperstarvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Đã được thích:
    25.164
    Clip của bọn phả_n độ_ng kích động dân ta, không có nội dung liên quan, mọi người lưu ý.
  10. itcstar

    itcstar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Đã được thích:
    6
    Hãy xem người bạn đồng hành của chúng ta.

    Philippines tố cáo Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc
    TT - Ngày 2-6, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tuyên bố Manila sẽ đệ trình thư lên Liên Hiệp Quốc (LHQ) để phản đối việc hàng loạt tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển của mình từ tháng 2-2011.



























    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp
    &nbsp

    >> Trung Quốc muốn nắn gân các nước ASEAN
    >> Philippines phản đối Trung Quốc có mặt ở biển Đông

    [​IMG]Ảnh do Philippines chụp ngày 21-5 cho thấy tàu hải giám 75 của Trung Quốc xuất hiện trong vùng biển tranh chấp với Philippines - Ảnh: AFP

    Động thái này được mô tả là cứng rắn nhất của Philippines trước hàng loạt vụ gây hấn gần đây của Trung Quốc đối với nước này.
    Báo The Philippines Star cho biết từ tháng 2-2011, nhiều tàu Trung Quốc đã xuất hiện ở khu vực biển Đông gần vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền và đã có những đụng độ nhỏ. Đỉnh điểm vào ngày 2-3, Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải khu vực Reed Ban (tức Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng hiện bị Philippines chiếm giữ), cách phía tây đảo Palawan của nước này 200km và gần khu vực khai thác khí đốt Malampaya của Philippines.
    “Điều gì đã xảy ra?”
    Báo này mô tả: hai tàu hải quân Trung Quốc có trang bị vũ khí đã ngang ngược phát loa yêu cầu tàu khảo sát dầu khí của Bộ Năng lượng Philippines dừng mọi hoạt động và phải rời khu vực này ngay lập tức. Sau đó, tàu Trung Quốc còn có những động thái đe dọa là sẽ đâm chìm tàu khảo sát Philippines nếu tàu này không tuân lệnh. Phản ứng quyết liệt trước động thái táo tợn và phi lý của tàu Trung Quốc, chỉ huy tàu khảo sát của Philippines đã điện đàm yêu cầu quân đội và lực lượng tuần duyên của Philippines hỗ trợ khẩn cấp.
    Manila ngay sau đó đã ra lệnh cho hai máy bay chiến đấu có mặt cấp thời tại khu vực này để hỗ trợ. Thấy máy bay chiến đấu của Philippines, hai tàu hải quân Trung Quốc đã rời khỏi khu vực này. “Những chiếc tàu Trung Quốc tiến sát đến tàu thăm dò, yêu cầu họ dừng lại và rời khỏi khu vực. Chúng tôi gửi máy bay đến để xem xét nhưng tàu Trung Quốc đã rời khỏi, có thể là sau khi thấy sự phản ứng của chúng tôi” - tướng Juancho Sabban cho biết.
    Cuộc đối đầu trên biển chưa gây thiệt hại về vật chất hoặc nhân mạng nhưng đã gây ra làn sóng phản ứng dữ dội ở Philippines. “Chúng tôi đang yêu cầu Trung Quốc giải thích về điều gì đã xảy ra” - Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert Del Rosario tuyên bố khi trả lời phỏng vấn ở Malacañang vào thời điểm đó. Tổng thống Benigno Aquino III ngay sau đó cũng tuyên bố sẽ tăng cường tàu tuần tra đến khu vực phía tây đảo Palawan để đề phòng sự xâm nhiễu của hải quân Trung Quốc.
    Những ngày tiếp theo tình hình biển Đông càng trở nên nóng hơn khi ngày 12-5 Trung Quốc lại đưa hai máy bay MIG xâm nhập không phận khu vực Bãi Cỏ Rong và uy hiếp chiếc máy bay trinh sát OV-10 của Philippines lúc đó đang có mặt trong khu vực này.
    Trong thời gian từ ngày 21 đến 24-5, Manila liên tục phát hiện nhiều máy bay chiến đấu của Trung Quốc xâm nhập không phận gần Bãi Cỏ Rong. Thông cáo báo chí trên trang web của Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) cho biết nhiều tàu hải giám và tàu hải quân Trung Quốc đã hoạt động rầm rộ trên vùng biển gần các bãi đá Iroquois Reef và Amy Douglas. Các tàu này đã thả phao nổi và dựng một số cột ở khu vực gần bãi đá Iroquois Reef, đây là bãi đá nằm ở khu vực phía tây nam Bãi Cỏ Rong. Báo chí Philippines vào những ngày cuối tháng 5-2011 đã liên tục thông tin về việc Trung Quốc tăng cường xây dựng và chiếm đóng một phần quần đảo Kalayaan, đặc biệt đã đổ quân và xây dựng các cơ sở quân sự trên sáu bãi đá ngầm trong cụm đảo này, trong đó có đảo Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và gọi tên là đảo Hoa Dương Tiêu).
    Báo The Philippines Star tố cáo ở đây Trung Quốc đã tăng cường xây dựng các dự án hàng hải khổng lồ, trong đó có hàng loạt công trình cầu cảng, đài quan sát, hải đăng, đài quan sát khí tượng và hải dương học tại cụm đảo này. Chính Tân Hoa xã ngày 12-5 cũng thừa nhận Trung Quốc đã phủ sóng di động toàn quần đảo Kalayaan nhằm phục vụ các hoạt động quân sự cũng như giám sát hoạt động của các nước trong khu vực biển Đông.

    [​IMG]Ảnh do Philippines chụp ngày 21-5 cho thấy tàu cứu hộ và nghiên cứu biển của Trung Quốc xuất hiện trong vùng biển tranh chấp với Philippines - Ảnh: AFP

    Không “một chọi một” với Trung Quốc
    DFA đã phản ứng quyết liệt cũng như có nhiều động thái đáp trả trước mỗi hành vi gây hấn của Trung Quốc.
    Tính đến ngày 1-6, trong chưa đầy một tuần, phía Philippines đã hai lần triệu hồi đại sứ Trung Quốc tại Manila là ông Bạch Thiên để chính thức phản đối.
    Có thể nói chưa bao giờ Philippines dùng kênh ngoại giao ở nhiều cấp để phản ứng kịch liệt Trung Quốc như thời gian gần đây. Ngày 27-5, Manila triệu đại sứ của Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh cung cấp thông tin chi tiết về việc truyền thông Trung Quốc gần đây đưa tin về việc triển khai giàn khoan khổng lồ 981 CNOOC để thăm dò dầu khí ở các vùng nước sâu trên biển Đông trong tháng 7-2011. Manila thẳng thừng cho biết sẽ phản đối hành động này của Bắc Kinh đến cùng thông qua các kênh ngoại giao. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario lên tiếng cáo buộc Trung Quốc vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) khi nước này xâm phạm và xây dựng các công trình kiên cố trong khu vực các bãi đá cạn gần Iroquois Reef.
    Đích thân Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cũng nhiều lần lên tiếng. Ngày 2-6, ông Benigno Aquino III tuyên bố sẽ đệ trình thư phản đối Trung Quốc lên LHQ. “Chúng tôi đang hoàn tất hồ sơ, chúng tôi sẽ chuyển cho Trung Quốc trước và sau đó đưa lên LHQ”. Ông Aquino III nhấn mạnh việc Trung Quốc đưa ra “đường lưỡi bò” và tuyên bố 80% khu vực biển Đông thuộc chủ quyền Trung Quốc là vi phạm Công ước của LHQ về luật biển (UNCLOS).
    Tổng thống Aquino III cũng tỏ thái độ rõ ràng khi bác bỏ đàm phán song phương giữa Philippines và Trung Quốc về vấn đề biển Đông mà như ông mô tả là không “đấu tay đôi” với Trung Quốc. “Thậm chí trong môn quyền anh, môn võ mà người Philippines rất giỏi, thì chúng tôi cũng không đấu với Trung Quốc theo cách một chọi một” - ông Aquino III nhấn mạnh. Ông cho rằng hiện Philippines đang và sẽ sử dụng mọi nỗ lực ngoại giao của mình để tranh thủ sự ủng hộ trong khu vực cũng như các bên liên quan để ngăn chặn Trung Quốc xâm lấn quần đảo Trường Sa. Chẳng hạn, ngày 1-6 sau cuộc gặp Quốc vương Brunei Sultan Hassanal Bolkiah, ông Aquino III cho biết hai nước đã thống nhất cần có chính sách “đối thoại đa phương” với các bên liên quan ở quần đảo Trường Sa, trong đó có Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam.
    Cảnh báo về nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực
    Ngày 2-6, Bộ Quốc phòng Philippines cho biết đang xem xét lại hệ thống an ninh dọc bờ biển của nước này sau khi tàu hải quân và máy bay chiến đấu của Trung Quốc liên tục xuất hiện với tần suất ngày càng dày ở khu vực biển Đông gần Philippines.
    Trước đó ngày 30-5, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin, tổng tham mưu trưởng quân đội Eduardo Oban Jr và các chỉ huy quân sự khác đã đến thị sát tình hình đảo Palawan (phía tây Philippines). Báo Manila Standard Today dẫn lời Tổng thống Aquino III cho biết Philippines đã tiến hành đánh giá những thử thách về an ninh biển để ước tính sẽ phải mua vũ khí nào để bảo vệ.
    Trước đó, Tổng thống Aquino III cũng đã “úp mở” cho Bộ trưởng Lương Quang Liệt biết là quân đội Philippines sẽ nhận tàu tuần tra biển dòng Hamilton do Mỹ sản xuất vào tháng 8-2011.
    Vẫn theo báo này, Tổng thống Aquino III đã cảnh báo Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt trong chuyến viếng thăm Philippines gần đây của ông này là mọi hành động gây hấn của Bắc Kinh trong các vùng biển tranh chấp trên biển Đông có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Còn Bộ trưởng Voltaire Gazmin cho biết Manila sẽ thành lập một ủy ban liên ngành nhằm tăng cường an ninh hàng hải của nước này.
    MỸ LOAN
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này