Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc để bảo vệ lãnh thổ. Chiến!!!!!!!!!! - Tập 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi zzzzvozzzz, 27/05/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
9305 người đang online, trong đó có 1031 thành viên. 10:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 148150 lượt đọc và 2525 bài trả lời
  1. Jay_kid89

    Jay_kid89 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2011
    Đã được thích:
    33
  2. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    834
    Thất vọng lúa quá lúa ơi :-ss
  3. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11


    Bác vẫn thua 1 cái lưỡi ! He he !!!


    :p:p:p
  4. vagabond_82

    vagabond_82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Đã được thích:
    0
  5. fanmatic33

    fanmatic33 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Đã được thích:
    0
  6. Ashimo08

    Ashimo08 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Xưa chủ đề này được coi là nhạy cảm. Nay Mod bật đèn xanh, nhìn lượng người truy cập vào đây mới thấy được sức mạnh và sự quan tâm của bà con Vietnam quả là vĩ đại.

    [​IMG]
  7. hungpm

    hungpm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2010
    Đã được thích:
    5.671
    ĐẤU TRANH VŨ TRANG VÀ ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO

    Để dựng nước và giữ nước, để giành và giữ nền độc lập dân tộc, nhìn chung cả quá trình mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân ta trước kẻ thù hung bạo, dùng vũ lực áp đặt ách thống trị, đã không đi chệch con đường đúng đắn duy nhất đã chọn: con đường cầm vũ khí đấu tranh quyết hệt một mất một còn với địch. Chưa đạt tới mục đích độc lập dân tộc, chưa thực hiện quyền làm chủ hoàn toàn đất nước mình thì Tổ tiên ta quyết nắm chắc vũ khí trong tay, quyết đánh quyết thắng. Chính đi theo con đường đó, mà Tổ tiên ta đã sáng tạo một nghệ thuật chỉ đạo đúng đắn, một nghệ thuật biết khởi sự và giỏi tiến hành chiến tranh đồng thời biết kết thúc chiến tranh và giữ vững thắng lợi của chiến tranh đó một cách có lợi nhất cho đất nước, dân tộc, một khi mà các mục tiêu cơ bản của chiến tranh đã đạt được. Đó là nghệ thuật giành, giữ vững, củng cố quyền làm chủ đất nước của một dân tộc kiên cường bất khuất, người không đông, quân đội không nhiều, đất nước không rộng, mà phải chiến thắng những quân đội xâm lược của một nước phong kiến lớn mạnh.

    1. Trong các cuộc chiến tranh, dân tộc ta đã kiên quyết đánh những đòn rất mạnh, tiêu diệt những lực lượng rất quan trọng của địch, thậm chí nhiều khi tiêu diệt toàn bộ đoàn quân xâm lược trên đất nước ta, đánh bại ý chí xâm lược của chúng, do đó mà quét sạch quân địch khỏi bờ cõi, giành lấy độc lập dân tộc.


    Thường xuyên đương đầu với một nước phong kiến lớn mạnh xâm lược, Tổ tiên ta đã chiến đấu rất quyết liệt, đánh bại ý chí xâm lược của chúng bằng cách liên tục và triệt để tiêu diệt địch trên đất nước ta, khiến cho kẻ địch lớn mạnh phải chịu khuất phục, tuy còn khả năng nhưng ý chí xâm lược đã tan rã khiến chúng không những bọn quan quân, tướng sĩ đã từng tiến vào nước ta khiếp vía, run sợ, mà ngay cả bọn cầm đầu triều đình ở chính quốc cũng phải chịu thua.


    Hai lần quân Tống xâm lược là hai lần quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt đánh cho chúng không còn chỗ đứng chân trên đất nước ta; chỉ đến mức đó thì nhà Tống mới chịu thua hẳn. Ba lần quân và dân ta thời Trần đã tiêu diệt trên dưới chín mươi vạn quân Nguyên thì đế quốc Đại Nguyên mới chịu "bãi binh". Phải sau 10 năm đọ sức quyết liệt với nhà Minh, tiêu diệt và làm tan rã trên nửa triệu quân Minh, vua Minh mới buộc phải ra lệnh "rút quân về nước". Nguyễn Huệ chỉ có tiêu diệt trong một trận thần tốc hai mươi vạn quân Thanh, mới khiến cho triều đình Thanh vứt bỏ mộng tưởng thống trị nước ta.


    Để đạt tới mục tiêu quét sạch địch ra khỏi nước ta, đập tan ý chí xâm lược của chúng, Tổ tiên ta tùy hoàn cảnh cụ thể đã dùng hai cách: hoặc là tiêu diệt toàn bộ quân địch, thu hồi toàn bộ đất đai của ta (Trần, Nguyễn Huệ); hoặc là trong những điều kiện nhất định, tiêu diệt đại bộ phận, đặc biệt là tiêu diệt những đạo quân chủ lực tinh nhuệ nhất, xương sống của đoàn quân xâm lược, đặt bộ phận còn lại vào nguy cơ bị tiêu diệt, rồi hạ tối hậu thư cho chúng phải nhanh chóng lui quân (Lý, Lê); địch rút đến đâu ta tiến đến đó (Lý, Lê); đối với bọn ngoan cố chống cự lại thì quyết tiêu diệt, cho đến khi thu hồi toàn bộ đất đai (Lý).


    “Chúng đã sợ chết xin hòa, thực thà cầu sống;
    Ta muốn toàn quân làm cốt, ngơi nghỉ dừng chân.”

    Điều đáng chú ý là, khi cho phép một bộ phận địch còn lại rút khỏi nước ta, Tổ tiên ta không những nhằm mục tiêu trước mắt của cuộc chiến tranh đang tiến hành, mà còn nhằm vào lợi ích lâu dài của dân tộc, như Nguyễn Trãi đã viết:


    “Thần vũ không giết, đức lớn hiếu sinh. Nghĩ đến kế lâu dài của nước nhà, tha ngay 10 vạn hàng binh”.

    2. Tổ tiên ta đã biết khéo léo kết hợp đấu tranh vũ trang rất kiên quyết với đấu tranh ngoại giao rất mềm dẻo sau khi đã giành được thắng lợi to lớn quyết định trên chiến trường, sau khi quân địch bị thất bại nặng nề mà thực chịu thua, nhằm củng cố và mở rộng thành quả đấu tranh.


    Trong những cuộc chiến tranh thắng lợi, vấn đề "đánh" và "đàm" đã được Tổ tiên ta nhận thức một cách đúng đắn và giải quyết một cách đúng đắn và sáng tạo. Luôn sẵn sàng đánh, đánh đến thắng lợi hoàn toàn, đánh hết trận này, đánh xong với kẻ thù này là chuẩn bị đánh trận khác, đánh kẻ thù khác nếu chúng dám xâm lược. Đó là quan điểm chiến lược nhất quán của dân tộc ta. Mặt khác Tổ tiên ta cũng tỏ ra mình hiểu người, biết dùng biện pháp đàm phán kết hợp được tính cứng rắn về nguyên tắc và tính mềm dẻo về sách lược để củng cố và mở rộng thành quả của đấu tranh vũ trang.


    Có đánh có đàm, trên cơ sở đánh thắng oanh liệt mà chủ động đẩy mạnh hoạt động ngoại giao khôn khéo, điều đó đã được thể hiện trong những cuộc chiến đấu nói trên. Kinh nghiệm lịch sử của Tổ tiên chứng tỏ phải có những chiến thắng oanh liệt, những trận đánh tiêu diệt lớn thật vang dội, cổ vũ đến cao độ nhiệt tình yêu nước của nhân dân ta, nâng cao tin tưởng thắng lợi hoàn toàn của quân và dân ta khiến toàn quân toàn dân dốc sức đánh bại hoàn toàn quân địch, mà địch thì suy sụp tinh thần chiến đấu, không thể không chịu thua trước thảm họa quân sự của chúng, đó là thời cơ có lợi để Tổ tiên ta tiến hành ngoại giao với địch. Tuỳ theo so sánh lực lượng giữa ta và địch trong từng triều đại, Tổ tiên ta đã biết áp dụng hai cách vừa đánh vừa đàm và đánh thắng rồi đàm.


    Sau chiến thắng của trận phản công trên sông Cầu tiêu diệt phần lớn chủ lực tinh nhuệ của quân Tống, tuy quân địch còn trên đất nước ta, Lý Thường Kiệt đã chủ động phái người sang gặp tướng chỉ huy quân xâm lược để đặt điều kiện lập lại hòa bình giữa hai nước: Quân Tống rút lui toàn bộ đất nước ta. Quách Quỳ, tướng chỉ huy quân Tống, lúc đó chỉ có thể chọn một trong hai con đường: hoặc tiếp tục đánh thì nhất định bị tiêu diệt hoàn toàn, hoặc nhận điều kiện rút quân thì bảo tồn được bộ phận sinh lực còn lại, giữ được tính mạng của bản thân. Trong điều kiện nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn là rõ ràng, khẩn cấp, Quách Quỳ đã chọn con đường thứ hai, lập tức rút quân, ngay trước khi triều đình Tống ra lệnh bãi binh. Thời Lê, trong mười năm chiến tranh giải phóng, đã có nhiều lần vừa đánh vừa đàm như vậy. Như sau lần đánh bại cuộc tiến công càn quét của 10 vạn quân Minh ở vùng huyện Khôi nhằm tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng chuẩn bị tiếp tục đánh, hai bên đã đàm phán đi tới tạm hòa hoãn trong hai năm. Sau chiến thắng vang dội Chi Lăng-Xương Giang, đập tan cố gắng cao nhất cuối cùng của nhà Minh, Lê Lợi-Nguyễn Trãi lại tiếp tục đàm phán với Vương Thông, buộc 10 vạn quân địch còn lại phải đầu hàng và được phép rút quân về nước, trước khi vua Minh có lệnh bãi binh.


    Còn thời Trần, thời Nguyễn Huệ, chỉ sau khi đã giành thắng lợi hoàn toàn bằng những chiến công hiển hách, tiêu diệt gần hoàn toàn quân xâm lược, nhà Trần và Nguyễn Huệ mới chủ động tiến hành hoạt động ngoại giao với các triều đình Nguyên và Thanh.


    Như trên đã nêu, dù vừa đánh vừa đàm, hay là đánh rồi đàm, Tổ tiên ta tỏ ra nắm vững quan hệ giữa giành thắng lợi quyết định trên chiến trường nước ta và củng cố, mở rộng thắng lợi đó bằng hoạt động ngoại giao. Đó là biểu hiện của sự kết hợp đúng đắn giữa ý chí kiên cường bất khuất và nhãn quan trông xa thấy rộng có lòng căm thù sâu sắc quân địch, lại biết đánh giá đúng sức mình, sức người. Nhà sử học Phan Huy Chú đã bình luận như sau mối quan hệ giữa chiến thắng quyết định và hoạt động ngoại giao thời Lý:


    “Việc biên giới ở đời Lý được trả lại đất rất nhiều.

    Bởi vì, trước thì có oai thắng trận, người trung châu (ý chỉ đoàn quân Tống xâm lược nước ta-T.G) hoảng sợ, đủ làm cho nhà Tống phải phục, sau thì sứ thần bàn bạc, lời lẽ thung dung càng thêm khéo léo. Cho nên cần gì được nấy, làm cho lời tranh biện của người phương Bắc phải khuất, mà thế lực của Nam Giao được mạnh. Xem đó cũng có thể biệt qua thế cường thịnh của thời bấy giờ”
    (37)(chúng tôi nhấn mạnh-T.G).

    Cho nên biện pháp ngoại giao không phải được thực hiện với tinh thần sợ hãi quân địch lớn mạnh hơn mình, mà với thế của kẻ chiến thắng, của một nước đã đánh bại quân thù xâm lược.


    Tinh thần trên thể hiện rõ trong lời Nguyễn Trãi nói với Lê Lợi và các tướng lĩnh của nghĩa quân sau khi tiêu diệt viện binh địch tại Chi Lăng-Xương Giang:
    “Tình hình quân giặc trong lúc này, mình phá vào sào huyệt ăn gan uống máu để rửa mối thù sâu không phải là một sự khó khăn. Nhưng thần trộm e, như vậy sẽ kết mối thù với triều Minh quá sâu. Vì sự trả thù, vì sự vớt lấy thể diện của một nước lớn, Minh chúa tất lại phái binh sang, như thế cái vạ binh đao biết đến bao giờ cho dứt được. Chi bằng ta nên thừa lúc này, kẻ thù lâm vào thế cùng mà cùng họ hòa hiếu để tạo phúc cho cả sinh linh hai nước”(38).

    Với nội dung bảo đảm giành độc lập hoàn toàn của dân tộc, hoạt động ngoại giao đó đã được tiến hành dưới nhiều hình thức nhằm buộc địch chịu thua mà không "mất mặt", như tạo điều kiện cho quân bại trận rút về, chịu phong vương, nhận triều cống, nhận trao trả tù binh, v.v. để đặt lại quan hệ bình thường giữa hai nước.


    Trên cơ sở của cái "oai thắng trận", cuộc đấu tranh về mặt ngoại giao giữa ta và địch vẫn không kém phần gay go quyết liệt có lúc rất căng thẳng. Như nhà Trần đã kiên quyết bác bỏ toàn bộ 6 điều của nhà Nguyên, tuy rằng trong cuộc đấu tranh ngoại giao đó, phía bên Nguyên đã rút lui từng bước rút bỏ một số điều kiện, cho đến lúc cuồl cùng phải bỏ hẳn các điều kiện xâm phạm chủ quyền nước ta.


    Trong nhiều trường hợp (thời Lý - Tây Sơn) cuộc đấu tranh ngoại giao mang tính chất một cuộc tiến công tích cực để khuếch trương chiến quả của đấu tranh vũ trang, tiêu biểu là cuộc đấu tranh thời Lý buộc Tống thừa nhận Đại Việt là một nước riêng biệt, chứ không phải làm một quận, cũng không phải là một chư hầu của Tống; thừa nhận vua nước Đại Việt là quốc vương chứ không phải là "Giao Chỉ quận vương".


    Điều đáng chú ý là Tổ tiên ta không hề có ảo tưởng đối với "thiện chí" của quân xâm lược, chưa triệt để đánh bại chúng thì chưa có thể có độc lập dân tộc. Sau năm năm chiến tranh, Lê Lợi, tạm hòa hoãn với quân Minh chỉ là để chuẩn bị tiếp tục chiến đấu quyết liệt hơn. Đến năm thứ mười của cuộc chiến tranh, khi 8 vạn quân của Thôi Tụ, Hoàng Phúc bị quân ta vây hãm ở Xương Giang có ý trá hàng, Lê Lợi-Nguyễn Trãi đã không chấp nhận mà kiên quyết tiêu diệt chúng toàn bộ. Có như vậy mới có điều kiện buộc quân Vương Thông ở Đông Quan phải thực sự đầu hàng. Các triều đại chỉ đặt quan hệ bình thường với quân địch sau khi đã hoàn toàn đánh bại các cuộc xâm lược của chúng.
  8. cklaso1

    cklaso1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2009
    Đã được thích:
    5
    Đảng và NN đang lệ thuộc quá nhiều vào TQ rồi
    Nên giờ ngậm bồ hòn làm ngọt thôi.
    Sai lầm của VN là tách khỏi Nga và ko thân với Mỹ.
    Giờ ko có cường quốc nào ủng hộ thì chả làm gì đc nó đâu.
    Cùng lắm cho quân mình sang đánh bom cảm tử nhà nó thôi
  9. vagabond_82

    vagabond_82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Đã được thích:
    0
  10. hungpm

    hungpm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2010
    Đã được thích:
    5.671
    NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ NGHỆ THUẬT CHỈ ĐẠO CHIẾN TRANH


    Trong chiến tranh, đường lối chính trị và quân sự là rất cơ bản; nó quyết định việc chỉ đạo chiến tranh và giành thắng lợi trong chiến tranh.

    Để thực hiện đường lối, chủ trương chiến tranh, cần có sự chỉ đạo cụ thể về phương pháp và các cách thức để tiến hành chiến tranh. Đó là sự chỉ đạo về nguyên tắc thực hành chiến lược.


    Trong lịch sử chiến tranh của dân tộc ta, sự chỉ đạo về nguyên tắc chiến lược-những vấn đề cụ thể về chiến lược-có rất nhiều cái hay và rất phong phú. Đi sâu, nghiên cứu để tổng hợp, phân tích các loại kinh nghiệm vô cùng phong phú, quý báu của lịch sử chiến tranh là một điều cần thiết.


    1. VẤN ĐỀ TIẾN CÔNG VÀ PHẢN CÔNG


    Tiến công và phản công là vấn đề chủ chốt trong chiến tranh. Vì chỉ có tiến công và phản công mới giành được thắng lợi trong chiến tranh. Nhưng tiến công chiến lược và phản công chiến lược như thế nào? Yêu cầu phải đạt được những gì? Lúc nào, thời cơ nào thì thực hành tiến công và phản công chiến lược? Tiến công và phản công chiến lược lần lượt trên từng hướng chiến lược hay đồng thời trên toàn tuyến? Đó là một nghệ thuật trong chỉ đạo chiến tranh.


    Nghiên cứu vấn đề này, cần nắm vững một điểm cơ bản có tính chất bản chất là sự so sánh lực lượng và so sánh về thế và lực của hai bên. Trên cơ sở đó mà nghiên cứu các điều kiện cụ thể của mỗi cuộc chiến tranh mà vận dụng cho thích hợp.


    Bộ chỉ huy chiến tranh phải căn cứ vào tình hình so sánh lực lượng, vào thế và lực giữa hai bên địch, ta trên chiến trường và của cả hai quốc gia mà quyết định một cách linh hoạt và sáng tạo.


    Lý Thường Kiệt có thể phản công ngay lập tức ở trên hướng tiến công chủ yếu của địch, đánh ngay vào đạo quân chủ yếu của địch đang thực hành tiến công, là do tình hình so sánh lực lượng giữa hai bên, là do thế và lực giữa hai bên không chênh lệch nhau. Ngoài vấn đề thế và lực ra thì trình độ tác chiến của quân đội và nghệ thuật chỉ đạo của bộ chỉ huy cũng rất quan trọng. Đó là tính năng động chủ quan trong lãnh đạo, chỉ huy và hành động của cán bộ chỉ huy và của chiến sĩ. Quân đội nhà Lý là một quân đội thiện chiến, đã được rèn luyện trong chiến tranh nhiều năm và thường đánh thắng trận. Lý Thường Kiệt lại là một nhà chỉ huy thao lược có ý chí, có quyết tâm và có tài.


    Về nhân dân và tình hình xã hội thì được phát triển và vững mạnh trong một nước độc lập; nhân dân hăng hái, đoàn kết, quyết tâm đánh giặc, giữ nước.


    Trong khi đó, bên nhà Tống thì đang có nguy cơ bị xâm lược ở phía bắc. Trước và sau khi quân Tống đánh nước ta thì các nước Liêu, Hạ, Kim đều có đánh Tống (1004 Liêu đánh Tống, 1038 Tây Hạ đánh Tống, 1125 Kim đánh Tống). Về nội bộ thì triều đình nhà Tống có nhiều mâu thuẫn, chém giết lẫn nhau giữa phái Vương An Thạch và Lã Huệ Khanh: nền chính trị hủ bại suy đồi, nhân dân có nhiều oán ghét.


    Trần Hưng Đạo khi phân tích tình hình thời đại đó cũng đã nói là lúc này nhà Lý có thế lực mạnh (Trần Quốc Tuấn trả lời nhà vua khi bị ốm).


    Do sự so sánh lực lượng cụ thể giữa hai bên ở trên chiến trường, và tình hình chính trị, kinh tế, quân sự của hai quốc gia cộng với trình độ tác chiến của hai quân đội, sự chỉ huy của hai bộ chỉ huy mà xem xét điều kiện và thời cơ phản công.


    Lý Thường Kiệt thực hành phản công sớm và thành công, nhanh chóng giành thắng lợi, kết thúc chiến tranh trong vài ba tháng là do đã có những điều kiện cụ thể, những nhân tố thắng lợi nhanh của cuộc chiến tranh đó.


    Đến thời đại Trần Hưng Đạo, việc thực hành phản công chiến lược có khác với Lý Thường Kiệt. Đó là do điều kiện của cuộc chiến tranh của thời nhà Trần có khác với thời nhà Lý.


    Một điều kiện giống nhau là nhà Lý và nhà Trần đều đã là một nhà nước độc lập, có nhân dân đoàn kết quyết tâm đánh giặc giữ nước. Nền kinh tế đã được tổ chức và phát triển. Nền chính trị cũng được tương đối ổn định. Quân đội đã được tổ chức, được huấn luyện tinh nhuệ, đã thành một quân đội chính quy của một nhà nước. Điều kiện khác nhau là đối tượng chiến tranh không giống nhau. Quân nhà Nguyên mạnh hơn quân nhà Tống.


    Trước một quân địch mạnh như thế, Trần Hưng Đạo đã không thể phản công nhanh và sớm như Lý Thường Kiệt được. Ông phải rút lui từng bước, xoay chuyển thế trận, nhử địch vào sâu, phân tán quân địch, làm cho địch bị tiêu hao, mệt mỏi, tạo điều kiện để tiêu diệt từng bộ phận quân địch, dần dần thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta, tạo ra thế lợi thế mạnh cho ta, đưa địch vào thế bất lợi, thế yếu, rồi mới thực hành phản công, tiến hành tiêu diệt chiến lược và quyết chiến chiến lược đi đến giành thắng lợi quyết định và thắng lợi hoàn toàn. Trần Hưng Đạo đã đề ra phương châm lấy "ngắn trị dài", "lấy nhàn trị nhọc".


    Trần Hưng Đạo phản công chậm hơn Lý Thường Kiệt mấy tháng, nhìn chung thì cũng là nhanh. Lý Thường Kiệt phản công và giành thắng lợi trong vài tháng. Trần Hưng Đạo phản công và giành thắng lợi trong 6-7 tháng.


    Đến Quang Trung thì cuộc phản công lại sớm hơn và giành thắng lợi nhanh hơn. Khoảng 2 tháng, Quang Trung đã giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để. Cuộc phản công chính vào Thăng Long giành thắng lợi quyết định thì chỉ khoảng một tuần lễ.


    So sánh tình hình và lực lượng hai bên thì quân của Quang Trung là một đội quân mạnh, rất tinh nhuệ, đã đánh trăm trận trăm thắng, trình độ đánh công thành giỏi, nghệ thuật đột phá chiến dịch và bao vây vu hồi chiến dịch cao. Nhân dân đoàn kết, quyết tâm, được rèn luyện và có kinh nghiệm, truyền thống đấu tranh vũ trang.


    Về quân nhà Thanh là một đội quân xâm lược, tinh thần kém và các mặt đều kém hơn đạo quân chủ lực của Quang Trung. Về triều đình nhà Thanh thì ngày càng suy yếu. Đối ngoại thì có nhiều cuộc xung đột, chiến tranh với các nước láng giềng. Trong nước thì nhân dân có nhiều bất mãn. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổi lên. Từ đời Càn Long thứ 35 đến đời Quang Tự thứ 14 (1721-1888) có tới hàng vài chục cuộc khởi nghĩa.


    Trong điều kiện nhà nước và quân đội của hai bên như thế nên Quang Trung đã thực hành phản công sớm và giành thắng lợi nhanh chóng.


    Trong lịch sử chiến tranh nước ta thì đây là một cuộc phản công mạnh nhất, nhanh nhất, giành thắng lợi nhanh nhất và rất oanh liệt.


    Bên cạnh những cuộc phản công sớm và giành thắng lợi nhanh thì trong lịch sử chiến tranh của dân tộc ta cũng có những cuộc phản công chậm, kéo dài. Đó cũng là do so sánh lực lượng, so sánh thế và lực.


    Năm 544 Lý Bôn khởi nghĩa vũ trang thành công, năm 545 nhà Lương lại phái Dương Phiên đem quân sang xâm lược. Lý Bôn và Triệu Quang Phục rút lên núi và về vùng nông thôn đồng bằng để đánh du kích tiếp tục duy trì cuộc kháng chiến. Triệu Quang Phục tiến hành đánh du kích trong vài năm, rồi dần dần phát triển lên đánh tập trung và tới năm 548 (trong 3 năm: 545 đến 548) mới thực hành phản công chiếm lại Long Biên, giải phóng được đất nước.


    Cuộc chiến tranh du kích lâu dài của Lê Lợi phải mấy năm sau mới tiến hành phản công cục bộ và cho tới năm 1426, tức là 8 năm sau, mới thực hành phản công chiến lược quyết định, và một năm sau, tức 1427 thì giành được thắng lợi hoàn toàn. Trong phản công và tấn công, Lê Lợi không những chỉ phản công và tiến công bằng quân sự, bằng quân chủ lực và quân du kích, mà Lê Lợi còn phản công và tiến công bằng binh vận địch vận.


    Trong thời kỳ thực hành phản công chiến lược cục bộ từ Nghệ An, hai đòn phản công quân sự và địch vận đã hỗ trợ nhau và đã thu được thắng lợi. Tướng giặc ở Trà Long (Nghệ An) đã hàng nghĩa quân Lam Sơn.


    Đến thời kỳ tổng phản công, đại quân của Lê lợi đánh ra ngoài Bắc-đánh vào trận địa chủ yếu, trận địa cuồl cùng của địch ở vùng xung quanh Đông Đô-thì đòn tiến công địch vận vẫn đi sát đòn tiến công quân sự-hai đòn hỗ trợ nhau, và phát huy thắng lợi tốt.


    Tổng tư lệnh quân địch là Vương Thông cùng 5 vạn quân đã hàng ở Đông Đô (Hà Nội) và các thành luỹ khác cũng đầu hàng hàng loạt.


    Trên đây là những cuộc phản công và tiến công có nhiều vẻ khác nhau và đều thành công. Trong lịch sử chiến tranh của dân tộc ta cũng có cuộc chiến tranh vì phản công quá sớm, đánh tập trung quyết chiến quá sớm nên không thành công.


    Sau khi Hai Bà Trưng lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang thành công chưa được bao lâu thì lại phải chống lại một cuộc chiến tranh xâm lược mới của nhà Hán do Mã Viện chỉ huy.


    Nước ta mới được độc lập, quân đội chưa được tổ chức huấn luyện thành một quân đội mạnh, tinh nhuệ. Trong tình hình đó, đánh tập trung, phản công, quyết chiến ngay là chưa phù hợp. Đó là nguyên nhân làm cho cuộc kháng chiến không thành công.

    Trước sự so sánh lực lượng như thế, dân tộc ta đã có cách đánh thích hợp và giành được thắng lợi. Lý Bôn, Triệu Quang Phục đã biết đánh du kích, phân tán địch, tiêu hao, tiêu diệt nhỏ quân địch, giữ gìn, bồi dưỡng, phát triển lực lượng của ta từng bước, dần dần làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta, tạo ra thế mạnh, tạo ra thời cơ, điều kiện để tiến lên đánh tập trung rồi thực hành phản công, đạt được tiêu diệt chiến lược, giành thắng lợi quyết định về chiến lược và tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã thực hành đánh du kích rồi tiến lên đánh tập trung, rồi thực hành phản công cục bộ, từng bước, từ Biên giới đến Điện Biên Phủ và cuối cùng giành được thắng lợi, giải phóng một nửa đất nước. Những cuộc phản công này nằm trong tình hình của một cuộc chiến tranh nhân dân phát triển trong cả nước. Nó được sự hỗ trợ đắc lực của các hướng tiến công và phản công khác trong cả nước của một cuộc chiến tranh nhân dân. Vì thế mà sức mạnh của các cuộc phản công đã được tăng lên gấp bội. Quân địch bị cuộc chiến tranh nhân dân bao vây chia cắt trong cả nước, nên bị suy yếu và căng mỏng. Do đó mà không tập trung được sức mạnh để đối phó có hiệu quả.


    Cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là một cuộc chiến tranh chính nghĩa vĩ đại nhất, phát triển cao nhất và phong phú nhất trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc ta. Trong một xã hội hiện đại, phát triển cao như ngày nay thì cuộc chiến tranh có rất nhiều yếu tố phức tạp và rất phong phú. Sự vận động của chiến tranh không đơn giản như trước kia. Sự so sánh lực lượng, so sánh thế và lực giữa hai bên cũng nhiều cái phức tạp; phải tính đến nhiều yếu tố. Do đó mà nghệ thuật phản công và tiến công của lực lượng vũ trang nhân dân ta có những sự phát triển mới rất phong phú và sáng tạo trong một cuộc chiến tranh nhân dân cách mạng phát triển rất cao. Ta tiến hành đồng thời đánh du kích và đánh tập trung, đánh địch cả ở các vùng và các tuyến, tiến hành phản công và tiến công liên tục, ở các quy mô nhỏ, vừa và lớn, trên nhiều hướng khác nhau, và đồng loạt, đều khắp trên toàn tuyến cả quân sự và chính trị; kết hợp giữa phản công, tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng ở chiến trường với sự phản công, tiến công chính trị của nhân dân thế giới và nhân dân Mỹ chống chiến tranh xâm lược, chống bọn cầm quyền hiếu chiến.


    Trên đây là sự vận động và phát triển của nghệ thuật phản công và tiến công trong lịch sử chiến tranh của dân tộc ta.


    Dân tộc ta đã có một nghệ thuật phản công và tiến công phát triển muôn màu muôn vẻ, tài giỏi và thắng lợi. Sự muôn màu muôn vẻ đó, chứng tỏ Tổ tiên ta đã biết căn cứ vào điều kiện cụ thể của mỗi cuộc chiến tranh mà vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo. Điều này cũng chứng minh một khía cạnh trong tư tưởng biện chứng của Nguyễn Trãi là "điều kiện tồn tại và vận động của sự thật". Sự vật không ra đời một cách ngẫu nhiên mà phải có điều kiện cụ thể mới xuất hiện được. Cũng cùng một sự vật, ở không gian, thời gian này nó xuất hiện một cách khác; ở một không gian, thời gian khác thì nó lại xuất hiện một cách khác. Cho nên việc chỉ đạo chiến tranh phải rất linh hoạt và sáng tạo; không có thể rập khuôn máy móc.


    Mục đích của phản công và tiến công chiến lược là đánh những đòn tiêu diệt lớn, tiêu diệt chiến dịch và chiến lược, có ý nghĩa về chiến dịch và chiến lược, làm thay đổi sự so sánh lực lượng, thay đổi thế và lực trên chiến trường, làm thay đổi tình thế, tạo ra sự chuyển biến cục diện, tạo ra bước phát triển mới trong chiến tranh, tạo ra những bước ngoặt trong chiến tranh, tạo ra bước ngoặt quyết định, bước phát triển nhảy vọt, giành thắng lợi quyết định và thắng lợi hoàn toàn.


    Trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược nhà Nguyên lần thứ 2 năm 1285, đòn phản công thứ nhất của Trần Hưng Đạo tiêu diệt và đánh tan đạo quân của Toa Đô, phá vỡ một thế trận, một cánh ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ của quân xâm lược nhà Nguyên, làm cho Thoát Hoan bị cô lập ở Thăng Long, lực lượng quân xâm lược bị suy yếu, thế trận không dựa được vào nhau, tinh thần và ý chí bị lung lay. Cuộc phản công đó thắng lợi đã phát triển thế chủ động của quân ta, động viên tinh thần, ý chí của quân dân ta, mở rộng địa bàn chiến lược của quân ta, tạo ra thế đứng có lợi để bao vây Thăng Long. Cuộc phản công đó đã tạo ra sự chuyển biến cục diện, tạo ra điều kiện thuận lợi để thực hành cuộc phản công thứ 2.


    Cuộc phản công thứ 2 tức cũng là một đòn tiến công chiến lược tiêu diệt đạo quân Thoát Hoan, tập đoàn chiến lược chủ yếu của địch ở giữa Thăng Long và Chương Dương, là một đòn tiêu diệt chiến lược quyết định, giành thắng lợi quyết định rồi tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.


    Về hướng tiến hành phản công và đối tượng, mục tiêu tác chiến, Trần Hưng Đạo đã chọn hướng địch sơ hở, chọn đạo quân yếu ở ngoài thành quách mà đánh trước. Những yếu tố trên có thể bảo đảm cho việc chắc thắng. Đạt được thắng lợi bước đầu rồi, tạo được thế lợi rồi thì có thể tiếp tục tiến đánh các đạo quân mạnh hơn, lớn hơn ở những địa bàn chiến lược quan trọng hơn.


    Trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược nhà Minh, Lê Lợi-Nguyễn Trãi đã thực hành tiến công và phản công từ nhỏ đến lớn, từ tiêu diệt chiến thuật, chiến dịch đến tiêu diệt chiến lược, rồi đến tiêu diệt chiến lược quyết định. Đó cũng là quy luật chung của một cuộc chiến tranh du kích, phát triển từ nhỏ đến lớn, từ đánh du kích tiến lên đánh tập trung. Thời kỳ phản công có ý nghĩa là sau khi đã di chuyển đội quân chủ yếu vào Nghệ An (1424), lập căn cứ địa mới ở đó. Nghĩa quân Lam Sơn đã chọn chỗ địch yếu, sơ hở, cô lập; về phía ta thì có nhân dân vững mạnh làm chỗ dựa vững chắc để thực hành những trận phản công có ý nghĩa chiến lược để giành thắng lợi bước đầu làm cơ sở tốt cho các bước phát triển sau.


    Phân tích đúng tình hình địch, ta trong so sánh lực lượng, so sánh thời và thế nên sau khoảng một năm mở những cuộc phản công và tiến công liên tiếp, nghĩa quân Lam Sơn đã giành được thắng lợi lớn, toàn diện, giải phóng được Tân Bình (Quảng Bình), Thuận Hóa và đẩy quân địch ở khu vực Nghệ An chuyển hoàn toàn vào thế phòng ngự, co hẹp địa bàn chiếm đóng của địch vào một vùng đồng bằng nhỏ bé. Vùng căn cứ của ta được mở rộng từ Thuận Hóa ra tới Thanh Hóa, lực lượng vũ trang được phát triển nhanh chóng. Đó là những thắng lợi chiến lược rất quan trọng, làm chuyển biến cục diện chiến tranh, tạo ra điều kiện thuận lợi cho nghĩa quân tiến ra Bắc.


    Sau khi tiến ra Bắc, đòn phản công đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng về chiến lược là trận tiêu diệt chiến lược trong chiến dịch Chúc Động-Tốt Động 1426. Trận này nghĩa quân đã tiêu diệt 5 vạn quân trong đạo quân 10 vạn của Vương Thông chiếm đóng khu vực Đông Đô (Hà Nội) và lân cận, đánh qụy tập đoàn chiến lược chủ yếu của quân xâm lược, buộc địch chuyển sang phòng ngự hoàn toàn về chiến lược trong cả nước, tạo điều kiện cho nghĩa quân tiến lên đánh một đòn quyết chiến chiến lược cuối cùng, giải phóng đất nước.


    Sau thắng lợi chiến dịch Chúc Động-Tốt Động, bộ chỉ huy nghĩa quân thấy rằng thế và lực giữa ta và địch đã có sự chuyển biến về căn bản, quân địch đã suy yếu hẳn. Chủ lực của địch không thể chọi được với chủ lực của ta ở cả ngay hướng chúng còn tương đối mạnh. Còn về quân ta thì đã trưởng thành nhanh chóng, đã lớn mạnh về các mặt, đã là một đội quân thiện chiến. Căn cứ vào tình hình trên, bộ chỉ huy nghĩa quân thấy đã có thời cơ và điều kiện để đánh những đòn quyết chiến chiến lược quyết định.


    Thời kỳ giành thắng lợi cuối cùng đã mở ra: Quân ta có thể giao chiến được với đội quân chủ lực của địch và có thể tiêu diệt được đội quân đó. Những nhận định và chủ trương này dẫn tới cuộc quyết chiến chiến lược, tiêu diệt đạo quân cứu viện chủ yếu của quân xâm lược nhà Minh do Liễu Thăng chỉ huy ở Chi Lăng và Xương Giang (Bắc Giang), giành được thắng lợi hoàn toàn cho cuộc chiến tranh giải phóng.


    Trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược nhà Tống và nhà Thanh, Lý Thường Kiệt và Quang Trung lại thực hành phản công vào hướng tiến công chủ yếu của địch, đánh vào ngay đạo quân mạnh nhất của địch, tiêu diệt được đạo quân đó và giành được thắng lợi chiến lược quyết định một cách nhanh chóng. Đó cũng là do sự so sánh lực lượng, so sánh về thế và lực giữa hai bên, so sánh về trình độ tác chiến của quân đội và tài chỉ huy của hai bên.


    Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp của nhân dân ta trong thời đại Hồ Chí Minh, dựa theo quy luật chung của một cuộc chiến tranh giải phóng phát triển từ đánh du kích tiến lên đánh tập trung, quân đội ta cũng thực hành phản công cục bộ, bắt đầu ở những hướng quân địch yếu, cô lập trước, sau mới đến chỗ quân địch tương đối mạnh và mạnh.


    Cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Mỹ có nhiều điểm khác với tất cả các cuộc chiến tranh chống xâm lược trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc ta trước đây. Những điểm khác đó là những điều kiện về nhân dân, về quân đội, về Nhà nước, về xã hội, về Đảng lãnh đạo, về tình hình chính trị, kinh tế, quân sự, về tình hình trong nước ta, trên thế giới và trong nước Mỹ, điều kiện về thời đại, v.v.


    Trên cơ sở những yếu tố đó, mà nghệ thuật tiến công và phản công của lực lượng vũ trang nhân dân ta chống đế quốc Mỹ xâm lược phát triển rất phong phú, sáng tạo, muôn màu, muôn vẻ trong một cuộc chiến tranh nhân dân cách mạng phát triển cao, độc đáo của Việt Nam, có nhiều cái mới trong thời đại ngày nay. Ta có thể phản công và tiến công ở các hướng khác nhau, đánh với tất cả mọi đối tượng, mục tiêu, cả quân Mỹ và quân ngụy, cả với những đơn vị tinh nhuệ nhất của quân Mỹ, đánh cả ở nông thôn và thành thị, đánh ở các hướng khác nhau và có thể đồng loạt trên nhiều hướng, có thể phản công và tiến công ngay từ đầu cuộc chiến tranh và ngày càng phát triển mạnh trong các giai đoạn sau: phản công và tiến công bằng cả quân sự, chính trị, binh vận, địch vận, ngoại giao và hoạt động quốc tế.


    Qua những thực tế chiến tranh trên đây, vấn đề chọn hướng, mục tiêu, đối tượng phản công và tiến công cũng có rất nhiều hình vẻ, rất phong phú linh hoạt.


    Đây lại là vấn đề "điều kiện tồn tại và vận động của sự vật".


    Tuy một sự vật có nhiều hình vẻ, có chỗ giống nhau và khác nhau. Nhưng sự vật vận động là có quy luật. Quy luật đó là sự vận động của bản chất của sự vật, là điều kiện cụ thể tạo thành sự vật đó. Bản chất của sự vật thế nào, các điều kiện, nhân tố hình thành sự vật như thế nào, thì nó sẽ biểu hiện ra đúng như bản chất và điều kiện tồn tại của nó.


    Muốn thực hành phản công và tiến công thì phải tổ chức các chiến dịch phản công và tiến công để tiêu diệt quân địch, tiêu diệt các tập đoàn chiến dịch, chiến lược của địch; vừa tiêu diệt lực lượng quân sự và lực lượng chính trị của địch, vừa phá vỡ thế trận của địch, giành dân, giải phóng đất đai. Nội dung và yêu cầu của phản công và tiến công là phải tiêu diệt được lực lượng lớn của địch, tiêu diệt được tập đoàn chủ yếu của địch và cơ quan chỉ huy cao cấp của địch, chiếm lĩnh được trận địa của địch, giành được dân về ta, giải phóng được đất đai. Có thế phản công và tiến công mới giành được thắng lợi to lớn, thắng lợi quyết định.


    Trong lịch sử chiến tranh của dân tộc ta, phản công và tiến công có muôn màu, muôn vẻ, rất phong phú, linh hoạt, sáng tạo và đã phát triển tới một trình độ, một nghệ thuật cao
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này