Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ. Chiến!!!!!!!!!! - Tập 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi zzzzvozzzz, 27/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7801 người đang online, trong đó có 1057 thành viên. 10:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 148448 lượt đọc và 2525 bài trả lời
  1. nguyenhuho

    nguyenhuho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta nên mạnh mẽ như Philippin!

    Dù khả năng quân sự của Philippin kg bằng ta nhưng họ đã mạnh miệng rồi, khi có các đồng môn bị ăn hiếp như VN

    hilippines phản đối các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông 02/06/2011 10:33 (GMT +7)
    Chính phủ Philippines cho hay họ đã bày tỏ “lo ngại nghiêm trọng” với Trung Quốc về việc Trung Quốc gia tăng hoạt động ở vùng biền tranh chấp và đang có dự án lắp đặt một giàn khoan dầu ngoài khơi Biển Đông.
    TIN LIÊN QUAN [​IMG] "Quân đội Trung Quốc không đe dọa ai" [​IMG] Đường lưỡi bò và những lý lẽ kiểu "chỉ có ở Trung Quốc" [​IMG] "Sử dụng vũ lực ở Biển Đông là nguy hiểm" [​IMG] Mỹ lên tiếng về tình hình Biển Đông



    Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, hôm qua, bộ này đã triệu đại diện của Trung Quốc ở Manila lên để nghe bày tỏ mối quan ngại của chính phủ Philippines về những hoạt động gần đây của một tàu hải giám Trung Quốc và các tàu khác của hải quân Trung Quốc.
    [​IMG]
    Ảnh do Philippines công bố hồi tháng 5 cho thấy một tàu của Trung Quốc neo gần quần đảo Palawan của Philippines.
    Theo nguồn tin quân sự Philippines, các tàu của Trung Quốc đã chở theo nhiều vật liệu xây dựng, dựng lên một số trạm gác ở ngoài khơi Biển Đông.
    Bộ Ngoại giao Philippines nói rằng một tàu giám hải và một số tàu hải quân của Trung Quốc đã dỡ các vật liệu xuống, và dựng lên một số chưa rõ tổng cộng là bao nhiêu cột thép với những dấu hiệu viết bằng tiếng Hoa.

    Ngoại trưởng Philippines nhắc lại là mọi công trình xây dựng trong khu vực này đều trái với thỏa thuận năm 2002 ký kết giữa Trung Quốc và 10 nước ASEAN.

    Bộ Ngoại giao Philippines còn yêu cầu đại sứ quán Trung Quốc ở Manila cung cấp chi tiết về những thông tin đăng trên báo chí Trung Quốc liên quan đến dự án đặt giàn khoan dầu khổng lồ trên Biển Đông vào tháng tới và báo trước là sẽ không chấp nhận việc đặt giàn khoan này.

    Manila khẳng định “hành động này rõ ràng vi phạm thỏa thuận ký năm 2002 giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á” về cách ứng xử ở Biển Đông.

    Trong khi đó, tuyên bố với báo chí tại Kuala Lumpur (Malaysia) hôm qua, Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, đã bày tỏ mối quan ngại về những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Ông Willard nhắc lại là “Mỹ không đứng về phe nào và rất muốn thấy các bên tranh chấp giải quyết một cách hoà bình thông qua đối thoại, đừng để xảy ra xung đột trên không hoặc trên biển”.
    Vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận tại hội nghị an ninh châu Á ở Singapore, còn gọi là Đối thoại Shangri - La từ ngày 3/6. Nhân hội nghị này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ trấn an các nước châu Á về sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này.
  2. phanboboaiai

    phanboboaiai Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Đã được thích:
    310
    Trong nước nó càng loạn
    Thì CP chó của nó càng hướng dư luận ra nước ngoài
    Càng phá phách và gây hấn với VN
  3. Jay_kid89

    Jay_kid89 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2011
    Đã được thích:
    33
  4. binladen78

    binladen78 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Đã được thích:
    3
    Toà Soạn Báo nhà bọn Tàu khựa
  5. vuachemgio

    vuachemgio Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2011
    Đã được thích:
    292
  6. hamchoick

    hamchoick Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0
  7. RoyalFlush

    RoyalFlush Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/05/2011
    Đã được thích:
    0
    Xem thằng Khựa nó nói gì này:

    LTS: Dưới đây là 1 bài báo của Trung quốc phân tích, bình luận cách tốt nhất để Trung quốc chiếm quần đảo Trường Sa của VN

    Quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) vốn dĩ là chuỗi ngọc trai lấp lánh của đất mẹ Trung Hoa, nhưng lại bị nhiều kẻ trộm cắp, muốn chiếm đoạt, giành giật, việc này chỉ làm phân tán đi ánh hào quang của chuỗi ngọc trai mà thôi. Trong số các đảo bị các nước chiếm đoạt, bọn Việt Nam kiêu ngạo, vong ơn bội nghĩa đã ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng nhiều nhất.
    Nghĩ lại mà xem, Việt Nam vốn xưa là phiên thuộc của nước ta. Năm 1885, theo Thỏa ước Pháp – Thanh, Việt Nam đã bị nhượng lại cho Pháp, dần trở thành thuộc địa của Pháp. Sau hai cuộc chiến tranh, Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai miền Nam Bắc đã được thống nhất. Nhưng thật không ngờ bọn Việt Nam không những không biết ơn Trung Quốc, mà trái lại đã lấy oán báo ân, tự vỗ ngực xem mình là nước có tiềm lực quân sự lớn thứ ba thế giới, liên tiếp khiêu khích Trung Quốc. Mặc dù qua hai bài học, là cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt và chiến tranh Bãi đá ngầm, nhưng Việt Nam vẫn không nhận ra được bài học, càng ra sức chiếm đoạt nhiều đảo hơn.
    Do bọn Việt Nam bắt tay thực hiện khai thác đảo sớm nên điều kiện chiếm cứ thuận lợi hơn, hơn nữa lại có nguồn nước ngọt nên bọn chúng có thể thi công trên đảo, xây dựng sân bay, kiến tạo hạ tầng kỹ thuật thông tin di động, di dân ra đảo, tổ chức du lịch quốc tế, thiết lập phân chia ranh giới khu hành chính cấp huyện hòng vĩnh cửu hóa, thực tế hóa, quốc tế hóa, hợp pháp hóa hành vi bá chiếm. Tiếp đó các nước khác cũng lần lượt theo đuôi Việt Nam, như Philipin, Malaysia, Indonesia, Bruney… xâu xé vùng biển Nam Sa của Trung Quốc, xây dựng căn cứ quân sự hoặc khoan dầu mỏ. Tất cả bọn chúng đều không coi Trung Quốc ra gì.
    Các nước xung quanh xâm chiếm quần đảo Nam Sa đúng vào thời kỳ đất nước Trung Quốc chúng ta tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện chiến lược đối ngoại hòa bình, tập trung xây dựng kinh tế trong nước, duy trì hòa bình phát triển với bên ngoài. Cùng là những nước đang phát triển đáng ra Việt Nam và các nước lân cận phải có thiện ý giải quyết hài hòa những tranh chấp. Đất nước chúng ta đề xướng ra mục tiêu “gác lại chiến tranh, cùng nhau phát triển”. Tuy nhiên, 30 năm qua, lòng tốt của chúng ta lại không hề được báo đáp, mà trái lại các nước còn không ngừng tăng cường lấn chiếm khu vực biển của nước ta, ngang nhiên chiếm lãnh hải, lãnh thổ nước ta. Không khó khăn lắm, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng, lòng tốt của chúng ta không được báo đáp tử tế; danh dự, lãnh thổ và lãnh hải quốc gia nếu chỉ dựa vào giao thiệp hòa bình thì khó mà giữ gìn, bảo vệ được. Ủy ban thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc quy định, 12/5/2009 là kỳ hạn cuối cùng cho các quốc gia có liên quan phải hoàn thành việc gửi những bản giải trình các luận cứ khoa học về chủ quyền thềm lục địa và khu kinh tế đặc quyền. Tình hình phát triển còn làm phức tạp hóa vấn đề, sự xoay chuyển của thời gian sẽ làm cho chúng ta càng thêm bất lợi, nếu cứ tiếp tục kéo dài sự khoan dung của chúng ta thì kẻ khác sẽ cho rằng chúng ta đã chấp nhận, bằng lòng với việc đó. Vì thế, biện pháp có hiệu quả là phải dùng lực lượng quân sự chiếm đoạt lại Nam Sa, và phải đưa việc này vào chương trình nghị sự.
    Chúng ta phải thấy một thực tế rằng, mức độ xâm phạm của các nước có liên quan đối với lợi ích của nước ta là khác nhau, do điều kiện môi trường và địa vị quốc tế khác nhau nên sẽ có những phản ứng khác nhau đối với hoạt động quân sự của nước ta, vì vậy mà chúng ta cần phải có những cách đối xử khác nhau, giải quyết tốt những mâu thuẫn chủ yếu, thúc đẩy giải quyết những mâu thuẫn thứ yếu. Không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng ta phải là Việt Nam.
    Chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa:
    1. Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất. Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm đóng là có thể thu hồi lại hầu hết các đảo bị chi ếm, khống chế được toàn bộ. Lấy gương xua đuổi thành công quân Việt Nam để răn đe các nước khác buộc chúng phải tự mình rút lui.
    2. Trước đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Những bài phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi thống nhất đất nước thì Việt Nam có những thái độ bất thường, có yêu cầu về lãnh thổ lãnh hải đối với Tây Sa và Nam Sa. Việt Nam ngấm ngầm thọc lưng Trung Quốc, tiền hậu bất nhất, đã làm mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến quân đội của chúng ta phải ra tay, với lý do đó để lấy lại những vùng biển đảo đã mất.
    3. Việt Nam có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa lại đang tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với ta. Quân đội của ta có thể phát động cuộc chiến Nam Sa, cho dù quân đội Việt Nam đã có chuẩn bị. Với chiến thắng trong cuộc chiến này, hoàn toàn có thể làm cho các nước khác thua chạy, không đánh mà lui. Đây là cách để loại trừ Việt Nam, làm cho Việt Nam ngày càng lụn bại.
    4. Hai nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ nhẹ nhàng hơn. Trái lại, nếu tấn công vào các nước như Philipin thì phản ứng quốc tế nhất định sẽ rất mạnh mẽ.
    5. Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN nhưng chế độ xã hội và ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, thời gian đó đã sinh ra những khúc mắc. Là liên minh ASEAN, khi chúng ta phát động chiến tranh thu hồi lại Nam Sa ắt sẽ gặp phải sự phản đối của ASEAN, nhưng hậu quả của cuộc tấn công Việt Nam sẽ tương đối nhỏ, vì Việt Nam đã từng có ý đồ thiết lập bá chủ khu vực, việc này đã làm cho các nước láng giềng có tinh thần cảnh giác, việc làm suy yếu lực lượng quân sự của Việt Nam cũng là điều tốt cho các nước ASEAN.
    6. Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – Mỹ ; Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường Afganistan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Campuchia và Thái lan đều sẽ làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
    7. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược không thể thiếu của Trung Quốc trên trận tuyến kéo dài từ Trung Đông đến Viễn Đông, tuy eo biển Malacca là con đường yết hầu nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược. Có được Nam Sa sẽ uy hiếp được Malacca, yểm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là một trong những vùng hiểm yếu, Trung Quốc quyết không ngần ngại chiến đấu để thu hồi Nam Sa.
    8. Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta, tình hình phát triển của hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân đảo Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp, nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh. Lực lượng hải quân, không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta.
    9. Việc thiết lập hợp tác quân đội với Đài Loan có thể còn nhiều khó khăn, sự bất đồng giữa hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể tồn tại, nhưng việc thu hồi Nam Sa thì hai bên lại có chung một lập trường. Mặc dù không thể mời quân đội Đài Loan cùng tham chiến nhưng trước và sau trận chiến đều cùng nhau tiến hành các hoạt động như: cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên xử lý, máy bay, tàu chiến do nhu cầu cần thiết hạ cánh hoặc cập bến trong chiến tranh, chắc chắn rằng sự phối hợp hai quân đội sẽ góp phần vào đoàn kết, thống nhất quốc gia.
    10. Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại quần đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không thể tránh khỏi, đánh muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.
    Vẫn còn rất nhiều lý do nhưng không tiện để nêu ra cụ thể từng lý do được.
    Mặc dù nói chúng ta đánh Việt Nam như đánh bạc nhưng việc thu hồi Nam Sa quả thực không phải chuyện nhỏ. Hải quân và không quân Việt Nam cũng đang dần hiện đại hóa cho nên ta quyết không đánh giá thấp đối phương, bắt buộc phải làm tốt công tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, đã đánh là phải thắng nhanh. Trong khi bàn việc lấy lại Nam Sa vấn đề không phải là xét xem có thể thành công hay không mà phải xét xem thắng lợi có triệt để hay không, những tổn thất, rủi ro có phải là nhỏ nhất hay không và kết quả cuối cùng có phải là tốt đẹp nhất không… Vì thế cần phải xác định 4 mục tiêu rõ ràng. Đó phải là, xuất một đường quyền đẹp mắt về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.
    Trên lĩnh vực quân sự, đáng tiếc rằng Việt Nam đã làm những việc gây phản ứng mãnh liệt như xâm chiếm nhiều đảo mới, giam giữ ngư dân và tàu đánh cá Trung Quốc. Ta tuyên bố rằng lãnh thổ lãnh hải nước ta không dễ dàng xâm chiếm, bắt buộc Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nhanh chóng hoàn thành việc triển khai quân sự tại Nam Hải. Nếu quân đội Việt Nam không chịu thì Trung Quốc sẽ tiến hành tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng ta kiên quyết diệt trừ, nếu tăng viện trợ máy bay tàu chiến cho Việt Nam thì sẽ bắn hạ, bắn chìm hết. Quân đội Việt Nam đã trang bị một số lượng nhất định máy bay, tàu chiến và tên lửa tiên tiến do Nga sản xuất. Quân đội của ta sẽ huy động tiềm lực hải quân, không quân để phong tỏa những căn cứ hải quân, không quân của chúng. Quân đoàn pháo binh thứ hai cần làm tốt việc che giấu những cứ điểm chiến lược hiểm yếu, không quân và chiến hạm cần làm tốt công tác dự báo; cung cấp nhiên liệu cho kế hoạch tấn công lâu dài ở căn cứ phía Nam. Lực lượng trên mặt đất phải luôn luôn sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công quấy nhiễu của quân đội Việt Nam ở khu vực biên giới bất kỳ lúc nào; phải thực hiện phá hủy các căn cứ hải quân không quân ở miền Bắc. Tóm lại, ta sẽ lấy việc tấn công Việt Nam như là cuộc diễn tập để giải phóng Đài Loan, một khi tình hình đã lan rộng thì sẽ triệt để phá hủy lực lượng hải quân, không quân Việt Nam.
    Trên lĩnh vực chính trị, vạch trần việc các nước như Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải nước ta, nhắc lại rằng nước ta muốn duy trì phương châm hòa bình, nhưng chúng ta không thể hòa bình với những kẻ xâm hại đất nước ta. Cho dù xảy ra rồi thì chúng ta không mong nhìn thấy xung đột quân sự. Trung Quốc hy vọng rằng các bên liên quan nên ngồi lại tiến hành đàm phán hòa bình để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Nếu như các nước như Việt Nam chịu khuất phục trước sức ép quân sự to lớn của nước ta thì nước ta sẽ không sử dụng biện pháp vũ lực nữa, sẽ mở rộng tiếng nói quốc tế của nước ta.
    Trên lĩnh vực ngoại giao, một khi chiến sự xảy ra, cộng đồng thế giới chắc chắn sẽ đưa ra bốn chữ “phê phán, phản đối”. Chúng ta cần nhanh chóng tranh thủ sự thông cảm của Mỹ, Nga, Liên minh Châu Âu, nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao là nắm được mục tiêu của các nước ASEAN, cố gắng bình tĩnh trước sự phẫn nộ và hoảng hốt của họ, khiến họ tin tưởng rằng Trung Quốc vô cùng coi trọng quan hệ với ASEAN, tuyệt đối không làm tổn hại đến lợi ích của các quốc gia ASEAN ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc sẽ làm cho mức độ phản ứng của họ giảm xuống mức tối thiểu.
    Trên lĩnh vực kinh tế, để chung sống hòa bình cần thực hiên chiến lược “Dùng đất đai đổi lấy hòa bình”. Để hòa bình phát triển thì cần thực hiện chiến lược “Dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”. Đối với quần đảo Nam Sa thì lại phải thực hiện phương châm “chủ quyền thuộc về tôi, cùng nhau phát triển, thỏa hiệp hòa bình, chia sẻ lợi ích” thiết lập một số khu vực cùng phát triển ở giáp giới các nước ASEAN gần quần đảo Nam Sa. Lấy nước ta làm chủ, lần lượt cùng hợp tác phát triển với Philipin, Malaysia, Bruney..giúp các đối tác cùng có lợi. Mục đích của các nước này muốn chiếm đảo là vì muốn đạt được lợi nhuận dầu mỏ, giúp cho họ kiếm được tiền mà họ muốn, làm cho nó dễ dàng đồng ý chủ quyền Trung Quốc. Nếu Việt Nam đồng ý với chính sách này thì có thể cũng nhận được một phần nào đó.
    Với ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Sa thì kết quả cuối cùng Nam Sa quần đảo ắt bị chia cắt. Tất cả những đảo bị chi ếm giữ là do ban đầu lực lượng quân đội của nước ta không đủ, khi có đủ năng lực thì không cần phải do dự mà không quyết định, việc sử dụng vũ lực chắc chắn sẽ dẫn đến có sự phản đối. Cùng năm đó, Anh ra sức tranh đoạt đảo Falklands cũng đã bị lên án chỉ trích nhiều, nhưng khi đảo Falklands đã nằm trong tay nước Anh, ai đã có thể làm gì họ . Nếu Việt Nam nguyện làm đầu têu thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay.
    Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa.

    Vũ Cao Đàm dịch
  8. thachanhisc

    thachanhisc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Các nước trong khối Asian cùng VIET NAM chúng ta cần lên tiếng mạnh mẽ hơn
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

    家伙“船离开”敦促,舌头在一块,你的苹果
    thằng tàu khựa thèm lưỡi bò thì sang đây tao cho mày 1 miếng [r37)][r37)][r37)][r37)][r37)]

    [​IMG]

    Philippines phản đối các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông


    (Dân trí) - Chính phủ Philippines cho hay họ đã bày tỏ “lo ngại nghiêm trọng” với Trung Quốc về việc Trung Quốc gia tăng hoạt động ở vùng biền tranh chấp và đang có dự án lắp đặt một giàn khoan dầu ngoài khơi Biển Đông.
    [​IMG]
    Ảnh do Philippines công bố hồi tháng 5 cho thấy một tàu của Trung Quốc neo gần quần đảo Palawan của Philippines.
    Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, hôm qua, bộ này đã triệu đại diện của Trung Quốc ở Manila lên để nghe bày tỏ mối quan ngại của chính phủ Philippines về những hoạt động gần đây của một tàu hải giám Trung Quốc và các tàu khác của hải quân Trung Quốc. ​
    Theo nguồn tin quân sự Philippines, các tàu của Trung Quốc đã chở theo nhiều vật liệu xây dựng, dựng lên một số trạm gác ở ngoài khơi Biển Đông.
    Bộ Ngoại giao Philippines nói rằng một tàu giám hải và một số tàu hải quân của Trung Quốc đã dỡ các vật liệu xuống, và dựng lên một số chưa rõ tổng cộng là bao nhiêu cột thép với những dấu hiệu viết bằng tiếng Hoa.

    Ngoại trưởng Philippines nhắc lại là mọi công trình xây dựng trong khu vực này đều trái với thỏa thuận năm 2002 ký kết giữa Trung Quốc và 10 nước ASEAN.
    Bộ Ngoại giao Philippines còn yêu cầu đại sứ quán Trung Quốc ở Manila cung cấp chi tiết về những thông tin đăng trên báo chí Trung Quốc liên quan đến dự án đặt giàn khoan dầu khổng lồ trên Biển Đông vào tháng tới và báo trước là sẽ không chấp nhận việc đặt giàn khoan này.

    Manila khẳng định “hành động này rõ ràng vi phạm thỏa thuận ký năm 2002 giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á” về cách ứng xử ở Biển Đông.
    Trong khi đó, tuyên bố với báo chí tại Kuala Lumpur (Malaysia) hôm qua, Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, đã bày tỏ mối quan ngại về những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Ông Willard nhắc lại là “Mỹ không đứng về phe nào và rất muốn thấy các bên tranh chấp giải quyết một cách hoà bình thông qua đối thoại, đừng để xảy ra xung đột trên không hoặc trên biển”.
    Vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận tại hội nghị an ninh châu Á ở Singapore, còn gọi là Đối thoại Shangri - La từ ngày 3/6. Nhân hội nghị này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ trấn an các nước châu Á về sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này.
  9. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Mấy ngàn năm rồi, lịch sử nó là lịch sử ăn thịt người. Thế kỷ 21 rồi mà vẫn thế, máu huyết của nó rồi chăng?

    [r23)][r23)][r23)]
  10. pennystocks

    pennystocks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2008
    Đã được thích:
    1
    Những động thái quân sự mới của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa

    Mạng Philstar ngày 24/ 5 đưa tin “[FONT=&quot]China builds more Spratly outposts”. Theo đó, Trung Quốc đã thành lập các đơn vị đồn trú và nâng cấp, xây dựng nhiều trạm tiền đồn trong khu vực quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.[/FONT]

    [​IMG]
    Mạng tin này trích dẫn tài liệu và các bức ảnh chụp từ vệ tinh tình báo của Mỹ khẳng định Trung Quốc đã bố trí các đơn vị quân đội đồn trú và nhiều doanh trại trên 6 bãi đá ngầm thuộc Nhóm đảo Kalayaan. Từ lâu Chính phủ Philíppin tuyên bố một phần của quần đảo Trường Sa gọi là Nhóm Đảo Kalayaan có diện tích 64.000 dặm vuông và được hình thành từ 54 hòn đảo, bãi đá ngầm và bãi cát ngầm. Trong Nhóm đảo Kalayaan còn có đảo Pagasa, hay còn gọi là đảo Thị Tứ, lớn thứ hai ở quần đảo Trường Sa. Chính quyền Philíppin đã xây dựng một đường băng và đưa một số ngư dân đến sinh sống trên đảo Pagasa và các đơn vị quân đội đồn trú trên 8 hòn đảo nhỏ khác.
    Các tài liệu cho biết trong số 7 đảo hiện Trung Quốc đang chiếm đóng có 6 đảo nằm trong Nhóm đảo Kalayaan. Các đơn vị đồn trú và doanh trại của quân đội Trung Quốc được bố trí ở 6 bãi đá ngầm gồm: Kagitingan (Fiery Cross), Calderon (Cuarteron), Gaven, Zamora (Subi), Chigua (Dong Men Jiao) và Panganiban, hay còn gọi là Mischief Reef. Tại bãi đá ngầm Kagitingan, Trung Quốc thành lập các trạm thông tin liên lạc thường trực, đài quan sát biển và 1 doanh trại hai tầng có thể chứa 200 binh sĩ. Ngoài ra, Trung Quốc còn xây dựng một bãi đỗ trực thăng, một cầu tàu dài 300 m và một khu đất trồng trọt rộng 500 m2. Bắc Kinh dự định biến bãi đá ngầm Kagitingan thành sở chỉ huy chính vì khu vực này được trang bị các loại rađa phát hiện mục tiêu trên không, trên mặt biển và truyền các số liệu vệ tinh. Đơn vị đồn trú trên bãi đá ngầm này được trang bị một số vũ khí có hỏa lực mạnh của Hải quân và một số ụ súng.
    Trên các bãi đá ngầm Calderon, Gaven và Chigua, Trung Quốc xây dựng nhiều pháo đài và kho tiếp tế vững chắc được trang bị các thiết bị thông tin liên lạc VHF/ UHF, rađa, pháo binh và pháo phòng không. Các kho tiếp tế này cũng có thể được sử dụng như cầu tàu cho các tàu tuần tiễu của hải quân Trung Quốc neo đậu khi cần thiết. Tại bãi đá ngầm Zamora, Trung Quốc xây dựng một pháo đài và kho tiếp tế có thể chứa 160 binh sĩ. Khu vực đồn trú này có một bãi đỗ trực thăng và được trang bị 4 pháo hai nòng 37 mm.
    Trên bãi đá ngầm Panganiban, Trung Quốc xây dựng nhiều nhà ở. Năm 1995, Trung Quốc và Philíppin đã bất đồng ngoại giao với nhau khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng các công trình trên bãi đá ngầm này. Lúc đó các công trình được sử dụng làm nơi trú ẩn cho ngư dân Trung Quốc nhưng vấn đề là các công trình trú ẩn đó lại được trang bị các hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh và rađa. Hiện nay, bãi đá ngầm Panganiban có 4 khu liên hợp nhà ở với tổng cộng 13 tòa nhà nhiều tầng. Có 50 lính thủy đánh bộ Trung Quốc thường xuyên đóng quân tại đó và được trang bị các thiết bị thông tin liên lạc vệ tinh.
    Gần đây, Trung Quốc tiến hành xây dựng thêm một số công trình trên bãi đá ngầm Panganiban. Rõ ràng hành động xây mới của Trung Quốc là nhằm mục đích thiết lập các căn cứ ở Biển Đông để cho phép Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng và sức mạnh trên các hòn đảo gây tranh cãi.
    Ngoài các đơn vị đồn trú và địa điểm đóng quân, Trung Quốc cũng đang triển khai nhiều dự án trên biển với quy mô lớn nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Những dự án đó bao gồm kế hoạch xây dựng các bến cảng, sân bay, phao dẫn đường trên biển, nhà đèn, đài quan sát biển và các hệ thống khí tượng biển.
    Gần đây Chính quyền Philíppin đề nghị các nước tuyên bố chủ quyền cùng tham gia phát triển và chia sẻ lợi ích của các nguồn tài nguyên xung quanh quần đảo Trường Sa. Bộ trưởng Quốc phòng Philíppin Voltaire Gazmin cho rằng đây là một ý tưởng hợp lý và có thể là cách tốt nhất để giải quyết bất đồng trong khu vực.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này