Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ. Chiến!!!!!!!!!! - Tập 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi zzzzvozzzz, 27/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2939 người đang online, trong đó có 47 thành viên. 05:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 148412 lượt đọc và 2525 bài trả lời
  1. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Cho đến tận sáng sớm hôm nay tôi vẫn còn nhận được tin nhắn spam: "Đừng đi biểu tình - có Việt Tân ... blah ... blah..."
    Khi đi về xong, tôi thấy thật đáng thương cho mấy người ấy. Sợ thì đừng đi, việc quái gì phải lôi kéo người khác cùng chết nhát như mình ???
    Thực tế hôm nay đi biểu tình, mọi người rất ôn hòa, đi qua nhiều đoạn CA còn mở góc chắn cho mọi người đi. Thế mà nhiều bác chỉ nhận vài tin spam là vội la lên như đúng rồi. Cảnh giác là quan trọng, nhưng đừng để mấy cái tin bá vơ làm nhụt chí. Nếu các bác cảnh giác thì các bác khi tham gia hãy chú ý quan sát và biết kiềm chế là được.

    Tôi cũng ko đánh giá, nhận xét những người ko đi là thế nào cả - đó là quan điểm và phản ứng mỗi người, nhưng chỉ xin đừng lan truyền sự nhát cáy của mình qua những người khác chỉ để họ trở thành giống như mình, dựa trên nền tảng chỉ là 1 tin nhắn spam bộc phát 1 cách vớ vẩn (thảo nào spam mail: "Nếu bạn xóa mail này thì bạn là người ko có trái tim, con/cháu/anh/chị tôi bị bệnh nan y, xin giúp tôi spam tiếp.... blah blahh ..." còn có thể tồn tại lâu như vậy - bà con dễ gạt quá mà) .
    Hôm nay đi về xong, dù mất 1 đống thời gian chạy lòng vòng vì ko có chỗ gửi xe nên tham dự không được nhiều, nhưng thấy bà con đi đông + tin bài những người đi biểu tình đăng lên tràn ngập, tôi cảm thấy mình tham gia lần này là quá chính xác, quá hay. Tiếc cho mấy bác yêu nước mà chỉ dám trốn ở nhà chỉ vì ...1 cái tin nhắn spam ;))
    HoangLan88 thích bài này.
  2. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Hoan hô các bác tại shangri-la

    =D>=D>=D>=D>=D>

    'Mong TQ thực hiện những gì đã tuyên bố'


    [​IMG]

    Tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Philippines đã lên tiếng mạnh mẽ về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
    Đây là lần đầu tiên Việt Nam có tiếng nói cứng rắn về Trung Quốc như vậy tại một diễn đàn quốc tế công khai.
    Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đọc bài diễn văn khá ngắn gọn trong khuôn khổ tham luận chung với chủ đề 'Đối phó với các thách thức an ninh hàng hải mới' cùng bộ trưởng quốc phòng Indonesia và Philippines.
    Bài phát biểu của ông Thanh chỉ sau bài diễn văn của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt chừng nửa tiếng, và trong khi ông đại tướng trình bày tới cử tọa quốc tế quan điểm của Việt Nam, thì tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các cuộc tuần hành phản đối chính sách của Trung Quốc vẫn còn đang tiếp tục.
    Bộ trưởng Lương, người từng dẫn đầu đoàn quân tiến vào quảng trường Thiên An Môn đúng 22 năm trước, nhấn mạnh trong phát biểu của mình về các nguyên tắc chỉ đạo chính sách quốc phòng Trung Quốc.
    Nguyên tắc đầu tiên, theo ông Lương Quang Liệt, là bảo vệ 'lợi ích cốt lõi' của Trung Quốc, mà ông diễn giải là những gì liên quan tới chủ quyền lãnh thổ và ổn định chính trị của nước này.
    Không coi trọng lợi ích cốt lõi của nhau, ông Lương cảnh báo, thì "cũng không thể có mức độ hòa bình tối thiểu".
    Đã không chỉ một lần giới chức Trung Quốc đề cập tới vấn đề chủ quyền Biển Đông, nói đây là một trong các 'lợi ích cốt lõi' của Trung Quốc.
    Bộ trưởng Lương Quang Liệt khẳng định Trung Quốc luôn cam kết giữ gìn an ninh ổn định ở Biển Đông, và "nhìn chung tình hình tại đây khá ổn định".
    Hà Nội và Manila phản pháo

    Sau khi ông Lương Quang Liệt rời diễn đài, bộ trưởng quốc phòng ba nước Asean là Malaysia, Việt Nam và Philippines đăng đàn.
    Đại tướng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Voltaire Gazmin của Philippines đều mạnh dạn đề cập tới các trường hợp mà họ gọi là "các vụ việc gây bất ổn trên Biển Đông".
    [​IMG]Bộ trưởng Lương Quang Liệt nói Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực


    Bộ trưởng Thanh nói về vụ tàu hải giám gây hấn với tàu khảo sát Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí PetroVietnam. Sau đó trong phần trả lời câu hỏi, ông còn nhắc tới vụ việc hồi năm 2010, khi Việt Nam khảo sát để lập hồ sơ trình Liên Hiệp Quốc về thềm lục địa mở rộng, thì cũng bị tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò.
    Về phần mình, Bộ trưởng Gazmin nhắc tới các sự kiện gần đây khi tàu của Philippines cũng bị tàu Trung Quốc uy hiếp, và đáng lo ngại nhất là vụ Trung Quốc dựng cột sắt và đổ vật liệu xây dựng xuống rặng Amy Douglas Bank của Philippines hôm 21/05-24/05.
    Ông Gazmin nói các hành động trên khiến người dân Philippines 'hết sức lo ngại'.
    Đại tướng Phùng Quang Thanh thì bày tỏ: "Chúng tôi mong muốn Trung Quốc thực hiện đúng những gì họ tuyên bố công khai với thế giới" và kêu gọi "hai bên phải hết sức kiềm chế, giải quyết các vấn đề một cách hòa bình".
    Phần trả lời câu hỏi của ông bộ trưởng quốc phòng Việt Nam đã được cử tọa, bao gồm nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, bình luận là "thẳng thắn và mạnh mẽ một cách hiếm thấy".
    Thí dụ, ông nói về đàm phán lãnh thổ tại Biển Đông, và khẳng định quan điểm của Việt Nam là "chỗ nào liên quan hai nước thì đàm phán song phương, nhưng chỗ nào liên quan nhiều nước thì phải đàm phán đa phương".
    "Quần đảo Trường Sa và đường yêu sách chín đoạn liên quan tới nhiều nước, thì phải đàm phán đa phương."
    Ông Phùng Quang Thanh cũng đề cập tới lệnh cấm đánh bắt hàng năm mà Trung Quốc đưa ra, rằng lệnh này Trung Quốc tuyên bộ áp dụng cho cả những vùng biển của Việt Nam.
    "Chúng tôi không đồng tình với việc này, và đã phản đối qua con đường ngoại giao. Các tuyên bố đưa ra cần thể theo luật pháp quốc tế."
    Cảnh báo

    Bộ trưởng Phùng Quang Thanh thừa nhận đã có một số vụ ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển của nước ngoài, "nhưng cũng có những vụ ngư dân nước ngoài vi phạm vùng biển của Việt Nam".
    Xây dựng quân đội mạnh để bảo vệ hòa bình, để ai đó có ý đồ xâm chiếm Việt Nam cần để ý tới yếu tố này.
    Bộ trưởng Phùng Quang Thanh


    "Để xử lý, chúng ta cần ứng xử bằng luật pháp quốc tế, một cách láng giềng, hữu nghị và nhân đạo, không xâm phạm thân thể và vật chất của ngư dân."
    Trả lời câu hỏi về các động thái hiện đại hóa quốc phòng, đặc biệt là việc mua sáu tàu ngầm hạng Kilo của Nga, ông Thanh nói: "Đúng là chúng tôi đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm Kilo 636 của Nga, và việc này hoàn toàn công khai minh bạch".
    Ông khẳng định "đây là việc làm bình thường" phục vụ mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước.
    "Xây dựng quân đội mạnh để bảo vệ hòa bình, để ai đó có ý đồ xâm chiếm Việt Nam cần để ý tới yếu tố này."
    Bình luận về các phát biểu của hai bộ trưởng Việt Nam và Philippines, giới quan sát nước ngoài cho rằng "các căng thẳng mới ở Biển Đông đã trào lên bàn hội nghị" Shangri-La.
    Một nhà ngoại giao Hàn Quốc, đề nghị giấu tên, nói "Việt Nam đã tỏ thái độ không khoan nhượng".
    Tiến sỹ Ian Storey, chuyên gia về an ninh Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nói độ nghiêm trọng của các vụ việc mới xảy ra đã khiến các nước như Philippines và Việt Nam không thể tiếp tục nhẹ giọng.
    "Nếu quả những gì cáo buộc là sự thực, nhất là việc Trung Quốc được nói đã xây cất tại khu bãi cạn của Philippines, thì đây là các vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên (DOC 2002) mà Asean đã ký với Trung Quốc."
    "Nói cách khác, DOC đã thất bại không cứu vãn nổi."
  3. o0000o

    o0000o Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Đã được thích:
    1
    Vào F319 thấy tinh thần chống Trung Cẩu bành trướng, xâm lược của các bác thật là mạnh mẽ, lòng em thấy sảng khoái quá. Cả dân tộc đều đoàn kết đồng lòng thì sợ gì thằng Trung Cẩu.

    Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam chỉ ra rằng: Không có một thế kỷ nào Trung Cẩu không gây hấn và tấn công nước ta, và cũng không có cuộc chiến nào mà phần thắng cuối cùng lại không thuộc về dân tộc Việt Nam ta.
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  4. no1no2no3

    no1no2no3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2009
    Đã được thích:
    1.365

    Câu kết của Bác quá hay làm E ngủ ngon đêm nay :)) Chúc Mai Bác kill được nhiều sâu bọ cũng như những thằng Tầu khựa trong tương lai nếu phải cầm súng =D>=D>=D>=D>
  5. FGO

    FGO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Sao Các Bác không xung phong làm lính luôn nhỉ, Ra phụ giúp mấy anh Hải quân ngoài đảo kìa. Ngồi đây làm gì phí thời gian.
  6. tuvan_taichinh

    tuvan_taichinh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/04/2006
    Đã được thích:
    567
  7. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Hình như trên đây có một số người cố tình lái dư luận đồng nghĩa Tổ Quốc với một khái niệm nào đấy
    Tổ Quốc là đất nước, là dân tộc Việt nam nó mãi trường tồn
    Còn các khái niệm khác hoàn toàn có thể thay đổi
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Đặt tên Hoàng Sa cũng có lý ! [r2)][r2)][r2)]
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tàu chém nhau thì giỏi !
    Sang Việt Nam toàn thua !
    Lịch sử sẽ lặp lại !
    Chém ! Cho Cẩm Đào chừa !



    b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Cuộc đối thoại trước Lãnh sự quán Trung Quốc và trong trụ sở thành đoàn TNCS TP Số 1 Phạm Ngọc Thạch.


    Đỗ Trung Quân
    [​IMG]Trước tòa Lãnh sự Trung Quốc
    Đêm qua tôi bay chuyến cuối cùng từ Đà Nẵng về Sài Gòn. Các Anh Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Lập, Lê Hiếu Đằng hẹn “Sáng 5-6-20011 ở Sài Gòn”. 6g 30 sáng 5-6: Người đến sớm nhất là anh A. Menras, tên Việt là Hồ Cương Quyết, người Pháp quốc tịch Việt. Hơn 30 năm trước, Menras đã treo cờ mặt trận trên tượng đài Thủy Quân Lục Chiến trước Hạ nghị viên Sài Gòn và giờ này đang ngồi cặm cụi viết biểu ngữ “ Hòa bình và công lý cho Hoàng Sa- Trường Sa & biển Đông”. Lần lượt các anh Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Lập, Lê Công Giàu, Lê Hiều Đằng, Nguyễn Quốc Thái và Giáo sư sử học ngoài 90 tuổi Nguyễn Đình Đầu, quần áo chỉnh tề, cùng có mặt. Hai chiếc taxi ra Nhà thờ Đức Bà, đồng hồ chỉ 8 giờ kém 15 phút.
    [​IMG]
    Andre Hồ Cương Quyết đang viết biểu ngữ
    Đối thoại trước lãnh sự quán Trung Quốc
    Chúng tôi nhập vào một nhóm người trẻ đến sát Lãnh sự quán Trung Quốc xế bên Nhà Văn Hóa Thanh Niên số 4 Phạm Ngọc Thạch. Khu vực tràn ngập chốt chăn và cảnh sát chìm thường phục nhưng dễ nhận họ ra bằng máy bộ đàm. Nhiếu người thường phục đưa máy ảnh, điện thoại di động lên chỉa về phía chúng tôi. Cuộc đối thoại bắt đầu. Một chiếc áo thường phục hung hăng nhất: “Đề nghị giải tán, hoạt động phải có luật pháp”. Anh Cao Lập, cựu tù Côn Đảo vốn nóng tính, hét to: “Pháp luật là để bảo vệ người dân và bảo vệ đất nước không phải để bảo vệ bọn Trung Quốc!”. Tiếng vỗ tay ầm ĩ. Một người mặc thường phục khác tiến về anh Lê Hiếu Đằng [Cựu Phó Chủ tịch Mặt trận tổ quốc TP], anh Đằng chỉ mặt quát: “Anh đứng về phía nào, Việt Nam hay Trung Quốc?”. Người mặc thường phục phải lùi lại. Anh Huỳnh Tấn Mẫm và tôi băng qua đường sang phía Nhà Văn Hóa Thanh Niên quan sát.
    Trụ sở của Đoàn thanh niên Cộng sản kéo cổng, vắng tanh, trừ những nhân viên an ninh. Trên sân thượng, Camera chỉa xuống thu toàn cảnh. Một người còn trẻ tiến đến nói: “Chú Q., chú Mẫm, khuyên dùm anh em, bày tỏ thế là được rồi, giải tán đi…”. Đấy là một cán bộ thành đoàn tôi không biết tên, anh Huỳnh Tấn Mẫm nói: “Được là sao? lẽ ra Thành đoàn phải tổ chức cho thanh niên, Thành đoàn không dám thì thanh niên họ phải tự làm thôi!”. Bên kia đường, các anh Lê Hiếu Đằng, Lê Công Giàu, Cao Lập, A. Menras dương cao các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc. Một vài người lăm lăm dùi cui tiến đến chỉ vào mặt anh Lê Công Giàu, Huỳnh Tấn, Mẫm: “Đề nghị các chú giải tán!”. Anh Lê Hiếu Đằng nói: “Hãy để cái dùi cui vào mặt bọn Trung Quốc. ”. Chắc họ còn trẻ không biết, nhưng camera trên Nhà Văn Hóa Thanh Niên đã biết và báo cho ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư thường trực Thành phố. Một cán bộ Thành đoàn ra, nói: “Anh Ba Đua mời các anh vào nói chuyện”. Anh Lê Hiếu Đằng khoát tay: “Chúng tôi không có chuyện gì để nói?”. Ba mươi phút sau, đích thân ông Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Thành Tài xuất hiện, bắt tay và đề nghị chúng tôi vào trụ sở thành đoàn số 1 Phạm Ngọc Thạch để tiếp chuyện. Sau vài phút hội ý anh Lê Công Giàu , Huỳnh Tấn Mẫm ,Lê Hiếu Đằng , Cao Lập… đồng ý vào.
    [​IMG]
    Từ trái qua: Đình Vượng, Vương Đình Chữ, cụ Nguyễn Đình Đầu, cựu “quan chức” Mặt trận Tổ quốc Lê Hiếu Đằng, Nhà thơ Đỗ Trung Quân, Nhà báo Nguyễn Quốc Thái, cô Trần Tử Vân Anh, Andre Hồ Cương Quyết, Huỳnh Tấn Mẫm – có thể khác tuổi tác, tôn giao, dân tộc, quá khứ, thậm chí cả chính kiến … nhưng cùng chung một tình yêu đất nước ( Các ảnh trong bài đều lấy từ Ba Sàm)
    Cuộc đối thoại trong trụ sở Thành đoàn TNCS TP
    Những nhân vật trụ cột của Thành ủy: Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Thị Quyết Tâm… có mặt đủ. Thái độ của ông Nguyễn Văn Đua và các thành viên được ghi nhận là nhã nhặn. Ông Nguyễn Chơn Trung [ Sáu Quang-Nguyên Bí thư Đoàn TNCS TP ] lại không được nhã nhặn, ông đập tay xuống bàn nói với ông Lê Hiếu Đằng : “Các anh muốn gì cũng phải có phương pháp đúng đắn”. Ông Lê Hiếu Đằng [ môi giựt, tay run]: “Anh không phải dạy chúng tôi về phương pháp…”. Ông Cao Lập đứng bật đậy: “Tôi không thể tưởng tượng hôm nay anh Sáu Quang tệ hại đến mức này”.Ông Huỳnh Tấn Mẫm điềm đạm “ Chúng tôi đã bày tỏ xong thái độ.Nếu nhà nước hiểu lòng dân chúng tôi sẽ ủng hộ, nếu không thì chúng tôi tiếp tục bày tỏ thái độ. “ Ông Ba Đua vui vẻ gọi Andre Menras là “ đồng chí “. Andre – Hồ Cương Quyết nói “ đồng chí không có nghĩa là cùng trong đảng. Từ lâu nay tôi đứng về phía Việt Nam trong mọi cuộc chiến đấu chống sự bành trướng và xâm phạm chủ quyền VN, cuộc tuần hành này cũng trong tinh thần ấy…. “Cuộc đối có lúc khá thoại căng thẳng. Họ là những người từng đứng cùng một chiến tuyến chống Mỹ trước 1975. Ông Lê Công Giàu, cựu Phó bí thư thường trực Thành Đoàn, khét tiếng kiên cường trong tù đày, tra tấn. Ông Lê Hiếu Đằng, ngay cả khi đã giữ các trọng trách vẫn không vì phú quý vinh hoa, cứ theo lẽ phải mà đấu tranh. Ông Huỳnh Tấn Mẫm Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn, một người không chỉ nổi tiếng trong nước mà thành tích đấu tranh trước năm 1975 của ông còn làm tốn nhiều giấy mực của báo chí quốc tế.
    [​IMG]
    Lúc 13g 00, khi tôi rời điểm nóng, cuộc tuần hành vẫn tiếp tục trên các tuyến trung tâm. Trong đám đống ấy tôi nhận thấy những gương mặt “già” quen thuộc: nhà thơ Nguyễn Duy, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, giáo sư Tương Lai, Osin Huy Đức… tùy sức khỏe, người đi hết cả hành trình, người tham gia từng chặng. Buổi sáng ngày 5-6-2011 chắc chắn sẽ làm cho những người ngồi trong tòa nhà Thành đoàn và trong Tổng Lãnh sự Trung Quốc hiểu như thế nào là Việt Nam.
    Tác giả gửi cho Quê choa

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này