Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ. Chiến!!!!!!!!!! - Tập 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi zzzzvozzzz, 27/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4282 người đang online, trong đó có 303 thành viên. 15:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 148430 lượt đọc và 2525 bài trả lời
  1. Jay_kid89

    Jay_kid89 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2011
    Đã được thích:
    33
    -Tẩy chay hàng TQ đi các bác
  2. bebygialai

    bebygialai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    0
    thế giới đang chú ý đến biển đông , tung của uy tín cả trong và ngoài nước xụp giảm nghiêm trọng , kỉ niệm ngọ môn quan vẫn còn đó , tung của ơi là tung của
  3. phuonglinh02

    phuonglinh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2010
    Đã được thích:
    1.955
    http://f319.com/home/1424092/page-3


    Tôi nghĩ có lẽ Trung Quốc đang khiêu khích chúng ta, nếu chúng ta mạnh tay thì nó lấy cớ đó để tấn công chúng ta chăng?
    Hãy cảnh giác và toàn quân toàn dân chuẩn bị tinh thần chiến đấu, nếu tình huống xấu nhất là chiến tranh Việt - Khựa xảy ra.

  4. cop3mong

    cop3mong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    371
    Thằng Khựa thì là 3 Tàu \:D/
    Thằng Đài Loan cũng là 2 Tàu 9 cụ ợ :-bd
    TÊ KU ơi là là TÊ KU ~X
  5. baoanhsoc

    baoanhsoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2009
    Đã được thích:
    0
    Vote bác. Sửa quá hay =D>=D>=D>
  6. Dukichxom

    Dukichxom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    279
    http://www.cana.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=212

    Thông báo ngưng bán tour đi Trung Quốc !

    Kính thưa quý khách!

    Những thông tin gần đây cho thấy Trung Quốc ngày càng lấn tới và ngang nhiên xâm lấn chủ quyền của Viêt Nam. Giống như một kẻ côn đồ chạy vào sân vườn của chúng ta phá họai hoa màu rồi còn nói đó là điều bình thường. Tuy rằng đó không phải là hành động của tất cả người dân Trung Quốc, nhưng để nêu cao tinh thần của người yêu nước CANA tạm ngưng tất cả các tour đi Trung Quốc và tháo gỡ các thông tin du lịch Trung Quốc ra khỏi trang web.


    Xin cáo lỗi cùng những quý khách truy cập trang web của chúng tôi để tìm hiểu thông tin về tour, cũng như một số bạn sinh viên cần thông tin về Trung Quốc. Chúng tôi sẽ mở lại tour và sẽ cập nhật lại thông tin trên trang web khi tình hình và mọi việc hòa hảo được lập lại. Đây chỉ là một cách nhỏ để chúng tôi hành động đối với tinh thần một người Việt Nam.
    Chúng tôi cũng xin cáo lỗi cùng các bạn đối tác của Trung Quốc. Các bạn là những đối tác tốt và tuyệt vời, nhưng trong tình hình hiện tại chúng tôi phải tạm thời ngừng giao dịch với các bạn. Chúng tôi hi vọng sớm nối lại giao dịch với các bạn trong thời gian sớm nhất. Điều này không phụ thuộc vào chúng tôi hay các bạn, nhưng phục thuộc vào thiện chí của lãnh đạo của các bạn.
    Chúng tôi kêu gọi khách hàng trong thời gian này nếu có nhu cầu đi tour nước ngòai hãy chọn một điểm đến khác Trung Quốc trong lựa chọn của mình. Chúng tôi tin rằng sẽ nhận được sự đồng cảm và ủng hộ của quý khách.
  7. bebygialai

    bebygialai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc đang đe dọa sử dụng vũ lực
    Cập nhật lúc :8:41 AM, 02/06/2011
    (Đất Việt) Trung Quốc đang sử dụng đồng thời cả 2 biện pháp để lấn chiếm khu vực Biển Đông: vừa đàm phán, vừa thực hiện những hành động xâm lấn trên thực địa, PGS.TS Nguyễn Hồng Thao, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới Quốc gia, nhận định.

    >> Tàu Trung Quốc ngang ngược xâm hại lãnh hải Việt Nam

    - Phía Trung Quốc cho rằng, “các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam đã phá hoại những lợi ích của Trung Quốc và các quyền pháp lý của Trung Quốc ở Biển Đông và vi phạm thỏa thuận mà hai nước đã đạt được trong vấn đề này”. Ông bình luận gì về luận điệu này?

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Hồng Thao. - Trung Quốc hiện đang sử dụng cả hai biện pháp để lấn chiếm khu vực Biển Đông: một là nói sẵn sàng đàm phán, thứ hai là họ vẫn thực hiện những biện pháp xâm lấn trên thực địa. Đó là họ cố tình đánh lừa dư luận rằng “tôi vẫn sẵn sàng đàm phán”, nhưng trên thực tế họ đang đe dọa sử dụng vũ lực. Đó là luận điệu quen thuộc của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Chúng ta cần bác bỏ luận điệu này. Theo tôi, lập trường của Việt Nam là rõ ràng: Việt Nam có chủ quyền từ lâu đời và Việt Nam là thành viên của Công ước Luật biển năm 1982, có quyền đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việc vụ tàu Bình Minh 02 xảy ra trên thềm lục địa của đất liền Việt Nam, không liên quan gì đến tranh chấp trên vùng biển Hoàng Sa cả. Và Việt Nam - Trung Quốc đang tiến hành đám phán về Thỏa thuận nguyên tắc về vấn đề trên biển, việc đàm phán này cũng trên tinh thần tôn trọng Công ước Luật Biển năm 1982. Trong khi đàn phán, hai bên không có bất cứ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình. Do vậy, việc Trung Quốc đơn phương cắt cáp của Việt Nam là hành động sử dụng vũ lực có tính chất răn đe là không thể chấp nhận được, trên quan điểm là hai nước bình đẳng có chủ quyền
    Bài xã luận trên Thời báo Hoàn cầu số ra ngày 30/5, có đoạn: “Trung Quốc và Việt Nam không nên là láng giềng nghi kỵ lẫn nhau, để va chạm leo thang sẽ không có gì tốt cho cả hai nước. Việt Nam nên có nhận thức tỉnh táo về vấn đề này, không nên phán đoán sai tình hình. Trung Quốc không hề muốn để bất kỳ va chạm nào trong quan hệ Trung - Việt leo thang, nhưng Trung Quốc có năng lực để chấp nhận sự leo thang tới bất cứ mức độ nào của bất kỳ va chạm nào”.
    - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn cho rằng: “Những gì mà các bộ phận liên quan của Trung Quốc đã làm đều hoàn toàn là những hoạt động thực thi và giám sát bình thường luật hàng hải tại vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”. Luận điệu này phi lý tới cỡ nào, thưa ông? - Giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa có vấn đề phân định các vùng biển ở ngoài cửa vịnh Bắc Bộ. Ngoài ra, trong Biển Đông còn vấn đề tranh chấp nhiều bên, đa phương nên không thể nói rằng các vùng biển Trung Quốc tự nhận đó là vùng biển của Trung Quốc. Mọi việc đều phải đựa trên đàm phán, thỏa thuận với nhau.
    Gần đây, ông Su Hao, giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương của Đại học Ngoại giao Trung Quốc đã nói với tờ Thời báo Hoàn cầu rằng, những biện pháp mới đây của Việt Nam là một sự coi thường thỏa thuận được nêu cụ thể trong Tuyên bố về Ứng xử của Các Bên ở Biển Đông. Ý kiến của ông thế nào?
    Tôi vẫn nói rõ rằng, tuyên bố của các bên là không tiến hành các hoạt động lấn chiếm mới, chiếm đóng quân trên các đảo không người... Chưa bao giờ tuyên bố của các bên về ứng xử biển Đông năm 2002 lại cấm một nước khai thác bình thường trên thềm lục địa của họ. Việc này đã được Việt Nam làm từ năm 1975.

    [​IMG]
    Quyết giữ vững biển trời Tổ quốc. Ảnh: Trung Kiên. - Tuần trước, Trung Quốc đã khai trương giàn khoan dầu hiện đại nhất, có khả năng khoan sâu tới độ sâu 3.000 m và Trung Quốc đã có kế hoạch đưa giàn khoan này tới hoạt động ở Biển Đông. Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến an ninh khu vực thời gian tới? - Tôi nghĩ rằng trong biển Đông vẫn có 2 xu thế: một là càng ngày càng căng thẳng, nhưng chủ yếu do Trung Quốc làm căng thẳng vấn đề. Thứ hai là xu thế đàm phán. Trung Quốc trong khi vẫn nói là đàm phán, giải quyết bằng hòa bình, nhưng họ vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trên thềm lục địa, trong khi các nước ASEAN chưa thực sự có một lập trường chung. Trước tình hình Trung Quốc có những động thái quyết liệt như vậy thì chắc chắn trong thời gian tới các nước ASEAN phải đoàn kết lại để có những biện pháp đối phó với những hoạt động thái quá từ phía Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng trong thời gian tới 2 xu thế này luôn tồn tại và chúng ta phải đấu tranh bằng giải pháp hòa bình, độc lập dân tộc để khẳng định chủ quyền của mình trên thềm lục địa.
    - Xin cảm ơn ông.

    Bản đồ 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc bị chỉ trích Hội thảo quốc tế "Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở Biển Đông" tại Jakarta (Indonesia) kết thúc chiều 31.5 đã ra Tuyên bố Jakarta. Các đại biểu nhất trí Biển Đông là vấn đề đa phương, từ việc duy trì hòa bình, ổn định cho đến đảm bảo tự do đi lại trên biển và triển khai thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc ký tháng 10.2002. Tuyên bố khẳng định việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải với "Đường 9 điểm" trên bản đồ (đường lưỡi bò) chiếm tới 80% diện tích Biển Đông là không phù hợp và đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích. TTXVN
  8. phuonglinh02

    phuonglinh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2010
    Đã được thích:
    1.955
    (NLĐO)- Trung bình mỗi ngày có 120-150 tàu cá Trung Quốc, thậm chí có ngày trên 200 chiếc, xâm phạm vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến huyện đảo Trường Sa- Khánh Hòa. Phần lớn tàu cá Trung Quốc đều có công suất lớn, thỉnh thoảng có tàu hải giám theo bảo vệ.
  9. goldsand

    goldsand Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2006
    Đã được thích:
    0
    Xem vũ khí hiện đại của hải quân Việt Nam
    Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P vào năm 2006 từ Nga.
    >> Xem không quân Việt Nam ném bom, bắn tên lửa trên biển
    Quan hệ hợp tác Nga - Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.
    Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.​
    Tên lửa Yakhont được phóng từ hệ thống Bastion-P do công ty NPO của Nga nghiên cứu và chế tạo, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Phạm vi tấn công là 300 km, có thể dùng để bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600km.
    Tên lửa Yakhont
    Có tên thiết kế là 3k-55 Onyx/Yakhont P-800, SS-N-26 là tên lửa tầm trung chiến thuật, phát triển từ năm 1983, trang bị cho hải quân Nga vào năm 1999. Đến năm 2001, P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền.
    [​IMG]

    Hải quân Nhân dân Việt Nam thao diễn với hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion -P

    Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Độ dưới tên là Brahmos A và Brahmos S.
    Về mặt thiết kế, P-800 giống tên lửa chống hạm Moskit (SS-N-22) và P-700 Granit. P-800 có kích thước 8,9 x 0,9 (m), trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7 m, sử dụng động cơ đẩy phản lực thẳng, nhiên liệu lỏng, hoạt động trong phạm vi từ 120 - 300 km tùy theo độ cao và hành trình với vận tốc 2,5 M.


    [​IMG]

    SS-N-26 là tên lửa chiến thuật tầm trung, được trang bị cho cả máy bay, tàu chiến và trên xe ô tô. Ảnh là một chiếc Su-33 được trang bị Yakhont

    So với các tên lửa đối hải thế hệ trước, hành trình của P-800 đặc biệt hơn. Ngay khi rời bệ phóng P-800 bay vút lên cao, hành trình gần tới mục tiêu thì dần dần hạ thấp độ cao. Khoảng cách tới mục tiêu khi tên lửa hạ thấp có thể được lập trình từ trước.

    [​IMG]

    Brahmos của Ấn độ có những cải tiến lớn về hệ thống dẫn đường và Ấn độ dự kiến triển khai trên cả máy bay Su-27/30

    Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ radar KTRV-Deltal K313, cho phép tên lửa có thể hoạt động tại độ cao từ 1.000 m đến 5000 m.

    P-800 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu Granit – Elektron. Đây là một trong những hệ thống rò tìm mục tiêu kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga cho đến ngày nay. Radar có thể hoạt động ở hai trạng thái: chủ động và thụ động.

    Trong chế độ chủ động, radar hoạt động ở giải băng tần rộng với điều biến phổ tần ngẫu nhiên, có thể xác định mục tiêu cách 50km. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách 25 - 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.
    Nhờ công nghệ hiện đại, P-800 có thể chống lại hiệu quả hệ thống gây nhiễu của đối phương, đồng thời cho phép hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7.


    Trong phiên bản hợp tác sản xuất với Ấn độ, tên lửa Brahmos có những cải tiến đáng kể về hệ thống dẫn đường. Biến thể Brahmos dự kiến được Ấn độ triển khai trên các tàu chiến, các hệ thống phòng thủ bờ biển di động và trên máy bay Su27/30.

    Nga và Ấn độ cũng đang xem xét triển khai phiên bản Brahmos tấn công đất liền. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng tăng độ chính xác cũng như hệ thống dẫn đường bổ sung.
    Hệ thống Bastion-P
    Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa P-800 được đặt tên là hệ thống phòng thủ Bastion. Đây là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.

    Hệ thống này được thiết kế dựa trên phiên bản của tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm nổi tiếng Ruby K301. Ống phóng TPS dạng kín của hệ thống dài 8,9m, đường kính 71cm, trọng lượng 3.900 kg. Tổng chiều dài của hệ thống bao gồm cả đầu đạn và hệ thống điều khiển là 8,6m. Đạn của tên lửa có đượng kính là 67cm.


    [​IMG]

    Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion sử xe MZKT-7930 TEL, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa


    Hệ thống Bastion-P (còn gọi là Fortress-P) chuẩn gồm: Mô hình cơ bản của một tổ hợp bao gồm 4 xe mang tên lửa tự hành K340P SPU (loại xe dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930). Mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa tên lửa; 1-2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể triển khai chiến đấu chỉ trong vòng 5 phút.
    Theo yêu cầu của khách hàng, số lượng của các trang thiết bị trên các loại xe kể trên có thể điều chỉnh.
    Ngoài ra, còn có một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD và 4 xe chở đạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930), trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật huấn luyện chiến đấu đi kèm.

    Hệ thống này còn được trang bị thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như, hệ thống radar ngắm bắn tự động Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E.

    Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa được kích hoạt buồng đốt để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn định hướng và điều hướng. Tên lửa này có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ, do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar.

    Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.
  10. sumoem

    sumoem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Đã được thích:
    6
    Xem không quân Việt Nam ném bom, bắn tên lửa trên biển
    Chiến đấu cơ Su 30, trực thăng MI của Không quân Việt Nam đã bắn tên lửa, rocket, thả bom... tiêu diệt thành công mục tiêu trên biển.
    Đầu tháng 5, Đoàn Không quân B70 đã tổ chức bắn, ném bom nhằm đánh giá trình độ tổ chức chỉ huy, kiểm tra thực tế chiến đấu.

    Trong 2 ngày, các đơn vị đã thực hiện được 37 lần chuyến bay bắn, ném bom với kết quả 100% phi công đạt yêu cầu trong đó 43,3% đạt xuất sắc ném trúng tâm bia, 32,4% đạt giỏi, 13,5% đạt khá và 10,8% đạt yêu cầu.

    [​IMG]
    Kiểm tra tên lửa trước khi tập luyện
    [​IMG]
    Lên phương án tác chiến
    [​IMG]
    Máy bay Su30 phóng tên lửa
    [​IMG]
    Bắn rốc ket
    [​IMG]
    Máy bay Su30 thả bom
    [​IMG]
    Phóng tên lửa từ trực thăng
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bom nổ tung dưới nước.
    [​IMG]
    Trở về trong nụ cười chiến thắng.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này