Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ. Chiến!!!!!!!!!! - Tập 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi zzzzvozzzz, 27/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7353 người đang online, trong đó có 748 thành viên. 17:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 147879 lượt đọc và 2525 bài trả lời
  1. sessovn

    sessovn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Một bài trên blog cá nhân


    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:6.0pt; mso-para-margin-right:1.45pt; mso-para-margin-bottom:6.0pt; mso-para-margin-left:0in; text-indent:.5in; line-height:150%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Mấy ngày nay ngày nào cũng nghe báo đài giật tít về việc Tàu khựa lấn hải phận Việt Nam tấn công tàu thăm dò Bình Minh của PVN, cả báo Tuổi Trẻ cũng để lên trang nhất mấy lần, rõ là chuyện xưa nay hiếm. Nhiều người bảo muốn đánh thì đánh, có người thì bảo đánh là hy sinh vô ích, tốt nhất là nên nhân nhượng, cũng không ít người nhầm lẫn tàu Bình Minh với thằng ca sỹ diễn viên Bình Minh gì đó??! Tiện đây, viết vài chữ cho các bác đọc chơi:p

    Tư tưởng bành trướng của Trung Quốc
    Là sinh viên chứ không phải là sử gia hay người chuyên nghiên cứu về chính trị, nhưng quả thật thằng này đọc không ít sách của Tàu khựa từ kiếm hiệp Kim Dung, Cổ Long, Ngoạ Long Sinh, đến mấy cuốn tiểu thuyết dã sử như Đông Chu Liệt Quốc, Hán Sở tranh hùng, Tam quốc chí,… Chắc chắn một điều là, trong suốt 6000 năm lịch sử, quan điểm của tàu khựa không bao giờ thay đổi, chỉ nằm trong 2 chữ là “bành trướng”. Ai xem phim hay đọc tiểu thuyết Trung Quốc đều biết, thời Đông Chu có ít nhất là 900 bộ lạc ( mà tụi nó hay gọi là chư hầu nghe cho oai ), đến Liệt Quốc chỉ còn 7 nước. Diện tích Trung Quốc thời Đường cũng chỉ bằng 1/3 diện tích bây giờ. Hiện nay, Trung Quốc cũng đang gặp vấn đề đòi hỏi chủ quyền tại các khu tự trị như Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, tranh chấp lãnh thổ với Hàn quốc, Triều Tiên, Nhật Bản,…Đặc biệt là đường 9 điểm chiếm 80% diện tích biển Đông mà Tàu tuyên bố ngang ngược là thuộc quyền kiểm soát của mình. Có thể nói, nước TQ bự như bây giờ là do đánh được mà có, đánh thành cướp đất, thôn tính, đồng hoá gần như đã trở thành “đặc sản” của họ.

    Trong số các nước từng bị TQ đánh, thì Việt Nam là thuộc dạng kiên cường nhất, 1000 năm Bắc Thuộc, TQ vẫn không đồng hoá được nước Việt ta. Mười thế kỷ tiếp theo, từ Đinh - Lê - Lý - Trần – Lê, không có thời kỳ nào là không có hoạ ngoại xâm phương Bắc (thời Nguyễn không có vì lúc đó TQ bị phương Tây đánh tơi tả ). Lịch sử hiện đại thì có hải chiến Hoàng Sa năm 1974, hải chiến Trường Sa năm 1988, chiến tranh biên giới Việt Trung 1979, các cuộc tấn công ngư dân Việt Nam từ năm 2005 trở đi, gần đây nhất là tàu hải giám TQ xâm lấn lãnh hải Việt Nam, tấn công tàu thăm dò Bình Minh chỉ sau một tuần khi ký thoả thuận không dùng vũ lực với Phillipines. Tất cả chỉ cho thấy một điều, tư tưởng bành trướng của TQ không bao giờ thay đổi. Nếu ai đó nói với tôi là có thể chung sống hoà bình lâu dài với Tàu khựa, chỉ một câu thôi “nhảm nhí”. Chỉ có thể sống hoà bình khi TQ yếu, ta mạnh, còn ngược lại sẽ có hoạ ngoại xâm như những thời kỳ trước.

    Quan điểm ngoại giao Việt Nam
    Ai cũng biết, quan điểm ngoại giao của các lãnh đạo Việt Nam đối với TQ nằm trong 16 chữ vàng là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Mà thường bị châm biếm là “ láng giềng khốn nạn, cướp đất toàn diện, lấn biển lâu dài, thôn tính tương lai”.

    Nhìn chung, quan hệ Việt Trung phức tạp ở chỗ, TQ muốn lấn dần, muốn đồng hoá Việt Nam ( chỉ là cách thức, phương pháp khác so với trước) Việt Nam đương nhiên không muốn bị TQ chèn ép, nhưng cũng không thể không phụ thuộc vào TQ. Trước hết, TQ là nước lớn, lại nằm sát bên cạnh. Thứ hai, phụ thuộc vào kinh tế càng lúc càng rõ ràng, nhập siêu từ TQ chiếm đến 70 – 80% tổng lượng nhập siêu, ta xuất sang Tàu toàn là hàng nông nghiệp với nguyên vật liệu, ngược lại Tàu xuất sang ta từ máy móc thiết bị, phân bón, hàng tiêu dùng và cả hàng nông nghiệp nữa ( mà đa phần toàn hàng dỏm, hàng giả, hàng độc hại). TQ cũng liên tục trúng thầu các dự án quan trọng như bauxite Tây Nguyên, cơ sở hạ tầng, nhiệt điện,…Quan hệ chính trị thì khỏi nói, nhưng phần này các bác có thể đọc thêm ở các nguồn khác, viết bậy bị bắt bỏ tù chết mẹ:p. Thêm vào đó, Việt Nam luôn giữ thế trung lập với các cường quốc chứ không ngã theo bất kỳ quốc gia nào như Phillipines hay Malaysia ( từ khi Nga rút khỏi vịnh Cam Ranh, thì chỗ này luôn bỏ trống dẫn đến hở sườn). Từ mối quan hệ đó mới phát sinh 16 chữ vàng như trên.
    Việt Nam luôn đối xử nhân nhượng với TQ nhưng TQ thì càng lúc càng ngang ngược, không nói đạo lý. [ Bà Phương Nga “ mong TQ thể hiện vai trò và trách nhiệm của một nước lớn” thì bên đó phản pháo lại là “ TQ đang làm nhiệm vụ của mình”(nhiệm vụ xâm lược???)].

    Hành động của TQ là gây hấn và đang làm phép thử đối với đường lưỡi bò do họ đặt ra. Nếu Việt Nam cứ tiếp tục im lặng như những lần trước, để vụ việc chìm xuồng thì đương nhiên TQ sẽ ghi điểm, được TQ tô vẽ lên như sự kiện đánh Trường Sa hay Hoàng Sa của Việt Nam ta là hành vi bảo vệ lãnh thổ. Do đó, nếu có sự nhân nhượng như những lần TQ đánh tàu cá ngư dân Việt Nam - mà báo chí chỉ dám gọi là tàu lạ - thì sẽ dẫn đến thiệt thòi rất lớn. Vì đây không phải là vùng biển tranh chấp, mà là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý trở ra.
  2. longines1711

    longines1711 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Úp sọt bọn tàu thôi... tinh thần chiến đấu người Việt
  3. Dark.Angel

    Dark.Angel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Đã được thích:
    8
    Nhìn cái đường lưỡi bò mới thấy bọn TQ nó cũng còn sợ VN tí chút.
    Chỉ có Malay với Philipin thì bọn nó coi bằng đít.

    Quả này chúng mày khốn rồi con ạ
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/440639/Toi-chung-kien-dieu-khong-tin-noi.html

    Thứ Năm, 02/06/2011, 07:26 (GMT+7) Thuyền trưởng tàu Bình Minh 02:
    "Tôi chứng kiến điều không tin nổi"
    TT - Thuyền trưởng Alexander Belov (người Nga) đã có cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ về hải trình này và sự kiện tàu Bình Minh 02 bị ba tàu hải giám Trung Quốc cản trở, phá hoại trên thềm lục địa Việt Nam.
    >> Tàu Trung Quốc táo tợn xâm phạm lãnh hải Việt Nam
    Tối 31-5, tàu Bình Minh 02 về đến cảng Nha Trang, Khánh Hòa sau khi hoàn tất công việc khảo sát địa chấn biển như kế hoạch đề ra từ trước.

    [​IMG]

    Ông Alexander Belov - Ảnh: Q.V.


    * Ông đã làm việc ở Việt Nam từ khi nào?
    - Tôi ở Việt Nam từ ngày 28-2-2011. Trước đây tôi từng làm việc trên vùng biển của nhiều quốc gia trên thế giới như Na Uy, Iceland, Greenland, Mỹ, Anh, Sudan, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga.
    * Ông từng gặp những trường hợp như vụ tàu hải giám Trung Quốc gây cản trở, phá hoại tàu Bình Minh 02 ở vùng biển Việt Nam vừa rồi?
    - Tôi chưa từng gặp và cũng hi vọng trường hợp vừa rồi sẽ là lần cuối cùng. Vụ chạm trán này cũng là một kinh nghiệm cho tôi. Thông thường những tàu hải giám như tàu Trung Quốc vừa qua phải tìm cách liên lạc với chúng tôi thay vì phá hoại các thiết bị của tàu. Đây là hành động trái pháp luật vì chúng tôi đang ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
    * Trong tình huống đó ông đã xử lý thế nào?
    - Lúc đầu chúng tôi cố gắng bắt liên lạc với các tàu Trung Quốc và bảo họ tránh xa các thiết bị của chúng tôi. Tôi nghe trên sóng radio họ đọc một tuyên bố gì đó rằng chúng tôi phải rời đi vì đã vi phạm vào chủ quyền Trung Quốc. Chúng tôi bảo để các quan chức giải quyết vấn đề này. Nhưng họ cố đuổi theo tàu chúng tôi. Cuối cùng, một trong ba chiếc tàu Trung Quốc tiến hành cắt cáp của chúng tôi.
    Chúng tôi vẫn tiếp tục hành trình, sau đó gọi về văn phòng công ty nhờ giúp đỡ, hỏi xin chỉ dẫn hành động kế tiếp và thu hồi thiết bị bị mất nhằm giảm thiểu thiệt hại.
    * Là một người có kinh nghiệm đi biển lâu năm, ông đánh giá thế nào về mức độ nghiêm trọng của sự việc?
    - Đây thật sự là một tình huống rất nghiêm trọng. Trong trường hợp vừa rồi, họ biết rõ rằng mình đang làm gì, rằng họ đến đó để phá hủy các thiết bị của chúng tôi.
    * Từng làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới, có bao giờ ông gặp phải những vụ vi phạm chủ quyền giống như vụ các tàu hải giám Trung Quốc vừa rồi không?
    - Không hề! Chúng tôi đang làm việc trên vùng biển của Việt Nam và những chiếc tàu (Trung Quốc) đến, điều này thật khác thường.
    * Là công dân của một nước có chủ quyền, ông đánh giá về vụ phá hoại này thế nào?
    - Tôi nghĩ không thể chấp nhận được. Một điều không thể tin nổi là có chuyện phá hoại thiết bị như vậy. Nhưng lần này tôi đã chứng kiến tận mắt, và cảm thấy rất ghê tởm.
    * Trong vụ việc vừa rồi ông có nhận xét gì về thái độ, cách giải quyết hòa bình của người Việt Nam?
    - Tôi cho rằng tình huống vừa rồi được giải quyết khá tốt, thủy thủ đoàn và con tàu đều an toàn, thiết bị không bị hư hỏng quá nhiều.
    * Sắp tới ông sẽ tiếp tục làm việc ở Việt Nam?
    - Vâng, chắc chắn vì chúng tôi đã có hợp đồng và tôi cũng thích làm việc ở đây.

    Chúng tôi sẽ tiếp tục ra khơi
    Có mặt trên tàu Bình Minh 02 trong sáng 1-6, chúng tôi chứng kiến không khí khẩn trương, chuẩn bị cho hải trình khảo sát địa chấn tiếp theo. Các kỹ thuật viên, thủy thủ đoàn bắt tay nhận ca làm việc mới từ đội ngũ vừa kết thúc chuyến đi.
    Kỹ sư thu nhận tín hiệu địa chấn Trần Văn Nhật đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi mới, hào hứng nói: “Mấy ngày qua, tôi có liên lạc với anh em trên tàu và biết rõ sự kiện cản trở, phá hoại của tàu Trung Quốc. Sự việc này rất nghiêm trọng, nguy hiểm nhưng anh em chúng tôi vẫn háo hức chuẩn bị chuyến ra khơi tiếp theo. Chúng tôi làm việc trên vùng biển Tổ quốc và chúng tôi hoàn toàn tự tin vì chúng tôi có lẽ phải”.
    Trên cabin, thuyền trưởng Trần Anh Vũ đang nhận bàn giao ca mới từ thuyền trưởng Alexander Belov. Anh khẳng định: “Chúng tôi quyết tâm tiếp tục ra khơi hoàn thành tốt nhiệm vụ trên vùng biển của đất nước có chủ quyền. Đó cũng là nghĩa vụ của công dân với Tổ quốc”.
    Trong đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên khảo sát địa chấn làm việc trên tàu Bình Minh 02 có nhiều người đến từ Canada, Mỹ, Philippines, Malaysia, Anh... Mặc dù chứng kiến sự cản trở, phá hoại của tàu hải giám Trung Quốc nhưng tất cả họ đều khẳng định sẽ tiếp tục làm việc bình thường trên tàu Bình Minh 02 đúng như hợp đồng đã ký từ trước.
    Kỹ sư Phạm Khôi - quốc tịch Canada, đội trưởng đội khảo sát địa chấn đã làm việc trên biển Việt Nam - cho biết ngay sau chuyến lên bờ nghỉ để đổi ca này, anh sẽ tiếp tục cùng Bình Minh 02 ra khơi.
    “Lúc bị tàu Trung Quốc phá hoại cáp thu tín hiệu địa chấn, tôi không có thời gian để suy nghĩ gì khác ngoài việc cùng anh em cố gắng bảo vệ thiết bị. Nhưng sau đó, tôi nghĩ mình làm việc trên vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia có chủ quyền thì không có gì phải e ngại. Chắc chắn tôi sẽ còn tiếp tục làm việc lâu dài ở quê hương tôi” - anh Khôi nói.
    QUỐC VIỆT - TRẦN PHƯƠNG thực hiện


    Biển ta ta cứ giữ !
    Việc ta ta cứ làm !
    Dù quân thù hung dữ ...
    Không ngăn được quyết tâm !
    Dân ta đã nói là làm ...
    Đã chiến là thắng , Tàu tham phải lùi !
    Bảo , Đào * đội đá vá trời ...
    Xua quân Nam tiến , thây vùi đất Nam !

    * Ôn Gia Bảo , Hồ Cẩm Đào .

  5. luck-money

    luck-money Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2011
    Đã được thích:
    54
    Bài viết của Lê Mai ( tiếp):
    Về đối ngoại, TQ từ Mao, Đặng đến Giang, Hồ đều có những mục tiêu nhất quán, không thay đổi, chỉ có phương pháp thực hiện là thay đổi. Cái không thay đổi, đó là chủ nghĩa bành trướng, chủ nghĩa dân tộc Đại hán đã tồn tại hàng ngàn năm dưới các triều đại phong kiến TQ, được các nhà lãnh đạo TQ thời hiện đại phát triển dưới những dạng khác, tinh vi và nguy hiểm hơn rất nhiều. Thập niên 50 – 60 của thế kỷ trước, khi quan hệ Xô – Trung còn khăng khít, Mao dùng khái niệm “hai phe”: phe XHCN và phe TBCN. Sau khi Trung – Xô phân liệt, Mao phát minh ra lý luận chia “ba thế giới”, được Đặng đánh giá rất cao. Theo lý luận ấy, TQ chỉ có thể xếp mình vào thế giới thứ ba. Nó là một chiến lược phòng ngự tích cực của TQ với tư cách là một nước yếu.
    Thế giới thứ ba bao gồm những nước nhỏ, nước nghèo, nước yếu, không thuộc các nước XHCN hay TBCN. TQ bấy giờ xét về kinh tế là một nước nhỏ, nước nghèo, nước yếu. Về chính trị, chắc chắn TQ là một nước lớn không thể coi thường, nếu muốn “tỏ vẻ” một chút, hoàn toàn có thể nhân danh một nước lớn. Nhưng Mao và các nhà lãnh đạo TQ không làm như vậy. Tự xếp mình vào vị thế kẻ yếu, xuất hiện với tư thế đại diện cho kẻ yếu, chính là biện pháp làm cho kẻ yếu trở thành kẻ mạnh trên thực tế. Đó là trí tuệ truyền thống của TQ. Trên thế giới, kẻ yếu đang chiếm đa số, cách làm như thế sẽ biến mình thành kẻ mạnh, đủ để đứng ngang hàng với những kẻ mạnh chiếm thiểu số.
    Đặng cho rằng, chiến lược “chia ba thế giới” của Mao có tác dụng không thể lường hết đối với việc đoàn kết nhân dân thế giới chống chủ nghĩa bá quyền, làm thay đổi so sánh lực lượng chính trị trên thế giới, phá tan ý đồ của Liên Xô muốn cô lập TQ trên trường quốc tế, nâng cao uy tín của TQ.
    Đặng đã thừa kế mưu lược của Mao, tuyên bố TQ đứng về thế giới thứ ba, đại biểu cho thế giới thứ ba để phát biểu. Làm như vậy, về chính trị, có thể tăng sức nặng của TQ trong đời sống quốc tế; về kinh tế, có thể giành được những cái lợi to lớn giống như TQ hợp tác với các nước phát triển.
    Nhưng Đặng chỉ rõ, chỉ hạn chế trong thế giới thứ ba thì rất bất lợi cho sự phát triển của TQ. Trước tiên, nó làm tăng thêm nghĩa vụ của TQ với các nước bạn bè trong thế giới thứ ba, làm cho TQ phải mang gánh nặng lớn trong quá trình tiến lên hiện đại hóa. Thứ hai là không tiện cho TQ độc lập, tự chủ tiến hành công việc ngoại giao ra tất cả các phía.
  6. luck-money

    luck-money Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2011
    Đã được thích:
    54
    Bài viết của Lê Mai ( tiếp):
    Thập kỷ 80, Đặng cho rằng, ngày nay những vấn đề thực sự lớn trên thế giới, mang tính chất chiến lược toàn cầu, thì một là vấn đề hòa bình, hai là vấn đề phát triển. Vấn đề hòa bình là vấn đề giữa Đông và Tây, vấn đề phát triển là giữa Nam và Bắc. Khái quát lại, đó là bốn chữ Đông Tây Nam Bắc. Đó chính là lý luận “Đông Tây Nam Bắc” nổi tiếng của Đặng. Đặng đã thiết kế những chính sách tài tình, giúp TQ phát triển một cách thần kỳ. “Một nước hai chế độ, hòa bình thống nhất”, “nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, “một trung tâm, hai điểm cơ bản”, “đối nội cải cách, đối ngoại mở cửa”, “Gác bỏ tranh luận, cùng nhau sáng tạo”, “che dấu thành tích, giữ vững trận địa, dấu mình chờ thời, làm nên công tích”…là những thiết kế thiên tài của Đặng.
    Đến thời Hồ, TQ dường như sử dụng chiến thuật của Đặng một cách khác, không còn “che dấu thành tích, dấu mình chờ thời” nữa. TQ ngày nay đã quá lớn mạnh về mọi mặt. Sự phát triển kinh tế quá nóng của TQ đặt ra rất nhiều vấn đề, làm thế giới e ngại. Trước sau, TQ vẫn chủ trương đối nội hà khắc, đối ngoại mở cửa, hợp tác và đấu tranh đan xen lẫn nhau. Các nhà nghiên cứu đang nói đến TQ như một “đế quốc mới”. Sự ngổ ngáo của TQ tỏ ra cho thế giới thấy, thời kỳ TQ “dấu mình chờ thời” đã qua rồi!
    TQ từ Mao, Đặng đến Giang, Hồ đều muốn kiềm chế VN, làm VN suy yếu, bắt buộc VN ở vào vị thế phụ thuộc. Về biên giới, không ngừng lấn chiếm trên đất liền, trên biển với những thủ đoạn vừa tinh vi vừa trắng trợn. Đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, cuộc chiến biên giới năm 1979, sự kiện Trường Sa năm 1988 và mới đây thôi, ba tàu hải giám TQ tấn công tàu Bình Minh 2 của VN càng cho chúng ta thấy, TQ có một chiến lược thôn tính VN rất nguy hiểm. Họ luôn chủ động, làm gì đều có tính toán sâu xa, phương pháp thường xuyên thay đổi nhưng mục tiêu chỉ có một.
    Cần nhắc lại, ngày 26.5.2011, ba tàu hải giám TQ trắng trợn xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN, tiến sâu vào phạm vi thềm lục địa VN, ngang nhiên cắt đứt dây cáp thăm dò dầu khí tàu Bình Minh 2 của VN. Sau vài ngày ngập ngừng, báo chí chính thống của VN đều lên tiếng phản đối rất mạnh mẽ hành động của TQ. Đây là điểm rất mới. Tiếp đó, ngày 29.5, một cuộc họp báo quốc tế được Bộ Ngoại giao VN tổ chức. Giới quan sát chính trị chú ý đặc biệt đến phát biểu của người phát ngôn Bộ ngoại giao VN – bà Phương Nga: “Hải quân VN sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”.
    Có vẻ một khúc quanh mới đang tiến đến trong quan hệ Việt – Trung.
    Giới quan sát chính trị cũng không thể bỏ qua sự “phản pháo” của bà Khương Du – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ:
    “Lập trường của TQ trên biển Nam Trung Hoa là rõ ràng và nhất quán. Chúng tôi phản đối tất cả các hoạt động thăm dò dầu khí do VN xúc tiến, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của TQ và quyền tài phán trên Biển Đông, cũng như vi phạm sự đồng thuận cả hai nước đã đạt được về vấn đề này”.
    “Những việc đã làm của TQ trên biển là hoàn toàn bình thường, đúng pháp luật và hoạt động giám sát trong khu vực biển thuộc thẩm quyền tài phán của TQ”.
    Như vậy, chúng ta thấy, TQ đã gửi đến VN một thông điệp rất rõ ràng: các ông muốn phản đối gì thì phản đối, việc của chúng tôi, chúng tôi cứ làm. Vấn đề chủ quyền biển Đông, TQ không cần chứng cứ, không cần tranh luận, TQ sẵn sàng bác bỏ tất cả, nếu không vừa ý TQ. Đó phải chăng là Hồ đã kế thừa cái trí tuệ “không tranh luận” mà Đặng đã “phát minh” ra.
    Hơn hai ngàn năm trước, Lão Tử đã nói: “Cái đạo của thánh nhân, làm mà không tranh”, “nói nhiều lắm, không bằng im lặng”. Cứ im lặng mà làm. TQ hiểu rất rõ, những chứng cứ pháp lý từ xưa đến nay của TQ về chủ quyền biển Đông đều không thể thuyết phục được thế giới. Thế là họ không sa vào tranh luận mà ráo riết triển khai chiến lược trên biển Đông. Từ chỗ gần như không có gì, nay TQ đã có một thế đứng trên biển Đông hết sức vững chắc. TQ đã chiếm Hoàng Sa của VN. Mối lo ngại có thể lấy toàn bộ Trường Sa nhưng khó giữ, bây giờ không còn là vấn đề đối với TQ nữa.
    TQ từ Mao, Đặng đã có nhiều âm mưu thâm độc đối với VN. Đến thời Giang, Hồ, dã tâm đối với VN càng bộc lộ mãnh liệt. VN phải làm gì để đối phó với người láng giềng khổng lồ phương Bắc? Bất kể đối sách nào, nếu không phát huy được lòng yêu nước và sức mạnh của toàn dân tộc, thì khó có thể thắng nổi TQ.
    Và chúng ta đừng quên lời Hồ Chí Minh:
    “Dân ta có một truyền thống nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
  7. sananhtrang1989

    sananhtrang1989 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/05/2010
    Đã được thích:
    2

    Bao đời nay mình ko muốn gét thằng Tàu, nhưng nó cứ làm mình gét. bản chất bẩn của nó sao cứ đeo bám nó mãi thế nhỉ - Đã ko dùng hàng tàu lâu rồi, trừ quần áo, ko biết đâu là của tàu, đâu của việt nam, nên đang dùng bừa.

    hiện đang thích mặc hàng của Campuchia và thái lan
  8. USDMatGia

    USDMatGia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2009
    Đã được thích:
    0
    Không manh động, ko làm liều, mong cho Chính phủ sáng suốt để đưa ra những giải pháp hiệu quả trong tình huống này.

    Nếu Tổ quốc gọi, chúng con lên đường !
  9. jackiechan0

    jackiechan0 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2007
    Đã được thích:
    13
    Đừng thách thức [-X [-X [-X 1 khi đã cáu thì đừng hỏi bố cháu là ai [r37)][r37)][r37)] [r23)] [r23)] [r23)]
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này